“Thủy đậu có lây không” là thắc mắc chung của nhiều người. Trên thực tế, đây là căn bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ.và rất dễ bùng phát thành dịch. Để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả,.cùng tìm hiểu về ba con đường lây lan phổ biến của bệnh trong bài viết dưới đây.
I. Thủy đậu có lây không và lây nhiễm như thế nào?
Thủy đậu là căn bệnh do virus và cực kỳ dễ lây lan. Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua 3 con đường:
- Qua tiếp xúc trực tiếp: Đây là con đường lây bệnh nhanh nhất và phổ biến nhất. Khi sờ vào các nốt mụn nước của người bệnh, virus thủy đậu Varicella – Zoster sẽ di chuyển sang người lành, ủ bệnh và lây lan.
- Qua giọt bắn hô hấp: Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus. Tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn này có khả năng bị lây nhiễm cao.
- Qua đồ vật dùng chung: Nếu tiếp xúc, va chạm vào vật dụng cá nhân của người bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm virus thủy đậu.
Những đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là người đang có sức đề kháng suy giảm như: phụ nữ sau sinh, người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin…
>>> Xem bài viết: Mách mẹ cách chữa thủy đậu sau sinh hiệu quả nhanh – an toàn
II. Thủy đậu dễ lây lan nhất vào giai đoạn nào?
1. Bốn giai đoạn phát triển của thủy đậu
- Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 10 – 21 ngày, trung bình 14 ngày tùy theo cơ địa từng bệnh nhân. Với những bệnh nhân là người cao tuổi,.người suy giảm miễn dịch thì thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn. Trong giai đoạn này, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh.
- Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện những nốt ban đỏ hồng,.nổi mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng chán ăn, bỏ bữa, đau nhức đầu, sốt nhẹ.
- Giai đoạn toàn phát: Sốt nhẹ 37-38°C, có khi sốt cao lên đến 39-40°C khiến người bệnh mệt mỏi toàn thân. Triệu chứng đặc trưng nhất của giai đoạn này là những nốt mụn trên da: Thoạt đầu là những nốt nhỏ màu hồng, sau đó trong vòng 24 giờ nổi lên thành dần trở thành nốt có phỏng nước trong, nông,.xung quanh có đường viền da mảnh, màu đỏ. Sau 48 giờ nốt phỏng khô lại, chất dịch bên trong nốt phỏng biến đổi sang màu đục,.vùng trung tâm nốt phỏng nhỏ dần và khô lại.
- Giai đoạn hồi phục: Tùy vào điều kiện chăm sóc và kiêng khem, bệnh thủy đậu sẽ khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, sau đó vẩy vàng xuất hiện,.khoảng ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy. Do đó, người bệnh cần chăm sóc đúng cách nhằm hạn chế để lại sẹo trên da.
2. Giai đoạn bệnh nào dễ lây lan nhất?
Trong 4 giai đoạn phát triển nêu trên, giai đoạn toàn phát có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Trong giai đoạn này, các mụn nước bắt đầu xuất hiện với số lượng nhiều hơn, gây ngứa ngáy, bứt rứt. Bệnh nhân hay gãi và làm vỡ các nốt mụn dẫn đến tăng.khả năng phát tán các virus ra môi trường xung quanh.
Khi mụn đã vỡ và khô se hẳn ở giai đoạn hồi phục, thủy đậu gần như không còn lây lan nữa. Vì vậy, bệnh nhân có thể thoát bỏ các biện pháp phòng bệnh để sinh hoạt bình thường.
III. Cách phòng ngừa lây lan thủy đậu
1. Cách ly bệnh nhân ở giai đoạn dễ lây lan
Giai đoạn toàn phát là thời kì mà người bệnh dễ lây cho những người xung quanh nhất. Bởi vậy, cách ly là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
Bệnh nhân nên đeo khẩu trang để che chắn các giọt bắn hô hấp, không để chúng phát tán ra bên ngoài. Với phụ nữ sau sinh, nên vệ sinh đầu vú trước khi cho em bé bú để tránh lây bệnh cho con.
