Bệnh chốc lở đặc trưng bởi các tổn thương như: bọng nước nông, rải rác, hoá mủ, sau đó dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh gặp ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ nhỏ do điều kiện vệ sinh còn kém. Bệnh thường không quá nguy hiểm, nếu biết cách chăm sóc đúng cách, vết chốc sẽ xóa bay sau 7-10 ngày.
I. Bệnh chốc lở là gì?
Chốc lở là căn bệnh đã có từ rất lâu đời. Nó được đặt tên tại nước Anh từ thế kỷ 14, theo một thuật ngữ Latin là “impetere”, có nghĩa là tấn công. Cái tên này phần nào cho thấy khả năng tấn công và lây lan mạnh mẽ của chủng vi khuẩn gây ra bệnh.
Bệnh chốc (impetigo) là một nhiễm trùng da thường gặp và rất dễ lây lan. Đặc trưng của bệnh là những nốt mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Những vị trí thường gặp vết chốc lở nhất là mặt, cánh tay và chân.
Bất cứ ai cũng đều có thể là nạn nhân của bệnh chốc lở. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp nhất của bệnh là trẻ em, thường ở độ tuổi từ 2 – 5.
Nhiễm trùng da có thể bắt đầu từ những vết cắt nhỏ, vết côn trùng đốt hoặc phát ban như ở bệnh chàm. Một tổn thương da nhỏ nhất cũng có thể mở ra cánh cửa để vi khuẩn xâm nhập. Thậm chí, vết chốc còn xuất hiện trên cả những vùng da khỏe mạnh.
Vi khuẩn thường phát triển mạnh ở thời tiết nóng ẩm. Vì vậy, bệnh chốc cũng có xu hướng xảy ra theo mùa. Ở Việt Nam, bệnh chốc thường đạt đỉnh vào mùa hạ và mùa thu – những ngày tiết trời nóng nhất trong năm.
II. Nguyên nhân của bệnh chốc lở
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chốc là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Ngoài ra, liên cầu nhóm A streptococcus cũng là một tác nhân phổ biến gây bệnh.
Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào tổ chức da thông qua các vết xước, nứt da, côn trùng cắn hoặc phát ban. Sau đó, chúng sinh sôi và phát triển, hình thành nên vết chốc.
Bệnh chốc có thể lây lan qua các con đường như: chạm tay vào vết chốc của người nhiễm bệnh; chạm vào các vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng qua như khăn mặt, quần áo, chăn đệm….
III. Yếu tố thuận lợi gây bệnh và đối tượng dễ bị bệnh chốc lở
1. Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh bệnh chốc lở phát triển và sinh sôi
- Độ tuổi: trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị chốc.
- Thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè.
- Điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống ẩm ướt, không thoáng mát.
- Có bệnh da phối hợp như:chấy rận, ghẻ, côn trùng cắn, viêm da cơ địa.
2. Những đối tượng dễ có nguy cơ cao bị bệnh chốc lở
- Trẻ em dễ mắc bệnh chốc lở, chốc lây hơn người lớn
- Người sống ở vùng khí hậu ấm áp và ẩm ướt
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Người đang được chạy thận
- Người bị suy giảm miễn dịch ví dụ như nhiễm HIV…
- Người có tình trạng da như chàm, viêm da, vảy nến…
- Người bị cháy nắng hoặc bỏng
- Người bị nhiễm trùng, ngứa ngáy như chấy, ghẻ, mụn rộp hoặc thủy đậu
- Người bị côn trùng cắn
- Người chơi các môn thể thao tiếp xúc như đấu vật…
IV. Hình ảnh của bệnh chốc lở
Bệnh chốc có diễn biến rất nhanh chóng. Cha mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của bệnh chốc để phát hiện bệnh sớm và có cách xử lý cho phù hợp.
- Ban đầu, trên da xuất hiện các vết dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng da mất màu, khoảng 0,5-1 cm.
- Sau đó, xuất hiện bọng nước trên vết dát đỏ, đường kính 0,5-1 cm, nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ viêm. Sau vài giờ thành bọng mủ.
- Bọng nước nhanh chóng dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong. Khi bỏ lớp vảy đó đi sẽ xuất hiện vết trợt nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt.
- Sau khoảng 7-10 ngày, vảy tiết bong đi để lại dát hồng, ẩm ướt, nhẵn.
- Bệnh chốc lở thường xuất hiện ở các vị trí tay, mặt, cổ, chi dưới, chốc ở đầu thường kèm theo chấy.
