Bỏng hóa chất là dạng bỏng nặng và nguy hiểm. Nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến tình trạng bỏng nghiêm trọng và khó phục hồi hơn. Vật cần lưu ý gì khi sơ cứu bỏng hóa chất? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bỏng hóa chất là gì?
Bỏng hóa chất, hay còn gọi là bỏng ăn mòn, là tình trạng xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với các chất hóa học như axit hoặc bazơ. Điều này có thể gây ra các phản ứng tổn thương trên da hoặc bên trong cơ thể, đặc biệt khi hóa chất được nuốt vào cơ thể và gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng của nạn nhân.
1.1. Nguyên nhân gây bỏng hóa chất
- Nguyên nhân gây bỏng hóa chất phổ biến nhất là tiếp xúc với axit và bazơ.
- Các tác nhân thường gặp gây bỏng hóa chất bao gồm chất tẩy rửa, amoniac, axit của pin xe ô tô
- Chất tẩy rửa răng giả, các chất làm trắng răng và sản phẩm chứa clo trong bể bơi.
1.2. Đối tượng dễ bị bỏng hóa chất
Trẻ sơ sinh, người già và người bị tàn tật là nhóm người có nguy cơ cao nhất bị bỏng hóa chất. Những đối tượng này không có khả năng xử lý hóa chất đúng cách, họ dễ tiếp xúc gần với các loại hóa chất và dễ bị bỏng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị bỏng hóa chất nếu không được trợ giúp khi xử lý axit hoặc các chất hóa học gây bỏng mạnh, đặc biệt khi khả năng di chuyển của bạn bị hạn chế.
1.3. Triệu chứng bỏng hóa chất
Các dấu hiệu và triệu chứng của bỏng hóa chất đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân gây bỏng cũng như loại hóa chất tương tác. Các yếu tố quan trọng bao gồm:
- Loại hóa chất tiếp xúc: Hít hoặc nuốt phải hóa chất.
- Thời gian tiếp xúc: Mức độ tiếp xúc của da với hóa chất.
- Tình trạng da: Có vết thương hở, vết cắt hay da nguyên vẹn tiếp xúc với hóa chất.
- Vị trí tiếp xúc: Vị trí trên cơ thể tiếp xúc với hóa chất.
- Dạng hóa chất: Hóa chất trong dạng khí, lỏng hoặc rắn.
- Số lượng và nồng độ hóa chất: Lượng và độ mạnh của hóa chất sử dụng.
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến khi bị bỏng hóa chất axit
- Da chết hoặc cháy đen.
- Da bị kích ứng, mẩn đỏ, bỏng rát tại vùng tiếp xúc.
- Đau hoặc tê ở vùng bị ảnh hưởng.
- Thay đổi tầm nhìn, mất thị lực nếu hóa chất tiếp xúc với mắt.
Các triệu chứng có thể xảy ra khi nạn nhân nuốt phải chất hóa chất bao gồm:
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Huyết áp giảm.
- Nhịp tim không ổn định.
- Tim ngừng đập hoặc bị nhồi máu cơ tim.
- Khó thở, ho.
- Co giật cơ bắp.
2. Cách xử trí cho người bị bỏng hóa chất
Ngay khi bị bỏng hóa chất, việc sơ cứu ngay lập tức là rất quan trọng. Sau đây là những bước cần thực hiện khi sơ cứu người bị bỏng hóa chất:
2.1. Đưa người bệnh ra khỏi hóa chất gây bỏng
Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn (trụy do sốc). Sốc bỏng là tình trạng cơ thể phản ứng toàn bộ khi bị chấn thương bỏng với tổn thương mô lớn, gây rối loạn các chức năng bệnh lý như hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nước điện giải. Để phòng tránh sốc bỏng, cần lưu ý những điều sau:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, đồng thời động viên và an ủi.
- Cung cấp nước cho nạn nhân vì họ có thể đang rất khát, đặc biệt khi phải di chuyển xa. Chú ý chỉ cho nạn nhân uống nước khi tỉnh táo, không có chấn thương khác hoặc không nôn mửa.
- Dung dịch uống: Nếu có thể, pha dung dịch sau để cho nạn nhân uống.
Pha vào 1 lít nước:
- 1/2 thìa cà phê muối ăn.
- 1/2 thìa cà phê muối natri bicarbonate.
