Bị bỏng nước sôi là một trong những tai nạn bỏng phổ biến hiện nay, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý. Vậy thì, hãy để bài viết dưới đây hướng dẫn cho bạn nhé! Bởi việc sơ cứu chậm trễ, thực hiện sai cách không chỉ kéo dài thời gian điều trị cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng sống của họ đấy.
Mục lục
1. Cách sơ cứu bỏng nước sôi nhanh chóng
Khi bị bỏng, nếu sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ giúp hạn chế những tổn thương, biến chứng do bỏng gây ra. Đồng thời, tăng khả năng phục hồi của da, hạn chế sẹo.
Nguyên tắc chung của sơ cứu, xử trí bỏng nước sôi sẽ bao gồm một số điều như sau:
- Việc đầu tiên cần làm là tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng.
- Xối trực tiếp nước sạch vào vùng bị bỏng. Xả liên tục trong 20 phút để làm giảm nhiệt độ trên bề mặt da cũng như giảm độ sâu mà vết bỏng gây nên. Lưu ý, chỉ sử dụng nguồn nước sạch thông thường như nước máy, không dùng nước đá lạnh.
- Lấy khăn sạch hoặc bông gạc thấm bớt nước ở khu vực bị bỏng.
- Băng tạm thời vết bỏng bằng vải sạch không có lông tơ hoặc gạc đã được vô trùng.
1.1. Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Tương tự như những nguyên nhân gây bỏng khác, việc sơ cứu cần làm đầu tiên khi bị bỏng nước sôi, đó là phải loại bỏ nguyên nhân, đưa người bị nạn tránh xa khỏi khu vực xảy ra tại nạn.
Cụ thể, bạn cần hắt ngay ca nước, phích nước… có chứa nước sôi ra khỏi vị trí bị bỏng. Đồng thời, cũng cần nhớ loại bỏ các vật dụng có khả năng gây chít hẹp như vòng tay, nhẫn, quần áo ngấm nước sôi trên người, giày dép…
1.2. Làm mát vết bỏng
Mục đích của việc làm mát là tránh cho da khỏi bị rộp và tổn thương tới các lớp da sâu bên trong.
Bạn có thể làm mát vết bỏng bằng cách xả nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng. Nhớ thực hiện ngay trong 30 phút đầu, kể từ khi bị bỏng và làm trong khoảng 15 – 20 phút.
Nước sạch sẽ giúp giảm nhiệt, giảm đau, bớt phù nề, viêm nhiễm, diện tích và độ sâu của vết thương. Tuy nhiên, cần lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng nước đá hoặc các chất có dầu mỡ trong quá trình này.
Trường hợp, vết bỏng bao phủ một phần lớn của cơ thể thì đừng ngâm toàn bộ người vào trong nước. Bởi điều này có thể làm cho bệnh nhân bị mất nhiệt và vết thương trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ ấm cơ thể và nhẹ nhàng làm mát từng phần của vết bỏng.
1.3. Che phủ tạm thời vết bỏng
Tiếp theo, để tránh nhiễm trùng, hãy che phủ vết bỏng tạm thời bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ. Khi ấy, da của người bị bỏng nước sôi sẽ háo nước. Vì thế, nên giữ ẩm cho da bằng cách bôi lên vết bỏng một lớp dày kem Biafine hoặc Silvirin, giúp hạn chế bị bóng nước, giảm đau và tránh sẹo.
>> Xem bài viết: Xử lý bỏng tại nhà an toàn – đúng cách nhanh lành, không để lại sẹo
2. Cách xử trí bỏng nước sôi sau sơ cứu nhanh lành – không để lại sẹo
Sau khi đã sơ cứu tạm thời thì bạn cần cũng cần phải biết cách xử trí để vết bỏng nhanh lành và quan trọng nhất là không để lại sẹo.
2.1. Vệ sinh vết bỏng hàng ngày
Đối với các vết bỏng như bỏng nước sôi… ở mức độ nhẹ thì việc vệ sinh vết thương hàng ngày sạch sẽ, tạo điều kiện để cho mô mới sinh trường, phòng chống nhiễm trùng chính là cách giúp vết bỏng nhanh lành nhất.
Một loại dung dịch rửa vết bỏng, có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ vết thương nhanh lành mà bạn có thể tham khảo, đó là dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Đây là dòng dung dịch kháng khuẩn nổi bật với 3 đặc trưng: nhanh, mạnh và an toàn. Không những vậy, Dizigone còn là sản phẩm tiên phong tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ kháng khuẩn EMWE tiên tiến từ Châu Âu. Nhờ vậy, nó có khả năng tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây mà không đau, xót nên cực kỳ an toàn cho cơ thể, lại hỗ trợ vết thương mau lành một cách tự nhiên và hạn chế để lại sẹo.
Lưu ý, vết bỏng cần được sát khuẩn nhiều lần trong ngày để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn, biến chứng do bỏng.
2.2. Dùng thuốc trị bỏng
Tùy vào cấp độ của các vết bỏng mà cách thức điều trị sẽ khác nhau. Đối với tình trạng bị bỏng nước sôi nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi bỏng tại nhà, kết hợp với việc chăm sóc đúng cách để vết thương nhanh lành.