>>> Xem bài viết: Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc qua hình ảnh
V. Triệu chứng của bệnh chốc lở
Vết chốc lở thường gặp ở những vị trí như mặt, tay, chân, có khi là cả người. Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm:
- Sốt, mệt mỏi, có thể nổi hạch
- Ngứa ít hoặc nhiều tùy mức độ.
- Chốc không có bọng nước: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là vết loét đỏ trên da. Những vết loét này nhanh chóng phát triển thành mụn nước, rỉ ra rồi vỡ, tạo thành lớp vỏ màu vàng mật ong. Vị trí tổn thương có thể ngứa, đôi khi còn có quầng đỏ bao quanh.
- Chốc loét: Dấu hiệu ban đầu rất giống chốc không có bọng nước. Tuy nhiên, vết chốc không khô lại thành vỏ mà tiến triển thành loét. Vết loét hoại tử lõm ở giữa, rất lâu lành và để lại sẹo.
- Chốc có bọng nước: Dấu hiệu ban đầu là những mụn nước nhỏ, sau đó lớn dần thành bọng nước. Bên trong các bọng nước chứa dịch vàng trong, vỡ dần ra trong 1 – 3 ngày. Sau khi vỡ, mụn nước để lại viền da mỏng xung quanh, khiến người bệnh cảm thấy ẩm ướt, rát đỏ. Sau khi khỏi, các mụn nước này không để lại sẹo.
VI. Biến chứng của bệnh chốc lở
Chốc lở là bệnh không khó điều trị và ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, chốc lở có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như:
1. Viêm mô tế bào
Biến chứng viêm mô tế bào xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các lớp da ở sâu bên trong. Vùng tổn thương sẽ gặp tình trạng ửng đỏ, sưng viêm, đau nhiều, thậm chí gây sốt cho người bệnh. Viêm mô tế bào được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh đường uống. Để giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc giảm đau như paracetamol…
2. Vảy nến thể mảng
Vảy nến thể mảng là tổn thương da không lây nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, sau một đợt bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này gặp nhiều hơn sau nhiễm trùng hầu – họng, nhưng đôi khi cũng sẽ thấy ở trẻ bị bệnh chốc lở.
Vảy nến thể mảng gây ra những mảng vảy nhỏ màu đỏ, hình giọt nước. Chúng mọc rải rác ở ngực, cánh tay, chân và trên da đầu. Biến chứng này được kiểm soát bằng các kem bôi kháng khuẩn – dưỡng ẩm da. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ tự biến mất hoàn toàn sau vài tuần điều trị.
3. Sốt tinh hồng nhiệt (Scarlet Fever)
Đây là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn rất hiếm gặp, biểu hiện bằng các nốt phát ban đỏ hồng mọc khắp cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau mỏi, buồn nôn và nôn.
Sốt tinh hồng nhiệt có thể được đẩy lùi nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh. Cha mẹ cần lưu ý đây là bệnh dễ lây lan, nên cần cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh.
4. Sẹo
Chỉ vết chốc loét mới có nguy cơ để lại sẹo trên da. Chốc loét thường gặp khi người bệnh cào gãi mạnh vào vết bọng nước, vảy da hay tổn thương hở. Để ngăn ngừa vi khuẩn ăn sâu, lan rộng gây chốc loét, cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh như Dizigone để lau rửa, vệ sinh vết chốc thường xuyên.
5. Các biến chứng khác
Ngoài các biến chứng trên, bệnh chốc lở còn có thể để lại những hậu quả như:
- Nhiễm trùng huyết
- Hội chứng bỏng da do tụ cầu
- Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.
Các biến chứng này rất hiếm gặp, nhưng di chứng để lại là vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để ngăn ngừa là điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm, tránh để tổn thương lan rộng, ăn sâu.
VII. Các bước chăm sóc đúng cách cho người bệnh chốc lở
Bệnh chốc rất dễ bị lầm tưởng sang một số bệnh da liễu khác như: nấm da, zona,… dẫn đến việc chăm sóc không đúng cách. Dưới đây, là các bước chăm sóc bệnh chốc đúng cách – an toàn – hiệu quả.
Bước 1: Vệ sinh thương tổn, nhẹ nhàng loại bỏ vảy tiết
Trên tổn thương sẽ xuất hiện nhiều dịch tiết kèm vảy. Trước tiên, cần phải loại bỏ chúng trước khi tiếp tục các bước chăm sóc khác:
- Ngâm trực tiếp vết chốc vào nước ấm hoặc dùng khăn ướt đắp lên vết chốc vài phút để làm mềm vảy.
- Trước tiên, hơ nhíp qua ngọn lửa sau đó gắp bỏ những dị vật, tế bào da chết trên ổ tổn thương.
- Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% rửa lại nhằm đảm bảo chắc chắn các dị vật đã được loại bỏ hoàn toàn.
Bước 2: Sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone vệ sinh vết chốc lở
Việc sát khuẩn tổn thương giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn, hạn chế tình trạng lây lan. Đồng thời, dung dịch sát khuẩn cũng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm kháng khuẩn khác nhau như: povidone iod, clohexidine, oxy già,…. Tuy nhiên, khi sử dụng cho chốc cần dùng thường xuyên, sản phẩm lựa chọn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được tụ cầu, liên cầu gây bệnh
- Hiệu quả nhanh
- Không gây xót hay kích ứng da, an toàn cho bé
- Không làm tổn thương mô hạt, cản trở lành thương tự nhiên
- Hạn chế thâm sẹo hiệu quả
Dizigone là dòng sản phẩm kháng khuẩn đáp ứng được tất cả những yêu cầu kể trên. Là dung dịch đầu tiên tại Việt Nam được xử lý bằng công nghệ tiên tiến EMWE đến từ châu Âu, Dizigone giúp tiêu diệt 100% tác nhân gây bệnh chốc lở chỉ trong vòng 30 giây. Sản phẩm đươc sử dụng rộng rãi trên toàn quốc và cho hiệu quả vô cùng tích cực.
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý bệnh chốc lở
Bước 3: Sử dụng thuốc điều trị chốc (cho trường hợp nặng)
Bệnh chốc gây ra bởi vi khuẩn. Trong trường hợp chốc nặng, lan tỏa toàn thân, bạn cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt triệt để tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số các loại thuốc phổ biến được kể đến như:
- Kháng sinh bôi tại chỗ: mỡ mupirocin hoặc kem acid fucidic, erythromycin,…
- Kháng sinh điều trị toàn thân: cephalexin, clindamycin, vancomycin,…
- Thuốc histamin chống ngứa: loratadin,…
Nếu bé chỉ bị chốc ở một vài vị trí, cha mẹ bỏ qua bước này và thực hiện áp dụng các bước tiếp theo.
Bước 4: Che phủ vùng da tổn thương để ngăn ngừa chốc lan rộng
Vết chốc có thể rất ngứa, gây khó chịu, bức bối và kích thích phản ứng gãi. Việc gãi hay chà xát mạnh sẽ khiến vùng da bị chốc đối mặt với nguy cơ bị trợt loét, đau đớn, khó lành và dễ để lại sẹo. Không chỉ vậy, nếu bàn tay mang mầm bệnh chạm lên các vùng da khác, chốc có thể lan rộng khắp cơ thể.
Để ngăn ngừa tình trạng ấy, vùng da bị tổn thương phải được che phủ thích hợp. Sau mỗi lần bôi thuốc hoặc dung dịch sát khuẩn, nên dùng băng gạc để khóa kín vết chốc. Thay băng gạc 2-3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.
Nếu chốc nghiêm trọng hay lan khắp cơ thể, người bệnh có thể được kê một số kháng sinh toàn thân như flucloxacillin, cefuroxim. Việc dùng kháng sinh phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh kháng thuốc.
>>> Xem bài viết: Bệnh chốc: Hướng dẫn điều trị chuẩn của Bộ Y Tế
Bước 5: Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngoài tuân thủ các bước chăm sóc kể trên, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu đồng thời hạn chế tình trạng mưng mủ, nguy cơ để lại sẹo xấu. Một số điều bạn cần lưu ý trong bữa cơm hằng ngày đó là:
Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như: rau xanh, ngũ cốc, hoa quả,… giúp tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, tăng quá trình tái tạo da.
- Thực phẩm có khả năng kháng viêm như: gừng, mật ong, nước nha đam,…
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp thanh lọc.
Thực phẩm kiêng ăn
- Không nên ăn hải sản, làm tăng nguy cơ dị ứng, ngứa ngáy.
- Không ăn rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp làm nặng thêm tình trạng mưng mủ, để lại sẹo thâm, sẹo lồi.
- Không ăn đồ cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ vì cũng có thể làm tăng sự kích ứng cho da.
- Hạn chế đường – nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn.
Kết luận: Chốc lở là bệnh thường gặp ở trẻ em, gây nên những tổn thương da có tính chất lây lan. Đây là bệnh không khó để điều trị, nhưng cần sự kiên nhẫn và cẩn thận từ phụ huynh để tránh dẫn đến hậu họa khôn lường. Việc sát khuẩn tổn thương da bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh như Dizigone là một giải pháp tối ưu dể xử lý bệnh chốc lở nhanh chóng – hiệu quả – an toàn. Để tìm hiểu thêm về bệnh chốc lở, hãy gọi ngay HOTLINE 19009482 để được tư vấn bởi các Dược sĩ chuyên môn của Dizigone.
