Dung dịch sát khuẩn vết thương là thứ không thể thiếu trong hộp đựng thuốc của mọi gia đình. Khi có vết thương, vết bỏng, nó được coi là “cứu tinh” giúp tổn thương nhanh lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, hiệu quả của các dung dịch sát khuẩn chỉ được phát huy tối đa khi bạn biết cách sử dụng chúng một cách chuẩn xác trong từng trường hợp cụ thể.
1. Một số sai lầm khi sử dụng dung dịch sát khuẩn.
Sử dụng nước để sát khuẩn vết thương
Nước chỉ hữu hiệu trong bước sơ cứu ban đầu là loại bỏ chất bẩn và dị vật ra khỏi vết thương chứ không có khả năng tiêu diệt hay ngăn cản vi khuẩn xâm nhập. Thậm chí, ngay cả trong nước tưởng như “sạch” cũng có vô vàn vi khuẩn, nấm, tác nhân gây nhiễm trùng mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được.
Lựa chọn dung dịch sát khuẩn không phù hợp
Sự thật, không phải dung dịch sát khuẩn nào cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn giống nhau. Trong từng trường hợp vết thương cụ thể, sẽ có những loại.dung dịch sát trùng thích hợp mà khi sử dụng sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Thời điểm, thời gian sử dụng sai
Thời điểm sử dụng dung dịch sát khuẩn cũng rất quan trọng.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn càng sớm càng tốt để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Tốt nhất là sau khi vết thương đã được cầm máu, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, dị vật.
Thông thường, vết thương nên được vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn cho đến khi lành hẳn. Việc sát trùng là rất tốt nhưng không nên lạm dụng dùng quá nhiều. Tùy vết thương và khả năng sát trùng của dung dịch mà có thể sử dụng 1-4 lần mỗi ngày.
Không tuân thủ những lưu ý riêng của từng loại dung dịch sát khuẩn.
Đa số mọi người lựa chọn dung dịch sát khuẩn theo kinh nghiệm hoặc truyền miệng. Điều đó có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc xảy ra khi vi phạm những lưu ý cần tránh của sản phẩm. Chẳng hạn như cồn sẽ không thích hợp sử dụng để sát khuẩn cho da mặt hoặc các vết thương sâu, hở miệng.
2. Các dung dịch sát khuẩn thường gặp.
2.1. Nước muối sinh (NaCl 0.9%)
Nước muối sinh lý được sử dụng khá rộng rãi.
Được coi là dung dịch sát trùng vết thương được sử dụng phổ biến và rộng rãi hàng đầu. Nước muối sinh lý an toàn, không xót, không ảnh hưởng quá trình lành vết thương.
Khả năng sát khuẩn không quá cao, khuyến cáo nên dùng phối hợp với các dung dịch sát khuẩn khác. Dung dịch này thường chỉ dùng trong rửa sạch hoặc sát khuẩn vết thương ban đầu.
2.2. Cồn y tế
Cồn y tế thường sử dụng có nồng độ từ 60-90 độ. Tuy nhiên, không phải nồng độ càng cao sẽ càng có tác dụng sát trùng. Cồn quá cao độ vô tình tạo lớp áo bảo vệ vi khuẩn và dễ bị bay hơi hơn, tốt nhất là cồn 70 độ.
Cồn được sử dụng để sát khuẩn da trước khi tiêm, truyền hoặc sát khuẩn bề mặt vết thương ngoài da. Nó có khả năng sát khuẩn tốt (tiêu diệt tốt vi khuẩn, nấm, siêu vi, không.có tác dụng trên bào tử) nhưng lại gây đau xót và khô da.
Không được uống hay để cồn dính vào mắt. Cồn cũng không phù hợp vết thương sâu, hở và những vùng da nhạy cảm.
2.3. Nước oxy già
Không nên sử dụng oxy già với vết thương hở đang lành tốt.
Oxy già là dung dịch hydro peroxide trong nước, không có màu, với nhiều nồng độ khác nhau. Sát khuẩn da và vết thương chỉ sử dụng dung dịch oxy già có nồng độ 1,5%, 3%. Với sát khuẩn dụng cụ thường sử dụng oxy già 6%. Nồng độ cao hơn thì cần pha loãng trước khi sử dụng.
Khi sử dụng nước oxy già, ta sẽ thấy hiện tượng sủi bọt trên bề mặt vết thương do dung dịch.này có tính oxy hóa mạnh đã giải phóng oxy để tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ bụi bẩn/ dị vật.
2.4. Povidon iod (Betadine)
Dung dịch Povidon iod là phức tạo bởi iod và polyvinyl pyrolidon (chứa từ 9 – 12%) dùng để sát khuẩn. Iod trong dung dịch được giải phóng một cách từ từ giúp.kéo dài hiệu quả.diệt vi khuẩn, virus, nấm, động vật đơn bào, kén và bào tử.
Povidon iod có tác dụng kém hơn các chế phẩm chứa iod tự do, nhưng lại ít độc hơn. Dù vậy, khi sử dụng với vết thương rộng vẫn có thể hấp thụ iod gây tác dụng phụ toàn thân. Nên rửa lại bằng nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý sau khi.dùng povidon iod để hạn chế màu và tác dụng phụ.
Xem thêm: Thuốc sát trùng vết thương Betadine (Povidone iod): Đánh giá ưu, nhược điểm và lưu ý khi dùng
2.5. Dizigone – lựa chọn được khuyên dùng hàng đầu hiện nay
Hiệu quả nhanh mạnh của Dizigone
Dung dịch Dizigone là 1 sản phẩm sát khuẩn thế hệ mới, hoạt động theo cơ chế hoàn toàn khác biệt. Nó đáp ứng các tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng:
Khuyến khích kết hợp dung dịch Dizigone với kem Dizigone Nano Bạc để tạo được tác dụng hiệp đồng vượt trội. Sau khi dung dịch Dizigone loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, lớp kem Dizigone Nano Bạc.bao phủ lên vết thương sẽ giúp duy trì thời gian bảo vệ, dưỡng ẩm, kích thích tái tạo da non và hạn chế sẹo.
3. Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp với vết thương cụ thể
Mỗi loại vết thương phù hơp với dung dịch sát khuẩn nhất định.
Đối với từng loại vết thương cụ thể và giai đoạn lành của nó sẽ thích hợp với 1 số dung dịch sát khuẩn nhất định:
– Với vết thương hở/vết mổ sạch: sát trùng vết thương bằng dung dịch Dizigone, nước muối sinh lý hoặc povidone iod, có thể khâu kín vết thương.
– Với vết thương bị nhiễm trùng, có dị vật bẩn, giập nát mô mềm: cần sát khuẩn/ rửa nhiều lần với dung dịch Dizigone hoặc với nước muối sinh lý, povidone iod… Những trường hợp này tốt nhất nên được xử trí tại các cơ sở y tế.
Bài viết hy vọng cung cấp cho bạn cách sử dụng và lựa chọn dung dịch sát khuẩn một cách hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới số HOTLINE 19009482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Tham khảo: Mayoclinic