Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở da. Bệnh dễ lây lan. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn vẫn có thể bị chốc lở. Chốc có thể khỏi sau 3-5 ngày nếu được điều trị sớm và đúng cách.
I. Bệnh chốc lở là gì, nguyên nhân do đâu?
Bệnh chốc lở là một dạng nhiễm trùng da. Nguyên nhân gây chốc thường do một trong 3 loại vi khuẩn sau:
- Staphylococcus aureus: Tụ cầu vàng – nguyên nhân phổ biến nhất.
- Streptococcus pyogenes: Liên cầu nhóm A
- Staphylococcus aureus kháng meticillin (MRSA): Tụ cầu vàng kháng methicillin. Vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh, nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
II. Phân loại bệnh chốc lở
1. Bệnh chốc phân loại theo cơ chế bệnh sinh
-
- Bệnh chốc lở nguyên phát: Nhiễm khuẩn là nguyên nhân duy nhất gây ra chốc lở.
- Bệnh chốc lở thứ phát: Nhiễm khuẩn trên nền da đã có tổn thương bởi nguyên nhân khác. Ví dụ, da bị chàm, bệnh vẩy nến hoặc có vết thương hở, đôi khi sẽ phát triển bệnh chốc lở thứ phát.
2. Bệnh chốc phân loại theo đặc điểm tổn thương
2.1. Chốc không có bọng nước
Đây là dạng chốc lở phổ biến nhất. Phát ban thường xuất hiện 4-10 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Các mụn nước nhỏ, chứa dịch, có thể xuất hiện lúc đầu. Bạn có thể không quan sát thấy các mụn nước vì chúng thường vỡ ra, để lại các mảng sần sùi trên da. Các vết chốc có thể xuất hiện thành từng mảng, ẩm, sần sùi. Lớp da bên dưới đỏ lên do viêm. Cũng có trường hợp vùng da bị chốc chỉ sưng đỏ, viêm – đặc biệt là khi lớp “vỏ” đã bong ra.
Mặt là vị trí thường gặp chốc lở nhất, tuy nhiên, chốc lở cũng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Mảng chốc lở có thể xuất hiện chỉ với kích thước khoảng 1cm. Sau đó lan rộng ra. Hoặc xuất hiện thêm các mảng rời rạc, nhỏ, xung quanh mảng chốc ban đầu.
2.2. Chốc có bọng nước
Dạng chốc lở này trông giống như mụn nước lớn. Lớp da trên cùng của những mụn nước rất mỏng, khi bong ra sẽ bộc lộ vùng da đỏ bên dưới. Chốc có bọng nước có thể xảy ra ở mặt, cánh tay hoặc vùng thân dưới. Chốc có bọng nước thường phát triển trên nền da đã có bệnh lý khác, ví dụ như chàm.
2.3. Chốc loét
Đây là dạng bệnh chốc lở không phổ biến. Trên da sẽ xuất hiện các vết nứt khá sâu, tạo thành vết loét.
III. Ai dễ bị chốc lở?
Bệnh chốc thường xảy ra ở trẻ em
Bệnh chốc thường xảy ra ở trẻ em, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Chốc xảy ra phổ biến hơn khi thời tiết ẩm ướt, ấm áp. Chốc dễ lây lan, có thể lây cho người khác nếu chạm vào. Chính vì vậy, chốc lở thường tạo thành dịch trong các cộng đồng có tiếp xúc gần gũi như gia đình, doanh trại quân đội….
Một số trường hợp có các bệnh lý như tiểu đường, suy giảm miễn dịch, đang hóa trị liệu… sẽ có khả năng bị chốc cao hơn các trước hợp khác.
IV. Điều trị bệnh chốc lở thế nào?
1. Mục tiêu điều trị
Bệnh chốc có thể hết mà không cần điều trị sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, việc điều trị nên được tiến hành, để rút ngắn thời gian khó chịu do chốc gây ra. Quan trọng hơn là ngăn chốc lây lan, nhiễm trùng nặng hơn.
2. Các cách xử lý chốc lở thông dụng nhất
2.1. Dizigone & Dizigone Nano Bạc
Nên ưu tiên sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone vì tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh tụ cầu, liên cầu, kể cả tụ cầu kháng methicillin nhanh, mạnh chỉ sau 30s mà không làm tổn thương tế bào lành, an toàn cho cơ thể. Dizigone không chứa kháng sinh, không gây đề kháng. Kết hợp cùng kem Dizigone Nano Bạc để chốc lở nhanh lành, không để lại sẹo.
Bộ đôi Dizigone – Dizigone Nano bạc: Chuyên biệt cho bệnh chốc
2.2. Axit fusidic
Là kháng sinh dạng kem bôi ngoài da. Thời gian sử dụng khoảng năm ngày. Dùng khi chỉ có vài vị trí chốc kích thước nhỏ.
2.3. Kem mupirocin
Thường dùng trong chốc do Tụ cầu kháng methicillin (MRSA).
2.4. Kháng sinh đường uống/tiêm:
Chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
- Nhiễm trùng lan rộng, không kiểm soát được bằng các dạng thuốc bôi tại chỗ.
- Nhiễm trùng tái phát sau khi điều trị.
- Hệ miễn dịch kém.
- Có triệu chứng sốt, sưng hạch bạch huyết
Có thể sử dụng kháng sinh flucloxacillin, uống trong bảy ngày. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với penicillin, có thể thay thế bằng clarithromycin. Nếu nhiễm trùng do MRSA, chuyển sang dùng các kháng sinh khác thích hợp hơn.
>>> Xem bài viết: 10+ thuốc bôi chốc lở hiệu quả và an toàn nhất cho bé
V. Ngăn ngừa bệnh chốc lây lan
- Bản thân người bị chốc và người xung quanh cần hạn chế chạm vào vết chốc.
- Rửa tay sạch sau khi chạm vết chốc và sau khi thoa kem trị chốc.
- Không dùng chung khăn, quần áo, chăn nệm, nước tắm….
- Người có chốc lở nên cách ly tại nhà cho đến khi không còn nổi bọng nước hoặc khi vết chốc đã đóng vảy, hoặc cho đến 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh.
Kết luận: Trên đây là những thông tin cơ bản tóm lược mà cha mẹ cần biết về bệnh chốc lở. Đây là căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời điểm mùa hè nóng bức. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về những dấu hiệu đặc trưng của bệnh chốc và phương pháp xử lý bệnh tại nhà để có thể kịp thời phát hiện bệnh và chăm sóc bé hiệu quả. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh chốc, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.