Khí hậu nóng ẩm cùng ánh nắng gay gắt khiến chúng ta rất dễ bị bỏng nắng, đặc biệt là những ngày có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Cùng dược sĩ Dizigone tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí và những lưu ý quan trọng về bỏng do nắng trong bài viết này!
Mục lục
1. Bỏng nắng là gì?
Tình trạng bỏng nắng thường xuất hiện vào mùa nóng ở những vùng miền có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, bỏng do nắng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như màu da, nơi sinh sống, thói quen của con người.
1.1. Nguyên nhân gây bỏng nắng
Theo đó, bỏng nắng là hậu quả do da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ ánh mặt trời khiến làn da bị tổn thương, trong đó tia UVB (bước sóng 280 – 320 nm) gây ra các triệu chứng rõ nhất.
1.2. Yếu tố gây tăng nguy cơ bỏng nắng
Hầu hết mọi người đều có thể bị bỏng do nắng nhưng một số nhóm người lại có nguy cơ cao hơn nếu họ có một hoặc nhiều các yếu tố dưới đây:
- Sinh sống ở vùng gần xích đạo, vùng cao có mức UV tăng đến 4% khi lên cao thêm 300m.
- Thời gian dài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10h sáng đến 4h chiều.
- Màu da càng sáng, khả năng bị bỏng nắng càng cao. Theo phân loại Fitzpatrick, màu da được chia thành 6 cấp độ từ I – VI, trong đó da loại I là tuýp da sáng nhất có nguy cơ cao bị bỏng nhiều hơn so với da loại VI.
- Về thói quen, những người không mặc áo chống nắng, đeo kính, khẩu trang,… khi ra ngoài trời lúc nắng gắt cũng sẽ có nguy cơ bị bỏng nắng cao.
2. Dấu hiệu da bị bỏng nắng
Đôi khi vùng da đi nắng chỉ hơi ửng đỏ khiến bạn bỏ qua triệu chứng bỏng dễ thấy nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu và biến chứng mà cần nắm được do bỏng nắng.
2.1. Triệu chứng khi bị bỏng nắng
Trong khoảng từ 1 – 24h đầu, vùng da bị bỏng sẽ từ từ xuất hiện các triệu chứng nặng và nhẹ như:
- Mức độ nhẹ: Da đổi màu ban đỏ nhẹ, bong vảy da, sau đó có cảm giác đau rát kèm sưng tấy, tiếp đó sẽ hình thành bọng nước. Da trở nên thâm, sạm đen hơn so với vùng da không bị bỏng khác.
- Mức độ nặng: Bao gồm các triệu chứng nhẹ kèm sốt, ớn lạnh, suy nhược cơ thể, sốc hay có thể tử vong nếu vùng bỏng quá lớn.
2.2. Biến chứng khi bị bỏng nắng
Các biến chứng phổ biến nhất của bỏng nắng là nhiễm trùng thứ phát, vết nám vĩnh viễn và tăng đáng kể nguy cơ ung thư da. Da bị bong có thể rất dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời trong vài tuần.
>>> Xem thêm: Bị bỏng nước sôi phải làm sao? Cách xử trí từ A – Z
3. Cách khắc phục bỏng nắng tại nhà hiệu quả nhanh
Ngoại trừ các trường hợp bỏng nặng dựa vào triệu chứng quan sát được, bạn có thể xử trí vết bỏng tại nhà bằng những cách dưới đây:
3.1. Dội nước mát
Mới phát hiện dấu hiệu bỏng nắng, bạn cần giảm nhiệt độ vết bỏng bằng cách chườm nước mát. Lưu ý không ngâm vết bỏng vào nước đá bởi điều này sẽ làm đông cứng các tế bào, khiến các mạch máu bị co rút làm vết thương nghiêm trọng hơn. Mặt khác, bạn cũng không nên ngâm mình trong hồ bơi hay nước biển bởi thành phần clo có thể gây kích ứng da và muối biển cũng làm tăng mức độ ảnh hưởng của nắng đến làn da.
3.2. Tắm nước Baking Soda lạnh
Baking soda được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nấu ăn, y tế, làm đẹp,… Trong trường hợp bị bỏng do nắng, bạn có thể sử dụng loại muối nở này để giảm đau và sát khuẩn nhằm cải thiện hiệu quả lành da.
