Bé bị hăm tã nhưng dùng đủ cách vẫn không khỏi là nỗi đau đầu của rất nhiều bà mẹ. Chỉ cần một chút lơ là, vùng da hăm của con có thể tiến triển càng thêm nặng, thậm chí hình thành lở loét. Tuy nhiên, trị hăm tã tại nhà thực tế không khó, chỉ dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản.
- Loại bỏ nguyên nhân
- Làm sạch vùng da hăm
- Thoa kem dưỡng ẩm
I. Ba bước trị hăm tã tại nhà cho trẻ
1. Loại bỏ nguyên nhân gây hăm tã
Để xử lý hăm hiệu quả, bước đầu tiên cần làm là phát hiện và loại bỏ được nguyên nhân. Qua tổng kết từ nhiều nghiên cứu y khoa, hăm tã ở trẻ em thường gây bởi bốn thủ phạm:
1.1. Vi khuẩn và nấm
Các vi sinh vật có hại luôn tồn tại trên bề mặt da và chờ “thời cơ” gây bệnh. Ở trẻ đóng bỉm, nước tiểu và phân sẽ làm thay đổi pH của da, tạo điều kiện cho các mầm bệnh này phát triển mạnh hơn. Không chỉ vậy, môi trường ấm và ẩm tại vùng đóng bỉm cũng là yếu tố thúc đẩy chúng sinh sôi nảy nở. Sau một thời gian, vi khuẩn và nấm sẽ làm da bé phát ban, hình thành vùng da đỏ đậm đặc trưng.
1.2. Các yếu tố bên ngoài gây kích ứng
Làn da của bé mịn màng nhưng cũng rất nhạy cảm. Khi tiếp xúc với những yếu tố từ bên ngoài, trẻ thường bị kích ứng theo các cơ chế:
- Kích ứng bởi phân và nước tiểu: Chất bài tiết chứa nhiều mầm bệnh có hại và làm thay đổi môi trường pH bình thường của da. Các chất có trong phân gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn nên trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường là đối tượng bị hăm tã. Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, thành phần phân bị thay đổi đáng kể và gây kích ứng nhiều hơn. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện trên da bé để phát hiện hăm kịp thời.
Hình ảnh minh họa em bé bị hăm do kích ửng bởi bỉm
Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, tham khảo ngay bài viết: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
- Kích ứng bởi tã, bỉm: Tã, bỉm quá chật có thể gây cọ sát trong thời gian dài, tạo nhiều tổn thương nhỏ trên da. Bên cạnh đó, chất liệu bỉm kém thấm hút cũng có thể khiến da bé bị ẩm quá mức và gây ra hăm tã.
- Kích ứng bởi khăn giấy ướt, nước giặt: Khăn giấy ướt dùng cho bé thường chứa nhiều chất tạo màu, tạo mùi. Những thành phần này giúp làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, nhưng lại khiến da trẻ dễ nổi mẩn. Ngoài ra, một số chất tẩy rửa hóa học trong nước giặt cũng có thể làm trẻ bị kích ứng. Do đó, mọi sản phẩm dùng cho bé phải được đảm bảo an toàn, lành tính, không mùi để hạn chế nguy cơ này.
1.3. Dị ứng
Một số trẻ sinh ra đã có sẵn cơ địa dị ứng, dễ mắc các bệnh như chàm, viêm da… Đây cũng là đối tượng tấn công quen thuộc của hăm tã nên cần cha mẹ hết sức lưu ý. Nếu không chữa trị kịp thời, các bé có cơ địa dị ứng dễ bị hăm mức độ nặng.
1.4. Dùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột và gây nên tình trạng tiêu chảy cho nhiều bé. Tiêu chảy kéo dài và không vệ sinh kịp thời là nguyên nhân của nhiều trường hợp hăm tã dai dẳng.
Khi phát hiện con bị hăm, cha mẹ cần liên hệ tới các nguyên nhân này, từ đó tìm ra cách loại bỏ nó. Nếu không trị dứt điểm từ gốc, hăm tã sẽ tiếp diễn dù được xử lý bằng bất kỳ giải pháp nào.
2. Làm sạch vùng da hăm bằng dung dịch sát khuẩn
Giữ da sạch sẽ, khô thoáng là nguyên tắc cơ bản để chăm sóc, phục hồi mọi tổn thương da. Với làn da nhạy cảm của bé bị hăm, cha mẹ nên lau rửa thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.
Các tiêu chí của một sản phẩm vệ sinh vùng da hăm cho bé:
- Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh có hại trên da.
- Hiệu quả nhanh, giúp tình trạng hăm tã mau chóng cải thiện.
- Không gây xót da bé khi sử dụng, ngay cả với bé bị hăm loét.
- An toàn, lành tính, không chứa thành phần gây kích ứng.
Xử lý dứt điểm hăm tã tại nhà bằng bộ sản phẩm Dizigone
Dựa trên các yêu cầu đó, Dizigone đã cho ra đời dòng sản phẩm sát khuẩn Dizigone. Được nghiên cứu và phát triển bởi các Giáo sư tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga, Dizigone cho hiệu quả sát khuẩn vượt trội. Cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của bé. Thực tế trải nghiệm của khách hàng là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy hiệu quả trị hăm tã tuyệt vời của Dizigone.
