Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Việc hiểu rõ về bỏng, cách thức điều trị và chăm sóc khi bị bỏng mang ý nghĩa quyết định trong quá trình phục hồi. Bài viết top 8 những điều bạn cần biết về bỏng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bỏng.
Mục lục
1. Bỏng là gì
Bỏng gây cảm giác nóng rát, tổn thương cho da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Tùy vào các tác nhân và mức độ bỏng sẽ có phương pháp chẩn đoán, điều trị phù hợp.
Với vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Bỏng sâu, diện tích lớn hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn, hoại tự cao cần được điều trị tại cơ sở y tế có chuyên môn.
2. Nguyên nhân khiến da bị phỏng:
4 nguyên nhân chính gây bỏng bao gồm: Sức nóng, luồng điện, hóa chất và các tia bức xạ.
- Bỏng sức nóng là do tác động nguồn nhiệt bên ngoài (ngọn lửa, chất lỏng nóng, vật thể rắn nóng hoặc đôi khi là hơi nước)
- Bỏng điện: Do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh
- Bỏng bức xạ phổ: Do tiếp xúc kéo dài với tia cực tím ( mặt trời), tia X hay các loại bức xạ khác.
- Bỏng hoá chất có thể là axit mạnh, kiềm mạnh, phenol, cresols, khí mù tạc, phốt pho và một số sản phẩm dầu mỏ
3. Các cấp độ bỏng
Bỏng được phân loại theo 3 cấp độ: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3. Mỗi cấp độ dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương da.
Bỏng Cấp độ 1
Bỏng độ 1 là độ bỏng nhẹ nhất, còn gọi là “ bỏng bề mặt” vì trường hợp này chỉ gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì ngoài cùng của da.
Bỏng độ 1 bao gồm các dấu hiệu sau: Không phồng rộp, không bong da, da tấy đỏ, viêm nhẹ, sưng lên, đau rát. Bỏng độ 1 lành nhanh trong 7-10 ngày mà không để lại sẹo. Khi vết thương lành lại sẽ xảy ra hiện tượng khô và bong tróc.
Bỏng cấp độ 2
Bỏng cấp độ 2 da bị tổn thương sâu hơn, bề mặt da trở nên phồng rộp, tạo phỏng nước, đỏ rát gây đau đớn (tuyệt đối không được chọc phá các bọng nước này).
Bỏng cấp độ 2 da vẫn có thể tái tạo được do vẫn còn một phần chân bì (phần sâu của da). Vết bỏng thường lành trong khoảng 2-3 tuần, nếu điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo, trừ trường hợp diện tích bỏng quá rộng .
Bỏng cấp độ 3
Đây là mức độ bỏng nghiêm trọng nhất trừ độ bỏng 4. Vết bỏng độ 3 gây tác động tới lớp da dưới cùng, tổn thương cả dây thần kinh nên bệnh nhân mất cảm giác đau đớn.
Triệu chứng của bỏng độ 3 có thể được biểu hiện sau: Da bị bỏng có thể trở nên sáp, chuyển sang màu trắng, có vài vùng bị xém và chuyển sang nâu sẫm, và không còn các mụn nước như cấp độ 2 do lớp da ngoài cùng đã bị phá hủy.
Một số trường hợp nghiêm trọng hơn khi vết bỏng lan vào xương và gân. Những vùng da bị bỏng này dù được điều trị theo đúng phác đồ vẫn để lại sẹo và có thể bị co rút nếu không thực hiện phẫu thuật
Ngoài ba độ da bỏng còn có bỏng độ 4. Loại bỏng này là sẽ xuất hiện toàn bộ triệu chứng của độ bỏng 3 và lan ra ngoài bề mặt da vào gân và xương.
4. Biến chứng từ bỏng
Các biến chứng của bỏng sâu hoặc lan rộng có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu
- Mất dịch nội bào, giảm thể tích máu gây rối loạn điện giải
- Nhiệt độ cơ thể thấp nguy hiểm (hạ thân nhiệt)
- Các vấn đề về hô hấp do hít phải không khí nóng hoặc khói
- Sẹo hoặc vùng gồ ghề do sự phát triển quá mức của mô sẹo (sẹo lồi)
- Các vấn đề về xương và khớp, do mô sẹo làm cho da, cơ hoặc gân bị rút ngắn và căng lại (co rút)
Tất cả các vết bỏng có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Bỏng cấp độ 3 có nguy cơ biến chứng cao nhất như nhiễm trùng, sốc và mất máu, có thể dẫn tới tử vong.
5. Biện pháp xử lý vết bỏng đúng cách
Mỗi cấp độ bỏng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp cho tổn thương da.
