Loét chân ở bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu biết 9 nguyên tắc dự phòng hiệu quả dưới đây:
- Kiểm tra bàn chân hằng ngày
- Mát xa lưu thông máu cho bàn chân
- Không đi tất, giày chật, giày cứng
- Kiểm tra giáy dép trước khi mang
- Cắt móng chân, cạo chỗ chai sần
- Không ngâm chân trong nước ấm lâu
- Giữ bàn chân khô ráo , sạch sẽ
- Lau rửa bàn chân với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng
- Có vết loét cần đến gặp bác sĩ ngay
Loét bàn chân chính là một trong những biến chứng phổ biến và nghiêm trọng với bệnh nhân tiểu đường mà nguyên nhân đôi khi từ thói quen sinh hoạt hằng ngày bệnh nhân không để ý.
1. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Kiểm tra bàn chân hằng ngày
Kiểm tra xem có vết chai, mụn nước, vết cắt, trầy xước, loét ở bàn chân hay không. Hãy tạo thành thói quen kiểm tra hằng ngày để sớm phát hiện những bất thường ở bàn chân và dự phòng khả năng bị loét. Nên kiểm tra vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi tối.
Cần ghi nhớ các dấu hiệu nguy hiểm của bàn chân người bị tiểu đường như đỏ lên hoặc thay đổi màu sắc khác như xanh, đen, tím, tái ở một phần bàn chân hoặc cả bàn chân, chân sưng phù, chân bị đau nhói, các tổn thương rách da, các vết nứt, vết thâm, sẩn, bóng nước…
Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm vết loét
Xem thêm cách chữa loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
2. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Mát xa lưu thông máu cho bàn chân
Người bệnh tiểu đường cần giữ cho máu lưu thông tốt xuống chân bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, tránh đè ép nhiều xuống bàn chân. Không nên ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài. Vận động đi lại nhẹ nhàng thường xuyên. Nên mát xa chân để máu lưu thông tốt xuống bàn chân.
3. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Không đi tất, giày chật, giày cứng
Đi tất, giày chật sẽ khiến lưu thông máu xuống bàn chân gặp khó khăn. Giày cứng dễ gây các vết phồng rộp, tổn thương bàn chân. Nên chọn mua giày tất mềm, đi vừa chân, để chân luôn có cảm giác thoải mái nhất.
Với tất nên chọn loại cotton hoặc vải, tất có đệm bông, mũi tất vừa vặn, không được chật, đường may của tất nổi và không thô ráp.
Đối với giày nên chọn loại giày mềm, khi mua nên mua buổi chiều để đo cỡ chân phù hợp nhất. Với các đôi giày mới không đeo trong thời gian quá lâu vì có thể gây tổn thương vùng da chân.
4. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Kiểm tra giày dép trước khi mang
Do dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương nên bàn chân người bệnh tiểu đường thường bị mất cảm giác đau, khi có dị vật làm tổn thương cũng khó phát hiện. vì vậy, trước khi đi giày dép, tất vớ, người bệnh tiểu đường cần kiểm tra kĩ xem có cát, sỏi hay dị vật gì trong các vật dụng này không.
Xem thêm bài viết nguyên nhân gây loét bàn chân
5. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Cắt móng chân, cạo chỗ chai sần
Người bệnh tiểu đường không nên để móng chân mọc quá dài vì dễ gây tổn thương tạo thành các vết xước khi va quệt. Nên cắt móng chân thường xuyên, nếu thị lực kém có thể nhờ người nhà cắt hộ.
Khi cắt móng chân có thể chọn thời điểm sau khi tắm vì lúc này móng mềm và dễ cắt. nên cắt móng theo đường ngang, không cắt quá sâu vào phía trong vì có thể gây tổn thương phần thịt đệm. Dùng giũa để giũa nhẵn những góc sắc nhọn và thô ráp.
Đối với các vết chai sần, nên nhẹ nhàng làm mềm vết chai bằng một tấm đá nhám hoặc đá bọt sau khi tắm.
Cắt móng chân gọn gàng giúp phòng các vết loét bàn chân tiểu đường
6. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Không ngâm chân trong nước ấm lâu
Người bệnh tiểu đường không nên ngâm chân quá lâu trong nước ấm. Do dây thần kinh bị tổn thương, khu vực bàn chân người bệnh thường bị mất cảm giác về nhiệt độ nên khi ngâm chân, người bệnh tiểu đường dễ bị bỏng, hoặc bị lạnh quá, gây ra các tổn thương cho chân.
Vì vậy, trước khi tắm hoặc ngâm chân, người bệnh nên dùng nhiệt kế hoặc mu bàn tay, khủyu tay để kiểm tra nhiệt độ nước. Không nên ngâm chân quá 15 phút.
7. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Giữ bàn chân khô ráo , sạch sẽ
Người bệnh nên rửa sạch chân hàng ngày, rửa kĩ các vùng kẽ ngón. Sau đó nên lau khô bằng khăn mềm. có thể dùng kem dưỡng ẩm để phòng da khô và nứt nẻ, nhất là ở vùng gót chân, không nên bôi nhiều ở vùng kẽ ngón.
8. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Lau rửa bàn chân với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng
Việc vệ sinh bàn chân hằng ngày nên đi kèm với việc dùng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả vệ sinh sạch sẽ và dự phòng tốt nhất. Dòng dung dịch sát khuẩn tốt nhất hiện các bác sỹ và nhân viên y tế khuyên dùng là dung dịch Dizigone. Dizigone có hoạt lực kháng khuẩn mạnh giúp vệ sinh, làm sạch 100% vi khuẩn, nấm trên bề mặt da chỉ sau 30 giây tiếp xúc. Do đó Dizigone mang lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội, rất thuận tiện, nhanh gọn trong dự phòng loét bàn chân cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, Dizigone rất dịu nhẹ, không gây kích ứng, không màu, đảm bảo tính thẩm mỹ, sạch sẽ khi sử dụng.
Khi sử dụng để lau rửa chân, có thể pha loãng dung dịch Dizigone 2 lần với nước ấm để sử dụng.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – Vệ sinh da sạch sẽ giúp phòng loét bàn chân tiểu đường
9. Phòng loét bàn chân tiểu đường: Nghi ngờ loét, cần đến gặp bác sĩ ngay
Với người bệnh tiểu đường lâu ngày, không kiểm soát đường huyết tốt sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng loét. Nguyên nhân do các biến chứng gây tổn thương dây thần kinh cảm giác, dễ bỏ qua các vết trầy xước trên cơ thể. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao cũng là điều kiện thuận lợi đển mầm bệnh xâm nhập các vết trầy xước gây nhiễm khuẩn, loét.
Chính vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu loét, tổn thương trên cơ thể, người bệnh cần đến khám và nhận tư vấn của bác sỹ chữa để đánh giá đúng mức độ tổn thương và có hướng chữa phù hợp nhất.
Trong giai đoạn chữa vết loét, nên vệ sinh vết loét bằng Dizigone không pha loãng để đảm bảo hiệu quả sát khuẩn ở mức cao nhất, giúp làm sạch nhanh ổ loét, nhiễm trùng, ngăn ngừa ổ loét lây lan và nguy cơ bội nhiễm, nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, Dizigone còn có tác dụng kích thích quá trình liền vết loét và hạn chế tạo sẹo do đặc tính không làm tổn thương tế bào sợi và yếu tố hạt – 2 yếu tố quan trọng với quá trình hình thành vết thương của bệnh nhân.
Nên rửa vết loét 2 lần/ngày kết hợp xịt trực tiếp Dizigone vào vết loét 3-5 lần/ngày để đạt hiệu quả sát khuẩn tốt nhất và giúp vết loét nhanh lành, hạn chế tạo sẹo. Trước và sau khi sử dụng dung dịch Dizigone, người bệnh không cần sử dụng nước để lau rửa lại.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách chăm sóc vết loét tiểu đường, vui lòng liên hệ hotline 1900 9482 để được tư vấn trực tiếp bởi Dược sĩ Dizigone.