Phạm ngọc bích đã bình luận
Bé nhà e ban đầu bị nổi mụn nc sau khi vỡ ra lan to bằng ngón tay cái. Loét đỏ e có bôi su bạc se miệng nhưng k thấy khỏi. Bé bị 1 tuần nay rồi ạ. Nay lại thấy nổi mụn nc bên cạnh vùng da tổn thương. Liệu có phải bị chốc k ạ
Ngọc Minh đã bình luận
Mình đã tư vấn cho trường hợp của bé nhà bạn qua fanpage facebook của Dizigone rồi. Trường hợp bé nahf bạn thì 100% là bị chốc, và giải pháp hữu hiệu nhaats là dùng Dizigone. Bộ sản phẩm Dizigone trị chốc dựa trên nguyên tắc tiêu diệt tụ cầu – nguyên nhân chính gây bệnh, làm dịu và kích thích tổn thương lành nhanh chóng, tự nhiên. Khi dùng Dizigone chữa chốc, bé sẽ không cần dùng đến kháng sinh và khỏi sau 1-2 tuần, hạn chế được tối đa nguy cơ tái lại. Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 9482.
Thủy đã bình luận
Xin tư vấn 0352372027
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Để được tư vấn trực tiếp bạn liên hệ số Hotline 0964619482 gặp chuyên gia da liễu nhé.
Chúc bạn sức khoẻ !
Phạm lương đã bình luận
Bé nhà mình bị mụn nước sau đó bể ra và cứ lan ra vùng da xung quanh ngày càng to k bt có phải bị chốc k bé bị nay 10 ngày rồi
Ngọc Minh đã bình luận
Chào bạn, với bệnh chốc ở trẻ em thì Dizigone là giải pháp an toàn – hiệu quả nhất, hoàn toàn không cần phải dùng kháng sinh. Nếu con bạn đúng là bị bệnh chốc thì dùng Dizigone 100% là khỏi. Bệnh chốc của con sẽ chấm dứt chỉ sau 1-2 tuần, tùy tình trạng tổn thương nhờ những ưu điểm tuyệt vời của Dizigone
– Tiêu diệt hoàn toàn tụ cầu – nguyên nhân chính gây chốc.
– Hiệu quả nhanh: loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc
– Không gây xót cho da bé.
– Không làm tổn thương mô mới hình thành trên vết chốc.
– An toàn, không chứa kháng sinh và corticoid.
Mình đã liên hệ với bạn qua sđt để trao đổi trực tiếp về tình hình bệnh của con nhưng chưa kết nối được. Bạn kiểm tra cuộc gọi nhỡ trên điện thoại hoặc liên hệ với mình qua hotline 1900 9482 để được tư vấn kỹ hơn nhé. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Lê thị thanh đã bình luận
Muốn mua thì thuốc này thì mua bằng cách nào
tuân đã bình luận
mình bị ở khoé miệng đã đóng vẩy nhưng vết thương không liền mà vẫn bị toét lại là sao ạ
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Hiện bạn đang xử lý vết chốc này như thế nào nhỉ? Nếu đóng vảy mà không liền và vẫn bị loét tức là bệnh chưa khỏi hẳn.
Bạn hãy liên hệ theo số 0964619482 để được các chuyên gia tư vấn nhé.
Chúc bạn sức khoẻ!
Hạnh đã bình luận
Bé nhà em bị xước da ở mặt xong thì có nước nước chảy đến đâu lại loét đến đấy cháu bị ba tháng zui đi khám bác sĩ bảo bị chốc ke đơn thuốc giờ cứ đóng vảy nến vàng lục nào bong ra lại có những nốt li ti như nốt mụn a tu vấn rút e vs ạ liệu cháu có bị di chứng zui ko ạ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Bệnh chốc lở là nhiễm khuẩn ngoài da do tụ cầu vàng hoặc liên cầu nhóm a. Bệnh thường tương đối lành tính, có thể xử trí tại nhà với các sản phẩm kháng khuẩn hiệu lực mạnh (như Dizigone); hoặc kết hợp dùng kháng sinh đường uống/ bôi nếu bị nặng, lan tỏa diện rộng.
Chốc lở cũng thường chỉ để lại sẹo nếu tổn thương da bị nhiễm trùng, gây chốc loét. Vì vậy, bạn nên xử lý sớm để tránh tình trạng chốc của bé tiến triển đến giai đoạn này.
Dizigone đã liên hệ bạn để tư vấn chi tiết về bệnh và cách điều trị. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482. Chúc bạn sức khỏe!