Vaseline từ lâu đã là sản phẩm quen thuộc, không thể thiếu trong các gia đình. Với giá thành rẻ, lại có nhiều công dụng, liệu Vaseline có thích hợp để điều trị bỏng? Cùng dược sĩ Dizigone trả lời câu hỏi “Bị bỏng có nên bôi Vaseline không?” qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tác dụng của Vaseline trên da
Vaseline có thành phần chính là Petroleum, đây là một loại dầu khoáng được tinh chế từ dầu mỏ.
Khi dùng trên da, Vaseline tạo thành một lớp màng giúp bảo vệ vùng da bị thương, đồng thời ngăn cản quá trình mất hơi nước, nhờ đó Vaseline mang lại những tác dụng hữu hiệu khi dùng trên da.
1.1. Vaseline giúp giữ ẩm cho da hiệu quả
Vaseline giúp khóa ẩm trên da mà không cần phải dùng thêm bất kỳ sản phẩm nào khác. Từ lâu, Vaseline đã được sử dụng để xử lý hoặc ngăn ngừa da nứt nẻ và bảo vệ da khỏi sự khô hanh khi thời tiết trở lạnh. Một lớp Vaseline thoa trước khi đi ngủ có thể giúp phục hồi độ ẩm và độ mềm mại tự nhiên cho da của bạn.
1.2. Vaseline giúp chữa lành vết thương nhỏ và vết trầy xước
Khi bôi trên vùng da bị thương, Vaseline tạo thành một hàng rào giúp bảo vệ làn da bạn khỏi vi khuẩn, bụi bẩn,…. Hàng rào bảo vệ này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
1.3. Vaseline có tác dụng ngăn ngừa hăm da ở trẻ
Hăm da là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ em do làn da em bé mềm mại và rất nhạy cảm. Khi quần áo, tã lót chà xát vào da làm da bé bị đỏ và đau rát.
Khi thấy bé có tình trạng hăm da nhẹ, các bà mẹ có thể sử dụng Vaseline bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị hăm, Vaseline sẽ giúp dưỡng ẩm, giảm khô ngứa do hăm, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào tổn thương, do đó rất hữu ích trong việc ngăn ngừa hăm tã hoặc kích ứng da ở trẻ.
1.4. Vaseline giảm mẩn đỏ, kích ứng da trong bệnh vẩy nến
Theo các chuyên gia, đặc trưng của bệnh vẩy nến là tình trạng da bị khô, thiếu nước. Sử dụng Vaseline có tác dụng dưỡng ẩm cho da mà không gây kích ứng da, giúp làm dịu tình trạng mẩn đỏ, khô ngứa trên da được áp dụng trong dự phòng và điều trị bệnh vẩy nến.
2. Bị bỏng có nên bôi Vaseline không?
Theo các chuyên gia, với các vết bỏng nhẹ, khi bệnh nhân thoa kem dưỡng ẩm, duy trì độ ẩm phù hợp trên da, có thể hạn chế được tình trạng đau rát, châm chích, hạn chế nhiễm khuẩn da bỏng.
Vaseline được biết đến với việc bảo vệ các vết bỏng nhẹ, nông trên bề mặt da. Khi vết bỏng lành, bôi một lớp mỏng Vaseline tạo ra một hàng rào bảo vệ trên bề mặt da, ngăn ngừa các yếu tố bên ngoài (vi khuẩn, bụi bẩn,…) tấn công vào vết bỏng.
Bằng cách khóa ẩm trên da, Vaseline giúp giảm khô da khi vết bỏng đã lành, giúp làn da khỏi thô ráp, mềm mại hơn, thúc đẩy tái tạo da, hạn chế thâm sẹo. Đồng thời giúp giảm tình trạng ngứa do khô da, làm dịu kích ứng trên vết bỏng.
Như vậy, Vaseline thích hợp sử dụng cho các vết bỏng nhẹ và nên bôi sau khi bỏng khoảng vài giờ hoặc khi vết bỏng đã lành để hạn chế để lại sẹo.
>>> Xem thêm: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng và hiệu quả
3. Nguy cơ khi dùng Vaseline trị bỏng
Vaseline được dùng trên vết bỏng nhẹ, tuy nhiên khi dùng Vaseline điều trị bỏng trong các trường hợp bỏng nặng hay các vết bỏng mới lại dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
3.1. Bỏng nặng hơn khi bôi luôn Vaseline lên vết bỏng mới
Vaseline gần như luôn có sẵn trong mọi gia đình, khi bị bỏng nhiều người bệnh ngay lập tức sử dụng Vaseline để sơ cứu. Tuy nhiên trong thành phần của Vaseline có chứa gốc dầu, nghĩa là nó có thể giữ nhiệt, làm chậm quá trình thải nhiệt của da.
Bị bỏng bôi Vaseline ngay lập tức khiến nhiệt do bỏng không thoát ra được. Nhiệt nóng thâm nhập sâu vào các lớp da bên dưới, làm trầm trọng thêm tình trạng bỏng.
Việc ngay lập tức bôi Vaseline lên da như một biện pháp sơ cứu có thể khiến vết bỏng nặng hơn.