- 2-3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép.
Nếu không thể pha dung dịch trên, có thể cho nạn nhân uống nước chè đường hoặc oresol.
- Cung cấp thuốc giảm đau aspirin cho nạn nhân. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ có chấn thương bên trong, tuyệt đối không cho uống thuốc giảm đau mạnh hay thuốc an thần.
- Tiếp theo, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được chữa trị sớm nhất có thể.
>>> Xem thêm: Xử trí bỏng tại nhà an toàn – đúng cách để nhanh lành, không sẹo
2.2. Tiến hành sơ cứu
2.2.1 Sơ cứu khi bỏng hóa chất ngoài da
Nếu bị bỏng da do hóa chất, hãy tuân theo các bước sau đây:
- Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước mát trong ít nhất 15 phút. Nếu hóa chất là dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.
- Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất.
- Che phủ tạm thời vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, không có vi khuẩn hoặc quần áo sạch.
- Bỏng hóa chất nhẹ thường tự lành mà không cần điều trị thêm.
Hãy đến ngay cơ sở y tế nếu:
- Nạn nhân có dấu hiệu sốc như ngất, da xanh tái hoặc thở nông. Nếu bệnh nhân bị sốc, phải bù nước, điện giải cho bệnh nhân
- Bỏng hóa chất thấm qua lớp da ngoài cùng và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính từ 5-8cm.
- Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, tay, chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn.
- Nếu bạn không chắc chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc mô tả đầy đủ về chất đó để nhận dạng.
Ngoài ra, cần lưu ý thêm về đặc tính của loại hoá chất gây bỏng:
Bỏng do hóa chất base như xút (NaOH) hoặc bỏng do vôi nóng, cũng như bỏng do chất acid như acid sulfuric là những trường hợp thường gặp trong cuộc sống.
Bỏng do hóa chất thường nặng hơn bỏng nhiệt và cần thực hiện sơ cứu tương tự như bỏng nhiệt. Tuy nhiên, đối với bỏng kiềm, cần thêm việc trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ và đối với bỏng acid, cần trung hòa bằng kiềm nhẹ.
Thao tác trung hòa này chỉ được thực hiện sau khi đã ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch. Trung hòa quá sớm có thể làm tổn thương nặng hơn do phản ứng sinh nhiệt. Không được sử dụng base hoặc acid mạnh trong bất kỳ trường hợp nào. Cụ thể:
- Đối với bỏng kiềm và bỏng vôi, có thể sử dụng nước vắt chanh, dấm ăn, hoặc các dung dịch đường (glucose, đường ăn, đường mía, …) do dễ kiếm và có thể sử dụng với lượng lớn.
- Đối với bỏng acid, có thể sử dụng nước xà phòng hoặc dung dịch natri bicarbonate 2-3%. Nếu không có, có thể sử dụng nước vôi để rửa.
2.2.2. Sơ cứu khi uống phải hóa chất gây bỏng
Uống nhầm chất độc như xăng, axit hoặc chất tẩy rửa
- Trong trường hợp này, không nên gây nôn mà nên đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức. Gây nôn có thể làm cho hóa chất tràn vào khí quản và gây bỏng thực quản, tăng nguy cơ ngộ độc.
- Không những trẻ em mà người lớn cũng dễ bị viêm phổi do hơi chất độc xâm nhập vào đường hô hấp.
- Trước khi đưa đến bệnh viện, có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng cổ họng. Uống từ từ và tránh sặc nước để tránh tình trạng nguy kịch hơn.
- Hãy tận dụng trứng trong nhà để sơ cứu bằng cách tách lấy lòng trắng trứng và uống ngay sau khi uống nhầm chất độc.
2.2.3 Sơ cứu bỏng hóa chất ở mắt
Rửa sạch mắt bằng nước:
- Sử dụng nước ấm để rửa mắt trong ít nhất 20 phút. Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để rửa mắt nhanh chóng:
- Sử dụng vòi hoa sen để phun nước ấm lên trán, để nước chảy qua mắt bị dính hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.
- Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng về một bên. Sau đó, cố gắng mở mắt bị dính hóa chất và nhẹ nhàng để nước chảy qua mắt.
- Đối với trẻ em, nên cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa và phun nhẹ nước lên trán ở mắt bị dính hóa chất hoặc vào phần sống mũi giữa hai mắt. Hãy nhớ rửa trong ít nhất 20 phút dù bạn sử dụng cách nào.