2. Không dùng chung đồ dùng với bệnh nhân
Chất dịch từ các nốt mụn thoát ra có thể bám dính lên quần áo,.vật dụng cá nhân của người bệnh. Bởi vậy mà những người xung quanh nên tránh đụng chạm đến các đồ dùng đó.
Trong trường hợp là người chăm sóc bệnh nhân, nên có biện pháp phòng tránh.như sử dụng găng tay, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng/dung dịch kháng khuẩn sau khi chạm lên người bệnh.
3. Tiêm vaccin
Tiêm vaccin từ sớm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và những thành viên trong gia đình khỏi thủy đậu. Sau khi được đưa vào cơ thể, vaccin sẽ mất 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, nên tiêm phòng cho cả gia đình trước mùa dịch ít nhất 1 tháng.
Các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu:
- Vaccin Varivax (Mỹ)
- Vaccin Varicella (Hàn Quốc)
- Vaccin Varilrix (Bỉ)
Lịch tiêm vaccin tùy theo đối tượng và tùy theo loại vắc xin được tiêm:
- Đối với vaccin Varivax (Mỹ) và vaccin Varicella (Hàn Quốc)
- Từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: Khuyến cáo cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Mũi 2 được khuyến cáo tiêm khi trẻ 4-6 tuổi. - Từ 13 tuổi trở lên:
Mũi 1: Lần đầu khi tiêm
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
- Từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Hình ảnh tiêm vaccin ở trẻ em
- Đối với Vaccin Varilrix (Bỉ)
- Từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
Mũi 2: Được khuyến cáo cách mũi 1 ít nhất 6 tuần,.không được tiêm trước 4 tuần trong bất kỳ trường hợp nào. - Từ 13 tuổi trở lên:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
Mũi 2: Được khuyến cáo cách mũi 1 ít nhất 6 tuần,.không được tiêm trước 4 tuần trong bất kỳ trường hợp nào.
- Từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:
IV. Cách xử lý thủy đậu khỏi nhanh – không sẹo
Nếu không may bị lây nhiễm thủy đậu, bạn cũng không cần quá lo lắng. Đây là bệnh do virus và sẽ khỏi nhanh khi xử lý theo 3 nguyên tắc:
1. Dùng thuốc hạ sốt, giảm ngứa
Thuốc hạ sốt thường dùng cho bệnh nhân thủy đậu là Paracetamol; Aspirin; Ibuprofen… Các thuốc này được sử dụng nhằm hạ sốt, đưa thân nhiệt người bệnh về mức bình thường ổn định. Paracetamol được xem là thuốc an toàn nhất. Đối với trẻ em, không dùng Aspirin do có nguy cơ mắc hội chứng Reye. Người bệnh hay người chăm sóc nên đọc kĩ tờ thông tin sản phẩm và.tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhân viên y tế.
Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol 500mg
Nếu người bệnh ngứa nhiều, có thể cân nhắc dùng các thuốc kháng histamin H1 để xử lý. Các thuốc như loratadine, clorpheniramin… giúp giảm ngứa nhanh, giảm chà gãi nhiều lên da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm trên các nốt mụn.
2. Chăm sóc các tổn thương da
Chỉ khi các mụn nước vỡ, khô se và bong vảy hoàn toàn, thủy đậu mới được coi là khỏi. Quá trình này chỉ diễn ra nhanh nhất khi các tổn thương da được chăm sóc đúng.
Nguyên tắc xử lý thủy đậu là kháng khuẩn, làm sạch da để chống viêm, nhiễm trùng cho các nốt mụn. Từ đó, các nốt mụn sẽ lặn đi nhanh hơn, hạn chế để lại vết thâm và sẹo lõm. Dựa trên nguyên tắc này, từ lâu nay chúng ta đã biết cách chữa thủy đậu bằng các thuốc xanh, thuốc tím… Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học hiện đại lại cho thấy các dung dịch kháng khuẩn này chỉ cho tác dụng yếu, lại gây nhuôm màu da. Vì vậy, nhiều phương pháp mới đã được nghiên cứu và thử nghiệm. Tại Nga, các nhà khoa học tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Kỹ Thuật Nga đã cho ra đời Dizigone – giải pháp mới cho thủy đậu.
