Loét do tì đè ở người cao tuổi khá thường gặp, đặc biệt ở các bệnh nhân tai biến, phẫu thuật, nằm liệt lâu ngày… Vậy người nhà nên chăm sóc vết loét tì đè thế nào để kiểm soát vết loét và không gây đau đớn cho bệnh nhân? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân loét do tì đè ở người cao tuổi
Loét tì đè thường xảy ra với người cao tuổi phải nằm liệt, khó vận động. Điển hình như bệnh nhân sau phẫu thuật, tai biến, chấn thương phải bó bột, lú lẫn, tuổi cao sức yếu… Người cao tuổi dễ gặp tình trạng này do sức đề kháng kém, sức yếu cử động khó. Họ lại gặp phải tình trạng bệnh nặng càng dẫn tới gặp khó khăn trong vận động. Khi cơ thể người già nằm lâu ở một tư thế khiến sức nặng cơ thể đè lên một vùng da trong thời gian dài. Lúc này sức nặng cơ thể sẽ chèn ép lên mạch máu dưới da. Lúc này dinh dưỡng và oxy không được lưu chuyển tới cho các tế bào vùng bị tì đè. Hậu quả là khiến cho các tế bào tại vùng bị tì đè chết đi, gây nên các vết loét.
Bệnh nhân nằm liệt có nguy cơ cao gây loét tỳ đè
Những trường hợp này cần được phát hiện và có biện pháp chăm sóc vết loét tì đè đúng cách. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến cho vết loét lan rộng và hình thành nên các ổ loét. Nặng hơn các vết loét có thể lan rộng. Mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến hoại tử và rất khó phục hồi.
II. Vị trí thường xảy ra loét do tì đè ở người cao tuổi
Loét do tì đè ở người cao tuổi với mỗi trường hợp cụ thể lại có vị trí loét khác nhau. Những vị trí loét phụ thuộc vào vị trí thường bị tì đè hay tư thế nằm của bệnh nhân. Tựu chung những vị trí thường bị loét nhất là vị trí xương cụt, bả vai, hai mạng sườn, gót chân…
Trong đó, người có tư thế nằm ngửa thường bị loét ở vùng xương chẩm (sau gáy), vùng xương cụt, vùng khủy tay, vùng da xương bả vai hay gót chân cũng là những vùng dễ bị loét ở trường hợp này.
Người có tư thế nằm nghiêng lại thường bị vết loét ở bên ngoài lồng ngực, vùng da mắt cá chân, phía trong và ngoài đầu gối.
Người bệnh phải duy trì tư thế ngồi như bệnh nhân suy hô hấp lại thường bị loét ở vùng da xung quanh xương chậu.
➤ Xem thêm: Phân độ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu năm
III. Chăm sóc vết loét tì đè ở người cao tuổi đúng cách
1. Cần giảm áp lực cho vùng da bị tì đè
Người nhà nên chọn cho người cao tuổi nằm liệt những chiếc nệm mềm, không nằm giường cứng. Nên cho người bệnh lật người thường xuyên, khoảng 1-2 giờ/ lần (1). Với mỗi tư thế nằm, nên kê cho người bệnh các gối mềm ở vị trí thích hợp để tránh tì đè. Người bệnh nằm ngửa nên kê gối ở thắt lưng, gót, khoeo… Khi nằm nghiêng có thể kê gối ở thắt lưng, gối, gót chân…
2. Tăng cường lưu thông máu
Người chăm sóc nên thường xuyên mát xa, xoa bóp cho người bệnh. Khi xoa bóp cần chú ý nhẹ nhàng, chậm rãi để không làm tổn thương da. Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và cung cấp đủ dinh dưỡng cho khu vực tổn thương.
3. Vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh, đặc biệt là tại các vết loét
Ở các vị trí loét, cần vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn. Đây là một bước quan trọng quyết định hiệu quả chăm sóc vết loét do tì đè ở người cao tuổi. Cần chú ý vệ sinh tổng thể, giữ cơ thể khô thoáng, lau khô mồ hôi cho người bệnh. Tại các vị trí tì đè cần được làm mát. Nên lau rửa người và thay quần áo thường xuyên. Đồng thời cho người bệnh nằm ở phòng thông thoáng, khô ráo, không ẩm mốc. Mục đích là hạn chế điều kiện nhiễm khuẩn gây nghiêm trọng vết loét.
4. Cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp cho người cao tuổi nằm liệt
Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Dinh dưỡng cũng góp phần tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đây được coi là một trong những chìa khóa hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
➤ Xem thêm: Cách chữa loét da cho người già nằm liệt
IV. Chọn dung dịch sát khuẩn hiệu quả nhất
Vết loét do tì đè ở người cao tuổi thường gây đau đớn cho bệnh nhân. Người già vết loét lâu lành, khó khăn trong vận động và đặc biệt là không tự chủ được vệ sinh. Việc vệ sinh không đảm bảo có thể khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, tình hình cải thiện vết loét sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách vệ sinh vết loét của người chăm sóc.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để chọn được dung dịch sát khuẩn hiệu quả cho người bệnh?
Một dung dịch sát khuẩn chăm sóc vết loét tì đè tối ưu là dung dịch có thể đảm bảo được các tiêu chí:
- Phổ kháng khuẩn rộng, diệt sạch vi khuẩn, chặn đứng nguy cơ lan rộng vết loét.
- Không gây đau xót, kích ứng
- Không ảnh hướng đến quá trình lành thương.
Hiệu quả xử lý vết loét nằm liệt bằng Dizigone
Dược sĩ đại học Bích Thảo – Phụ trách chuyên môn của nhà thuốc Việt Đức 8 (25 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội) cho biết rằng, dung dịch Dizigone là dung dịch sát khuẩn chuyên biệt được khuyên dùng hiện nay. Theo dược sĩ Thảo, sở dĩ Dizigone được các bác sĩ lựa chọn bởi Dizigone khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn thông thường khác như: khả năng diệt khuẩn kém, gây đau xót cho bệnh nhân, diệt khuẩn nhưng làm tổn thương tế bào hạt, nguyên bào sợi – khiến vết thương chậm lành.
Dung dịch Dizigone có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm sạch 100% vi khuẩn, virus và nấm. Thời gian làm sạch cực nhanh chỉ trong 30 giây. Do đó, Dizigone giúp vệ sinh vết loét, làm sạch nhanh các ổ nhiễm trùng, ngăn chặn ổ loét lây lan. Đặc biệt, Dizigone chỉ diệt sạch vi khuẩn mà không phá hủy các tế bào khỏe mạnh khác. Vì vậy, Dizigone giúp rút ngắn thời gian hồi phục vết loét, nhanh khô, nhanh liền sẹo. Không những vậy, dung dịch này còn rất dịu nhẹ, không gây đau xót, không màu, rất sạch sẽ khi sử dụng.
Dizigone & Dizigone Nano Bạc – Bộ đôi “vàng” giúp vết loét nhanh lành, hạn chế sẹo
Khi sử dụng Dizigone cho các vết loét, nên dùng trực tiếp dung dịch, không pha loãng. Có thể dùng để rửa vết loét ngày 2-3 lần hoặc xịt trực tiếp lên vết loét ngày 3-5 lần.
Để kéo dài hiệu quả kháng khuẩn của Dizigone và giúp vết loét nhanh lành hơn nữa, bạn có thể kết hợp sử dụng Kem Dizigone Nano Bạc.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone cũng có thể được dùng để dự phòng loét cho người cao tuổi nằm liệt. Người nhà có thể dùng Dizigone pha loãng để lau rửa, vệ sinh cho người bệnh. Tỉ lệ pha Dizigone nên là 1 phần dung dịch với khoảng 4-5 phần nước ấm. Sử dụng Dizigone lau rửa hàng ngày sẽ giúp kháng khuẩn, khử mùi và phòng ngừa loét.
➤ Xem thêm: Bí quyết trị vết loét cho người già nhanh khỏi với bốn bước đơn giản
Để được tư vấn thêm về chăm sóc loét do tì đè ở người cao tuổi, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 9482 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và giải đáp tận tình nhất.