Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường mãn tính. Nếu không được chăm sóc đúng cách, loét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là cắt cụt chi. Tuy nhiên, nguy cơ cắt cụt chi có thể được ngăn ngừa tới 85% bằng cách phát hiện sớm vết loét bàn chân và thực hiện những giải pháp như trong bài viết dưới đây.
Những lý do khiến người bệnh tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi
Bàn chân là vùng da có độ ẩm thấp nhất trong cơ thể. Trong quá trình di chuyển, bàn chân thường xuyên bị cọ sát và chịu áp lực đè nén kéo dài, nên dễ gặp phải những tổn thương nhỏ như xước, nứt nẻ.
Hình minh họa bàn chân bị loét ở bệnh nhân đái tháo đường
Ở người bình thường, những vết xước, nứt nẻ đó sẽ tự lành và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, chỉ một tổn thương nhỏ cũng có thể dẫn đến vết loét lan rộng. Đó có thể do các nguyên nhân:
1. Mạch máu bị tắc hẹp
Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp các động mạch ở chân. Do đó, máu không mang được oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, nếu gặp vết thương ở bàn chân sẽ rất khó tự chữa lành.
2. Tổn thương thần kinh ngoại biên
Đường huyết cao không được kiểm soát dẫn đến tổn thương thần kinh. Bệnh nhân bị mất cảm giác, bao gồm cả cảm giác đau. Do đó, bệnh nhân không chú ý đến các vết thương, vết cắt ở bàn chân. Tình trạng này kéo dài gây nên viêm nhiễm, lở loét.
3. Hệ miễn dịch bị suy yếu
Đường huyết cao ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể. Hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, vết loét bàn thân chậm lành, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
7 giải pháp cần làm ngay để ngăn ngừa 85% nguy cơ cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường
1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày là việc cần làm để phát hiện sớm dấu hiệu thương tổn. Khi kiểm tra, phải chú ý tới những vị trí khuất như đáy bàn chân và các kẽ ngón chân.
Nếu phát hiện những bất thường như vết loét, vết cắt, phồng rộp, sưng, đau, đỏ ở bàn chân, cần báo ngay cho cán bộ y tế để được hướng dẫn chăm sóc kịp thời.
2. Thực hành vệ sinh chân đúng cách
Ngâm rửa bàn chân hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn
Ngâm rửa chân hàng ngày
Nguy cơ loét có thể được giảm thiểu bằng duy trì vệ sinh bàn chân đúng cách. Hàng ngày, bệnh nhân nên rửa chân bằng nước ấm pha loãng với dung dịch sát khuẩn phù hợp.
- Sát khuẩn mạnh, đảm bảo bàn chân luôn sạch sẽ.
- Hiệu quả nhanh, rút ngắn thời gian ngâm rửa chân ở người bệnh
- Không gây khô, xót khi tiếp xúc với da, vết thương hở trên chân.
- Không độc với cơ thể, an toàn khi sử dụng lâu dài
Dizigone là sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Nhờ cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể, Dizigone cho hiệu quả nhanh, mạnh, nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Giữ ẩm chân
Nhiễm trùng, nhiễm nấm thường xảy ra ở vị trí ẩm ướt như vùng da giữa các kẽ ngón chân. Vì vậy, sau khi rửa, bàn chân cần được lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm và sạch. Nếu chân hay bị ra mồ hôi, bệnh nhân có thể dùng bột ngô, bột talc để hút ẩm.
Bộ sản phẩm sát khuẩn – dưỡng ẩm ưu việt của Dizigone
Mặc dù cần phải giữ cho bàn chân khô ráo, nhưng chân khô quá mức lại dễ bị nứt nẻ. Qua các kẽ nứt này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân. Do đó, vùng da dễ bị khô nứt như gót chân cần được dưỡng ẩm hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm. Một trong những lựa chọn dưỡng ẩm hàng đầu dành cho người bệnh tiểu đường là kem Dizigone Nano Bạc. Với thành phần chính là nano bạc; chiết xuất lô hội, tràm trà, cúc la mã… sản phẩm vừa giúp duy trì môi trường ẩm tối ưu, vừa hỗ trợ sát khuẩn – làm sạch da tại chỗ
3. Mang tất phù hợp
Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên mang vớ làm bằng sợi tự nhiên như cotton. Sợi cotton hỗ trợ lưu thông không khí và hấp thụ mồ hôi từ da.
Bên cạnh đó, nên tránh mang tất quá bí hoặc ôm khít lấy bàn chân. Bằng cách làm cản trở lưu thông máu, loại tất này có thể làm nặng thêm các vấn đề về chân của bệnh nhân tiểu đường.
4. Mang giày đúng cách
Đi giày không đúng kích cỡ dễ khiến bàn chân bị tổn thương
Nên chọn giày, dép đế bằng, kích cỡ vừa chân để tiện đi lại. Tránh mang giày cao gót để hạn chế tối đa nguy cơ thương tổn bàn chân.
5. Cắt tỉa cẩn thận móng chân
Cắt móng chân không đúng cách có thể khiến bàn chân bị thương. Đặc biệt, nếu móng chân quá cứng, việc cắt móng sẽ rất khó khăn. Vì vậy, người bệnh cần rất cẩn thận khi cắt móng và không nên chọn loại kìm quá sắc nhọn. Nếu có thể, nên tham khảo hướng dẫn của điều dưỡng để nắm được cách cắt móng chân an toàn nhất.
6. Điều trị kịp thời cho chấn thương bàn chân
Bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua những vết thương dù là nhỏ nhất ở chân. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu vết thương hoặc vết loét không lành trong vài ngày.
7. Kiểm soát đường huyết ở ngưỡng ổn định
Bên cạnh việc chăm sóc chân đúng cách, bệnh nhân tiểu đường cần phải duy trì được lượng đường trong máu ở ngưỡng ổn định. Để làm được điều này, bệnh nhân nên kết hợp giữa việc tuân thủ dùng thuốc với chế độ ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và lối sống lành mạnh.
Nguồn: https://www.diabetestreatmentguide.org
7 nguyên tắc ngăn ngừa nguy cơ cắt cụt chi ở bài viết trên đều không quá khó để áp dụng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên thực hiện đầy đủ để hạn chế tối đa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.