Bệnh chốc gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, có thể lây lan sang người khác nếu không biết cách phòng tránh. Trẻ có thể phải nghỉ học nếu tình trạng bệnh nặng. Vậy khi trẻ bị bệnh chốc bao lâu thì khỏi, các mẹ hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
I. Bệnh chốc thường kéo dài trong bao lâu?
Bệnh chốc là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, căn nguyên do sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu gây ra. Thông thường nếu điều trị sớm và đúng cách, bệnh chốc sẽ khỏi trong khoảng 2 đến 3 tuần và không để lại biến chứng.
Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử trí phù hợp, chốc có thể lây sang các vùng da khác, thời gian điều trị cần kéo dài thêm. Những tổn thương đó sau khi khỏi có thể để lại sẹo lồi.Vì vậy khi bé bị chốc các mẹ cần lưu ý điều trị thật sớm để tránh xảy ra những biến chứng không đáng có.
II. Nguyên nhân khiến bệnh chốc lâu khỏi
1. Nguyên nhân khách quan
Sống trong môi trường ô nhiễm: Khi trẻ bị chốc, vùng da của bé đã bị tổn thương và rất dễ bị tác nhân có hại xâm nhập vào. Do đó phụ huynh cần cho bé vui chơi ở những khu vực sạch để dễ dàng quản lý. Có thể cân nhắc cho bé nghỉ học để có thể điều trị bệnh chốc nhanh và hiệu quả.
Điều kiện thời tiết: Trẻ bị chốc vào thời điểm thời tiết nóng bức, bệnh cũng có thể lâu lành hơn bình thường. Nguyên nhân do mồ hôi là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có thể xâm nhập vào vết chốc.
2. Nguyên nhân chủ quan
Vệ sinh chưa đúng cách: Do phụ huynh sử dụng các loại xà phòng tắm chứa nhiều thành phần có thể gây kích ứng trong khi trẻ bị chốc. Điều này có thể làm vết chốc bị tổn thương thêm, làm kéo dài thêm thời gian điều trị.
Cào gãi vào vết chốc: Khi bị chốc, trẻ thường hay bị đau và ngứa. Cảm giác ngứa sẽ làm chúng có hành động cào gãi vào vết thương, làm vết thương bật da và tổn thương nặng hơn.
Dùng thuốc điều trị không phù hợp: Nhiều phụ huynh có con em bị chốc là đi mua ngay thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Một số trường hợp khác thì nghe những lời tư vấn sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa cho bé. Tuy nhiên những phương pháp trên có thể không điều trị khỏi bệnh chốc mà còn gây ra nhiều rủi ro về sau.
>>> Xem bài viết: Cách chữa bệnh chốc ở trẻ em tại nhà hiệu quả
III. Các dung dịch kháng khuẩn vết chốc lở phổ biến
Vết chốc sẽ lành lại nếu vùng da đó được sát trùng và diệt khuẩn hàng ngày. Khi không có vi sinh vật xâm nhập, tổn thương sẽ không nặng thêm, kết hợp với sự sửa chữa của hệ miễn dịch, vết chốc sẽ được lành lại. Một số dung dịch sát trùng có thể sử dụng khi trẻ bị chốc như:
1. Xanh methylen
Dung dịch xanh methylen thường được sử dụng để sát trùng vết thương hay khi bị các bệnh như thủy đậu, herpes.
Tuy nhiên khả năng sát khuẩn của Xanh methylen không cao, không bao phủ được các loại vi khuẩn, bào tử nấm cứng đầu. Bên cạnh đó Xanh methylen gây nhuộm màu da,.mất thẩm mỹ khi bôi trên diện rộng và trong thời gian kéo dài.
2. Dung dịch Povidon Iod
Dung dịch Povidon Iod hiện được sử dụng khá nhiều để sát khuẩn vết thương. Sản phẩm cũng có thể được sử dụng để sát khuẩn vết chốc cho trẻ.
Tuy nhiên cũng như Xanh methylen, Povidon Iod cũng làm nhuộm màu da, khó khăn khi vệ sinh. Đồng thời sử dụng Povidon Iod thời gian dài cũng có thể làm tổn thương các tế bào da của bé.
3. Cồn Y tế
Cồn Y tế được dùng để sát khuẩn các dụng cụ Y tế hay sát trùng vết thương. Tuy nhiên khi sử dụng cồn gây đau và xót nhiều, không thích hợp dùng cho trẻ em.
Bên cạnh đó, da trẻ em mỏng và mềm,.rất dễ kích ứng hay khô da nên cồn cao độ không thích hợp dùng để sát khuẩn.
