Bệnh tay chân miệng ở trẻ là mối lo hàng đầu của mỗi bậc phụ huynh khi bé bắt đầu đến trường học. Căn bệnh này dễ lây lan trong cộng đồng qua tiếp xúc giữa trẻ với bạn học. Bài viết sau sẽ bật mí những điều mẹ cần biết để chăm con mắc bệnh và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
I. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng và đối tượng thường mắc
1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ
Tay chân miệng gây ra bởi nhóm virus đường ruột Enterovirus. Nhóm virus này có nhiều chủng gây bệnh khác nhau:
- Tác nhân thường gặp nhất là virus Coxsackie A16. Tay chân miệng gây ra bởi Coxsackie A16 thường nhẹ, tự khỏi sau 7-10 ngày điều trị và ít gây biến chứng.
- Tác nhân gây bệnh tay chân miệng với nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là Enterovirus 71 (EV71). Các trường hợp nhiễm EV71 hiếm gặp hơn Coxsackie A16, nhưng gây nhiều biến chứng hơn như viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim…
- Enterovirus có khả năng tồn tại trong điều kiện nhiệt độ lạnh giá. Tuy nhiên, chúng lại dễ bị diệt bởi các dung dịch kháng khuẩn thường dùng như Cl, KMnO4, formol, H2O2…
2. Đối tượng thường mắc bệnh
Tay chân miệng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh gặp ở trẻ em nhiều hơn do miễn dịch kém và môi trường học tập tiếp xúc với nhiều trẻ nhỏ khác.
- Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
- Diễn biến bệnh ở trẻ càng nhỏ tuổi càng nặng và dễ gây các biến chứng nguy hiểm.
- Trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần bởi tay chân miệng có thể gây bởi nhiều virus khác nhau trong nhóm Enterovirus và miễn dịch với Enterovirus không mạnh.
3. Mùa dịch cao điểm, độ dài một đợt bệnh
- Mùa dịch tay chân miệng cao điểm nhất vào thời điểm giao mùa: các tháng 3-5 và tháng 9-12. Đây là thời điểm thời tiết có sự thay đổi đột ngột khiến miễn dịch của trẻ yếu đi, dễ bị lây nhiễm bệnh nhất.
- Mỗi đợt bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Virus lây lan mạnh nhất trong 7 ngày đầu và có thể vẫn được tìm thấy trong phân của trẻ ở vài tuần sau đó.
>>> Xem bài viết: Cảnh báo ba con đường lây lan của bệnh tay chân miệng
II. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
1. Phát ban dạng phỏng nước
Vị trí mọc: thường mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, quanh miệng và hiếm mọc ở đầu gối, mông.
Đặc điểm:
- Đường kính 2-10mm, hình bầu dục, lồi lên hay ẩn dưới da, màu hồng đậm.
- Không đau, không ngứa, có thể đau rát khi chà xát hay ăn đồ cay nóng, mặn đối với phỏng nước trong miệng.
2. Loét miệng
Hình ảnh loét miệng do tay chân miệng
Vị trí thường gặp: vùng hầu họng và đôi khi ở niêm mạc má, lưỡi, môi.
Đặc điểm: đau rát khiến trẻ tiết nhiều nước bọt, quấy khóc, không chịu ăn hay bú.
- Sốt kèm đau họng.
- Đây là dấu hiệu điển hình khi cơ thể nhiễm trùng. Trẻ có thể sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38°C và đau họng trong suốt quá trình mắc bệnh.
- Tuy nhiên, trẻ sốt cao trên 39°C là dấu hiệu sớm của các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, trẻ cần được điều trị và theo dõi diễn biến bệnh ở cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời nếu gặp biến chứng.
III. Con đường lây lan và cách dự phòng bệnh tay chân miệng
1. Con đường lây lan bệnh tay chân miệng
Trẻ dễ bị lây nhiễm bệnh ở nhà trẻ, trường học qua các con đường lây lan sau:
- Trẻ hít phải dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh: nước bọt, dịch mũi qua ăn uống, nói chuyện.
- Trẻ ngậm mút đồ chơi của người bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, bàn chải đánh răng, bát đũa…
- Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh qua bàn tay của người trông trẻ.
2. Dự phòng bệnh tay chân miệng
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng đặc hiệu. Vì vậy, trẻ và cha mẹ cần thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh không đặc hiệu sau:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bạn học, trẻ nên có bình nước cá nhân mang đi học.
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ.
- Thường xuyên khử trùng dụng cụ cá nhân và quần áo của trẻ.
- Lau các bề mặt vui chơi của trẻ tại trường học bằng dung dịch kháng khuẩn
- Thực hiện vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi.
>>> Xem bài viết: Bệnh tay chân miệng: con đường lây nhiễm và 10 cách phòng bệnh hiệu quả
IV. Nguyên tắc điều trị chung cho bệnh tay chân miệng
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị virus tay chân miệng nên nguyên tắc điều trị chung là tập trung điều trị triệu chứng và biến chứng nếu có. Điều trị cụ thể như sau:
1. Điều trị tay chân miệng cấp độ nhẹ: cấp 1 và 2
1.1. Cách ly trẻ tại nhà
- Trẻ bị tay chân miệng cần được cách ly tại nhà ngay cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
- Phòng cách ly cần thoáng mát, không ẩm ướt và tốt nhất nên có ánh nắng mặt trời.
