Chăm sóc sức khỏe cho bé là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất của mỗi gia đình.Tuy nhiên việc này không hề dễ dàng khi bé rất dễ mắc các bệnh ngoài da, nhất là chốc lở. Nếu mẹ đang nóng ruột và đau đầu khi con bị chốc lở, con quấy khóc mệt mỏi do ngứa thì mẹ đừng lo vì chúng tôi sẽ cung cấp mẹ có những thông tin bổ ích để điều trị dứt điểm bệnh chốc lở ở trẻ em.
I. Dấu hiệu nhận biết bé bị chốc
Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn da hay gặp ở trẻ em. Chốc lở (impetigo) đặc trưng bởi các bọng nước nông, rải rác trên da. Những bọng nước này nhanh chóng hóa mủ rồi vỡ để lại vết vảy đóng trên da.
1. Chốc có bọng nước điển hình
- Khởi đầu là xuất hiện bọng nước trên da trẻ, sau vài giờ biến thành bọng mủ. Khi các bọng mủ vỡ sẽ đóng thành vảy màu vàng nâu hoặc nâu nhạt.
- Vùng thương tổn trên da khi khỏi không để lại sẹo.
- Chốc có bọng nước thường xuất hiện ở mặt, vùng da hở, lòng bàn tay, bàn chân của bé. Mẹ lưu ý rằng chốc không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc
- Trẻ có thể thấy ngứa ngáy và cào gãi làm bọng nước lây lan rộng, làm tình trạng bệnh nặng hơn.
2. Chốc không có bọng nước điển hình
- Thương tổn ban đầu có mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên da nên không có bọng nước điển hình. Xung quanh thương tổn thường có ít vảy da.
- Chốc lở không có bọng nước thường gặp ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tứ chi của bé.
- Mẹ chú ý bệnh dễ xuất hiện ở bé bị viêm da cơ địa, ghẻ và hầu như không gặp thương tổn ở niêm mạc.
- Bệnh thường khỏi sau 2-3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài khi cơ thể trẻ có nhiễm trùng, bị chàm hay thời tiết nóng, ẩm ướt.
>>> Xem bài viết: Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc lở qua hình ảnh
II. Nguyên nhân và nguyên tắc điều trị chung
1. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở ở trẻ
Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh chốc lở giúp mẹ hiểu rõ hơn những phương pháp điều trị bệnh cho con. Bé bị bệnh chốc do sự tấn công của vi khuẩn, cụ thể như sau:
- Với bệnh chốc có bọng nước điển hình: Thường do tụ cầu Staphylococcus aureus gây ra.
- Với bệnh chốc không có bọng nước điển hình: Liên cầu tan huyết nhóm A là nguyên nhân chính gây bệnh cho bé.
Mẹ nên chú ý một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở như: tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, điều kiện vệ sinh kém hoặc có bệnh da phối hợp như chấy rận, ghẻ, côn trùng cắn, viêm da cơ địa.
2. Nguyên tắc điều trị bệnh chốc lở cho bé
Tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan là nguyên tắc chính đẩy lùi căn bệnh chốc lở ở trẻ. Mẹ có thể tham khảo nguyên tắc điều trị bệnh mà chúng tôi tổng hợp lại dưới đây:
- Sát khuẩn tại chỗ, có thể kết hợp kháng sinh đường uống trong trường hợp chốc nặng cho bé. Đây là nguyên tắc điều trị quan trọng nhất
- Chống ngứa để làm giảm cảm giác khó chịu cho bé và ngăn ngừa tình trạng lây lan mụn nước trên da.
- Điều trị biến chứng chàm hóa, chốc loét kèm theo nếu có.
3. Hướng dẫn mẹ các phương pháp điều trị cụ thể
Điều trị tại chỗ
Khi tình trạng bệnh của bé còn nhẹ, mẹ có thể cho bé sử dụng những loại thuốc sau:
- Làm sạch những vết tổn thương trên da bằng thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc dung dịch NaCl 0.9%
- Với bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch sát khuẩn vào buổi sáng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tình trạng lây lan chốc. Các dung dịch sát khuẩn hiệu quả cho chốc lở: Dizigone, castellani, dung dịch eosin 2%…
- Trường hợp nhiều vảy tiết: đắp nước muối sinh lý 9‰, nước thuốc tím 1/10000. Mẹ nên dùng liên tục đến khi bong hết vảy. Hoặc mẹ bôi mỡ kháng sinh như mỡ mupirocin hoặc kem acid fusidic cho con để giảm tình trạng vảy tiết.
- Dùng kháng Histamin như Phenergan, Loratadin để làm giảm ngứa ngáy khó chịu cho bé.
Điều trị toàn thân
Chỉ định khi bệnh trở nặng, tổn thương lan rộng và dai dẳng:
- Dùng kháng sinh toàn thân: Có thể dùng kháng sinh nhóm β-lactam, penicillin bán tổng hợp.
- Nếu chốc kháng thuốc phải điều trị theo kháng sinh đồ.
III. Con đường lây lan và cách phòng ngừa bệnh chốc lở
1. Con đường lây lan
Để ngăn ngừa sự tấn công của chốc, mẹ cần chú ý đến những nguồn lây nhiễm bệnh dưới đây:
- Lây từ người này sang người khác: Các bé khi chơi cùng bạn đang bị chốc lở thì nguy cơ lây bệnh cao do các bé dễ tiếp xúc với chất dịch rỉ ra từ các nốt lở loét.
- Lây khi dùng chung đồ vật với trẻ khác bị chốc: Bệnh thường lây truyền trong các trường học khi bé dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi hoặc các vật dụng khác với trẻ bị bệnh.
