Bé bị hăm tã nặng xảy ra khi cha mẹ không phát hiện sớm hay chưa biết cách chăm sóc phù hợp. Tổn thương da này khiến bé đau rát, quấy khóc nhiều, thậm chí bỏ ăn, quên ngủ. Cần làm gì để khắc phục tình trạng hăm tã nặng của bé, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Các triệu chứng cho thấy bé bị hăm tã và bé bị hăm tã nặng?
Trẻ bị hăm tã thường có các triệu chứng sau.
- Triệu chứng trên da: Da bị phát ban, mẩn đỏ, mỏng manh ở những vùng như mông, má đùi, hay cơ quan sinh dục của trẻ.
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, nhất là trong những khoảng thời gian thay bỉm, tã cho trẻ. Trẻ thường xuyên quấy, khóc khi bị chạm vào những vùng như mông, má đùi hay bộ phận sinh dục.
Hình ảnh em bé bị hăm tã nặng
Nếu những triệu chứng này không cải thiện trong một vài ngày và có thêm các dấu hiệu sau, cha mẹ cần thận trong vì tình trạng hăm của bé đang ngày càng nặng:
- Các điểm phát ban nặng lên mặc dù đã chăm sóc tại nhà
- Chảy máu, ngứa hoặc rỉ nước nơi phát ban.
- Bỏng rát khi đi tiểu.
- Sốt
Hăm tã nặng mất nhiều thời gian để xử lý và cần sự kiên trì của cha mẹ. Trong đó, việc hiểu được nguyên nhân để loại bỏ nó sẽ giúp hăm tã nặng được đẩy lùi nhanh chóng.
II. Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nặng
1. Do bị kích ứng từ phân và nước tiểu
Tiếp xúc lâu dài với nước tiểu và phân có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Đặc biệt, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc bố mẹ chậm trễ trong việc thay tã cho trẻ.
Nếu nguyên nhân chính của hăm tã do bé tiêu chảy kéo dài, cần điều trị khỏi tiêu chảy thì hăm mới có thể dứt điểm. Cha mẹ tham khảo ngay tại bài viết:
>>> Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
2. Do cọ xát
Trẻ bị cọ xát bởi tã, quần hay bỉm. Những vật dụng này đôi khi sẽ có gờ sắc cạnh, có thể làm tổn thương làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé.
3 Nhiễm vi khuẩn và nấm từ các vùng da bên cạnh
Vùng da mông, cơ quan sinh dục của trẻ thường xuyên ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Chúng tồn tịa trên da bé với số lượng lớn, khiến da kích ứng, mẩn đỏ.
4 Trẻ ăn những thực phẩm lạ
Sự thay đổi khẩu phần ăn có thể làm thay đổi lượng và tính chất phân của trẻ. Khi bài tiết ra ngoài, phân sẽ tiếp xúc trực tiếp với da và thường gây hăm ở vùng hậu môn. Phân càng lỏng, diện tích da phải tiếp xúc với phân, nước tiểu càng nhiều, có thể khiến bé hăm cả vùng mông.
Thức ăn lại có thể thay đổi chất phân và gây kích ứng vùng da mông của trẻ
Nếu trẻ đang bú mẹ, những thay đổi trong chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng tới bé thông qua nguồn sữa. Vì thế, mẹ nên tránh ăn đồ cay nóng, những đồ có tính tanh…
III. Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã nặng
1. Đảm bảo vùng da hăm khô thoáng
Khi bé hăm nặng, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc đóng bỉm. Đóng bỉm thời gian dài sẽ gây bí da, tăng thời gian tiếp xúc của phân, nước tiểu lên vùng bị hăm tã. Vì vậy, chỉ nên đóng bỉm khi đi ngủ hoặc đi chơi.
Bên cạnh đó, cần sử dụng những loại bỉm mềm, chất liệu êm dịu, thấm hút tốt cho bé. Thay bỉm sau mỗi 2-3 tiếng và rửa vùng đóng bỉm sạch sẽ để loại bỏ nấm, vi khuẩn trên da.
2. Chăm sóc vùng da bị hăm đúng cách
2.1. Vệ sinh vùng da hăm bằng dung dịch kháng khuẩn
Vai trò của dung dịch kháng khuẩn là diệt nấm, vi khuẩn – những tác nhân gây kích ứng nhiều cho da bé. Khi được loại bỏ hoàn toàn, vùng da đóng bỉm của bé sẽ được sạch sẽ, không còn mẩn đỏ. Nếu có trợt loét ngoài da, các tổn thương cũng sẽ khô se rất nhanh nhờ được chống viêm, nhiễm trùng.
