Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng ở da do vi khuẩn gây ra. Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà nếu để lâu dài, bệnh sẽ gây ra những biến chứng về sức khỏe và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh chốc lở dùng thuốc gì hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp đầy đủ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở
Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc chữa chốc lở, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào loại chốc lở mà các bác sĩ xác định nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus hoặc liên cầu nhóm A streptococcus được coi là nguyên nhân chính.
- Chốc lở không có bọng nước: Có thể do liên cầu hoặc tụ cầu gây ra. Các vi khuẩn này xâm nhập vào các vết thương trên da để gây bệnh. Triệu chứng của giai đoạn này là các vết lở và bóng nước nhỏ.
- Chốc lở có bọng nước: thường do tụ cầu gây ra. Ban đầu chúng chỉ là những vết ban đỏ nhỏ, sau đó nhanh chóng hình thành bọng nước. Các bọng nước này sau vài giờ có thể thành bọng mủ đục. Bọng nước dập vỡ sau vài giờ hoặc vài ngày, đóng vảy.
Bệnh chốc lở thường gặp ở trẻ em, xuất hiện ở bé trai nhiều hơn. Với người lớn, người có hệ miễn dịch kém sẽ bị chốc lở dễ hơn. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa hè, thường xuất hiện ở những nước đang phát triển. Đây là những nước có điều kiện vệ sinh kém, số lượng dân cư đông. Bệnh sẽ thường thấy sau một vài bệnh về da như: viêm da cơ địa, bệnh thủy đậu, ghẻ,…
II. Nguyên tắc điều trị bệnh chốc lở
Do nguyên nhân gây bệnh chốc là vi khuẩn nên nguyên tắc điều trị bệnh chủ yếu là:
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn mạnh để tiêu diệt tụ cầu, liên cầu gây bệnh.
- Điều trị triệu chứng: giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin (nếu cần)
- Theo dõi thường xuyên và điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh.
Ngoài ra, cần chú ý trong chăm sóc dinh dưỡng, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để bệnh chốc khỏi nhanh hơn.
III. Bệnh chốc lở dùng thuốc gì hiệu quả nhất?
Từ những nguyên nhân và nguyên tắc điều trị bệnh, có thể thấy bệnh chốc chủ yếu được điều trị bằng cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn mạnh và các nhóm thuốc kháng sinh – thuốc giảm ngứa. Cùng tìm hiểu về các nhóm thuốc này ở phần dưới.
1. Thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh chốc lở đó là tụ cầu và liên cầu. Tuy nhiên, do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc tương đối phổ biến. Do vậy, để quá trình sử dụng kháng sinh hiệu quả nhất, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự động thêm liều, ngưng liều, dùng thuốc khác thay thế. Thông thường một đợt kháng sinh cần sử dụng đủ từ 5-7 ngày.
- Không sáng tạo đường dùng thuốc cho con. Theo quan niệm, cha mẹ hay sử dụng thuốc đỏ để rắc lên vết thương của con. Việc làm này chỉ làm nặng thêm tình trạng bệnh của con.
Chốc lở dùng thuốc kháng sinh gì cần phụ thuộc vào mức độ bệnh của bé
Tùy theo mức độ của bệnh, mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân cho trẻ. Một số loại kháng sinh thường dùng điều trị chốc lở đó là:
Kháng sinh tại chỗ: thuốc mỡ mupirocin, acid fucidic, erythromycin
Kháng sinh toàn thân: Với những trẻ quá nhỏ, không thể dùng kháng sinh đường uống, có thể dùng thuốc theo đường đặt trực tràng hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
- Cephalexin: 25 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống
- Docloxacin: 12 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống
- Clindamycin: 10-20mg/kg/ngày chia ba lần, uống
- Amoxicillin/ clavulanic: 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống
- Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin có thể sử dụng vancomycin 40mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch 10mg/kg)
2. Thuốc giảm ngứa
Bệnh chốc lở thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân của ngứa bắt nguồn từ phản ứng miễn dịch tự nhiên. Khi cơ thể bị các cầu khuẩn xâm nhập. Quá trình viêm tạo ra các chất trung gian hóa học có khả năng gây ngứa như histamine, leukotrien,…
Cảm giác ngứa thúc đẩy trẻ sờ, gãi lên vết chốc và mang mầm bệnh.vi khuẩn tới các vị trí khác trên khắp cơ thể. Nếu không được giảm ngứa kịp thời, bệnh chốc có nguy cơ lan rộng và ngày càng khó chữa.