Khi áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần thêm 1 chén baking soda vào nước tắm, khuấy tan hoàn toàn và ngâm vùng bị bỏng khoảng 20 phút. Sau khi tắm không cần tráng lại với nước thường, bạn chỉ cần để da khô tự nhiên là được.
3.3. Nha đam
Gel nha đam thường được ứng dụng trong điều trị da, đặc biệt là quá trình phục hồi sau khi điều trị. Tương tự với vết bỏng nắng, bạn cũng có thể dùng gel nha đam để cấp ẩm, hạ nhiệt và giảm kích ứng giúp da dễ chịu hơn.
Cách dùng:
- Bước 1: Gọt bỏ vỏ ngoài màu xanh của lá nha đam.
- Bước 2: Nạo lấy phần thịt chứa gel củ nha đam, đắp thành lớp dày lên vùng da bị bỏng nắng.
- Bước 3: Sau khoảng 10 – 15 phút, rửa sạch gel nha đam với nước mát.
Lưu ý, nếu bạn dị ứng với thành phần này thì hãy áp dụng những cách khác.
3.4. Túi lọc trà
Trong các loại trà tươi hay trà khô đều chứa nhiều catechin và flanovoid có khả năng xoa dịu cảm giác nóng rát do bỏng nắng. Theo đó, để chữa bỏng, bạn hãy giữ lại túi trà bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1h. Tiếp đó, hãy lấy túi trà đắp lên vùng da bị bỏng từ 10 – 15 phút. Bạn nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần để giảm đau và làm vết bỏng mau lành.
3.5. Sữa tươi không đường lạnh
Thành phần sữa tươi gồm chất béo, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp da mềm mịn và đào thải các chất có hại cho da. Vì vậy, bạn có thể dùng sữa tươi để làm dịu vết bỏng bằng cách:
Thấm 1 miếng vải hoặc gạc bông vào sữa lạnh, sau đó đắp lên vùng da bị bỏng. Lớp màng protein được hình thành trong quá trình đắp sẽ làm giảm cảm giác đau rát, hạ nhiệt và thúc đẩy vết bỏng mau lành hơn.
3.6. Tắm bột yến mạch
Với đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm cao và làm dịu da hiệu quả, bột yến mạch giúp giảm các triệu chứng bỏng nắng đáng kể. Bạn xử lý bỏng nắng bằng bột yến mạch theo cách sau:
Pha bột yến mạch vào nước tắm ấm, sau đó ngâm mình 15 – 20 phút, thực hiện 2 lần/ngày. Sau khi tắm, nên dùng khăn hơi ẩm để thấm thay vì khăn khô để tránh làm da tổn thương.
3.7. Dùng cà chua
Nhiều nghiên cứu cho thấy cà chua giàu lycopene – hoạt chất chống oxy hóa, giảm tác hại từ tia UV hiệu quả. Bạn nên sử dụng nước ép cà chua trộn cùng sữa chua, sữa tươi hoặc chanh để đắp lên vết bỏng, phần da tổn thương sẽ được thúc đẩy phục hồi nhanh hơn.
3.8. Kem dưỡng da dạng gel
Thông thường, vết bỏng do nắng thường khô và có hiện tượng tróc da kèm mẩn đỏ, đau rát. Bởi vậy, bạn cần dùng kết hợp kem dưỡng da dạng gel để da giữ được độ ẩm cần thiết, không bị bong da. Ngoài ra, việc thoa kem dạng gel cũng giống như tạo một lớp màng bảo vệ để tránh nhiễm trùng vết bỏng, làm giảm đau rát giúp người bị bỏng dễ chịu hơn.
4. Lưu ý khi xử trí bỏng nắng
Trong quá trình xử trí vết bỏng, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau để da mau lành:
- Khoảng 48h đầu tiên, các triệu chứng bỏng nắng có thể xuất hiện nhanh hoặc rất chậm, vì thế hãy chú ý quan sát và cảm nhận để quyết định thăm khám bác sĩ kịp thời.
- Tránh để vùng da bị bỏng tiếp xúc trực tiếp với ảnh nắng, nếu cần thiết phải ngoài hãy dùng các biện pháp bảo vệ. Hãy áp dụng điều này cho đến khi vùng da lành hẳn.
- Không dùng đá lạnh để điều trị vết bỏng, chỉ nên dùng nước mát vì có thể gây bỏng lạnh.
