Bàn chân bị lở loét là một biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân đái tháo đường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nguyên nhân và cách chăm sóc khi bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng loét bàn chân.
1. Bàn chân bị lở loét – nỗi đau của người bệnh đái tháo đường
1.1. Tại sao bệnh đái tháo đường gây lở loét bàn chân
Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp
Nếu đường huyết của người bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt, nồng độ đường máu cao trong một thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng đó là biến chứng loét bàn chân. (Bàn chân bị lở loét do đái tháo đường).
Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường thường do 2 nguyên nhân chính
-
Do tổn thương thần kinh ngoại biên
Nồng độ đường huyết cao trong một thời gian dài dẫn tới tổn thương các dây thần kinh. Khi các dây thần kinh bị tổn thương ở chân hoặc bàn chân, người bệnh sẽ mất cảm giác tại vị trí này.
Người bệnh không cảm giác được nóng, lạnh, và đau. Nếu chân có vết thương mà người bệnh không nhận thấy để xử lý kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên.
Cơ tại vị trí này cũng không hoạt động một cách bình thường vì thần kinh cơ bị tổn thương. Điều này khiến cho chân của người bệnh không được thẳng vào tạo ra quá nhiều áp lực vào một phần của bàn chân. Từ đó, tổn thương chân có thể lan rộng tại một số vị trí của bàn chân.
Đái tháo đường gây nên tổn thương thần kinh ngoại biên
-
Do bệnh mạch máu ngoại vi
Đái tháo đường cũng gây tác động lên lưu lượng máu tới các bộ phận. Nếu lưu lượng máu giảm, vết loét và vết cắt sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành do thiếu các yếu tố đông máu tại vị trí tổn thương. Lưu lượng máu giảm ở phần tay và chân được gọi là bệnh động mạch ngoại vi (peripheral vascular disease). Nếu bạn bị viêm mà không được chữa lành trong một khoảng thời gian, vị trí viêm ấy sẽ dẫn tới loét và hoại tử.
1.2. Những biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân do đái tháo đường
-
Nhiễm trùng da và xương
Khi dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương kèm các vấn đề hệ thống miễn dịch suy giảm trong một thời gian dài, một vết thương hay vết cắt nhỏ cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng.
-
Áp xe
Khi nhiễm khuẩn tới vị trí xương và mô, sẽ tạo ra những lỗ thủng chứa mủ gọi là áp xe. Điều trị thông thường khi có ổ áp xe thường là loại bỏ ổ áp xe đồng nghĩa với việc loại bỏ xương hoặc mô nhiễm trùng. Một số phương pháp điều trị mới hơn có thể áp dụng như phương pháp oxygen, có thể ít xâm lấn hơn.
-
Hoại tử
Đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới các mạch máu, con đường cung cấp lượng máu tới các ngón tay hay ngón chân. Lưu lượng máu giảm không đủ cung cấp oxy và dinh dưỡng tới các vị trí này dẫn tới hoại tử. Cách điều trị cũng giống như điều trị ổ áp xe là cần loại bỏ các mô hoại tử hoặc dùng phương pháp oxygen.
-
Cắt cụt chi
Cắt cụt chi là chỉ định dành cho bàn chân bị nhiễm trùng nặng. Nếu không xử lý kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập lên các cơ quan khác trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng toàn thân. Vì vậy, cắt cụt chi là quyết định đau đớn nhưng không thể không làm với những người có loét bàn chân giai đoạn nặng.
Vì vậy, việc chăm sóc bàn chân bị lở loét đúng cách đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các biến chứng áp xe, hoại tử hay cắt cụt chi.
2. Bốn bước chăm sóc bàn chân bị lở loét do đái tháo đường
2.1. Kiểm soát đường huyết
Vì nguyên nhân loét bàn chân là do đường huyết tăng cao trong một thời gian dài. Nên bước đầu tiên trong chăm sóc loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là phải kiểm soát tốt đường huyết.
- Tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, thể dục và dùng thuốc.
- Duy trì đường huyết trong khoảng khuyến cáo của bác sĩ điều trị.