5.1. Bỏng cấp độ 1
Bỏng độ 1 thường để lành tự nhiên được điều trị tại nhà. Phương pháp điều trị bỏng cấp độ 1 bao gồm:
- Vết bỏng nhẹ có thể ngâm trong nước mát khoảng 5-10 phút hoặc có thể lâu hơn.
- Dùng lô hội để làm dịu da. Bôi gel lô hội lên vết bỏng vài lần một ngày hoặc lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng áp vào da
- Nếu vết bỏng đau rát có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.
- Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh và gạc lỏng để bảo vệ vết bỏng.
Tuyệt đối không sơ cứu vết bỏng bằng cách chườm đá do chênh lệch nhiệt độ lớn gây co mạch máu, khiến vết bỏng tồi tệ hơn. Không đắp bông gòn lên vết bỏng vì các sợi bông nhỏ có thể dính vào vết thương là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng…
>>> Xem bài viết: Xử lý bỏng tại nhà an toàn – đúng cách để lành nhanh – không sẹo
5.2. Bỏng cấp độ 2
Bỏng độ 2 tổn thương khá sâu, rộng đặc trưng bởi vết phồng rộp nên nguy cơ nhiễm trùng cao. Do đó, nguyên tắc điều trị bỏng độ 2 là sát trùng vết bỏng và sử dụng kem kháng khuẩn.
Có thể sát trùng vết bỏng bằng nước muối sinh lý, povidon -iod 1%, dung dịch Berberin,…
Tuy nhiên các dung dịch này có nhược điểm: Kháng khuẩn yếu, gây đau xót, kích ứng khiến vết bỏng chậm lành, rây màu gây bẩn quần áo, khó theo dõi tiến triển.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – lựa chọn tối ưu giúp xử lý vết bỏng mọi cấp độ:
- Kháng khuẩn nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm chỉ trong 30s tiếp xúc, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng
- Kích thích tổn thương lành tự nhiên: Không gây ảnh hưởng tới tế bào hạt, nguyên bào sợi, giúp vết bỏng lành nhanh, hạn chế thâm sẹo
- Không gây đau xót, kích ứng: Dịu nhẹ như nước, không gây đau xót khi dùng trên vết bỏng nặng
- Không tác dụng phụ: Duy trì hiệu quả trong thời gian dài, không gây đề kháng
- Không màu: Không rây bẩn quần áo, giúp bệnh nhân theo dõi dễ dàng tiến triển vết bỏng
Ngoài ra có thể sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Nên sử dụng thuốc kháng sinh dùng ngoài da ở dạng thuốc mỡ và thuốc kem có chứa neomycin, polymyxin, sulfadiazine bạc … Tuy nhiên cần lưu ý thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ (dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy ).
Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự điều trị y tế khẩn cấp nếu vết bỏng ảnh hưởng đến một khu vực lớn hay vùng da mỏng, nhạy cảm như: khuôn mặt, tay, mông, háng, bàn chân.
5.3. Bỏng cấp độ 3
Khi bỏng cấp độ 3 cần bỏ ngay trang phụ kiện trên vết bỏng, không được cố gắng điều trị tại nhà mà cần lập tức gọi 115. Nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu để được xử lý vết thương kịp thời.
6. Các chế độ dinh dưỡng phục hồi bỏng nhanh chóng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian phục hồi vết thương do bỏng. Việc cung cấp và bổ sung những thực phẩm cần thiết sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lành vết thương, không để lại sẹo xấu. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị bỏng.
6.1 Bị bỏng nên ăn gì
Khi bị bỏng bạn nên chọn thức ăn có nhiều nước, protein, đường mỡ vì bỏng thường gây mất nước và đạm. Có thể uống trà pha loãng, sữa, nước hoa quả, nước đậu xanh.
- Giai đoạn bị choáng: Sau 48 tiếng, da bị mất nước do chảy dịch. Cần bổ sung nhiều loại vitamin và thực phẩm chứa nhiều nước. Có thể uống trà loãng, sữa, sữa chua, sữa đậu nành, nước atiso, nước đậu xanh sữa, và các loại hoa quả tươi khác.
- Giai đoạn viêm :Nên ăn thức ăn đặc và mềm. Cần bổ sung vitamin và thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần protein để bổ sung lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Có thể ăn cháo gạo, mì sợi, gan, trứng, sữa, socola và các loại rau quả tươi,…
- Giai đoạn phục hồi: Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, B1, B2 và E, chọn các thức ăn chứa kali như nấm tươi, khoai tây, nước thịt bò. Ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, sữa, cá, thịt, trứng.
6.2 Bị bỏng nên kiêng gì
Người bệnh cần chú ý hạn chế những thực phẩm dưới đây trong khẩu phần ăn của mình. Vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết bỏng.
