Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chốc lở gây ngứa ngáy, khó chịu và tự ti cho trẻ. Hiểu về những sự thật của bệnh chốc lở sẽ giúp bạn tìm được giải pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhất cho bé.
I. Dấu hiệu nhận biết chốc lở
Chốc lở là một nhiễm khuẩn dễ lây lan ở da. Tương tự như các bệnh nhiễm khuẩn khác, chốc lở có thể gây.những dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi. Phân loại theo triệu chứng, có 3 dạng chốc lở khác nhau. Nhưng cả 3 dạng này đều có cùng các biểu hiện đặc.trưng là: mụn mủ, bọng nước và vảy tiết trên da.
Dấu hiệu nhận biết từng dạng chốc lở:
1. Chốc không có bọng nước
- Đây là dạng chốc phổ biến nhất. Tổn thương bắt đầu từ một vùng da bị đỏ lên và ngứa. Trên đó sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ chứa dịch trong. Mụn nước này nhanh chóng vỡ ra rồi vùng da tổn thương đóng vảy tiết màu vàng. Sau khi vảy tiết bong tróc đi sẽ để lại lớp da non đỏ ẩm, khi lành dễ bị thâm.
- Vị trí thường gặp: mặt hoặc các chi.
- Trẻ thường bị nổi hạch to kèm theo ở gần vị trí nhiễm khuẩn.
2. Chốc có bọng nước
- Khác với chốc không có bọng nước, chốc có bọng nước khởi phát từ những mụn nước nhỏ. Sau đó, mụn nước này thường tiến triển thành bọng nước lớn, nông, dễ vỡ, trong có chứa dịch vàng. Sau 1-3 ngày, bóng nước này tự vỡ đi, để lại viền da mỏng xung quanh đỏ ẩm, khi lành thường không có sẹo.
- Vị trí thường gặp: mặt, chi, mông và thân mình.
- Trẻ không bị nổi hạch.
3. Chốc loét
Chốc loét là dạng bệnh chốc nặng nhất, do tổn thương sâu rộng nên vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập. Giai đoạn đầu chốc loét tương tự như chốc không có bọng nước, nhưng sau đó vùng chốc lại xuất hiện các vết lõm hoại tử. Do vậy, chốc loét rất lâu lành, khó điều trị và dễ để lại sẹo.
>>> Xem bài viết: Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc lở qua hình ảnh
II. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở
1. Nguyên nhân gây bệnh chốc
Chốc lở gây ra do cầu khuẩn nói chung. Trong đó, có tới 90% ca bệnh là bởi tụ cầu. Có thể do trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn chứa vi khuẩn, hoặc bị lây từ trẻ khác mắc bệnh. Tùy vào mỗi dạng chốc lại có nguyên nhân chính xác riêng:
- Chốc không có bọng nước: Do liên cầu tan huyết beta nhóm A, tụ cầu và/hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ có từ trước đó trên da như vết chàm, xước, côn trùng đốt,…
- Chốc có bọng nước: Do độc tố bong da của tụ cầu (exfoliatin A-D) tấn công cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, gây bóc tách lớp nông thượng bì.
- Chốc loét: Gây ra bởi liên cầu, có thể phối hợp với tụ cầu vàng hoặc không, xảy ra trên đối tượng miễn dịch yếu.
2. Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh chốc lở xuất hiện
- Các tổn thương da sẵn có như viêm da cơ địa, côn trùng đốt, thủy đậu,… khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
- Không giữ vệ sinh sạch sẽ trong điều kiện môi trường ô nhiễm, chứa nhiều mầm bệnh… làm tăng nguy cơ chốc lở.
- Ở nơi tập trung đông người, chốc lở càng dễ lây lan.
- Đối tượng suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
- Thời tiết nóng, ẩm ướt, nhất là vào mùa hè, khiến chốc dễ khởi phát và khó điều trị
III. Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh chốc lở
Chốc lở có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ trong độ tuổi 2-5 tuổi với tỷ lệ chiếm tới 90 % do quá trình vệ sinh còn kém.
Với người lớn, nhìn chung hiếm khi mắc bệnh. Trong số đó, tỷ lệ nam giới mắc cao hơn là nữ giới. Người bị suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý nền như người cao tuổi, người có cơ địa dị ứng, người bị tiểu đường… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Ngoài ra, đối tượng có tổn thương da sẵn có hoặc đối tượng làm việc ở nơi đông đúc, thiếu vệ sinh cũng dễ mắc bệnh hơn.
IV. Nguyên tắc điều trị bệnh chốc lở
1. Nguyên tắc điều trị chung
Thông thường, chốc lở vừa và nhẹ có thể khỏi sau 2-3 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng hướng. Để tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng gây những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, sốt tinh hồng nhiệt…cũng như để giảm thiểu tối đa đau đớn, khó chịu cho trẻ, việc chữa trị đúng cách từ sớm là vô cùng cần thiết. Điều trị chốc cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc:
- Vệ sinh tổn thương và loại bỏ vảy tiết.
- Chống ngứa: để tránh tự lây truyền.
- Sử dụng kháng sinh nếu cần.
2. Quá trình xử lý vết chốc
2.1. Vệ sinh tổn thương và loại bỏ vảy tiết
Thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Rửa vùng da bị chốc bằng nước muối sinh lí NaCl 0,9 %, sau đó nhẹ nhàng loại bỏ vảy tiết.
Bước 2: Sát khuẩn vết chốc bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone hiệu lực mạnh để tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, đồng thời tránh bị mầm bệnh khác từ ngoài xâm nhập vào. - Bước 3: Sau khi sát khuẩn, che phủ vùng tổn thương do chốc lại bằng băng gạc mỏng, thoáng. Để tránh cho bọng nước bị vỡ, làm lây lan vi khuẩn ra những vùng khác.