Bộ sản phẩm Dizigone chuyên dụng cho chăm sóc thủy đậu
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn phù hợp nhất trong chăm sóc da tổn thương ở bệnh nhân thủy đậu nhờ những ưu điểm:
- Hiệu lực kháng khuẩn nhanh và mạnh: Tiêu diệt 100% mầm bệnh vi khuẩn, virus, nấm CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY.
- Không gây xót, kích ứng da.
- Trong suốt, không màu, không gây nhuộm da, dính bẩn quần áo.
- An toàn cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả em bé và phụ nữ cho con bú.
- Giúp tổn thương da lành lại tự nhiên, hạn chế sẹo.
Tác dụng diệt virus của dung dịch Dizigone được nhân lên gấp ba lần khi sử dụng cùng với kem Dizigone Nano Bạc. Khác với dung dịch Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc có cơ chế diệt khuẩn nhờ vào ion bạc. Ion Bạc là chất độc với tế bào vi khuẩn, nấm, đồng thời độc với cấu trúc virus.nhưng ít độc với cơ thể người. Hai cơ chế diệt khuẩn khác nhau từ bộ.đôi sản phẩm Dizigone càng làm tăng hiệu lực diệt virus và giữ vùng da thủy đậu sạch khuẩn. Không chỉ vậy, kem Dizigone Nano Bạc còn duy trì độ ẩm phù hợp để kích thích phục hồi, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.
3. Nâng cao thể trạng
3.1. Chế độ dinh dưỡng đẩy đủ
Khi bị thủy đậu, điều quan trọng là người bệnh phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Tỏi và nghệ nên được thêm vào chế độ ăn do những thực phẩm này có thể hỗ trợ chống virus thủy đậu.
- Virus herpes phát triển mạnh trong điều kiện lượng axit amin.arginin chiếm ưu thế hơn so với axit amin lysine. Do đó, thực phẩm có hàm lượng lysin cao hơn arginin như sữa chua,.phô mai hữu cơ, sữa và trái cây như xoài, đu đủ, táo và dứa nên được sử dụng.
- Thực phẩm có hàm lượng lysin thấp hơn arginin thấp hơn như.các loại hạt, ngũ cốc, đậu phụ, caffein và sôcôla phải được tránh.
- Thực phẩm kháng histamin – giúp ngăn cơ thể sản xuất quá nhiều histamin và giảm trầy.xước các nốt mụn, giảm nguy cơ nhiễm trùng nên được khuyến khích tiêu thụ. Các loại thực phẩm kháng histamin là: súp lơ xanh,.cải xoăn, rau bina, hành tây, kiwi, táo và dâu tây.
Hình ảnh minh họa chế độ dinh dưỡng cho người thủy đậu
3.2. Lựa chọn quần áo thoải mái
Các mụn nước đỏ phát triển trong bệnh thủy đậu gây ngứa và khiến da bị nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn quần áo có chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt. Người bệnh nên cắt móng tay để tránh chà xát và khiến các vùng da tổn thương nặng hơn.
3.3. Nghỉ ngơi đúng cách
Bệnh nhân thủy đậu nên tránh hoạt động ngoài trời để giảm việc bài viết mồ hôi trên da. Khi thời tiết nóng, bệnh nhân vẫn có thể ngồi điều hòa, quạt gió; tuyệt đối không kiêng gió, kiêng tắm sai cách.
Thủy đậu có lây không? – câu trả lời là “có”. Giai đoan toàn phát là giai đoạn víu phát tán và lây lan mạnh mẽ nhất nên chúng ta cần có biện pháp cách ly, bảo vệ phù hợp. Nếu không may mắc thủy đậu, cần hiểu được cách chăm sóc đúng để mụn nước lặn nhanh. Bộ đôi Dizigone và Dizigone Nano Bạc đã được kiểm chứng an toàn – hiệu quả và là giải.pháp phù hợp cho người bị thủy đậu.
Để được biết thêm thông tin và được giải đáp thắc mắc về thủy đậu, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964629482.