Bước quyết định thành công trong chữa trị hăm tã nặng là lựa chọn được sản phẩm phù hợp và sử dụng đúng cách. Vậy như thế nào là một dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho bé bị hăm tã nặng? Do da em bé luôn rất mỏng manh, nhạy cảm, tính an toàn, dịu nhẹ phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, dung dịch kháng khuẩn cũng cần có hiệu lực đủ mạnh để đảm bảo hiệu quả làm sạch, chống viêm.
Sai lầm của nhiều cha mẹ trong xử lý hăm là sử dụng các dung dịch kháng khuẩn quá yếu để vệ sinh cho bé. Nước chè, xanh methylen… cho hiệu quả cực kỳ kém, không đủ để giúp da bé sạch khuẩn. Các kem bôi hăm thông thường chỉ giúp da bé khô nhưng lại gây bít tắc, vi khuẩn và nấm vẫn có thể phát triển dưới kem bôi.
Bộ sản phẩm Dizigone và Dizigone Baby hiệu quả vượt trội, an toàn cho trẻ hăm tã nặng:
Bộ sản phẩm Dizigone cho bé bị hăm tã
Dung dịch kháng khuẩn được tin dùng hàng đầu cho bé bị hăm nặng là Dizigone. Nhờ cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone có cả 2 ưu điểm: an toàn cho da bé và tác dụng kháng khuẩn mạnh. Theo phản hồi của nhiều bà mẹ, Dizigone giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ chỉ sau 1-2 ngày đầu sử dụng.
>>> Xem bài viết: Bằng chứng khoa học về hiệu quả và an toàn của Dizigone
2.Thoa kem dưỡng cho vùng da hăm của trẻ
Độ ẩm phù hợp giúp làm dịu, giảm kích ứng cho các vùng da ửng đỏ vì hăm. Không chỉ vây, nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong môi trường ẩm, quá trình phụ hồi và tái tạo sẽ diễn ra nhanh nhất. Vì vậy, sau bước vệ sinh da, cha mẹ nên thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ cho bé. Chú ý không thoa kem quá nhiều vì da bé sẽ chuyển sang trạng thái ướt, nhờn rít – tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân rộng.
Một số loại kem dưỡng phù hợp cho em bé: Dizigone Nano Bạc, Dizigone Baby, Viatmine E…
>>> Xem bài viết: Bé bị hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ biết 5 điều này
IV. Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ
1. Lựa chọn bỉm/tã phù hợp
- Chất liệu bỉm mềm, thấm hút tốt, không có gờ sắc cạnh.
- Chỉ nên dùng bỉm khi đi ngủ, đi chơi; thường ngày nên hạn chế tối đa việc đóng bỉm.
- Không đóng bỉm quá chăt, chọn bỉm vừa kích cỡ bé hoặc có thể tăng lên 1 size.
2. Vệ sinh vùng da đóng bỉm cho bé đúng cách
- Lau rửa sạch sẽ vùng mông, bẹn, bộ phận sinh dục của bé sau mỗi lần thay bỉm hay tắm rửa. Lau nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm, tránh cọ sát mạnh gây trầy trợt da.
- Đảm bảo các sản phẩm dùng để vệ sinh cho bé phải sạch khuẩn.
- Tránh dùng khăn giấy ướt có chất tạo màu, tạo mùi hóa học.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi thay bỉm cho bé.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần thay bỉm để ngăn chặn hăm tã nặng
3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Với những thức ăn lạ, cho bé tập ăn dần dần để tránh gây tiêu chảy
- Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ cần tránh ăn đồ cay nóng hay những thực phẩm có tính tanh.
- Kiểm tra kỹ chất lượng thực phẩm, đồ uống, sữa đang dùng cho bé.
4. Xử lý triệt để các tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến trẻ tiêu chảy nhiều
- Nếu trẻ tiêu chảy kéo dài, nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp.
- Xem xét bổ sung lợi khuẩn để cải thiện đường tiêu hóa của bé.
Trên đây là những hướng dẫn cách xử trí của bố mẹ khi trẻ bị hăm tã. Nếu cần biết thêm chi tiết, liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482 để được giải đáp bởi chuyên gia.