Tay chân miệng là bệnh lý da liễu có nguy cơ lây lan nhanh chóng thành dịch và thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
I. Mức độ nguy hiểm của bệnh theo từng phân độ
Tay chân miệng là bệnh lành tính có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng sẽ nguy hiểm đối với trẻ nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Những biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như: viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,…. Bệnh bao gồm 4 cấp độ, ứng với mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau.
1. Độ 1: loét miệng và/ hoặc tổn thương da
Đây là mức độ bệnh nhẹ nhất mà trẻ em nào mắc bệnh tay chân miệng cũng gặp phải:
- Phát ban kèm mụn nước xuất hiện ở những ngày đầu bị bệnh, tập trung ở ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, lòng bàn chân. Sau đó 1-2 ngày, chúng sẽ lây lan ra các vị trí trên cơ thể.
- Lở loét tại khoang miệng, vùng lợi, lưỡi gây cảm giác đau đớn, khó chịu, dẫn đến tình trạng ăn uống khó khăn, chán ăn, bỏ ăn.
Đây là triệu chứng điển hình, thường gặp của bệnh tay chân miệng. Nếu phát hiện sớm và xử lý tại thời điểm này, bệnh sẽ nhanh khỏi và không gây bất cứ nguy hiểm gì đến sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc cẩn thận, những tổn thương khoang miệng và ngoài da có thể bội nhiễm vi khuẩn, gây lở loét, hoại tử da và để lại sẹo xấu.
Hình ảnh minh họa tổn thương da do bệnh tay chân miệng
2. Độ 2: được chia thành 2 cấp độ nhỏ
2.1: Độ 2a
- Trẻ có bệnh sử giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhân lúc khám
- Sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39oC, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc liên tục
2.2: Độ 2b: có biểu hiện bệnh thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2
Nhóm 1:
- Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám
- Bệnh sử có giật mình >= 2 lần/30 phút
- Bệnh sử giật mình (ít< 2 lần/30 phút) kèm theo 1 trong số các triệu chứng sau:
- Ngủ gà
- Nhịp tim nhanh >150 lần/phút (lúc trẻ nằm im, không sốt)
- Trẻ sốt cao >=39oC, sử dụng thuốc hạ sốt không đỡ.
Nhóm 2: trẻ gồm có 1 trong các dấu hiệu sau đây:
- Run các chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu hoặc liệt tay chân
- Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói,…
Mức độ 2 của bệnh tay chân miệng bắt đầu xuất hiện biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch ở thể nhẹ. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng khác thường này để kịp thời xử lý, tránh nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn gây khó khăn trong quá trình điều trị.
3. Độ 3: có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng
Mạch nhanh >170 lần/phút (đo được lúc trẻ nằm yên hoặc không sốt). Một số trường hợp có thể mạch chậm chứng tỏ bệnh đang có diễn biến rất nặng.
- Vã mồ hôi, cảm giác lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- Huyết áp tăng
- Thở nhanh, thở bất thường: xuất hiện cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm)
- Tăng trương lực cơ
4. Độ 4: cấp độ nguy hiểm nhất
Đây là mức độ nặng nhất của bệnh tay chân miệng với các triệu chứng:
- Sốc (mạch hay huyết áp bằng 0)
- Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 <92%
- Ngưng thở, thở nấc.
Những bệnh nhân tay chân miệng ở mức độ 3 hoặc 4 nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ở những trường hợp này, người thân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các đơn vị hồi sức tích cực để được xử lý nhanh chóng.
II. Cách phòng bệnh dành cho trẻ chưa bị bệnh
Đỉnh điểm bùng phát bệnh tay chân miệng là vào giai đoạn chuyển mùa khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12. Bệnh thường xuất hiện tại những khu đông người như: nhà trẻ, trường học,…. Hiện nay, chưa có vaccine phòng chống bệnh tay chân miệng. Vì vậy, đối với những trẻ chưa bị bệnh, cha mẹ cần hướng dẫn các con thực hiện phòng bệnh đúng cách và an toàn đó là:
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
- Thực hiện ăn uống lành mạnh: ăn chín uống chín
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, dụng cụ sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thường
- Đeo khẩu trang cho bé khi đi ở nơi đông người.
- Không để trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người nghi ngờ mắc bệnh
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
- Đưa trẻ đi khám chữa ngay tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
III. Cách phòng biến chứng nặng dành cho trẻ đã bị bệnh
Để phòng tránh những biến chứng nặng do bệnh tay chân miệng gây ra, người nhà cần nắm rõ các bước chăm sóc trẻ đúng cách như sau:
1. Cách ly trẻ tại nhà ít nhất 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát
Việc cách ly trẻ tại nhà sẽ hạn chế sự lây lan bệnh đồng thời giúp người thân thuận tiện quan sát bé để kịp thời xử lý những triệu chứng bất thường. Cha mẹ nên:
- Cách ly con ở phòng thoáng mát, nên có ánh nắng mặt trời.
