Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, triệu chứng sùi mào gà thường xuất hiện muộn hoặc khá giống với bệnh lý khác nên dễ bị bỏ qua. Vậy bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu 4 biến chứng dễ gặp nhất của sùi mào gà và các bước để ngăn ngừa biến chứng đó trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Loại virus này có khoảng 120 chủng trong đó có khoảng 35 chủng gây ra các bệnh đường sinh dục.
Không phải tất cả các chủng HPV đều gây sùi mào gà. Hơn 90% các trường hợp mắc bệnh do chủng HPV 6 và HPV 11. Vậy virus gây bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Sự thật, các virus này ít nguy hiểm hơn và có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, người mắc sùi mào gà cũng dễ bị nhiễm các chủng HPV khác. Trong đó, chủng HPV 16, 18, 31, 33, 35 có khả năng gây loạn sản tế bào và gây ung thư ở cả nam và nữ. Do đó, xét nghiệm HPV là việc làm cần thiết để xác định đúng chủng gây bệnh, từ đó có phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
II. Sùi mào gà có nguy hiểm không?
Sùi mào gà gây nguy hiểm cho cả nam và nữ
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không là câu hỏi mà tất cả bệnh nhân đều quan tâm. Theo các bác sĩ da liễu, bệnh lý này rất nguy hiểm. Vì sùi mào gà có khả năng lây nhiễm cao bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn: không dùng bao cao su, quan hệ bằng miệng, hoặc quan hệ với nhiều người,…
- Tiếp xúc trực tiếp với nốt sùi, dịch tiết đường sinh dục, nước bọt.
- Lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai hoặc lúc sinh nở.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh.
Hơn nữa, sùi mào gà có thời gian ủ bệnh kéo dài 3 tuần – 9 tháng nhưng virus vẫn có thể lây lan cho người khác. Đồng thời các biểu hiện bệnh trong thời gian đầu không rõ ràng nên người nhiễm rất dễ bỏ qua. Đến khi đi khám thì bệnh đã trở nặng vì vậy rất nguy hiểm. Bệnh sùi mào gà còn liên quan mật thiết với bệnh ung thư. Đặc biệt là khi người bệnh nhiễm chủng HPV 16, 18.
Hiện nay, bệnh sùi mào gà vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các phương pháp được chỉ định chỉ có tác dụng phá hủy các nốt sùi mào gà. Đồng thời, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, hạn chế sự lây lan của virus. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, virus sẽ tái hoạt động trở lại và gây bệnh. Do đó, nếu không phòng ngừa, bệnh nhân sẽ phải sống chung với sùi mào gà suốt đời.
III. 4 biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà
1. Nhiễm trùng
Nốt sùi mào gà vùng kín rất dễ bị nhiễm trùng
Biến chứng hay gặp nhất của bệnh sùi mào gà là nhiễm trùng. Do các tổn thương nằm ở vùng kín nên rất khó vệ sinh, đặc biệt là nữ giới. Môi trường vùng kín luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho virus phát triển. Mặt khác, các nốt sùi mào gà mềm, dễ vỡ và chảy dịch dù chỉ là va chạm nhẹ. Nếu không thể làm sạch chúng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào da.
Người bệnh có tâm lý e ngại chuyện chia sẻ với người khác về căn bệnh này. Chính vì thế, tới lúc khám thì bệnh đã chuyển nặng, hầu hết tổn thương đã nhiễm trùng, ăn sâu vào da tạo ra nhiều vết lở loét hoặc hoại tử.
Nếu không xử lý nhanh tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm tại nhiều vị trí như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng. Nam giới có thể bị viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, tắc ống dẫn tinh. Những bệnh lý này về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.
2. Ung thư
Người mắc sùi mào gà có nguy cơ ung thư rất cao nếu nhiễm nhiều chủng HPV nguy hiểm như HPV 16, 18.
Biến chứng ung thư có thể gặp ở cả nam và nữ, cụ thể:
- Nữ giới: ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung,…
- Nam giới: ung thư dương vật, ung thư hậu môn,…
Biến chứng ung thư hay gặp và nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Loại ung thư này là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nữ giới sau ung thư vú. Các triệu chứng ung thư giai đoạn đầu khá giống tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Vì vậy bệnh nhân sẽ thường không đi khám. Khi phát hiện, bệnh ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn nặng và có thể di căn sang hạch vùng như hạch bẹn,…
Do đó, người mắc bệnh sùi mào gà cần phải tái khám định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư.
3. Biến chứng ở phụ nữ có thai
Sùi mào gà gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé
Sùi mào gà có thể ủ bệnh từ vài tháng tới vài năm mà không có triệu chứng gì. Vì thế, có nhiều phụ nữ mang thai mà không biết mình mắc bệnh. Vậy khi mang thai, bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không là tâm tư của nhiều bà mẹ.
Theo các nghiên cứu khoa học, sùi mào gà có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe cả phụ nữ mang thai và thai nhi. Trong thời gian mang thai, các u nhú sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn. Do đó, nhiều phụ nữ có thể gặp biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non.