- Mẹ chú ý nếu bé gãi cũng làm các nốt lở loét lan ra các phần khác của cơ thể.
2. Cách phòng ngừa bệnh chốc lở ở trẻ em mà mẹ cần quan tâm
- Chú ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ, nhất là sau khi mắc bệnh do vi rút như sởi.
- Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Mẹ nhớ thường xuyên cắt tóc, cắt móng tay bé để ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh.
- Giữ vệ sinh nhà cửa khô sạch, tạo ra một không gian sống thoáng đãng không để cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
- Nếu bé nhà đang bị bệnh, mẹ hãy cho bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Mẹ đừng để bé gãi nhiều vì vùng tổn thương dễ lan rộng gây biến chứng.
- Tránh để bé bị côn trùng đốt vì vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công bé qua vết thương hở trên da.
- Cho bé mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt vào mùa hè.
- Dặn dò bé không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, gối,.. với các bạn khi đi học ở trường lớp
IV. Giới thiệu một số sản phẩm xử lý chốc an toàn, hiệu quả
Nếu mẹ đang băn khoăn, thắc mắc không biết nên dùng sản phẩm nào cho con khi trên thị trường có vô vàn sản phẩm điều trị chốc lở thì có thể tham khảo thông tin dưới đây.
1. Thuốc bôi kháng khuẩn tại chỗ điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
1.1. Povidon iod
Thuốc chứa hoạt chất kháng khuẩn povidon iod. Khi bôi lên vùng da tổn thương, povidon iod sẽ tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm sưng.
Tuy nhiên thuốc có thể gây nhuộm màu da, gây xót da và làm chậm lành vết thương nên mẹ cần cân nhắc khi sử dụng thuốc cho bé.
1.2. Chlorhexidine
Đây cũng là một loại dung dịch sát khuẩn giống Povidon, có tác dụng làm sạch vùng da tổn thương, ức chế sự phát triển của tụ cầu và liên cầu gây bệnh.
Chlorhexidine có khả năng kháng khuẩn khá mạnh và không gây xót. Tuy nhiên, do bản chất hóa học nên dung dịch có thể gây bỏng hay phồng rộp trong một vài trường hợp đặc biệt. Mẹ cần lưu ý điều này và cẩn trọng kiểm tra trước khi sử dụng cho bé trên diện tích da rộng.
1.3. Castellani
Castellani là thuốc sát khuẩn, dùng trong trường hợp chốc lở có mụn mủ. Thuốc có chứa các thành phần giúp sát khuẩn, khử trùng da, chống mẩn ngứa và viêm nhiễm. Ngoài ra da bé sẽ được làm mềm và giữ ẩm trong quá trình dùng thuốc, giúp nhanh chóng lành bệnh.
Thuốc có thể gây mẩn ngứa, nổi ban đỏ, nóng rát trên da. Khi dùng thuốc tránh dây thuốc lên mắt, miệng bé để tránh kích ứng. Khi thuốc vào cơ thể có thể gây ra độc tính.
1.4. Acid fusidic
Thuốc bôi acid fusidic dùng cho bé bị chốc không có bọng nước điển hình. Khi bôi lên vùng da bị tổn thương, thuốc tiêu diệt vi khuẩn và chống viêm .
Mẹ dùng cho bé khi vùng da tổn thương nhỏ, bệnh chốc của bé còn nhẹ.
2. Thuốc kháng sinh đường uống điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Sử dụng thuốc bôi ngoài kết hợp với kháng sinh đường uống làm tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, giúp bé nhanh khỏi bệnh.
2.1. Amoxicillin
Amoxicillin là kháng sinh phổ biến, thuộc dẫn xuất của penicillin. Có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt tụ cầu, liên cầu. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng, lưu ý khi dùng thuốc cho con. Bởi vì thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy.
2.2. Cephalexin
Cephalexin là kháng sinh nhóm cephalosporin. Thuốc có khả năng làm vỡ thành tế bào vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Khi thấy những dấu hiệu nguy hiểm như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… bạn nên ngừng thuốc.
V. Dizigone – Bộ sản phẩm đẩy lùi bệnh chốc lở ở trẻ em hiệu quả, không kháng sinh
Việc sử dụng các chất kháng khuẩn, kháng sinh không hợp lý sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như dễ làm cho vi khuẩn kháng kháng sinh, độc cho gan thận, có thể gây kích ứng và gây buồn nôn, chóng mặt,…
Vì thế lựa chọn một sản phẩm an toàn, lành tính có tác dụng diệt khuẩn tốt là điều mà mẹ rất quan tâm trong quá trình trị bệnh cho con. Hiện nay một trong những sản phẩm kháng khuẩn tốt, an toàn, hiệu quả đang được các bà mẹ ưa chuộng là dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Dizigone được tin dùng cho bệnh chốc lở vì sản phẩm có những ưu điểm vượt trội sau:
- Sát khuẩn nhanh – Hiệu quả cao 100% trong vòng 30 giây đã được chứng minh bởi thử nghiệm Quatest 1 của Bộ KHCN
- Có khả năng loại bỏ màng Biofilm (yếu tố cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn) và làm vết thương nhanh lành.
- Dizigone không màu, không gây xót, không gây kích ứng da, rất an toàn cho bé.
Hướng dẫn mẹ dùng Dizigone cho bé:
- Thấm dung dịch Dizigone ra bông để lau kỹ vết chốc. Chú ý lau khu trú từ ngoài vào trong để tránh lan ra vùng lân cận. Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu.
- Kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc sau khi vết loét đã khô se.
Trên đây là một số thông tin hữu ích cho mẹ, giúp mẹ biết cách chăm sóc cho con khi bé bị chốc lở. Nếu mẹ còn thắc mắc, băn khoăn thì mẹ có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.