Một trong những phương pháp làm đẹp ngày càng phổ biến và phát triển là phẫu thuật thẩm mỹ. Phương pháp này đem đến hiệu quả cao nhưng phải đi kèm sự chính xác, và thận trọng. Để đạt hiệu quả tối ưu, vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ cần phải được chú ý chăm sóc cẩn thận.
1. Tại sao cần chăm sóc vết thương sau thẩm mỹ?
Giống như bất kỳ vết thương nào khác, vết thương phẫu thuật cần thời gian để chữa lành. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể bắt đầu quá trình tự hồi phục ngay lập tức. Các tổn thương được cải thiện ổn định trong những ngày và tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết thương phẫu thuật không lành lại. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng vết mổ hoặc các yếu tố tiềm ẩn khác. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc các tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hoặc lưu lượng máu, vết thương phẫu thuật có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Chăm sóc vết thương sau thẩm mỹ giúp loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn của vết thương như
1.1. Giảm nguy cơ để lại sẹo
Sẹo có thể làm bạn mất tự tin
Sẹo được hình thành sau bất kỳ tổn thương nào phá vỡ tính toàn vẹn của da. Có khoảng 100 triệu người mỗi năm ở các nước phát triển bị sẹo sau các thủ thuật phẫu thuật. Cho dù đó là phương pháp tự chọn, điều trị hay thay thế. Sẹo do phẫu thuật có thể có tác động đáng kể về thể chất và tâm lý. Một vết sẹo ở vị trí dễ nhận biết sẽ làm bạn mất tự tin trước mọi người. Tác động của sẹo tùy thuộc vào màu sắc, kích thước, vị trí cơ thể, diện tích bề mặt của sẹo. Do đó, việc cân nhắc khả năng tồn tại sẹo sau một thủ thuật đang trở nên đặc biệt quan trọng. Chăm sóc vết thương giúp đảm bảo rằng việc hồi phục sẽ giảm đáng kể sự hình thành sẹo.
1.2. Ngăn ngừa nhiễm trùng
Các thủ thuật xâm lấn hay bất kỳ tác động nào làm phá vỡ cấu trúc da đều có khả năng dẫn đến nhiễm trùng. Lượng vi khuẩn tồn tại trên da nhiều hơn là chúng ta vẫn nghĩ. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua vị trí tổn thương và gây bệnh. Sau phẫu thuật, vùng da chưa thể hồi phục ngay khả năng bảo vệ cơ thể. Vì thế nếu không được chăm sóc tốt, vết thương sau phẫu thuật vẫn có khả năng bị nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng ảnh hưởng lớn đến thành công sau phẫu thuật thẩm mỹ. Thậm chí các biến chứng khó lường do nhiễm trùng sẽ phá hủy mạnh vùng da quanh vết thương.
Hạn chế các biến chứng
Các biến chứng thường gặp liên quan đến biến dạng cơ thể. Một ca phẫu thuật tốt đẹp không phải chỉ dừng lại ở thành công trên bàn mổ. Sau phẫu thuật các lỗi do quá trình phẫu thuật hay chăm sóc không hợp lý có thể dẫn tới biến dạng vết mổ. Ngoài gây đau đớn, nó còn gây mất thẩm mỹ. Nguy hiểm hơn là nó liên quan đến cấu trúc mạch máu, xương, dây thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe thậm chí là tính mạng
2. Những việc cần làm khi chăm sóc vết thương sau thẩm mỹ
Hãy tuyệt đối tuân theo yêu cầu của bác sĩ sau phẫu thuật thẩm mỹ. Các chuyên gia về lĩnh vực này sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương một cách hiệu quả nhất. Đừng ngại việc trao đổi với bác sĩ của bạn những điều bạn sắp làm. Ngoài những hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể tham khảo các cách chăm sóc dưới đây:
2.1. Vệ sinh vết thương hằng ngày
Đây là công việc hết sức quan trọng vì nó liên quan đến việc lành vết thương. Sát khuẩn vết thương hằng ngày giúp loại bỏ các nguy cơ về nhiễm khuẩn. Bởi vậy việc lựa chọn sản phẩm sát trùng đúng là vô cùng cần thiết. Một thuốc sát khuẩn gây đau vết thương như cồn hay oxy già là không phù hợp. Một số loại thuốc có màu khác như povidon iod lại gây mất thẩm mỹ. Trong trường hợp này, dung dịch sát khuẩn Dizigone là một lựa chọn hoàn hảo.
Ưu điểm của dung dịch sát khuẩn Dizigone:
- Khả năng diệt khuẩn mạnh. 100% vi khuẩn và nấm được loại bỏ sau 30 giây
- Không gây đau xót cho người bệnh
- Không phá hủy mô liên kết nên không ảnh hưởng quá trình liền vết thương
- Không màu, hoàn toàn không độc hại với cơ thể
Sau khi vết thương đã được sát khuẩn, nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm. Độ ẩm giúp cho vết thương mau lên da non. Các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên khá an toàn để sử dụng trên các vùng da nhạy cảm. Kem bôi Dizigone Nano bạc được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên kết hợp cùng công nghệ bào chế Nano bạc siêu phân tử. Sản phẩm vừa dưỡng ẩm da, vừa diệt khuẩn làm sạch vết thương. Các tinh chất tự nhiên giúp kích thích khả năng liền sẹo nhanh chóng.
2.2. Bổ sung nước
Quá trình phẫu thuật làm cơ thể bị mất một lượng máu và dịch nhất định. Việc bổ sung nước cho cơ thể sau thẩm mỹ nên được chú ý. Lượng nước nạp vào giúp cân bằng lại lượng dịch bị mất. Ngoài ra quá trình hồi phục vết thương đòi hỏi cơ thể duy trì một lượng nước nhất định. Nên uống nhiều nước, cả sau khi phẫu thuật và trong quá trình chăm sóc vết thương.
2.3. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Tia UV là một tác nhân ảnh hưởng xấu đến da bạn
Ánh nắng có chứa tia UV rất có hại với da. Đặc biệt khi làn da đang bị tổn thương và trong quá trình hồi phục. Tiếp xúc lâu với ánh nắng cũng làm da bạn mất nước, khô hơn. Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời bằng cách mặc quần áo chống nắng khi ra ngoài. Tốt nhất nên hạn chế ra ngoài bởi ngoài ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và ô nhiễm cũng có hại với làn da.
2.4. Tránh vận động quá sức
Các hoạt động thể lực và lao động nặng nhọc nên tránh trong giai đoạn này. Việc vận động thể lực có thể làm co kéo vùng da tổn thương. Quá trình hồi phục vết thương sẽ bị gián đoạn. Thư giãn cơ thể là một cách hoàn hảo để hồi phục vết thương nhanh hơn. Đọc sách, nghe nhạc hoặc xem phim có thể là một lựa chọn giúp bạn giữ cho cơ thể thoải mái.
2.5. Chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn lành mạnh sẽ kích thích hồi phục vết thương
Chế độ ăn hợp lý giúp ích rất nhiều cho quá trình hồi phục vết thương. Cơ thể sau khi trải qua cuộc phẫu thuật cần phải được bổ sung dinh dưỡng. Bổ sung thêm nhiều protein, khoáng chất và vitamin cho khẩu phần ăn hằng ngày của bạn. Ngoài ra bạn cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Đường và muối cũng là một trong những thứ cần tránh hoặc giảm sau phẫu thuật.
Hãy kiên nhẫn trong quá trình hồi phục sau thẩm mỹ. Để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19009482. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp tận tình, chu đáo.
Tham khảo: Healthline.com