Bỏng bô xe máy bị phồng không phải bỏng nặng nhưng nếu ko xử lý kịp thời và đúng cách dễ để lại thâm sẹo. Nếu chẳng may rơi vào tình trạng này thì chị em phải làm sao? Chăm sóc vết thương như thế nào để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giúp vết thương nhanh lành? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để xử trí bỏng bô xe máy.
Mục lục
1. Nguyên nhân bỏng bô xe máy bị phồng
Bỏng bô xe máy được chia thành 4 cấp độ tùy thuộc vào độ sâu và độ nghiêm trọng của vết thương trên bề mặt da. Vết bỏng bị phồng rộp và sẹo có thể xuất hiện nếu bạn bị bỏng ở cấp độ 2.
Nguyên nhân gây ra vết phồng này là do khi bị bỏng độ 2, lớp biểu bì và một phần của lớp hạ bì của bạn sẽ tổn thương gây bỏng. Trên nền da bị tổn thương đó, các nốt phồng rộp nổi lên, bên trong có dịch trong hoặc vàng nhạt, vết thương sưng, đau rát. Dịch trong vết phồng là huyết tương được cơ thể tăng sản sinh nhằm bảo vệ, làm mát, hạ nhiệt cho tế bào da bên dưới. Nốt phồng này sẽ xuất hiện sau khi bị bỏng khoảng 12 đến 24 giờ.
Bỏng bô xe máy bị phồng không nguy hiểm nhưng lại có khả năng để lại sẹo mất thẩm mỹ nếu bạn không biết cách chăm sóc, thậm chí còn gây nhiễm trùng, tổn thương xâm lấn vùng da xung quanh. Vết bỏng độ 2 có thể lành lặn sau 3 – 4 tuần và không để lại sẹo nếu bạn chăm sóc vết thương cẩn thận.
2. Cách xử trí vết bỏng bô xe máy bị phồng
Hiện tượng bị phồng rộp do bỏng bô xe máy có thể được ngăn ngừa nếu bạn sơ cứu kịp thời và đúng cách. Các bước chăm sóc bỏng bô xe máy bị phồng giúp da hồi phục nhanh, ngăn ngừa thâm sẹo:
2.1. Khi bọng nước chưa vỡ
Vết phồng nước giúp bảo vệ vết bỏng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Do đó khi chăm sóc bỏng bô xe máy bị phồng nước, bạn cần đảm bảo 2 nguyên tắc:
- Sát khuẩn, phục hồi da
- Hạn chế tối đa nguy cơ vỡ bỏng nước
Các bước chăm sóc vết bỏng nước hàng ngày:
- Bước 1: Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone sát khuẩn vết phỏng nước bằng cách thấm dung dịch vào bông gạc vô trùng và lau lên vết bỏng mỗi ngày 2 – 3 lần. Công dụng của sản phẩm này là làm sạch, làm dịu da, ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn vi khuẩn tân công, giúp vết phồng nhanh xẹp, nhanh lành.
- Bước 2: Dùng kem trị bỏng như Bạc Sulfadiazine thoa lớp mỏng xung quanh phỏng, nước để làm dịu, giảm kích ứng da, tạo thành lớp màng bảo vệ da toàn diện.
- Bước 3: Băng bó vết thương bằng gạc vô trùng. Lưu ý là bạn chỉ nên băng nhẹ nhàng, không quấn chặt khiến cho vết phồng nước bị vỡ. Bạn cần băng bó vết thương đến khi vết bỏng đã lành và da không còn đỏ. Trong trường hợp bạn chỉ bị phồng nước nhỏ thì hãy để vết thương tự khô, không cần băng.
Lưu ý: Để vết phồng nước tự xẹp, tuyệt đối không được chọc vỡ để tránh làm nhiễm trùng và khiến tổn thương nặng thêm.
>>> Xem bài viết: 5 + thuốc bôi bỏng bô xe máy hiệu quả và thông dung [CẬP NHẬT 2023]
2.2. Khi bọng nước đã vỡ
Vết bỏng bô xe máy bị phồng và vỡ ra thường khiến người bị thương hết sức đau đớn và khó chịu, dễ bị nhiễm trùng do các tác nhân ngoài môi trường, lâu hồi phục, có thể để lại sẹo thâm. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc vết bỏng cẩn thận để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Bước 1: Sát khuẩn vết bỏng bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Bạn hãy thực hiện sát khuẩn mỗi 2 – 3 tiếng/lần để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Trước khi sát khuẩn, bạn hãy rửa sạch tay để hạn chế đưa vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào tổn thương.
- Bước 2: Kết hợp thoa thuốc trị bỏng dạng mỡ, kem chứa kháng sinh để làm dịu vết thương, chống nhiễm trùng.
- Bước 3: Băng vết thương bằng gạc vô trùng, thay băng gạc thường xuyên mỗi 4 tiếng/ lần.