Nguyên tắc của các thuốc bôi là để giảm đau rát cho vết bỏng, đồng thời cung cấp nước cho da. Một số loại khác còn có tác dụng dưỡng ẩm. Đặc biệt, những sản phẩm này bản chất còn là thuốc chống nhiễm khuẩn, kích thích tái tạo mô. Từ đó, ngăn ngừa loang lổ, không để lại sẹo xấu.
Theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, có 4 loại kem bôi điều trị bỏng thông dụng và tốt nhất hiện nay. Đó chính là mỡ Maduxin, kem Biafine, kem Sulfadiazine Bạc và thuốc Dexpathenol. Đây đều là những sản phẩm uy tín, chất lượng đã được kiểm chứng trên lâm sàng trong nhiều năm.
3. Sử dụng kem tái tạo da, ngăn ngừa sẹo bỏng nước sôi
Kem trị thâm sẹo có chứa nhiều thành phần dược lý như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa… và được bào chế theo nhiều dạng thức khác nhau như dạng kem hoặc gel. Sản phẩm có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, giảm sự tăng sinh của các tế bào… Từ đó, hỗ trợ hồi phục những vùng da bị thâm sẹo hoặc thương tổn.
Để vết bỏng do nước sôi gây ra mau lành, hạn chế để lại sẹo thì bạn nên tham khảo và cân nhắc sử dụng kem Dizigone Nano Bạc. Đây là kem kháng khuẩn, dưỡng ẩm, giúp chăm sóc vết thương, nhanh lành và ngăn ngừa sẹo được nhiều người yêu thích, ưa chuộng và lựa chọn sử dụng, đánh giá cao.
Sản phẩm được ứng dụng công nghệ bào chế Nano bạc siêu phân tử chất lượng cao từ châu Âu với các chiết xuất thảo dược tự nhiên như chiết xuất cúc La Mã, chiết xuất lô hội và tinh dầu tràm trà kết hợp các thành phần D-panthenol.
Nhờ vậy, Dizigone Nano Bạc sẽ giúp kháng khuẩn nhanh chóng, loại bỏ mầm bệnh, chống viêm, dưỡng ẩm, làm dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
4. Lưu ý khi xử trí bỏng nước sôi
Trong quá trình xử trí vết thương bị bỏng nước sôi thì bạn cũng đừng quên bỏ qua một số lưu ý quan trọng như sau:
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Dường như ai cũng biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phục hồi và ngăn ngừa sẹo xấu. Vì thế, tùy theo giai đoạn hồi phục của vết bỏng, bạn cần chú ý lựa chọn thực phẩm đúng. Cụ thể:
- Giai đoạn đầu sau khi bị bỏng 48 tiếng đồng hồ, da bị mất nước do chảy dịch, nên cần bổ sung nhiều loại vitamin, thực phẩm chứa nhiều nước như rau bina, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa…
- Giai đoạn xuất hiện phản ứng viêm, bệnh nhân cần ăn thức ăn giàu vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu. Bên cạnh đó, protein cũng cần được bổ sung để bù lại lượng đã mất, bảo đảm quá trình tái sinh da tốt nhất.
- Giai đoạn phục hồi, cần “nạp” thực phẩm có nhiều protein chất lượng cao, vitamin, chất giàu giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, nên ăn các loại thịt, trứng, cá, sữa và rau củ quả.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kẹo hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
4.2. Các sai lầm cần tránh khi xử trí vết bỏng
- Khi bị bỏng nước sôi không nên dùng kem đánh răng. Nhiều người cho rằng, kem đánh răng sẽ làm xoa dịu vết thương nhưng thực ra, sản phẩm chỉ có chất kiềm nhẹ. Khi thoa lên vết bỏng sẽ càng đau đớn, thậm chí có nguy cơ gây bỏng kiềm.
- Đối với các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá hay đá lạnh. Lý do là vì vùng da bị bỏng quá lạnh, sẽ khiến thân nhiệt cơ thể hạ xuống, gây ra hiện tượng co mạch máu, co cơ và làm cho tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.
- Nếu vết bỏng lớn không nên cởi bỏ quần áo, sẽ khiến vùng bỏng bị lột da. Thay vào đó, hãy nhanh chóng dùng kéo cắt quần áo, tách ra khỏi vết bỏng. Tránh để quần áo dính chặt vào vết bỏng, càng đau rát, dễ viêm nhiễm. Đồng thời, nên nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân như vòng lắc, đồng hồ, giày dép… trước khi vết bỏng bị sưng nề.
- Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng, để tránh vi khuẩn xâm nhập, khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.
Mong rằng với những thông tin hướng dẫn cách xử trí khi bị bỏng nước sôi được gợi ý như trên thì các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ để luôn biết cách điều trị vết thương nhanh lành và hạn chế sẹo xấu.
>>> Xem bài viết: Giúp bố khỏi bỏng nước sôi mà không cần phải vào bệnh viện