- Trẻ sử dụng bộ đồ dùng cá nhân riêng, không dùng chung.
- Đồ dùng cá nhân và quần áo của trẻ nên được ngâm Cloramin B 2% hằng ngày.
- Đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với trẻ.
1.2. Vệ sinh nốt phỏng nước trên da và các vết loét trong khoang miệng
Đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các vết loét miệng và các nốt phát ban, phỏng nước ngoài da. Tổn thương ngoài da ít gây ảnh hưởng nhiều đến bé. Tuy nhiên, tổn thương khoang miệng thường gây nhiều đau đớn, khiến bé bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc.
Để xử lý loét miệng, cha mẹ cần đảm bảo vết loét không nhiễm trùng, không loét sâu thêm và không lan rộng. Dung dịch kháng khuẩn để súc miệng sẽ là lựa chọn phù hợp để vệ sinh miệng cho bé. Trường hợp bé chưa biết súc miệng, cha mẹ thấm ướt dung dịch ra gạc rơ lưỡi rồi lau miệng bé 3-5 lần/ngày.
Phát ban, phỏng nước trên da cũng cần được vệ sinh bằng dung dịch kháng khuẩn để tránh bội nhiễm. Dung dịch kháng khuẩn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hiệu quả kháng khuẩn nhanh và mạnh.
- An toàn, không gây kích ứng da.
- Có thể sử dụng với những vùng da nhạy cảm như niêm mạc miệng…
Một số dung dịch kháng khuẩn đáp ứng những yêu cầu trên như dung dịch kháng khuẩn Dizigone, chlorhexidine…
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone cho con bị tay chân miệng
1.3. Hạ sốt, giảm đau nếu cần
- Chườm ấm cho bé để hạ sốt, cặp nhiệt độ thường xuyên 3-4 tiếng/lần.
- Sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38.5°C.
- Lưu ý: cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu trẻ sốt cao trên 39°C trong 48 giờ liên tục.
- Nếu các vết loét miệng khiến bé đau nhiều, cân nhắc dùng các
1.4. Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng
Thói quen sinh hoạt:
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm và khăn sạch. Không nên cho trẻ tắm hay nghịch nước lạnh bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ đang yếu, dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không gãi vỡ phỏng nước để tránh tổn thương, bội nhiễm trên da.
Chế độ dinh dưỡng:
- Đối với trẻ bị loét ở miệng, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, chua hay mặn. Bởi các loại thức ăn này sẽ làm trẻ đau rát, khó chịu.
- Đối với trẻ không bị loét miệng, cho trẻ ăn hoa quả chứa vitamin C như cam, quýt, xoài… để tăng sức đề kháng.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: trẻ nên ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo đậu xanh thịt băm, cháo ý dĩ hầm hạt sen…
Thực hiện các bước điều trị tại nhà trên, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 7-10 ngày.
>>> Xem bài viết: Tay chân miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh?
2. Điều trị tay chân miệng cấp độ nặng: cấp 3 và 4
Ở tay chân miệng cấp độ 3 và 4, trẻ cần được theo dõi và điều trị tích cực ở bệnh viện để giảm các biến chứng đang mắc phải. Một số thuốc được sử dụng:
- Kháng sinh: chỉ dùng khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các nhiễm khuẩn nặng khác.
- An thần, gây ngủ, chống co giật hay điều trị co giật.
- Sử dụng huyết thanh miễn dịch để tăng miễn dịch cơ thể với virus.
- Lưu ý: chỉ sử dụng những loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.
V. Một số thuốc điều trị cụ thể
Thông thường, bệnh tay chân miệng lành tính và tự khỏi sau khi điều trị tại nhà khoảng 10 ngày. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị:
1. Thuốc hạ sốt, giảm đau
- Sử dụng paracetamol khi trẻ sốt trên 39°C. Trường hợp trẻ sốt cao trong 48 giờ liên tục, cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất có thể.
- Nếu trẻ không có đáp ứng với paracetamol, kết hợp sử dụng ibuprofen để hạ sốt.
- Không sử dụng aspirin để giảm sốt, do nguy cơ gây hội chứng rối loạn chuyển hóa nguy hiểm.
2. Bù nước và điện giải
Khi trẻ sốt, mồ hôi tiết ra nhiều và ăn uống kém rất dễ gây mất nước và điện giải. Do đó, cha mẹ cần bổ sung nước và điện giải hằng ngày bằng cách cho trẻ uống dung dịch oresol.
3. Một số thuốc giảm nhẹ biến chứng
Một số thuốc chỉ dùng khi trẻ có dấu hiệu của biến chứng và được bác sĩ chỉ định:
Kháng sinh:
- Chỉ sử dụng khi có bội nhiễm trên da hay dấu hiệu của biến chứng não bộ.
- Một số kháng sinh thường dùng: amoxicillin, cefotaxim, ceftriaxon.
Thuốc chống co giật: phenobarbital.
Thuốc điều trị co giật: midazolam, diazepam.
Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng các thuốc trên khi không có chỉ định của bác sĩ.
>>> Xem bài viết: [REVIEW] TOP 7 thuốc bôi tay chân miệng nhanh khỏi dành cho bé
Trên đây là những điều mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng để có cách xử lý đúng khi trẻ bị bệnh và phòng tránh bệnh cho trẻ. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tay chân miệng ở trẻ, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.