- Bước 4: Quan sát vết bỏng để kịp thời phát hiện nhiễm trùng
- Bước 5: Khi vết tổn thương đã khô se, lên da non thì kết hợp bôi kem Dizigone Nano Bạc giúp vết thương nhanh lành và phòng ngừa thâm sẹo. Thành phần Nano Bạc, chiết xuất từ lô hội, tràm trà và hoa cúc La Mã có công dụng kháng khuẩn da, chống viêm, chống oxy hoá, làm dịu, giảm kích ứng da.
Chăm sóc vết bỏng, nguyên tắc kháng khuẩn, phòng tránh nhiễm trùng luôn được đưa lên hàng đầu. Trong đó, dung dịch Dizigone được các chuyên gia trong ngành tin tưởng lựa chọn nhờ các ưu điểm:
- Kháng khuẩn nhanh – mạnh: Tiêu diệt 100% vi khuẩn tại vết bỏng chỉ trong 30 giây tiếp xúc.
- Không gây đau xót, kích ứng: Dịu nhẹ như nước, không làm rát vết bỏng bị trợt loét, vết thương hở.
- Kích thích tổn thương phục hồi tự nhiên: Giúp vết bỏng nhanh lành, hạn chế hình thành thâm sẹo.
- Không đề kháng, không gây tác dụng phụ: Không chứa kháng sinh, corticoid, đảm bảo an toàn cho cả trẻ sơ sinh
- Không màu: Giúp người bị thương theo dõi khả năng phục hồi của vết bỏng dễ dàng.
- Được kiểm chứng khoa học: Đã được bộ Khoa học Công nghệ chứng minh về độ hiệu quả, an toàn.
>>> Xem bài viết: Cách xử lý bỏng bô nhanh lành, không để lại sẹo
3. Sai lầm cần tránh khi xử trí bỏng bô xe máy bị phồng
Dưới đây là một số điều sai lầm khiến cho vết thương do bỏng bô xe máy bị phồng sẽ càng thêm nghiêm trọng mà bạn cần tránh xa:
- Chọc vỡ phồng rộp: Điều này sẽ khiến cho các tác nhân ngoài môi trường xâm nhập làm vết thương nặng hơn. Khi bị phồng rộp, lớp da phía ngoài đã chết cần có thời gian nhất định để lên da non, lành lặn trở lại. Việc bạn chọc vỡ bọng nước sẽ khiến da lên sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Chườm đá: Lớp da bên ngoài đang bị bỏng nóng sẽ bị kết hợp thêm bỏng lạnh nếu bạn chườm đá. Nhiệt độ lạnh khiến tế bào da đột ngột bị đông cứng gây hoại tử và để lại sẹo.
- Thoa kem đánh răng: Đặc tính the mát của kem đánh răng khiến nhiều người có quan điểm sai lầm rằng nó sẽ khiến vết bỏng dịu lại nhanh chóng. Thực tế là thoa kem đánh răng lên vết thương bỏng bô xe máy có khả năng gây nên nhiều hiểm hoạ. Nguyên nhân là hoá chất có tính kiềm trong kem đánh răng sẽ làm nạn nhân có nguy cơ bị bỏng kiềm khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ cao do bỏng. Vết thương vốn đã bỏng nay lại càng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng, sưng viêm, đau rát, để lại sẹo.
- Đắp các loại thuốc dân gian: Nhiều người nghĩ rằng nước tương, nước mắm, bơ, dầu… có khả năng điều trị bỏng bô xe máy bị phồng. Quan niệm này rất sai lầm vì cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh được khả năng điều trị của các nguyên liệu kể trên. Chưa hết, chúng còn có nguy cơ để lại biến chứng nặng nề trên làn da vốn đã tổn thương của bạn. Đã có trường hợp chữa bỏng bằng nước tương, nước mắm dẫn đến bào mòn, viêm loét da gây nhiễm trùng, hoại tử, vết sẹo mất thẩm mỹ.
- Thoa nghệ khi vết thương còn ướt: Nghệ tươi tuy có lợi ích ngừa sẹo hiệu quả nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu bạn thoa nghệ tươi khi vết thương còn ướt và mới lên da non. Dùng nghệ tươi bôi vào vết bỏng mới có khả năng khiến vết bỏng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bôi nghệ tươi vào vùng da nhạy cảm sẽ tác động đến sắc tố da, khiến lớp da bỏng bị thâm sạm và hình thành vết sẹo thâm.
Bỏng bô xe máy là trường hợp khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin để biết cách xử trí khi rơi vào tình trạng bỏng bô xe máy bị phồng. Nếu còn thắc mắc về tình trạng bỏng và cách chăm sóc, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 9482 để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ sớm nhất!
>>> Xem thêm: Bị bỏng cần biết ngay 8 điều này