- Thường xuyên khử khuẩn đồ chơi, quần áo và dụng cụ cá nhân của trẻ.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với trẻ.
- Người thân khi chăm sóc cho trẻ nên trang bị khẩu trang và găng tay y tế. Rửa tay sạch sẽ sau quá trình vệ sinh cho trẻ.
2. Chăm sóc tổn thương do bệnh tay chân miệng
Đối với bệnh nhân tay chân miệng, quá trình vệ sinh các tổn thương đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Việc làm này giúp cho vết thương được sạch sẽ, ngăn ngừa bội nhiễm, biến chứng, thúc đẩy quá trình nhanh lành bệnh. Vì vậy, việc lựa chọn được sản phẩm kháng khuẩn hiệu quả là điều vô cùng quan trọng
2.1. Dung dịch kháng khuẩn của Dizigone
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn đáp ứng được nhiều tiêu chí như:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh
- Hiệu quả nhanh
- Không gây kích ứng hay xót da, niêm mạc miệng
- An toàn với làn da nhạy cảm của trẻ, dùng được cho tổn thương miệng.
- Không màu, không gây nhuộm bẩn da và quần áo.
Cách sử dụng sản phẩm:
- Pha loãng 1 phần dung dịch Dizigone với 2 phần nước ấm để lau rửa các nốt mụn, phát ban ngoài da của bé 2-3 tiếng/lần. Để kiểm soát tổn thương lan rộng, nên lau dung dịch cho toàn bộ cơ thể bé.
- Với các vết loét trong miệng, cho bé súc miệng trực tiếp với dung dịch 3-4 lần/ngày.
- Nếu bé chưa biết súc miệng, thấm dung dịch vào gạc rơ lưỡi để vệ sinh miệng cho bé.
2.2. Kem Dizigone Nano Bạc
Đối với các tổn thương đang trong quá trình hồi phục, các mụn nước xẹp lại và bắt đầu khô dần, phụ huynh nên sử dụng kem Dizigone Nano Bạc để bôi cho trẻ. Các thành phần từ tự nhiên như: lô hội, cúc la mã, tràm trà sẽ giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm, làm dịu da ngăn ngừa việc hình thành thâm sẹo cho bé.
Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh bằng dung dịch Dizigone, cha mẹ sử dụng một lượng phù hợp bôi lên vùng da tổn thương của trẻ. Thực hiện thoa kem 3-5 lần/ngày.
Phản hồi của khách hàng khi dùng Dizigone cho bé bị tay chân miệng
3. Dùng thuốc cho trẻ khi cần thiết
Sốt cao và nôn nhiều là những dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần:
- Chườm ấm cho bé liên tục để hạ sốt. Lau phần nách, bẹn của bé và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên (2-3 tiếng/lần)
- Khi con có dấu hiệu sốt cao (trên 38.5°C), cần cho dùng paracetamol liều 10-15mg/kg/lần.
- Trường hợp bé có biểu hiện mệt mỏi, ngủ li bì, nói sảng, co giật, cần ngay lập tức đưa bé tới cơ sở y tế. Đây là dấu hiệu của biến chứng thần kinh, cần được xử lý bằng thuốc hay biện pháp chăm sóc tích cực phù hợp.
4. Chế độ dinh dưỡng đủ chất
- Khi trẻ bị sốt, sẽ xuất hiện tình trạng mất nước. Vì vậy việc bổ sung nước và các chất điện giải là điều cần thiết.
- Nên ăn thức ăn mềm để tránh làm nặng thêm tình trạng loét miệng. Đồng thời, bé nên được cho uống nhiều nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng
- Không ăn đồ ăn cứng, cay nóng hoặc chua, gây tổn thương niêm mạc miệng.
- Không ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ bơ, phomai, váng sữa,…
Bổ sung nước ép trái cây cho trẻ
5. Theo dõi tình trạng bé thường xuyên
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn.
- Thực hiện đeo khẩu trang và găng tay y tế trong quá trình chăm sóc hay tiếp xúc với người bệnh.
>>> Xem bài viết: Tay chân miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Trên đây là đầy đủ các bước chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng. Việc thực hiện đúng hướng dẫn sẽ giúp trẻ khỏi bệnh sau 7-10 ngày mà không để lại bất kỳ biến chứng gì. Với những trường hợp lơ là, không chú ý quan sát dẫn đến tình trạng trẻ bị bệnh ở mức độ 3,4. Lúc này sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, bại liệt, tê liệt, nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được giúp đỡ cụ thể.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em – Bộ Y Tế