Bệnh chốc lây thường gặp ở trẻ em độ tuổi đi mẫu giáo, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu không có cách điều trị phù hợp bệnh có thể tiến triển và lây lan cho người khác. Bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể có được những giải pháp thích hợp khi con cái gặp phải bệnh này.
I. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây ra bệnh chốc lây
Chốc lây là bệnh nhiễm khuẩn nông trên da. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không có cách điều trị thích hợp có thể gây ra nhiều tác hại cho trẻ. Nguyên nhân chính gây chốc lây là một số nhóm vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu nhóm A. Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi sau có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện chốc lây.
1. Bề mặt da có tổn thương từ trước
Trẻ có thể bị chốc lây khi trước đó da bị trầy xước hay tổn thương như bệnh thủy đậu, viêm da hay bị bỏng.
Ngoài ra, khi trẻ bị côn trùng đốt hay lên mụn, cảm giác ngứa và rát sẽ khiến trẻ gãi. Điều đó làm vùng da bị tổn thương hay bật mụn – yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh chốc lây.
2. Điều kiện sinh hoạt
Trẻ nhỏ thường có xu hướng hiếu động, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Do đó khi môi trường sống bẩn, để trẻ nghịch bẩn cũng dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị chốc.
3. Yếu tố thời tiết
Thời tiết vào mùa hè, nhất là khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh chốc lây có thể xuất hiện.
II. Bệnh chốc lây có những dấu hiệu nhận biết nào?
Bệnh chốc lây thường có một số dấu hiệu chính như mụn nước trên da, sau đó mụn nước vỡ và thoát dịch vàng. Chốc lây thường xuất hiện ở các vị trí như tay, chân, vùng đùi hay mặt. Ở vị trí tổn thương có thể đóng vảy vàng như mật ong.
Chốc lây được chia thành 3 dạng chính:
- Chốc lây không có bọng nước: Đây là thể hay gặp ở trẻ em. Đầu tiên chỉ là những chấm rát màu đỏ hồng kích thước nhỏ, sau đó tiến triển thành mụn mủ màu vàng. Các mụn mủ khi vỡ ra sẽ đóng thành vảy vàng như mật ong. Chốc không bọng nước hay gặp ở chân, tay, da đầu và vùng mặt.
- Chốc lây có bọng nước: Chốc có bọng nước thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh ban đầu xuất hiện các mụn nước nhỏ. Sau đó mụn lớn dần, kích thước có thể từ 1,5 đến 3cm. Màu của bọng nước từ trong suốt chuyển dần sang màu vàng và rất dễ vỡ. Chốc có bọng nước hay gặp ở thân mình hay chân tay.
- Chốc loét: Là dạng nặng nhất của bệnh chốc lây, vi khuẩn (Tụ cầu hoặc liên cầu) lúc này đã xâm nhập vào sâu bên trong da.
Ngoài ra khi bị chốc lây, trẻ có thể bị sốt, mệt mỏi. Một số trẻ còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
>>> Xem bài viết: Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc qua hình ảnh đặc trưng
III. Cách xử l bệnh chốc lây ở trẻ em nhanh chóng
Bệnh chốc lây ở trẻ em không quá nguy hiểm. Khi điều trị chốc lây cần tuân theo nguyên tắc tiêu diệt vi khuẩn – sát trùng vết chốc lây và chăm sóc vùng da bị tổn thương hàng ngày.
1. Loại bỏ các mô hoại tử
Các vết thương hở ngoài da thường là dễ bị dinh nhiều dị nguyên từ bên ngoài đồng thời là những mô tế bào chết. Vì vậy, trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp xử lý nào, cần loại bỏ đi các dị vật bằng cách:
- Lấy khăn sạch ẩm đặt lên vị trí tổn thương vài phút hoặc ngâm vào nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
- Rửa lại bằng nước NaCl 0.9% để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các dị nguyên bám trên vết thương.
2. Sát trùng vết chốc lây
Khi bị chốc lây, da bị tổn thương do tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó cần sử dụng các thuốc sát trùng da để tiêu diệt vi khuẩn, không cho chúng tiếp tục xâm nhập.
