Đái tháo đường là căn bệnh chung của hơn 5 triệu người Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Việc chăm sóc không hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là loét bàn chân. Bài viết dưới đây trình bày bốn nguyên tắc “vàng” giúp chăm sóc bàn chân đái tháo đường an toàn – hiệu quả nhất.
1. Bốn nguyên tắc chăm sóc bàn chân đái tháo đường:
Biến chứng bàn chân là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Rất may là, hầu hết những biến chứng bàn chân đều có thể ngăn chặn nếu ta biết cách chăm sóc phù hợp. Để chăm sóc hiệu quả, điều quan trọng là cần theo dõi sát sao và phát hiện ra biến chứng bàn chân trước khi chúng trở nên nặng hơn. Mặc dù, để xây dựng một thói quen chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường thì cần mất nhiều thời gian và nhiều nỗ lực, song điều này là hoàn toàn cần thiết. Dưới đây là bốn nguyên tắc để chăm sóc biến chứng bàn chân hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường:
1.1 Kiểm soát đường huyết:
- Kiểm soát đường huyết giúp làm giảm lượng đường trong máu, từ đó làm giảm tổn thương mạch máu và giảm tổn thương các dây thần kinh-những tổn thương này nếu xảy ra thường dẫn tới biến chứng bàn chân. Nếu bàn chân đã bị tổn thương hoặc bị loét, kiểm soát đường máu sẽ làm giảm nguy cơ phải cắt cụt bàn chân do nhiễm trùng.
Đo đường huyết thường xuyên là điều cần thiết
- Các cách để kiểm soát đường huyết là:
1.2 Xử lý tổn thương bàn chân tại chỗ:
- Để chăm sóc các vết loét bàn chân ở bề mặt (lớp trên cùng của da), phải thường xuyên rửa vết loét và lấy đi những lớp da và mô chết bằng các dung dịch sát khuẩn. Việc rửa thường xuyên các vùng da tổn thương ở bàn chân bằng các dung dịch sát khuẩn giúp làm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn bàn chân, từ đó giảm nguy cơ phải cắt cụt chi nếu nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Sát khuẩn vết loét là điều hết sức quan trọng
- Hiện nay có nhiều loại dung dịch sát khuẩn với nhiều ưu nhược điểm khác nhau. Có thể tham khảo ưu nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn tại đây.
- Một dung dịch khử trùng tốt dành cho vết loét bàn chân phải đạt được những tiêu chí sau: phổ tác dụng trên vi khuẩn rộng, hiệu lực mạnh, thời gian tác dụng nhanh, không gây xót, kích ứng khi dùng, không làm chậm lành vết thương, dùng được cho vết thương hở, không gây độc khi sử dụng lâu dài và giá cả hợp lý.
- Dizigone là một trong số ít các dung dịch sát khuẩn có ưu điểm như vậy, phù hợp hoàn toàn với mục đích sát trùng vết loét ở da:
1.3 Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau:
- Nếu vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn mà không được sử dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không hợp lý, vết loét bị bội nhiễm sẽ gây hoại tử sâu và dẫn đến phải cắt cụt chi. Vì vậy, việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh hợp lý là vô cùng quan trọng.
- Nếu bệnh nhân bị đau do tổn thương ở bàn chân, có thể sử dụng các thuốc giảm đau dể giảm triệu chứng.
1.4 Giảm áp lực đè ép lên chân:
Một phương pháp điều trị biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là dùng áp lực âm. Phương pháp dùng áp lực âm giúp tăng tưới máu vết thương, giảm phù nề, giảm lượng vi khuẩn tại vết loét và tăng sự hình thành mô hạt, giúp tăng lành vết thương.
2. Những nguyên nhân khiến bàn chân đái tháo đường rất khó chăm sóc:
-
Mạch máu bị tổn thương:
Mạch máu tổn thương làm giảm lưu lượng máu tới bàn chân. Lưu lượng máu giảm làm hoại tử da, góp phần làm hình thành vết loét. Lưu lượng máu giảm không thể đem theo các đại thực bào đến dọn dẹp vi sinh vật làm nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, vi sinh vật cũng thúc đẩy nhanh quá trình loét bàn chân.
-
Hệ miễn dịch suy giảm.
Hệ miễn dịch suy giảm làm cơ thể kém chống chọi được các vi.sinh vật thâm nhiễm qua vết loét, vết loét ngày một nhiễm trùng nặng lên và hoại tử. Nếu không được xử lý kịp thời, phải cắt bàn chân để tránh nhiễm trùng lan rộng.
-
Tổn thương thần kinh ngoại biên.
Tổn thương thần kinh ngoại biên làm tình trạng loét thêm nghiêm trọng
Khi các dây thần kinh ngoại biên ở bàn chân bị tổn thương,.bệnh nhân sẽ không cảm nhận được cảm giác đau và áp lực ở tổn thương bàn chân. Khi không nhận thấy những cảm giác này để được điều trị kịp thời,.rất dễ phát triển thêm các tổn thương da, mô mềm, xương khớp. Những tổn thương này có thể làm biến dạng bàn chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên còn làm suy yếu cơ chân, góp phần làm dị dạng bàn chân.
-
Đường huyết cao.
Một số loài vi khuẩn và nấm phát triển rất mạnh trong môi trường đường huyết máu cao. Vì vậy, đường huyết máu cao cùng là một nguyên nhân làm tăng tình trạng nhiễm trùng bàn chân.
3. Những sai lầm khi chăm sóc bàn chân đái tháo đường:
- Hút thuốc.
Hút thuốc làm tệ hơn các vấn đề về tim và mạch máu,.làm giảm tuần hoàn máu tới bàn chân. Nó khiến tổn thương bàn chân sẽ nặng lên. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường có biến chứng bàn chân rất nên bỏ thuốc.
Hút thuốc sẽ khiến tổn thương bàn chân nặng lên
- Đi chân trần.
Đi chân trần góp phần làm tổn thương bàn chân, tăng cao tỷ lệ nhiễm trùng. Điều này làm tồi tệ thêm tình trạng loét bàn chân.
- Lười vệ sinh bàn chân.
Lười vệ sinh bàn chân cũng tạo cơ hội cho vi sinh vật phát triển. Điều này góp phần thúc đẩy sự nhiễm trùng bàn chân.
- Đi tất không phù hợp.
Tất không thấm mồ hôi và quá chật cũng làm tăng sự tổn thương bàn chân. Vì vậy, tốt nhất nên chọn chất liệu cotton và kích thước phù hợp khi đi tất.
Trên đây là những nguyên tắc quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần nắm được. Sự chăm sóc hợp lí bàn chân góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Nó cũng làm giảm nguy cơ phải cắt cụt chi và giảm chi phí dành cho chăm sóc y tế. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, hãy gọi 19009482.