Tìm hiểu thêm về câu chuyện chữa hăm tã nặng cho bé Ủn Ỉn tại bài viết: Con đã khỏi hăm tã, mẹ an tâm đi làm.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Dizigone tại bài viết: Bằng chứng khoa học về hiệu quả và an toàn của Dizigone
3. Thoa kem dưỡng phục hồi, tái tạo da
Khi da bé đã được làm khô và sạch, việc duy trì dưỡng ẩm là vô cùng cần thiết. Độ ẩm phù hợp giúp ngăn ngừa tình trạng khô nứt, làm dịu và kích thích tái tạo da ở những vùng bị hăm loét.
Nếu sử dụng dung dịch Dizigone để sát khuẩn, bác sĩ da liễu thường khuyến cáo dùng kèm kem Dizigone Nano Bạc. Với các thành phần tự nhiên như hội, tràm trà, cúc la mã… kem Dizigone thấm nhanh qua da, duy trì hiệu quả dưỡng ẩm kéo dài. Không chỉ vậy, các tinh thể nano bạc siêu nhỏ còn có tác dụng sát khuẩn ưu việt. Khi kết hợp cùng nhau, bộ đôi sản phẩm Dizigone giúp nhân ba lần hiệu quả làm sạch – dưỡng ẩm, giúp da bé phục hồi nhanh chóng.
Phản hồi của khách hàng sau khi xử lý hăm tã tại nhà bằng bộ sản phẩm Dizigone
Cách chăm sóc vùng hăm tã của bé bằng bộ sản phẩm Dizigone:
- Lau rửa vết hăm bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày. Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30s, không cần rửa lại bằng nước.
- Đợi dung dịch khô lại, thoa kem Dizigone Nano Bạc.
- Lưu ý: Không thoa kem khi vết hăm chưa khô, bị loét, chảy dịch.
II. Những sai lầm khiến hăm tã ngày càng thêm nặng
1. Sử dụng phấn rôm trị hăm tã tại nhà cho bé
Phấn rôm là thứ mà các mẹ thường dùng cho con ngay khi phát hiện con bị hăm tã. Khi thoa vào vùng hăm, bột phấn rôm thường bám vào các khe, kẽ và duy trì tác dụng dưỡng ẩm. Tuy vậy, thực tế sử dụng chứng minh loại bột này không hề giúp cải thiện tình trạng hăm tã của con.
Các chuyên gia y tế còn cảnh báo nguy cơ bệnh đường hô hấp ở các trẻ hay dùng phấn rôm. Nếu hít một lượng nhỏ, trẻ có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi. Nếu hít một lượng lớn trong thời gian dài, trẻ còn có nguy cơ mắc viêm phế quản, viêm phổi,…
2. Dùng khăn giấy thơm
Khăn giấy thơm không phù hợp khiến cha mẹ không thể trị hăm tã tại nhà cho bé thành công
Khăn giấy thơm sẽ giúp da bé thơm tho sau mỗi lần lau rửa. Tuy vậy, các chất phụ gia bên trong sẽ khiến da trẻ bị kích ứng và hăm càng nặng hơn. Vì thế, chuyên gia da liễu khuyến cáo các mẹ nên dùng những loại khăn giấy không mùi, không chất bảo quản.
3. Đóng bỉm cả ngày
Bỉm lưu giữ chất bài tiết, giúp cha mẹ rảnh tay hơn trong quá trình chăm sóc con. Chính vì lợi ích đó, nhiều trẻ thường được đóng bỉm cả ngày, khiến vùng da hăm kém thông thoáng. Đó là nguyên nhân khiến tình trạng hăm của nhiều bé khó cải thiện dù đã được chữa trị nhiều ngày.
Để hăm nhanh khỏi, cha mẹ nên tăng cường thông khí ở vùng quấn tã của con. Một số mẹo mà cha mẹ có thể áp dụng:
- Giảm thời gian đóng bỉm.
- Thay bỉm, vệ sinh vùng đóng bỉm thường xuyên.
- Dùng bỉm lớn hơn bình thường cho đến khi bé khỏi hăm.
- Lựa chọn chất liệu vải quần mềm mại, thấm hút tốt.
III. Cách ngăn ngừa hăm tã quay trở lại
Để ngừa hăm tã quay trở lại, cần chú ý vệ sinh cho bé
Dù con đã khỏi hăm, cha mẹ cũng không được lơ là chủ quan trong việc vệ sinh cho bé. Do bé đóng bỉm có quá nhiều yếu tố nguy cơ khiến hăm quay trở lại, tình trạng hăm thường tái diễn triền miên. Để ngăn ngừa nguy cơ này, cha mẹ có thể làm theo các biện pháp:
- Chú ý vệ sinh hàng ngày, đặc biệt là vùng đóng bỉm như mông, bẹn, bộ phận sinh dục.
- Cố gắng hạn chế đóng bỉm (chỉ nên dùng khi đi ngủ, đi chơi).
- Chọn bỉm chất lượng, thấm hút tốt, kích cỡ vừa người bé.
- Sử dụng khăn giấy ướt không màu, không mùi, không có chất gây kích ứng.
- Cho bé mặc quần áo chất vải mềm, mịn.
- Dùng dung dịch Dizigone xịt lên bỉm để ngăn ngừa và tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây hăm.
Chữa hăm tã dứt điểm cho con không khó, chỉ cần cha mẹ kiên trì và lựa chọn được những sản phẩm phù hợp. Bộ sản phẩm Dizigone sẽ là hỗ trợ đắc lực cho cha mẹ trong hành trình khó khăn này. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị hăm tã, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Tham khảo: Mayoclinic