- Thịt xông khói và bánh kẹo: Là món ăn dễ làm hao hụt chất khoáng và vitamin E. Ăn nhiều các món này khiến vết bỏng lâu lành và dễ để lại sẹo.
- Hải sản: Gây ra tình trạng ngứa vết bỏng, việc gãi vào vết bỏng sẽ gây tổn thương và làm vết bỏng nặng thêm.
- Trứng: Khiến cho vùng da bị bỏng loang ra và gây mất thẩm mỹ.
- Thịt bò: Khiến dùng da non mới hình thành bị sậm màu, dễ tạo sẹo.
- Đồ nếp và thịt gà: Khiến vết thương bị sưng lên và dễ bị mưng mủ. Vết thương dễ bị viêm nhiễm và lâu lành
- Rau muống: Rất dễ để lại sẹo lồi, làm xấu làn da, gây mất thẩm mỹ. Có thể ăn bí đao, khoai tây, bầu để đảm bảo chất dinh dưỡng
7. Cách phòng ngừa bỏng
Thực tế hầu hết các vết bỏng thường xảy ra tại nhà. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị bỏng nhất. Vì vậy, để hạn chế tình trạng bỏng, bạn cần chú ý các điều sau:
- Cách xa trẻ khỏi khu vực bếp khi nấu ăn
- Trang bị bình chữa cháy tại nhà, cơ quan…
- Kiểm tra nhiệt độ nước nóng trước khi sử dụng.
- Lắp đặt các ổ điện có nắp đậy.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất
- Khi sử dụng hóa chất cần đeo găng tay và để xa tầm với.
- Thoa kem chống nắng để tránh các tia cực tím và ánh nắng mặt trời.
- Cần có sẵn kế hoạch thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
- Kiểm tra khóa bình ga sau khi sử dụng
- Rút phích cắm bàn là, ấm đun nước, máy uốn tóc… hay thiết bị nhiệt độ cao sau khi sử dụng
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, dễ cháy nổ trong nhà
Trong trường hợp hỏa hoạn, hãy đảm bảo bò bên dưới khói. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ bất tỉnh và bị mắc kẹt trong đám cháy.
8. Giải đáp 4 thắc mắc thường gặp trong chăm sóc vết bỏng
Một số thắc mắc thường gặp trong xử lý bỏng:
8.1 Bị bỏng có nên chườm đá không
Không nên sử dụng đá lạnh chườm vào vùng da bị bỏng vì nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch, hạn chế máu đến nuôi dưỡng vùng tổn thương gây lâu liền và có thể dẫn tới hoại tử. Thay vào việc chườm đá ta có thể ngâm vào nước sạch khoảng 15 phút hoặc có thể lâu hơn đến khi cảm thấy giảm nhiệt vùng bỏng.
8.2 Bị bỏng có nên bôi nghệ không
Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao. Bôi nghệ tươi vào vết thương hở quá sớm vùng da sẽ chuyển sang màu thẫm hoặc có thể gây nhiễm trùng nếu không sử dụng đúng cách. Nếu bạn muốn mua các loại thuốc bôi chống sẹo, chống thâm nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nghệ sẽ có tác dụng kích thích liền vết thương nhưng chỉ hiệu quả với những vết thương nhỏ. Thời điểm tốt nhất để dùng nghệ là vết thương đang lên da non.
8.3 Bị bỏng có nên dùng kem đánh răng không
Trong kem đánh răng có chứa kiềm, tình trạng bỏng kiềm có thể xảy ra nếu dùng kem đánh răng tiếp xúc với vết thương, còn có thể gây nhiễm trùng, làm phần da bị bỏng trở nên đau đớn và tăng thời gian điều trị lâu hơn.
Tham khảo thông tin từ PGS.TS Nguyễn Tuấn Ngọc cho biết: “Vì tính the của kem đánh răng khi bôi lên da có tính mát, do đó nhiều người lầm tưởng bôi kem đánh răng có thể làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác”.
8.4 Khi nào bỏng cần đi khám bác sĩ
Nếu vết bỏng của bạn thuộc một trong một số trường hợp đặc biệt sau đây, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.
- Diện tích vết bỏng lớn và bỏng ở bàn tay, chân, mặt và những khu vực nhạy cảm.
- Những vết bỏng sâu có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Bỏng điện và bỏng do hóa chất
- Bỏng đường hô hấp hoặc khó thở
- Vết bỏng chuyển sang màu đen, nâu hoặc trắng.
- Vết bỏng phồng rộp và quá 2 tuần chưa lành.
- Bỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người già có hệ diễn dịch yếu hoặc mắc bệnh nền.
Trên đây là top 8 những điều bạn cần biết khi bị bỏng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về những nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục khi bị bỏng. Nếu có thắc mắc về vấn để bỏng bạn có thể liên hệ đến Hotline 1900 9482 để được giải đáp.