Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng rất dễ để lại sẹo nếu không chữa đúng cách. Vậy làm thế nào để không để lại sẹo sau khi chữa thủy đậu? Bài viết dưới đây sẽ bật mí giải pháp chữa thủy đậu không để lại sẹo để bạn đọc tham khảo.
I. Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra. Loại virus này có tên khoa học là Varicella virus. Chúng gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và zona ở người lớn. Bất kỳ đối tượng nào chưa được tiêm vaccin, có sức đề kháng yếu đều có thể là nạn nhân của thủy đậu.
Thủy đậu lây lan nhanh chóng và dễ gây ổ dịch nhỏ trong nhiều gia đình, trường học… Virus thủy đậu có thể phát tán qua không khí, lan truyền bệnh qua giọt bắn hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi. Nếu chạm tay trực tiếp vào nốt mụn thủy đậu hay gián tiếp qua đồ dùng của người bệnh, nguy cơ lây nhiễm cũng là rất cao.
Thời gian ủ bệnh khi nhiễm phải virus thủy đậu khá dài, từ 10-21 ngày. Thời gian lây bệnh có thể từ 2 ngày trước khi phát bệnh đến khi nốt mụn se, đóng vảy.
>>> Xem bài viết: Ba con đường lây nhiễm thủy đậu bạn cần biết
II. Triệu chứng của thủy đậu
Thủy đậu khởi phát bởi những triệu chứng không điển hình như mệt mỏi, sốt cao, toàn thân suy nhược. Do vậy, người bệnh dễ chủ quan, lầm tưởng sang các bệnh cảm sốt thông thường khác. Chỉ đến khi cơ thể bắt đầu nổi phát ban, mụn nước, nhiều người mới nhận ra mình đang nhiễm thủy đậu.
Phát ban dạng phỏng nước là dấu hiệu đặc trưng nhất của thủy đậu. Chúng gây tổn thương trên da qua các giai đoạn:
- Phát ban nổi trên da màu đỏ hổng, mẩn ngứa
- Sau 24 giờ, phát ban phồng lên thành phỏng nước lớn, bên trong có chất dịch trong suốt. Xung quanh nốt phỏng có viền đỏ.
- Sau 48 giờ, mụn nước thường khô se, bên trong chuyển màu sang vàng đục nhưng chưa vỡ.
- Trong vòng 4 ngày tiếp, mụn vỡ và khô lại, tạo vảy vàng trên da.
- Các vảy vàng, đen bong hết trong vòng 10 ngày sau khi đã vỡ, thủy đậu được coi là khỏi hoàn toàn.
Biến chứng thường gặp nhất khi thủy đậu khỏi là sẹo thâm, sẹo lõm. Sẹo thâm sẽ biến mất sau 1 – 2 tháng tùy cơ địa và cách chăm sóc của người bệnh. Với sẹo lõm, khả năng hồi phục gần như không có do cấu trúc da đã hoàn thiện. Vì vậy, người bệnh chỉ có thể mong xử lý sẹo lõm bằng các biện pháp thẩm mỹ hiện đại tại bệnh viện, spa.
>>> Xem bài viết: 7 cách giảm ngứa nhanh cho bệnh nhân thủy đậu
III. Giải pháp chữa thủy đậu không để lại sẹo
1. Nguyên tắc chữa thủy đậu không sẹo
Nguyên nhân của sẹo thủy đậu là do tình trạng bội nhiễm vi khuẩn vào các nốt mụn. Vi khuẩn tấn công và xâm nhập, gây viêm sâu vào các tổ chức da. Khi lành viêm, vị trí các nốt mụn sẽ để lại sẹo rỗ xấu xí nếu không được chăm sóc đúng cách.
Để ngừa sẹo thủy đậu, cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn da phù hợp. Nó vừa phải đảm bảo kháng khuẩn tốt, lại vừa an toàn khi sử dụng trên da và vết thương hở. Theo kinh nghiệm dân gian để lại, xanh methylen, thuốc tím, thuốc đỏ là những sản phẩm thường dùng để vệ sinh da. Tuy nhiên, chúng lại đều có đặc điểm chung là chỉ có tác dụng kháng khuẩn kém. Khi sử dụng, thủy đậu vẫn sẽ khỏi nhưng lâu lành và chắc chắn để lại sẹo lõm. Vì vậy, các sản phẩm này ngày càng được ít được lựa chọn để xử lý thủy đậu.
2. Dizigone – Giải pháp kháng khuẩn, chống viêm cho thủy đậu nhanh lành, không sẹo
Sự ra đời của Dizigone đã mang đến một giải pháp mới giúp xua tan nỗi lo sẹo thủy đậu cho người bệnh. Dizigone mang đến nhiều ưu điểm khác biệt:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: Dizigone tiêu diệt được hầu hết vi sinh vật gây bệnh, từ vi khuẩn, virus tới nấm và cả bào tử.
- Tác dụng nhanh: Dizigone cho hiệu quả kháng khuẩn chỉ sau 30 giây tiếp xúc. Nhờ vậy, thủy đậu lặn đi với tốc độ nhanh chóng.
- An toàn: Dizigone tác dụng theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên, thân thiện với cơ thể. Khi dùng trên da, Dizigone không gây khô, xót, kích ứng.
- Không màu: Dizigone trong suốt, không màu, không gây nhuộm bẩn da, quần áo, chăn màn.
- Không cản trở quá trình lành sẹo tự nhiên: Dizigone không gây độc nguyên bào sợi và yếu tố hạt. Đây là những yếu tố quan trọng trong quá trình “đắp vá” tổn thương da.
- Được kiểm chứng chất lượng và được cấp phép lưu hành: Dizigone được chứng nhận chất lượng tại Quatest 1 – Bộ KHCN và được Sở Y tế cấp phép lưu hành.
Cách sử dụng Dizigone cho bệnh nhân thủy đậu
- Pha loãng 1 phần dung dịch kháng khuẩn Dizigone với 2 phần nước ấm để lau người.
- Kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc sau bước lau dung dịch kháng khuẩn.
Dizigone dùng được cho các nốt mụn nước ở mọi vị trí, kể cả trong khoang miệng hay vùng kín.
>>> Xem bài viết: Cách đánh bay thủy đậu nhanh chóng, không để lại sẹo
Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.