Rửa tay bằng xà phòng và nước
Rửa tay kỹ càng để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên tay. Mục tiêu chính của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, sau đó đảm bảo loại bỏ hóa chất khỏi tay.
Tháo kính áp tròng
Nếu kính áp tròng chưa rơi ra trong quá trình rửa mắt, hãy tháo chúng ra.
Lưu ý:
- Không nên dụi mắt, vì có thể gây tổn thương thêm.
- Không sử dụng bất kỳ chất lỏng khác ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không sử dụng thuốc nhỏ mắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất
- Sau khi thực hiện các bước trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu.
- Hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
>>> Xem bài viết: Peel da bị bỏng: Nguyên nhân và 7 cách xử trí tại nhà nhanh nhất
3. Lưu ý cần biết khi sơ cứu cho người bị bỏng hóa chất
Sau đây là một vài lưu ý khi sơ cứu cho người bị bỏng hoá chất:
- Không nên bôi kem đánh răng lên vết bỏng vì điều này là một quan niệm sai lầm của nhiều người. Việc làm này chỉ làm tổn thương vết thương hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Không nên chườm đá hoặc nước đá trực tiếp lên vết bỏng. Tiếp xúc trực tiếp với lạnh có thể làm tổn thương vết thương, vì nhanh chóng khiến biểu bì da co rút lại, gây trì hoãn trong quá trình lành và có nguy cơ viêm loét. (Không áp dụng nước đá cho trường hợp bỏng vôi)
- Đối với vùng da bị bỏng có diện tích lớn, không nên cởi quần áo. Va chạm vào vết thương có thể gây nhiễm trùng hoặc đau rát. Nên nhanh chóng cắt lớp quần áo dính vào vết thương bằng kéo.
- Cẩn thận tháo bỏ trang phục và mọi vật cứng xung quanh vùng bị bỏng như vòng, quần, áo, giày, dép,… để tránh sưng nề vết thương.
- Vết bỏng cần được giữ vệ sinh. Không nên bôi kem đánh răng hoặc bất kỳ loại thuốc bôi nào trực tiếp lên vết thương vì có thể gây nhiễm trùng. Thực hiện sơ cứu ban đầu sai cách có thể làm tình trạng vết bỏng trở nên nặng hơn và khó khăn trong việc điều trị.
- Trong trường hợp nguy hiểm khi trẻ bị bỏng và không thể tự xử lý, cha mẹ và người thân cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho trẻ. Giữ trẻ yên tĩnh và tránh để trẻ sốc để tránh tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không tự ý chọc vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Trong cuộc sống hàng ngày, nếu cần sử dụng túi đá để làm lạnh, hãy chỉ sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 15 phút sau mỗi 1 đến 2 giờ để tránh bị bỏng lạnh.
4. Cách phòng tránh bỏng do hóa chất
Bạn có thể ngăn chặn nguy cơ bỏng hóa chất bằng cách tuân thủ các biện pháp an toàn và phòng ngừa khi xử lý hóa chất, bao gồm:
- Giữ hóa chất ngoài tầm tay trẻ em.
- Lưu trữ hóa chất đúng cách và an toàn sau khi sử dụng.
- Sử dụng hóa chất trong khu vực có đủ thông gió.
- Đặt nhãn cảnh báo trên thùng chứa hóa chất còn lại.
- Tránh sử dụng quá nhiều loại hóa chất.
- Không trộn lẫn các loại hóa chất với nhau.
- Chỉ mua hóa chất đựng trong thùng chứa an toàn.
- Đặt hóa chất cách xa thực phẩm và đồ uống.
- Mặc đồ bảo hộ và quần áo phù hợp khi sử dụng hóa chất.
- Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết về sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hoá chất. Cấp cứu bỏng thường đơn giản không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải cấp cứu khẩn trương và linh hoạt. Người cấp cứu có kỹ năng thành thạo sẽ giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. Việc cấp cứu và chăm sóc ban đầu tốt đã đảm bảo sự sống sót và giảm thiểu hậu quả đáng kể cho nạn nhân bị bỏng nặng và rộng.
>>> Xem thêm: Bị bỏng nước sôi phải làm sao? Hướng dẫn xử trí từ A tới Z