Các dung dịch kháng khuẩn trên đều có những mặt hạn chế đó là:
- Khả năng sát khuẩn và làm sạch không cao.
- Gây xót, kích ứng da.
- Gây nhuộm màu da, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Nếu sử dụng lâu dài sẽ làm tổn thương đến các tế bào lành xung quanh, làm chậm quá trình hồi phục bệnh.
4. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – lựa chọn tối ưu trong quá trình xử lý chốc lở
Hiện nay, công nghệ kháng khuẩn ion đang ngày được quan tâm nhiều hơn bởi tính an toàn, hiệu quả của nó. Dizigone là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ tiên tiến EMWE đến từ châu Âu. Sản phẩm khắc phục được hoàn toàn những mặt hạn chế của các dung dịch kháng khuẩn thông thường đồng thời:
- Khả năng diệt khuẩn nhanh và mạnh, trong vòng 30 giây sẽ tiêu diệt được 100 vi khuẩn gây bệnh chốc.
- Phổ diệt khuẩn rộng, dễ dàng tiêu diệt được các loại vi khuẩn, virus hay bào tử nấm.
- Các thành phần rất an toàn cho da, không gây kích ứng cũng như đau xót khi sử dụng.
- Hỗ trợ trong việc lành vết chốc, giúp vết chốc không để lại sẹo lồi khi lành.
- Tính an toàn, hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường.
IV. Cách chăm sóc cho trẻ bị chốc nhanh lành – không sẹo
1. Sát khuẩn vết chốc hàng ngày
Sát khuẩn vết chốc cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone giúp ngăn chặn tối đa được các loại vi sinh vật.
Cách sát khuẩn bằng dung dịch Dizigone:
- Ngâm, xịt hay rửa vùng da bị chốc bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone tối thiểu 30 giây.
- Để dung dịch khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.
2. Bôi kem dưỡng phụ hồi – tái tạo da cho vết chốc
Những tổn thương có thể mau lành hơn nếu được dưỡng ẩm hàng ngày. Kem bôi Dizigone Nano bạc với thành phần chính là các phân tử Bạc dưới dạng Nano,.cùng với các thảo dược như Cúc La mã, Tràm trà giúp đảm bảo hiệu lực diệt khuẩn lâu dài.
Ngoài ra các thành phần như Lô Hội, D – Panthenol giúp giữ ẩm,.làm mềm da, kích thích tổng hợp và tăng sinh tế bào da, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết chốc.
Dưỡng ẩm cho vết chốc bằng kem Dizigone Nano Bạc giúp tổn thương lành nhanh – không sẹo
3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp
Chế độ dinh dưỡng:
Để bệnh chốc mau lành, hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn cho bé. Các thành phần như Protein, vitamin và khoáng chất là các chất cần thiết. Chúng sẽ hỗ trợ cho việc tăng cường sức đề kháng, giúp tổn thương trên vết chốc tái tạo, phục hồi nhanh hơn
Đồng thời, các mẹ cũng tránh cho con ăn: rau muống, thịt gà, đồ nếp, hải sản,…. Mục đích hạn chế sự ngứa ngáy, ngăn ngừa các nguy cơ để lại sẹo xấu cho bé
Chế độ sinh hoạt:
- Tạo không gian sống trong lành, thoáng mát, nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
- Đồ dùng cá nhân của bé cần được vệ sinh thường xuyên.
- Cắt móng tay để trẻ không cào gãi gây xước da của bé, hạn chế nguy cơ lây lan.
4. Những lưu ý chung cho phụ huynh có con bị chốc
- Khi vùng da bị chốc lớn, có thể cần băng bó lại để tránh nhiễm khuẩn. Không băng quá chặt để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kị khí.
- Sử dụng các loại xà phòng có các thành phần dịu cho da khi tắm rửa hàng ngày cho bé.
- Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, hạn chế đóng bỉm trong quá trình điều trị. Trong trường hợp bắt buộc, cha mẹ cần thay tã thường xuyên đồng thời vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch kháng khuẩn.
- Cân nhắc cho trẻ tạm nghỉ học để điều trị bệnh chốc, tránh lây lan cho các bạn khác.
- Không sử dụng các phương pháp dân gian như dùng lá ổi, lá trầu không,…. Do trong quá trình thực hiện nếu không cẩn thận sẽ làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn của bé.
Trên đây là những biện pháp chăm sóc hiệu quả các mẹ cần lưu ý khi bé bị bệnh chốc. Nếu còn thông tin nào cần giải đáp,.hãy liên hệ tới số Hotline 1900 9482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn,.giải đáp thắc mắc cho bạn.