Bên cạnh đó, virus cũng có thể lây truyền sang con qua nhau thai hoặc cuống rốn. Khi sinh nở, việc tiếp xúc da của em bé với bộ phận sinh dục của mẹ là điều không tránh khỏi. Theo đó, trẻ sơ sinh có thể nhiễm sùi mào gà bẩm sinh. Vài tuần sau sinh, sùi mào gà có thể phát triển ở miệng, cổ họng làm tắc nghẽn đường thở em bé, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa biến chứng này, phụ nữ nên đi làm xét nghiệm HPV trước khi có ý định mang thai. Đồng thời, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu của sùi mào gà trong thai kỳ.
4. Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần
Bệnh sùi mào gà dù nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh. Khi biết mình nhiễm virus, bệnh nhân luôn luôn trong trạng thái lo âu, hoang mang không biết bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không. Từ đó, người bệnh có cảm giác dằn vặt bản thân, tự ti và không muốn chia sẻ với người khác. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân sẽ sợ đi khám bệnh khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
Sùi mào gà cũng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tình dục. Với các cặp vợ hoặc chồng nhiễm bệnh có thể nghi ngờ lẫn nhau, gây bất hòa trong hôn nhân, thậm chí dẫn tới đổ vỡ. Nếu mắc bệnh trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể trở nên u uất, trầm cảm làm ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.
Hơn thế nữa, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn và không biết khi nào thì tái phát. Quá trình điều trị kéo dài, gây đau đớn và bất tiện trong đi lại, sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý người bệnh. Do đó, bên cạnh điều trị triệu chứng, bệnh nhân cũng cần được tư vấn tâm lý để ổn định tinh thần và yên tâm điều trị.
IV. 3 cách điều trị để ngăn ngừa biến chứng sùi mào gà
Tuy chưa có thuốc điều trị dứt điểm sùi mào gà nhưng có nhiều biện pháp nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Sau đây là cách điều trị để ngăn ngừa biến chứng sùi mào gà mà bạn cần phải biết:
1. Làm sạch tổn thương da bằng dung dịch sát khuẩn
Để ngăn ngừa các biến chứng của sùi mào gà, điều đầu tiên người bệnh cần thực hiện là làm sạch các tổn thương ngoài da để tránh virus lây lan. Mặt khác, nốt sùi mào gà rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh hàng ngày. Do đó việc sử dụng dung dịch kháng khuẩn có thể loại bỏ hầu hết vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tuy nhiên, không phải sản phẩm sát trùng nào cũng phù hợp. Các dung dịch sát trùng thông thường như cồn, oxy già, povidone iod,… thường gây đau xót, kích ứng niêm mạc và làm vết thương lâu lành. Hiện nay, nhiều phòng khám và bệnh viện khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ sinh nốt sùi mào gà. Nhờ áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion, Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm.
- Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiếp xúc.
- Thành phần lành tính, an toàn cho cả phụ nữ có thai và trẻ em.
- Không gây đau xót, kích ứng da và niêm mạc.
Cách dùng dung dịch Dizigone:
- Thấm dung dịch vào bông/gạc để lau các nốt sùi hoặc dùng dung dịch để vệ sinh vùng kín 3-4 lần/ngày
- Khi nốt mụn khô se, bạn có thể kết hợp với kem dưỡng Dizigone nano bạc để giúp vết thương mau lành hơn.
2. Phá hủy nốt sùi, u nhú
Phá hủy nốt sùi mào gà tại vùng kín
Nguyên tắc điều trị sùi mào gà hiện nay là phá hủy các nốt sùi mào gà bằng thuốc hoặc biện pháp can thiệp ngoại khoa. Từ đó, có thể giảm bớt triệu chứng và hạn chế tái phát sùi mào gà cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị thích hợp nhất. Bạn có thể tham khảo cách điều trị sau:
- Sùi mào gà nhẹ, chưa lan rộng: dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ. Các loại thuốc được dùng gồm có: Podophyllotoxin, Podophyllin, imiquimod, Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA).
- Sùi mào gà nặng, dùng cho phụ nữ có thai: áp dụng phương pháp áp lạnh, đốt điện, chiếu laser hoặc quang điện (ALA-PDT).
3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giúp bệnh nhân có thể duy trì thể trạng và tạo tâm lý thoải mái, lạc quan trong suốt thời gian điều trị dài ngày.
Những điều bệnh nhân cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng gồm đạm, chất béo, vitamin từ thực phẩm. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đạm thực vật, …
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, thực phẩm dễ tạo sẹo như rau muống, thịt gà, đồ nếp,…
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, hạn chế vận động mạnh,…
- Bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị và sau khi điều trị trong vòng 6 tháng phải sử dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su.
- Ngoài ra, người bệnh cần tái khám định kỳ và làm các xét nghiệm sàng lọc biến chứng ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật.
>>> Xem bài viết: Sùi mào gà hậu môn, vùng kín: làm sao để khỏi nhanh, ngừa tái lại?
V. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được câu hỏi bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Những biến chứng khó lường của sùi mào gà có thể gia tăng nếu như người bệnh do dự không khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể ngăn ngừa biến chứng sùi mào gà bằng cách tuân thủ điều trị, sử dụng biện pháp an toàn trong quan hệ tinh dục. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế