Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1.6 triệu bệnh nhân bị loét tỳ đè. chữa loét tỳ đè luôn được coi là vấn đề nan giải, tốn nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, nếu có biện pháp chăm sóc đúng đắn, gánh nặng chữa sẽ được giảm đi đáng kể. Cùng đọc bài viết để tìm ra cách đối phó hiệu quả với loét tỳ đè.
Loét tỳ đè – nỗi trăn trở của người bệnh nằm liệt lâu ngày
Nguồn gốc của loét tỳ đè
- Loét tỳ đè là tổn thương da thường gặp ở những những người phải nằm bất động lâu ngày. Khi sức nặng cơ thể đè ép lên một vùng da trong thời gian quá dài, mạch máu dưới da sẽ bị chèn ép và tắc nghẽn. Máu không thể mang oxy và dinh dưỡng tới nuôi tế bào, khiến chúng chết đi và hình thành loét.
Dấu hiệu nhận biết loét tỳ đè
Loét tỳ đè biểu hiện qua 4 giai đoạn. Ở giai đoạn I, tình trạng loét nhẹ và dễ chữa nhất. Khi đã sang giai đoạn IV, vết loét đã trở nên nguy hiểm và mất thời gian dài để chữa trị.
Để nhận biết loét tỳ đè, có thể so sánh dấu hiệu trên da người bệnh với 4 giai đoạn:
4 giai đoạn của loét tỳ đè
- Giai đoạn I: Trên da xuất hiện vùng màu đỏ, khi ấn vào không đổi sang màu trắng. Vùng da này thường cứng hơn các vùng khác, sờ vào thấy đau nhẹ.
- Giai đoạn II: Da mất đi lớp trên cùng, tạo thành vết loét hở, màu đỏ hồng, không đóng vảy. Biểu hiện khác ở giai đoạn này là những nốt phỏng chứa đầy nước, có thể nguyên vẹn hoặc đã bị vỡ ra.
- Giai đoạn III: Toàn bộ lớp da mất đi, làm lộ mô mỡ bên dưới, nhưng không lộ xương, gân hay cơ. Vết loét đóng vảy nhưng chưa đủ lấp đầy phần da đã mất.
- Giai đoạn IV: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ cả cơ và xương. Đôi khi, vết loét sâu đến cả gân và khớp.
Có thể xem thêm về phân loại 4 giai đoạn loét tỳ đè của Cục quản lý khảm chữa bệnh – Bộ Y tế tại ĐÂY.
Hướng dẫn chữa loét tỳ đè hiệu quả
Giảm áp lực đè ép
- Giảm áp lực đè ép là bước đầu tiên cần làm khi phát hiện loét tỳ đè ở người bệnh. Để giảm sức nặng lên vết loét, cần đổi vị trí thường xuyên sau mỗi khoảng thời gian nhất định.
- Cụ thể, với bệnh nhân nằm giường, phải xoay người sau mỗi 2 giờ. Với bệnh nhân ngồi xe lăn, việc đổi tư thế cần thực hiện sau mỗi 15 phút.
- Bên cạnh đó, có thể sử dụng đệm lót ở vùng tỳ đè để giảm áp lực. Những loại đệm thường dùng là đệm hơi, đệm nước, đệm cao su… Lựa chọn loại đệm nào tùy thuộc vị trí và tình trạng vết loét của người bệnh.
Loại bỏ mô hoại tử và làm sạch vết loét
Nếu vết loét còn ở giai đoạn nhẹ
- Với loét nhẹ, chỉ cần làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn. Lưu ý không dùng những sản phẩm có nhiều cồn vì sẽ gây xót da và làm khô vết loét. Bên cạnh đó, tránh sử dụng những dung dịch chứa hydrogen peroxide (oxy già) hoặc i ốt. Những chất này không dùng được trên vết loét hở và có thể khiến loét lâu lành hơn.
- Để sát khuẩn cho loét tỳ đè, nên tham khảo một số dung dịch sát khuẩn lành tính như Dizigone. Theo kết quả chứng minh tại Quatest I – Bộ KHCN, Dizigone có hiệu quả sát khuẩn rất mạnh, trên nhiều mầm bệnh, chỉ trong vòng 30s. Nhờ vậy, dizigone đảm bảo vết loét sạch nhanh, giảm tối đa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
- Đặc biệt, dizigone có pH trung tính (6.5-8.5), không gây kích ứng da, niêm mạc, không gây xót khi sử dụng.
- Cơ chế sát khuẩn của dizigone tương tự miễn dịch tự nhiên, hoàn toàn thân thuộc với cơ thể. Nhờ vậy, dizigone dùng được cho cả vết loét hở, giúp loét nhanh lành hơn.
Hình ảnh sản phẩm Dizigone
Với vết loét tỳ đè nghiêm trọng
- Nếu vết loét nặng hơn, cần can thiệp y tế để bóc tách, cắt bỏ. Đây là thủ thuật y tế khó, không thể tự thực hiện tại nhà. Do đó, người nhà cần phải đưa bệnh nhân tới cơ sở khám chữa bệnh để được nhân viên y tế chăm sóc tốt nhất.
Băng vết loét
- Sau khi đã loại bỏ mô hoại tử và làm sạch, cần băng vết loét bằng băng gạc. Băng vết loét giúp tăng tốc độ chữa lành bằng cách giữ ẩm cho khu vực da bị tổn thương. Ngoài ra, nó còn là hàng rào chống vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ bội nhiễm. Tùy vào kích thước và giai đoạn của vết loét, có thể lựa chọn những loại băng gạc như dạng màng phim, dạng gel, dạng bọt…
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Một làn da sạch sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn lên vết loét. Để giữ vệ sinh hiệu quả, nên tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước muối loãng. Ngoài ra, có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhẹ dịu với làn da như dizigone…
- Với bệnh nhân bị tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cần xử lý chất thải của bệnh nhân kịp thời. Tránh không để chất thải rây rớt ra vết loét, làm tình trạng loét tồi tệ hơn.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt – Hỗ trợ đắc lực cho chữa loét tỳ đè
- Bệnh nhân loét tỳ đè nên được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, giúp chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Chế độ ăn đầy đủ cho người loét tỳ đè
- Bên cạnh đó, người bệnh nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngủ đúng giờ, đủ giấc để có tinh thần khỏe mạnh, tâm lý vững vàng.
Tăng cường xoa bóp lưu thông máu
- Xoa bóp là một liệu pháp hiệu quả giúp tăng cường lưu thông máu. Mỗi ngày, chỉ cần xoa bóp trong vài chục phút sẽ giúp tình trạng loét cải thiện đáng kể.
- Người chăm bệnh có thể hỏi những bài xoa bóp này từ bác sĩ hoặc điều dưỡng để áp dụng cho bệnh nhân.
Dùng thuốc chữa loét tỳ đè
- Thuốc giảm đau
- Trong trường hợp đau nhẹ, có thể sử dụng những thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen…
- Nếu đau nặng hơn, bệnh nhân cần dùng những thuốc giảm đau mạnh như codein, tramadol…
- Thuốc sát trùng ngoài da
- Đây là loại thuốc mà mọi bệnh nhân loét tỳ đè đều phải dùng để tránh bội nhiễm vi khuẩn.
- Các dung dịch sát khuẩn thường dùng là: oxy già, povidone iod, cetrimide, chlorhexidine, dizigone …
- Thuốc kháng sinh
Kháng sinh được dùng để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng và thúc đẩy vết loét tỳ đè lành nhanh hơn. Việc sử dụng kháng sinh phải theo kê đơn của bác sĩ.
Để tìm hiểu thêm về những thuốc dùng chữa loét tỳ đè, bạn có thể tham khảo bài viết: Mách bạn 3 nhóm thuốc chữa loét tỳ đè hiệu quả
Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã tìm được bí quyết chữa loét tỳ đè hiệu quả cho người thân của mình.
Xem thêm:
=> “Cách xử lý loét tỳ đè do nằm liệt lâu ngày” chia sẻ từ Dược sĩ