Biện pháp giảm ngứa hiệu quả nhất cho trẻ là sử dụng các thuốc kháng histamin. Các thuốc giảm ngứa thường dùng là: loratadin, clorpheniramin, diphenhydramin… Tuy nhiên, thuốc giảm ngứa chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ, không có khả năng triệt tiêu được bệnh chốc.
3. Dung dịch sát khuẩn ngoài da
Theo hướng dẫn điều trị bệnh chốc của Bộ Y tế, dung dịch sát khuẩn ngoài da là giải pháp hàng đầu giúp chữa bệnh chốc hiệu quả. Nó cái vai trò tiêu diệt cầu khuẩn – nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh chốc.
Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng là: Dizigone, Povidone iodine; Chlorhexidine; Hydrogen peroxide; Castellani; Milian. Việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp cần được cân nhắc rất cẩn thận. Trên thị trường hiện nay, nhiều sản phẩm sát khuẩn không đáp ứng được yêu cầu trong điều trị bệnh chốc vì nhiều nguyên nhân:
- Khả năng sát khuẩn yếu, không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh chốc.
- Không an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ
- Làm tổn thương mô hạt – cản trở quá trình tái tạo da tự nhiên, khiến vết chốc chậm lành.
IV. DIZIGONE – bộ sản phẩm kháng khuẩn, lành vết thương chuyên biệt cho bệnh chốc
Một dung dịch sát khuẩn cho vết chốc cần thỏa mãn những tiêu chí gì? Theo các chuyên gia y tế hàng đầu, các yêu cầu cơ bản của một dung dịch sát khuẩn vết chốc dùng cho trẻ em bao gồm:
- Sát khuẩn nhanh và mạnh, tiêu diệt 100% vi khuẩn gây chốc trong thời gian ngắn.
- Không đau, không xót, an toàn tuyêt đối cho trẻ nhỏ.
- Không làm tổn thương mô hạt, tạo điều kiện cho vết chốc lành nhanh chóng – tự nhiên
- Được kiểm chứng chất lượng và được cấp phép lưu hành
Sản phẩm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí trên là Dizigone. Dizigone sử dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu và được khẳng định chất lượng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học & Công nghệ. Với thành phần chính là HClO – chiến binh quen thuộc mà bạch cầu tiết ra trong miễn dịch tự nhiên của cơ thể,.Dizigone cho hiệu quả sát khuẩn nhanh và mạnh, nhưng vẫn an toàn tuyệt đối cho làn da non nớt của trẻ nhỏ. Dizigone không màu, sạch sẽ, sử dụng không gây đau xót cho bệnh nhân.
Hiệu quả trên bệnh chốc của dung dịch Dizigone sẽ được x3 lần khi dùng cùng kem Dizigone Nano Bạc. Nano Bạc giúp tăng hiệu lực sát khuẩn và kéo dài thời gian tác dụng. Bên cạnh đó, thành phần lô hội và D-panthenol có trong kem còn.góp phần duy trì môi trường ẩm phù hợp cho vết chốc. Đó là điều kiện thuận lợi để tổn thương da do chốc nhanh lành, hạn chế nguy cơ để lại sẹo
>>> Xem thêm: Mẹ bỉm sữa Sapa sững sờ vì khả năng phục hồi vết chốc của con mà không cần dùng kháng sinh
V. Những điều lưu ý trong quá trình điều trị bệnh chốc
Làn trẻ của trẻ vốn dĩ đã mỏng manh, khi gặp những tổn thương ngoài da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, trong quá trình điều trị chốc, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không dùng các phương pháp dân gian như: lá trầu không, lá ổi, nha đam,….
- Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ.
- Thường xuyên cắt móng tay để tránh nguy cơ làm xước da của bé.
- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp
>>> Xem bài viết: Bệnh chốc lở kiêng ăn gì để khỏi nhanh – không sẹo?
Qua bài viết này, chắc hẳn quý phụ huynh đã hiểu rõ bệnh chốc lở dùng thuốc gì cho con. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp các biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Dược sĩ Dizigone qua Hotline 1900 9482.
Tham khảo: Mayoclinic
Le thi thanh đã bình luận
Suc thuoc tim tri choc co dung them dizigone duoc khong