Các thuốc sát trùng có thể sử dụng:
- Dung dịch Povidon Iod
- Thuốc tím KMnO4
- Dung dịch oxy già
- Chlorhexidin
Tuy nhiên các thuốc sát trùng vẫn còn một số điểm hạn chế:
- Phổ diệt khuẩn không quá rộng, do đó không đảm bảo tiêu diệt được hết vi sinh vật có thể gây hại.
- Các dung dịch sát khuẩn gây đau và xót, khi dùng sẽ dễ làm trẻ quấy khóc do chúng không chịu được những kích thích đó.
- Thuốc sát khuẩn có thể gây tổn thương da, đặc biệt là da trẻ em mỏng, làm chậm lành vết chốc.
Để có thể sát khuẩn hiệu quả cho vết chốc lây, dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn các thuốc sát trùng truyền thống:
- Sản phẩm Dizigone sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion tiên tiến từ Châu Âu – Chỉ cần sử dụng trong vòng 30 giây là đảm bảo tiêu diệt 100% vi sinh vật có hại.
- Phổ diệt khuẩn rộng, dễ dàng tiêu diệt được vi khuẩn, virus hay bào tử nấm.
- Các thành phần có trong Dizigone rất lành tính, hoàn toàn không gây kích ứng xay xót khi sử dụng, rất thích hợp để sát khuẩn chốc lây cho trẻ em.
- Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường.
2. Dưỡng ẩm – tái tạo vùng da bị chốc lây
Khi trẻ bị chốc lây, vết chốc cần được chăm sóc, sát khuẩn mỗi ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Bên cạnh đó, nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho vết chốc, giúp vết chốc lây chóng được lành lại. Dizigone Nano Bạc là một lựa chọn phù hợp trong trường hợp này.
Kem Dizigone Nano Bạc với thành phần gồm các phân tử bạc ở dạng Nano, kết hợp với các thảo dược như Tràm Trà, Cúc la mã giúp duy trì hiệu quả diệt khuẩn. Các thành phần như Lô hội, D – Panthenol giúp dưỡng ẩm, thúc đẩy liền da và không để lại sẹo.
Cách chăm sóc vết chốc lây cho trẻ mỗi ngày bằng sản phẩm Dizigone:
- Ngâm, rửa hay xịt vết chốc bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone trong vòng 30 giây.
- Lau khô nhẹ vùng da bằng khăn sạch, sau đó thoa một lớp kem bỏng Dizigone Nano Bạc.
- Sau khi bôi kem, có thể tiến hành băng lại nếu cần.
IV. Cách phòng ngừa bệnh chốc lây lan
Chốc lây là bệnh rất dễ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác. Do đó phụ huynh cần có những biện pháp để phòng ngừa cho gia đình và người xung quanh như:
- Vệ sinh vết chốc lây mỗi ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau quá trình chăm sóc vết chốc của con.
- Không để trẻ cào hay gãi lên vết chốc, có thể băng vết chốc bằng vải sạch nếu cần thiết.
- Sử dụng đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm riêng và giặt sạch sẽ hàng ngày.
- Có thể cho trẻ nghỉ học ở nhà điều trị, tránh lây lan cho bạn bè xung quanh.
V. Cách phòng ngừa bệnh chốc tái lại
Do nguyên nhân gây bệnh chốc lây là do vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng nên chỉ cần tạo điều kiện thuận lợi là chúng có thể sinh sôi và phát triển bất cứ lúc nào. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
- Để trẻ vui chơi ở những khu vực sạch sẽ, tránh những nơi bẩn hay chật chội vì những khu vực này là yếu tố thuận lợi xuất hiện bệnh chốc lây.
- Vệ sinh, tắm rửa bằng xà phòng hay sữa tắm có khả năng diệt khuẩn.
- Cắt móng tay cho trẻ, tránh tình trạng trẻ gãi ngứa hay cào cấu gây xây xát da.
- Vào những ngày thời tiết nóng bức, hãy cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Sau bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ nắm được những cách đơn giản để chăm sóc cho bé khi bị chốc lây. Nếu còn những thông tin nào cần giải đáp, hãy liên hệ tới số Hotline 1900 9482, Dược sĩ Đại học Dược sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.