3.2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng
Bạn có biết Vaseline không có tác dụng kháng khuẩn. Do đó với các vết bỏng rộng, bỏng sâu, bôi Vaseline sẽ tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt vết bỏng, và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết bỏng, khiến vết bỏng trở nên nặng hơn. Khi đó việc điều trị sẽ phức tạp và nguy hiểm hơn.
3.3 Làm chậm quá trình lành vết bỏng
Với các vết bỏng sâu, bỏng rộng độ 2, độ 3, các lớp da ở bề mặt bị tổn thương, cấu trúc da có thể bị phá hủy một phần, vết bỏng bị mưng mủ hay chảy nước, khi người bệnh bôi ngay kem dưỡng ẩm Vaseline giữ ẩm có thể làm vết bỏng lâu khô, làm chậm quá trình tái tạo da, quá trình lành vết bỏng sẽ kéo dài hơn.
>>> Xem thêm: Vết bỏng bị phồng nước bôi thuốc gì nhanh khỏi
4. Cách điều trị bỏng đúng cách
Để điều trị bỏng an toàn, hiệu quả, bạn cần tuân thủ các quy tắc trong điều trị bỏng theo đúng chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
4.1. Thoát nhiệt cho vết bỏng
Khi bị bỏng cần tìm mọi cách để sớm loại trừ nguyên nhân gây bỏng.
Ngay sau khi bị bỏng, cần tiến hành hạ nhiệt độ bề mặt da bằng cách ngâm vùng bị bỏng vào nước mát hoặc cho vòi nước chảy qua khoảng 10 – 15 phút. Những phần không bị bỏng cần được giữ ấm và cho bệnh nhân uống đồ nóng…
Làm mát vùng bị bỏng càng sớm càng tốt, nhờ làm mát giúp giảm tổn thương da, hiện tượng phù sẽ nhẹ và chậm hơn, nỗi đau của bệnh nhân giảm nhiều.
4.2. Làm sạch vết bỏng
Khi bị bỏng, da của bệnh nhân có thể bị phỏng, trầy hay loét làm mất hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua vết bỏng, gây nhiễm trùng vết bỏng, làm chậm quá trình lành vết bỏng. Do vậy, bệnh nhân cần được nhanh chóng làm sạch vết bỏng và giữ cho vết bỏng luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Để vệ sinh vết bỏng hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng dung dịch sát khuẩn đảm bảo các yếu tố: Hiệu quả mạnh – tác dụng nhanh – không gây đau xót. Hiện nay, Dung dịch sát khuẩn Dizigone được tin dùng trong xử lý bỏng nhờ những ưu điểm như:
- Sát khuẩn mạnh, có khả năng tiêu diệt 99,99% vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, đảm bảo vết bỏng luôn sạch khuẩn và không có nguy cơ nhiễm trùng.
- Mang đến hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc. Nhờ vậy, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của tổn thương do bỏng gây ra.
- Không gây xót khi dùng trên da, kể cả các vết bỏng lớn, trầy loét, sâu độ 2, độ 3.
- Không làm tổn thương mô hạt, đồng thời cũng không cản trở quá trình lành vết thương tự nhiên, hạn chế hình thành sẹo.
- An toàn cho mọi đối tượng sử dụng và không gây tác dụng phụ.
4.3. Phục hồi tổn thương da
Khi vết bỏng đã lành, bắt đầu khô se, người bệnh nên chú ý dưỡng ẩm vết bỏng, sử dụng kem phục hồi, tái tạo da hàng ngày.
Để hạn chế để lại sẹo trên da, bệnh nhân nên cân nhắc sử dụng các loại kem trị sẹo có thương hiệu uy tín, thành phần kem lành tính, đã được kiểm chứng để đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả cao.
Một số sản phẩm có thể tham khảo, đó là Silvirin, Panto Cream Nano Zinc, Biafine, Neosporin, Evo Panthenol,…
>>> Xem thêm: Top 10 thuốc trị bỏng lành nhanh và an toàn nhất
Đặc biệt, để dưỡng ẩm cho vết bỏng, ngăn ngừa sẹo, bạn đừng nên bỏ qua kem Dizigone Nano Bạc đang được nhiều người ưa chuộng và tin dùng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm gồm các thành phần được dẫn xuất tự nhiên từ cúc la mã, tràm trà, lô hội,… mang đến hiệu quả dưỡng ẩm ưu việt. Từ đó giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết bỏng.
Không những vậy, Dizigone Nano Bạc còn chứa các tinh thể nano siêu nhỏ có khả năng thấm sâu, hỗ trợ duy trì tác dụng sát khuẩn kéo dài trên vết bỏng. Vì thế, sử dụng bộ đôi kháng khuẩn Dizigone tăng gấp 3 lần khả năng sát khuẩn, tái tạo da nhanh chóng và ngăn ngừa, hạn chế được sẹo xấu.
Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi “Bị bỏng có nên bôi Vaseline không?” Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về cách điều trị bỏng an toàn – hiệu quả, vui lòng gọi Hotline 1900 9482 để trao đổi trực tiếp với chuyên gia của Dizigone.
>>> Xem thêm: Xử lý bỏng tại nhà đúng cách để lành nhanh – không sẹo