- Nên dùng kem chống nắng phổ rộng từ SPF 30 trở lên và thoa lại sau 4 – 6 tiếng hoặc khi da bị đổ nhiều mồ hôi / xuống nước.
5. Cách xử lý bỏng nắng với bộ đôi Dizigone
Bỏng nắng là một dạng bỏng do nhiệt, do đó bạn cần xử trí đúng quy trình để đạt kết quả hồi phục tốt nhất. Trong đó, các bước sát khuẩn và dùng thuốc bôi đóng vai trò rất quan trọng để vết bỏng không bị nhiễm trùng và phục hồi tốt. Cụ thể:
Bước 1: Làm mát vùng da bỏng nắng
Sử dụng nước mát trong 15 – 20 phút từ vòi chảy để làm giảm nhiệt độ, có thể ngâm hoặc chườm đối với vùng da bị bỏng lớn.
Bước 2: Sát khuẩn vết bỏng
Tiếp theo đó dùng dung dịch Dizigone để sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Với phổ kháng khuẩn rộng, dung dịch muối khoáng này sẽ loại bỏ mầm bệnh, virus và bụi bẩn nhanh chóng chỉ trong 30 giây. Ngoài ra, khi sử dụng Dizigone trong suốt quá trình điều trị, vết thương sẽ hồi phục tự nhiên, không để lại sẹo và không gây đau rát.
Xịt trực tiếp dung dịch kháng khuẩn Dizigone lên vùng da bị bỏng. Để da khô tự nhiên không cần rửa lại với nước. Tích cực sát khuẩn ngày 3 – 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Thoa kem trị bỏng
Kem Dizigone Nano Bạc với chiết xuất thành phần tự nhiên như Lô hội, các La Mã, Tràm trà cùng phân tử Nano Bạc giúp tăng khả năng kháng khuẩn gấp 2 lần khi kết hợp cùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Dizigone Nano Bạc giúp làm dịu da, giảm nhanh triệu chứng đau rát, ửng đỏ do bỏng nắng. Đồng thời thúc đẩy nhanh phục hồi trên da, bảo vệ da, hạn chế thâm do bỏng.
Bạn bôi kem Dizigone Nano Bạc sau bước sát khuẩn ngày 2 – 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 4: Bảo vệ vết bỏng
Để vết bỏng khô tự nhiên, không cần đắp hay băng bó nhưng cần tránh va chạm làm trôi thuốc.
6. Phòng ngừa bỏng nắng hiệu quả
Hầu hết chúng ta đều cho rằng bỏng nắng không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu bị bỏng ở mức độ nặng bạn có thể gặp các biến chứng kể trên, tệ nhất là ung thư da. Vì vậy, để phòng ngừa, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tiếp xúc với tia UV.
- Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Cần tránh ánh nắng vào buổi trưa hoặc buổi chiều do cường độ UV cao nhất vào thời điểm này, đặc biệt là người da trắng.
- Sử dụng đồ chống nắng: Trang bị đầy đủ áo chống nắng, kính râm, mũ,… để bảo vệ da khi cần thiết phải ra ngoài vào thời điểm trên. Tuy không chống nắng hoàn toàn nhưng sẽ giảm bớt mức độ tiếp xúc trực tiếp giữa da và ánh nắng.
- Thoa kem chống nắng: Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và tổn thương da mạn tính bằng cách hấp thụ hoặc phản chiếu tia tử ngoại của mặt trời. Khi bôi kem, bạn vẫn phải sử dụng đồ chống nắng đầy đủ để bảo vệ tuyệt đối cho làn da.
- Bổ sung hoạt chất bảo vệ: Bổ sung các hoạt chất Polypodium leucotomos (chiết xuất dương xỉ nhiệt đới) và nicotinamide qua đường uống để bảo vệ da đồng thời chống lại tác hại của tia UV. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có loại thuốc phù hợp.
Như vậy, bỏng nắng là một dạng bỏng nhiệt và có thể để lại nhiều biến chứng hơn chúng ta nghĩ. Qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử trí, phòng ngừa hiệu quả. Mọi thắc mắc chi tiết về bỏng nắng và các bệnh lý khác vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được trợ giúp nhanh nhất.
>>> Xem bài viết: Peel da bị bỏng: Nguyên nhân và cách xử tri tại nhà nhanh nhất