2.2. Loại bỏ bị vật, mô hoại tử tại vết loét
Khi bị loét bàn chân do đái tháo đường, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng vết loét. Nếu vết loét đã hoại tử hoặc có dị vật bên trong, bệnh nhân sẽ được dùng nước muối hoặc các dung dịch sát trùng để làm sạch vết loét. Sau đó, các mô hoại tử hay dị vật cần được lấy ra khỏi vết loét để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng vết loét.
2.3. Sát khuẩn vết loét
Bàn chân bị loét do tiểu đường hồi phục nhanh khi được chăm sóc đúng cách
Loét bàn chân có nguy cơ nhiễm trùng cao dẫn tới áp xe hoặc phải cắt cụt chi. Vì vậy, cần sát trùng chúng mỗi ngày bằng các dung dịch sát trùng phù hợp.
Sau khi đã được xử lý tại các cơ sở y tế, nhiệm vụ của bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường là tiến hành giữ vệ sinh và sát trùng vết loét hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn.
Cần chọn lựa dung dịch sát khuẩn phù hợp cho vết loét. Tiêu chí của các dung dịch sát khuẩn dùng cho vết loét như sau.
- Phổ sát khuẩn rộng
- Hiệu quả nhanh.
- Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc.
- An toàn tuyệt đối.
- Khử mùi hiệu quả tại vết loét hoại tử
- Không làm tổn thương mô hạt
- Tiêu diệt được màng biofilm
Tham khảo dung dịch sát trùng vết loét phù hợp với các tiêu chí trên ở phần sau của bài viết.
2.4. Dưỡng ẩm vết loét
Vết loét sẽ nhanh lên da non khi được duy trì độ ẩm phù hợp. Tình trạng quá khô hay quá ẩm cũng làm chậm quá trình lành vết loét. Vì vậy, lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm cho vết loét là một điều cần thiết.
3. Dizigone – Giải pháp cho bàn chân bị lở loét
3.1. Đặc tính của dung dịch sát trùng Dizigone
Dizigone- dung dịch sát trùng theo công nghệ châu Âu
Dung dịch sát trùng Dizigone là dung dịch sát trùng đảm bảo được tất cả các tiêu chí dành cho dung dịch sát trùng vết loét. Sản phẩm có những đặc tính sau.
- Dizigone có khả năng tiêu diệt 99.99% mầm bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm vào bào tử nấm.
- Dizigone tiêu diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s. Do đó, Dizigone không đòi hỏi thời gian ngâm, lau, rửa, sử dụng kéo dài, giúp vết loét nhanh lành và chóng hồi phục.
- Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc.
- Nguyên bào sợi và tổ chức hạt là hai yếu tố.quan trọng trong quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Nhiều dung dịch sát khuẩn khác đều làm tổn.thương những yếu tố này, gây ức chế quá trình tái tạo da tự nhiên. Với cơ chế an toàn, Dizigone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình “”đắp vá”” tổn thương da của cơ thể. Do đó, vết thương, vết loét lành nhanh chóng, an toàn.
- Màng biofilm là tập hợp những vi sinh vật kết tụ với nhau dưới lớp màng polysaccharide bền vững. Nó làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh.và cơ chế thực bào của cơ thể, gây viêm nhiễm kéo dài và khiến vết thương chậm lành. Dizigone tiêu diệt được màng biofilm, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
3.2 Kem Dizigone Nano Bạc – Duy trì độ ẩm phù hợp cho vết loét
Kem Dizigone Nano Bạc giúp vết loét được dưỡng ẩm phù hợp
Tổn thương bàn chân sẽ lành nhanh hơn khi được duy trì độ ẩm thích hợp. Vì vậy, khi vết loét ngừng chảy dịch, người bệnh nên tiến hành thoa một lớp kem mỏng sau bước sát khuẩn ngoài da. Kem dưỡng ẩm phù hợp dùng cho loét bàn chân là kem Dizigone Nano Bạc. Với các thành phần đến từ tự nhiên, kem Nano Bạc giúp làm mềm, làm dịu da và kích thích lên da non nhanh chóng.
3.3. Sử dụng Dizigone như thế nào?
Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone cho bàn chân bị lở loét
- Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào khu vực cần loại bỏ mầm bệnh, để nguyên tối thiểu 30 giây
- Thoa Dizigone Nano Bạc ngày 3-4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da bị loét. Trước khi thoa, cần lau vết thương bằng khăn mềm và nước ấm.
Trên đây là một số kiến thức về loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp bằng cách gọi tới HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính).