Mục tiêu chăm sóc vết thương hở, vết trầy xước:
- Cầm máu
- Hạn chế nhiễm khuẩn
- Chăm sóc vết thương hở mau lành
- Hạn chế sẹo
Sau đây là hướng dẫn chi tiết 7 bước xử lý vết thương hở đơn giản tại nhà. Hãy đọc thật kỹ để giúp vết thương lành nhanh chóng, không để lại sẹo nhé!
I. 7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà hiệu quả
Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Rửa tay trước khi chăm sóc vết thương
Rửa tay là bước vô cùng quan trọng trước khi xử lý vết thương. Rửa tay giúp hạn chế nhiễm khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương, vết trầy xước của người bệnh.
Trước khi xử lý vết thương của mình hoặc người khác, nên rửa tay sạch với nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp. Có thể sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch từ vết thương.
Bước 2: Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi
Cầm máu, hạn chế chảy máu là ưu tiên hàng đầu khi có vết thương hở. Chảy máu nhiều có thể dẫn đến choáng váng, sốc nhẹ. Nặng hơn nữa có thể ngất, trụy tim mạch, tử vong.
- Dùng mảnh vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết cắt hoặc vết trầy xước để thúc đẩy quá trình đông máu.
- Nếu máu chảy nhiều và không có vải hay băng sạch, có thể dùng tay ép miệng vết thương lại để hạn chế máu chảy.
- Nâng vị trí vết thương cao hơn tim để hạn chế áp lực máu đến khu vực này.
Nếu cảm thấy vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa kịp thời.
Cầm máu đúng cách để hạn chế mất máu tại vết thương
Bước 3: Rửa sạch vết thương hở, vết xước
- Rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp trong 5-10 phút để loại bỏ bụi và các chất bẩn.
- Lau nhẹ nhàng vết thương bằng khăn sạch.
- Dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn. Nếu không loại bỏ được hết cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Lưu ý:
- Nếu chấn thương do dị vật đâm sâu thì không nên rút ra vì có thể khiến máu chảy ồ ạt. Trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương an toàn.
Rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp
Bước 4: Sát trùng vết thương hở đúng cách
Sát trùng là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vết thương hở tại nhà. Lựa chọn sử dụng thuốc sát trùng vết thương hở chuyên dụng giúp ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, bào tử) vào vết thương hở. Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, bệnh viện Bạch Mai, đây là điều kiện tối ưu để vết thương lành lại nhanh chóng, tự nhiên.
Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm sát trùng vết thương hở
- Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được các loại mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm, bào tử
- Không gây xót và kích ứng
- Không làm tổn thương và ảnh hưởng tới sự hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợ (các yếu tố quan trọng trong quá trình lành vết thương)
- Hiệu quả nhanh: đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn
➤ Xem bài viết: 6 tiêu chí lựa chọn thuốc sát trùng cho vết thương hở
Vết thương hồi phục nhanh sau khi được sát trùng đúng cách
Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.
Lưu ý:
- Một số loại thuốc mỡ có thể gây phát ban nhẹ do cơ địa của mỗi người. Nếu có dấu hiệu phát ban, mẩn đỏ, cần ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng kháng sinh vì có thể làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc về sau.
Bước 5: Băng vết thương cẩn thận
Băng cẩn thận để giữ vết thương luôn sạch sẽ. Nên sử dụng băng vô trùng để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn.
Lưu ý:
- Nếu vết cắt nhỏ hoặc vết trầy xước nhẹ, có thể không cần băng bó. Vết thương được giữ thông thoáng sẽ lành nhanh hơn.
- Hạn chế băng quá chặt, làm giảm lưu lượng máu đến vị trí vết thương. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu và làm khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Băng các vết thương lớn và sâu để tránh tình trạng nhiễm trùng
Bước 6: Thay băng thường xuyên
- Theo nghiên cứu, cần thay băng ít nhất mỗi 24h hoặc khi băng bị ướt, bẩn. Mỗi lần thay băng cần phải rửa lại vết thương, bôi kháng sinh lên vết thương mỗi lần thay băng.
- Lưu ý: Nếu vết thương đã liền thì không cần băng bó nữa.
Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
- Trong quá trình chăm sóc, xử lý vết thương hở tại nhà cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng. Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng là đến ngay cơ sở y tế để chữa kịp thời.
- Một số dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ xung quanh vết thương như: sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ hoặc càng lúc càng đau, cảm thấy vết thương hơi ấm.
- Nhiễm trùng nặng có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn.
Mẹo nhỏ:
- Nếu bệnh nhân quá đau có thể sử dụng paracetamol để giảm đau.
- Chườm đá nếu có dấu hiệu bầm tím hoặc sưng.
>>Xem thêm: Lựa chọn kháng sinh trong điều trị vết thương hở
II. 5 Thuốc sát trùng vết thương hở tại nhà phổ biến nhất
1. Oxy già
- Oxy già là dung dịch sát khuẩn có tính oxy hóa rất mạnh. Nồng độ càng cao thì tính oxy hóa càng mạnh. Khi sử dụng oxy già thường có hiện tượng sủi bọt. Hiện tượng này chứng tỏ oxy già vẫn còn tác dụng.
- Oxy già thường được sử dụng để sát trùng các vết thương ngoài da như: vết trầy xước, vết đứt, vết cắt… Ngoài ra, oxy giá còn dùng để khử mùi hoặc pha loãng để súc miệng.
Lưu ý:
- Oxy già có thể gây bỏng da hoặc niên mạc ở nồng độ cao trên 5%. Vì vậy, chỉ nên sử dụng oxy già để sát trùng ở nồng đồ 1,5-3%.
- Hạn chế sử dụng oxy già cho vết thương hở vì oxy già làm chậm quá trình lành tự nhiên của cơ thể. Tuyệt đối không sử dụng oxy già khi vết thương đang lành, đang lên da non.
- Tuyệt đối không uống oxy già.
- Không sử dụng oxy già để sát trùng vùng kín, các hốc tự nhiên của cơ thể.
➤ Xem bài viết: Có nên rửa vết thương bằng oxy già?
2. Cồn
Cồn sử dụng để sát trùng thường có nồng độ từ 70-75 độ vì ở nồng độ này cồn mới đảm bảo khả năng diệt khuẩn. Cồn sử dụng để sát khuẩn vết trầy xước, vết đứt, sát khuẩn tay, dụng cụ y tế và sát trùng trước khi tiêm.
Lưu ý:
- Cồn sát khuẩn tốt nhất ở nồng độ 70-75.
- Cồn không dùng để sát khuẩn vùng da mặt, da nhạy cảm, sát khuẩn mắt, các hốc tự nhiên của cơ thể. Cồn có thể gây kích ứng trong một số trường hợp.
- Không nên dùng cồn để sát khuẩn vết thương hở, vết thương sâu. Chỉ nên sử dụng cho các vết trầy xước
- Không uống hoặc để dây vào mắt
➤ Xem bài viết: Cồn sát trùng vết thương hở: Hại nhiều hơn lợi
3. Cồn – iod
Cồn iod là hỗn hợp của cồn và iod. Lượng cồn sử dụng rất ít, chỉ đủ để hòa tan iod. Iod là tác nhân oxy hóa tạo ra khả năng sát khuẩn của dung dịch. Đây là dung dịch sát trùng rất mạnh, cần đặc biệt lưu ý khi dùng trên da.
Lưu ý:
- Không dùng cồn iod 5% để sát khuẩn da.
- Hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.
- Không uống hoặc để dây vào mắt
4. Povidone iod
Povidone iod là phức hợp của povidon và iod. Nó có tác dụng diệt vi khuẩn và nấm có hại cho cơ thể, nhưng lại có màu vàng gây mất thẩm mỹ.
Lưu ý:
- Povidon iod gây kích ứng đau xót và chậm lành vết thương. Do đó, hạn chế dùng cho vết thương hở, không dùng cho vết thương đang lành.
- Povidon iod có nhiều chống chỉ định đặc biệt như: hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi… Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
➤ Xem bài viết: Povidon Iod: Đánh giá ưu, nhược điểm và lưu ý khi dùng
5. Dung dịch sát trùng chăm sóc vết thương hở chuyên biệt – Dizigone
Bộ sản phẩm sát trùng vết thương Dizigone bao gồm 2 sản phẩm: dung dịch sát trùng Dizigone và kem bôi kháng khuẩn, tái tạo da Dizigone nano bạc.
Ưu điểm của bộ sản phẩm Dizigone: đem lại giải pháp hiệu quả nhất cho quá trình lành vết thương, tái tạo da và ngăn ngừa sẹo
- Dizigone loại bỏ 100% mầm bệnh (vi khuẩn, nấm) trong 30 giây (theo nghiên cứu đánh giá tại trung tâm QUATEST 1 – Bộ khoa học công nghệ)
- Dizigone thân thiện với cơ thể, kích quá trình phục hồi vết thương, vết loét ngoài da một cách tự nhiên và nhanh chóng.
- Dizigone không màu, pH trung tính, không gây đau, không xót
- Dizigone hoàn toàn an toàn khi sử dụng lâu dài và dùng cho trẻ nhỏ (không chứa kháng sinh, không chứa corticoid).
Xem thêm phản hồi khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết thương hở qua Shopee:
Dược sĩ nhà thuốc đánh giá về hiệu quả của Dizigone trong chăm sóc vết thương:
III. Chăm sóc vết thương hở tại nhà bằng phương pháp thiên nhiên
1. Chăm sóc vết thương bằng bột nghệ
Nghệ chứa Curcumin có khả năng kháng khuẩn mạnh, có thể tăng cường chữa lành vết thương. Nhưng lưu ý rằng bột nghệ có thể gây bí vết thương và cần sử dụng nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
2. Chăm sóc vết thương hở bằng nha đam
- Nha đam là loài cây thuộc họ xương rồng. Nha đam chứa nhiều các loại vitamin, gel khoáng chất giúp làm dịu và duy trì độ ẩm phù hợp cho vết thương.
- Ngoài ra, nha đam có thể giúp giảm viêm, ngăn ngừa loét và hạn chế tạo sẹo. Thoa một lớp mỏng gel nha đam vào vết thương sau đó băng lại là cách chăm sóc vết thương tự nhiên và an toàn.
3. Chăm sóc vết thương hở bằng dầu dừa
- Dầu dừa có thể thúc đẩy quá trình làm lành, dưỡng ẩm vết thương do chứa một loại axit béo nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn.
- Sử dụng dầu dừa giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
4. Chăm sóc vết thương hở bằng tỏi
Tỏi chứa một hợp chất gọi là allicin, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, tinh chất tỏi còn giúp vết thương nhanh lành hơn.
Lưu ý khi sử dụng các biện pháp thiên nhiên chăm sóc vết thương:
- Chỉ sử dụng khi vết thương đã khô, bắt đầu lên da non
- Không nên sử dụng với vết thương hở
- Cần lựa chọn kỹ nguyên liệu thiên nhiên khi chăm sóc vết thương, đảm bảo các yếu tố vô trùng, không chứa các chất độc hại (một số dược liệu có thể bị phun thuốc trừ sâu trong khi trồng)
- Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm đã bào chế, được chứng minh và đảm bảo các yếu tố vô trùng
➤ Xem bài viết: Chăm sóc vết thương hở kiêng gì?
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở tại nhà:
Bài viết trên cung cấp những thông tin về cách chăm sóc vết thương hở tại nhà. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482
Ngọc Minh đã bình luận
Nha đam không có nhiều hiệu quả trong chăm sóc vết thương hở, bạn cần đảm bảo nó vô khuẩn khi bôi để tránh làm nhiễm trùng thêm cho vết thương nhé. Nếu vết thương không quá lớn thì bạn không cần băng lại cũng được.
Linh đã bình luận
Cho e hỏi sát trùng vết xướt rướm máu bằng chanh đc k
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Chào bạn
Nước chanh có tính kháng khuẩn rất yếu nên không có ý nghĩa trong sát khuẩn vết thương. Không chỉ vậy, nước chanh còn là một acid yếu, có pH acid nên sẽ gây xót, kích ứng khi sử dụng trực tiếp trên vết thương hở.
Để sát khuẩn vết thương, bạn nên lựa chọn những dung dịch kháng khuẩn mạnh như DIZIGONE. Khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ của DIZIGONE đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ KHCN: tiêu diệt 100% vi sinh vât gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Không chỉ vậy, DIZIGONE dịu nhẹ như nước, không gây xót và kích ứng da, an toàn tuyệt đối.
Để được tư vấn kỹ hơn về chăm sóc vết thương, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe !
Phạm Hà My đã bình luận
Mình tuần trước ngã xe, bị một vết thương dài ở chân, về nhà rửa ngay bằng cồn iod mà xót quá. Sau đó mình được giới thiệu và có đặt bộ sản phẩm Dizigone về dùng, rửa không thấy xót nữa. Mình cũng chăm rửa vết thương hàng ngày với Dizigone rồi bôi kem Nano bạc, thấy sau đó vết thương không còn chảy mủ, liền lại rất nhanh, sau 4 ngày là bắt đầu bong vẩy lên da non. Lúc đó thì còn tập tễnh một chút chứ giờ là hết đau đi lại bình thường hẳn rồi. Mình thấy Dizigone thật sự rất hiệu quả, cũng cảm ơn đội ngũ tư vấn đã tư vấn rất nhiệt tình nữa.
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
DIZIGONE cảm ơn phản hồi của bạn về sản phẩm <3 Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm về chăm sóc da liễu, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Nguyễn trang đã bình luận
Sản phẩm DIZIGONE có thể sức vết lở loét ở vùng kín được kg
Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào Trang! Dizigone hoàn toàn có thể dùng cho vết thương, vết loét ở vùng kín. Với cơ chế sát khuẩn an toàn, tương tự miễn dịch tự nhiên và không gây xót, Dizigone cho hiệu quả làm sạch, ngừa viêm nhiễm và giúp vết loét lành nhanh. Bạn nên sử dụng Dizigone để lau rửa vùng tổn thương 3-4 lần/ngày để tối ưu hiệu quả.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách trị lở loét vùng kín bằng Dizigone, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 9482. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Lam đã bình luận
Cho xin giá đi
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn.
Dizigone gồm 2 dòng sản phẩm: dung dịch Dizigone và kem bôi Dizigone nano bạc
– Chai dung dịch kháng khuẩn 500ml – giá 145k
– Chai dung dịch kháng khuẩn 300ml – giá 100k
– Chai dung dịch kháng khuẩn 100ml có vòi xịt – giá 65k
– Tuýp kem Dizigone nano bạc – giá 140k
Phí giao hàng toàn quốc là 20k (miễn phí giao hàng với đơn hàng từ 500k)
Để được tư vấn thêm về sản phẩm và hướng dẫn mua hàng nhanh nhất, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Ntyn đã bình luận
Tuần trước con có bin té xe,trầy xướt trên mặt.Hiện giờ cũng được 4 ngày cần làm gì để vết thương lành nhanh trong 1 tuần tới ạ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Để vết thương lành nhanh, bạn sát khuẩn vết thương 2-3 tiếng/lần với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Đến khi vết thương khô mài hoàn toàn, bạn kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc để dưỡng ẩm, thúc đẩy phục hồi và tái tạo da, ngừa thâm sẹo sau khi lành thương nhé.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 để dược sĩ Dizigone hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Kim chung đã bình luận
Vết thương của e là vết thương hở nó cứ chảy dịch thì làm ntn ạ
Dược sĩ Đinh Thu Giang đã bình luận
Chào bạn.
Vết thương hở bị chảy dịch là một hiện tượng bình thường.
Để vết thương chóng khô se và lành nhanh hơn, bạn nên sử dụng bộ sản phẩm Dizigone. Bộ sản phẩm này sẽ đảm bảo được các công dụng:
– Sát khuẩn, làm sạch, giúp vết thương khô se nhanh hơn nữa, không bị nhiễm trùng.
– Dưỡng ẩm làm mềm, làm dịu da, kích thích lên da non nhanh hơn.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 9482.
Đỗ Thị Lan đã bình luận
Mình vừa bị ngã xe cũng bị trầy xước ở đầu gối khá nặng mong muốn tìm 1 loại thuốc bôi cho nhanh lành vết thương mà da mình rất độc nên mong được tư vấn
Dược sĩ Đinh Thu Giang đã bình luận
Xin chào bạn.
Nguyên tắc chăm sóc các vết thương hở là đảm bảo vết thương được sát khuẩn sạch sẽ, thoáng khí, được cung cấp đủ độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết.
Để vết thương lành nhanh hơn, bạn nên sử dụng bộ sản phẩm Dizigone. Bộ sản phẩm này sẽ đảm bảo được các công dụng:
– Sát khuẩn, làm sạch, giúp vết thương khô se nhanh hơn nữa, không bị nhiễm trùng.
– Dưỡng ẩm làm mềm, làm dịu da, kích thích lên da non nhanh hơn.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 9482. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Quyên đã bình luận
Vết thương đã khô có nên rửa nước muối tiếp tục không ạ
Dược sĩ Đinh Thu Giang đã bình luận
Xin chào bạn.
Vết thương đã khô rồi thì bạn không cần thiết rửa bằng nước muối nữa. Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn rất yếu, chỉ giúp làm sạch bụi bẩn và một số ít vi khuẩn trên bề mặt. Với các vết thương hở, bạn cần dùng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng – có hiệu lực sát khuẩn mạnh hơn. Dizigone là dung dịch phù hợp nhờ những ưu điểm:
– Khả năng sát khuẩn mạnh
– Hiệu quả nhanh
– Không gây xót
– An toàn, đã được kiểm chứng.
Khi sát khuẩn bằng Dizigone, vết thương sẽ đảm bảo sạch khuẩn hơn rất nhiều. Sau khi sát khuẩn, cần thoa kem Dizigone Nano bạc để duy trì độ ẩm cho vết thương, kích thích tái tạo da giúp vết thương nhanh lành.
Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 9482. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Lê Thị Tám đã bình luận
Mình cũng bị ngã xe và trầy xước ở chân ai có loại thuốc bôi da và giúp viết thương lành lại ko mong được tư vấn
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Nguyên tắc chăm sóc vết thương hở là phải sát khuẩn 2-3 tiếng/lần để đảm bảo vết thương không nhiễm trùng, mưng mủ; từ đó khô se bề mặt. Sau khi vết thương khô se hoàn toàn thì kết hợp thoa kem dưỡng để cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cho da phục hồi, tái tạo tốt hơn, ngăn ngừa thâm sẹo.
Để vết thương lành nhanh – không sẹo, bạn sử dụng bộ đôi sản phẩm DIZIGONE gồm dung dịch kháng khuẩn DIZIGONE và kem DIZIGONE Nano Bạc theo đúng nguyên tắc trên là được. DIZIGONE sẽ giúp vết thương của bạn lành lại nhanh chóng nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, đồng thời lại dịu nhẹ, không gây xót, kích ứng da và niêm mạc.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc vết thương, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Lữ Văn năm đã bình luận
Em bị ngã xe máy toạc đầu gối có dùng được ko ạ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
DIZIGONE dùng cho vết thương hở cực kỳ hiệu quả, là giải pháp giúp tổn thương da của bạn lành lại nhanh chóng, hạn chế thâm sẹo và không bị đau xót.
Bạn nên dùng phối hợp cả bộ đôi dung dịch kháng khuẩn DIZIGONE và kem DIZIGONE Nano Bạc để chăm sóc vết thương.
Để được tư vấn thêm về chăm sóc vết thương, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe !
Nguyễn phú phương trang đã bình luận
Em bị quẹt với máng bô xe bị lũng 1 lỗ và đi mai lại bệnh viền rồi 10 ngày sau e ra cắt chỉ tại trạm y tế rồi làm thành mài sau hơn 1 tháng e thấy lâu lành và nó có hiện tượng ra dịch và mủ sau khi gở đc lớp mài ra thì bị nhô lên chứ nó k liền thịt lại với nhau z có sao k bác sĩ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Nếu vết thương sâu, có nhiều mủ dịch và có hiện tượng bất thường thì bạn cần tái khám tai cơ sở y tế để được xử lý sớm và đúng cách.
Để được tư vấn thêm về chăm sóc vết thương, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe !
Đảm trần đã bình luận
Vết thương khô rồi thì có nên sát khuẩn nữa k ạ?
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Bạn vẫn nên sát khuẩn đến khi mài đen trên vết thương bong ra, vết thương hồi phục hoàn toàn nhé. Ở giai đoạn vết thương khô se, nên dùng kết hợp kem DIZIGONE Nano Bạc để cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cho tổn thương phục hồi, tái tạo nhanh nhất, hạn chế thâm sẹo.
Để được tư vấn thêm về chăm sóc vết thương, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe !
Hải Âu đã bình luận
Dùng bộ sp này thì có cần dùng kem chống sẹo hoặc chống thâm nữa ko ạ?
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn!
Bạn sử dụng DIZIGONE chăm sóc vết thương sớm và đúng cách là đã hạn chế tối đa nguy cơ sẹo và thâm, không cần dùng thêm sản phẩm gì khác.
Để được tư vấn thêm về chăm sóc vết thương, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe !
Loan đã bình luận
em lăn kim bị nhiễm trùng có mủ ở mặt vậy có dùng Dizigone được không ạ
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Bạn hãy sử dụng dizigone ngay để xử lý nhiễm trùng da nhé. Dizigone đã được các spa dùng để lau, vệ sinh da sau khi nặn mụn, lăn kim: giúp làm sạch da – diệt khuẩn để dự phòng nhiễm khuẩn, nhanh khô se hơn, nhanh lên da non và để ngừa hình thành thâm sẹo.
Bạn hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0964.619.482 để được tư vấn thêm nhé.
Chúc bạn sức khoẻ !
Hiền đã bình luận
Ở Thái Nguyên thì mua Dozigone ở Đại lí nào
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Bạn có thể mua dizigone ở các nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc hoặc ở các sàn thương mại điện tử như lazada-shopee-Tiki nhé.
Với một số nơi nhà thuốc xa không tiện mua Dizigone có ship tận nơi toàn quốc nhé.
Bạn xem chi tiết thông tin giá từng sản phẩm và các điểm bán tại link sau nhé:
https://dizigone.vn/diem-ban/
Hoặc liên hệ số 0964.619.482 để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
Chúc bạn sức khoẻ !