Dizigone: Bộ sản phẩm sát khuẩn – tái tạo da chuyên biệt cho bệnh chốc lở
Dizigone là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến từ châu Âu. Hiệu quả được kiểm chứng và công nhận trên nhiều quốc gia với khả năng:
- Tiêu diệt 100% gây bệnh chốc trong vòng 30 giây.
- pH trung tính, phù hợp với mọi loại da.
- Không màu, thành phần lành tính
- Không gây độc tế bào hay gây chết mô hạt, không cản trở quá trình lành tự nhiên.
Ngoài ra, Dizigone còn vượt trội hơn các thuốc sát khuẩn khác ở khả năng tiêu diệt màng sinh học biofilm – một tác nhân cản trở việc điều trị triệt để bệnh chốc lở.
Để tăng hiệu quả, có thể sử dụng kết hợp sản phẩm gel dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc sau khi đã sát khuẩn bằng Dizigone, nhằm kháng khuẩn tối đa và thúc đẩy tổn thương mau lành hơn.
2.2. Chống ngứa
Chốc lở thường kèm theo triệu chứng ngứa. Khi đó, trẻ nhỏ không tự chủ được mà đưa tay lên gãi, chà xát làm các bọng nước vỡ ra kèm theo chảy dịch. Vi khuẩn sẽ dễ dàng từ đó mà lây lan sang các vùng khác. Do đó, nhằm hạn chế việc tự lây lan này, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng histamin tổng hợp để giảm ngứa cho con nếu thấy cần thiết.
2.3. Sử dụng kháng sinh nếu cần
Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn nên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Với chốc nhẹ hoặc vừa, có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ VD như acid fusidic, mupirocin. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, tổn thương lan rộng, có thể dùng kháng sinh đường uống có tác dụng toàn thân như flucloxacillin, cefuroxime. Tuy nhiên, bất kỳ trường hợp sử dụng kháng sinh nào cũng cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không được phép tự ý sử dụng cho trẻ vì thuốc tiềm tàng rất nhiều tác dụng phụ. Hơn nữa, sử dụng không đúng loại kháng sinh cho đúng nguyên nhân còn khiến bệnh càng khó điều trị hơn.
V. Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh chốc lở
1. Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, một chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn. Ngược lại, ăn uống sai cách có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Do đó, cha mẹ cần nắm được thực phẩm nào nên dùng, hoặc.không nên dùng trong thời gian điều trị chốc lở.
1.1. Thực phẩm cần bổ sung
- Nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau củ, các loại quả… vì chúng có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy và giúp mau lành vết lở loét trên da.
- Những thực phẩm có tác dụng kháng viêm như mật ong, nước nha đam, cá hồi, dầu cá,…, hoặc các gia vị gừng, tỏi, nghệ sẽ hỗ trợ kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt.
- Nên uống đủ nước để thanh lọc cơ thể và ăn những thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da như sữa chua, dưa leo…
1.2. Thực phẩm nên kiêng
- Kiêng đồ ăn cay nóng vì chúng gây nóng trong, kích ứng da, khiến cho tình trạng chốc trở nên nặng nề thêm.
- Kiêng đồ ăn có nhiều đường vì đường là một tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, đường huyết cao còn là môi trường thuận lợi dung dưỡng vi khuẩn phát triển.
- Nếu bị chốc lở ở vùng miệng, nên hạn chế để trẻ ăn thực phẩm khô giòn vì chúng có nguy cơ ma sát và làm tổn thương thêm vùng chốc.
>>> Xem bài viết: Bệnh chốc kiêng ăn gì nhanh lành – không để lại sẹo
2. Chế độ sinh hoạt:
- Trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng sản phẩm có tính năng sát khuẩn. Có thể dùng Dizigone pha loãng với nước sạch để tắm cho bé.
- Hạn chế những hoạt động ra mồ hôi nhiều, cho trẻ mặc đồ khô thoáng, thấm mồ hôi tốt.
- Để trẻ vui chơi ở nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Cắt móng tay thường xuyên nhằm hạn chế việc gãi và loại bỏ mầm bệnh trú ngụ ở móng.
- Trong thời gian bị bệnh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần gũi với người khác, dùng đồ cá nhân riêng và thường xuyên được vệ sinh để tránh bệnh lây lan.
VI. Cách phòng ngừa bệnh chốc lở tái phát
Chốc lở là một nhiễm khuẩn da. Do đó, chỉ cần vi khuẩn xâm nhập được, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Sau khi điều trị khỏi, cha mẹ không nên chủ quan, mà phải tiếp tục thực hiện những việc sau để phòng ngừa chốc lở tái phát:
- Tắm rửa, vệ sinh ngoài da cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Cắt tóc, cắt móng tay thường xuyên.
- Cho trẻ dùng đồ vệ sinh cá nhân riêng.
- Tránh môi trường nóng ẩm, tránh để trẻ bị côn trùng đốt.
- Giữ cơ thể luôn được khô thoáng, mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng để nâng cao đề kháng cho trẻ.
Kết luận: Bệnh chốc lở gặp nhiều ở trẻ em, dễ lây lan và gây tổn thương da diện rộng nhưng không khó để điều trị. Việc kết hợp chăm sóc tổn thương da tại chỗ bằng bộ sản phẩm Dizigone với một chế độ dinh dưỡng, kiêng cữ phù hợp sẽ giúp đẩy lùi bệnh chốc nhanh chóng. Để được tư vấn thêm về cách điều trị và dự phòng chốc lở ở trẻ em, vui lòng liên hệ hotline 1900 9482.