Tổng hợp các loại thuốc bôi loét cho người liệt
- Dung dịch kháng khuẩn: Cồn 70-75 độ, oxy già, povidone iod, muối bạc, chlorhexidine, Dizigone.
- Thuốc kháng sinh chống loét.
- Thuốc giảm đau.
Tùy vào mức độ loét, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Cùng tìm hiểu các thuốc bôi loét thông dụng trong bài viết dưới đây.
I. Các thuốc bôi loét cho người liệt
Loét tỳ đè là tình trạng xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày. Vết loét tỳ đè gây đau đớn nhiều cho người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện và tạo nhiều khó khăn cho người chăm sóc. Nếu không được xử lý, điều trị đúng cách, ổ loét sẽ rất dễ lan rộng, ăn sâu do bị nhiễm khuẩn. Vết loét nặng tiến triển nhanh, rất khó phục hồi, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên tắc điều trị vết loét cho người liệt:
- Nâng đỡ thể trạng: Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ; truyền máu, truyền đạm khi cần thiết… để tăng khả năng phục hồi tự nhiên.
- Loại bỏ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây loét: xoay trở tư thế người bệnh 30 – 60 phút/lần để giảm áp lực tỳ đè; kiểm soát các bệnh lý sẵn có như đái tháo đường, tăng huyết áp…
- Chăm sóc ổ loét đúng cách: Lau rửa, vệ sinh vết loét tối thiểu 3-4 lần/ngày bằng sản phẩm phù hợp để đảm bảo ổ loét sạch sẽ, không viêm, nhiễm trùng; đảm bảo vết loét đủ ẩm, thoáng khí.
- Điều trị ngoại khoa: Cắt bỏ ổ hoại tử, ghép da… áp dụng với loét tỳ đè mức độ nặng, ổ loét sâu và rộng.
Trong các nguyên tắc trên, chăm sóc ổ loét tại chỗ là bước quan trọng nhất. Để đảm bảo vết loét được kiểm soát sạch khuẩn, không viêm, nhiễm trùng và phục hồi tốt, cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn phù hợp. Hiểu đúng về các loại dung dịch kháng khuẩn và lựa chọn được dung dịch kháng khuẩn khuẩn chuyên biệt cho vết loét sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh.
1. Sáu thuốc/dung dịch kháng khuẩn bôi loét cho người liệt
1.1. Cồn 70-75 độ
Cồn là dung môi của nhiều thuốc bôi loét cho người liệt
Ưu điểm: Cồn có khả năng loại bỏ một số chủng vi khuẩn khi sử dụng dung dịch cồn nồng độ cao (trên 70 độ). Giá thành rẻ, không màu.
Nhược điểm:
- Hiệu quả diệt khuẩn không cao, không tác dụng với bào tử nấm và virus
- Gây đau, xót nên không dùng cho vết thương hở
- Làm tổn thương mô hạt, chậm lành vết thương.
- Dễ gây kích ứng da.
Lưu ý: Không nên sử dụng cồn để sát khuẩn trực tiếp vào vết loét hở. Dung dịch cồn nồng độ cao sẽ tác động làm phá hủy cấu trúc hạt và các tế bào sợi ở vết thương khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau, xót và vết thương khó lành hơn.
1.2. Povidon Iod
Povidone iod là thuốc bôi loét cho người liệt có hiệu lực khá mạnh
Ưu điểm: Povidone iod ít kích ứng hơn cồn, cồn iod. Tác dụng kéo dài hơn cồn, cồn iod
Nhược điểm:
- Povidone iod là một tác nhân gây độc tế bào, làm chậm quá trình chữa lành tổn thương.
- Có thể gây kích ứng, khô và đổi màu da.
- Dùng trên diện tích da rộng làm tăng nguy cơ hấp phụ iod, tác động xấu đến tuyến giáp
- Không thích hợp cho vết thương mãn tính. Không sử dụng nó trong hơn 7 ngày
1.3. Oxy già
Ưu điểm: Giá thành rẻ, không màu. Thông dụng, dễ kiếm
Nhược điểm:
- Hiệu quả diệt khuẩn không cao.
- Gây xót, kích ứng da, niêm mạc vùng tổn thương.
- Hydrogen peroxide (thành phần chính của oxy già) là chất độc tế bào và có thể cản trở sự cân bằng nội môi của tế bào. Chính vì vậy, oxy già làm chậm quá trình lành và đóng vảy vết thương.
Lưu ý: Oxy già không nên dùng cho những tổn thương có hốc kín, sâu. Những trường hợp vết loét nặng, xuất hiện đường hầm, lỗ rò tuyệt đối không được dùng oxy già để xử lý.
1.4. Muối bạc
Muối bạc là thuốc bôi loét cho người liệt có tác dụng kéo dài
Ưu điểm: Muối bạc có phổ kháng khuẩn khá rộng, hiệu lực kéo dài nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Nhược điểm:
- Làm đổi màu da khi sử dụng kéo dài.
- Có nguy cơ gây độc lên hệ gen của người, gây tác dụng phụ trên các tế bào niêm mạc phổi.
- Gây ô nhiễm môi trường khi không được xử lý chất thải đúng cách, ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
- Ngưỡng hiệu quả hẹp: nồng độ bạc quá thấp không đủ hiệu lực kháng khuẩn, nông độ quá cao gây kích ứng.
1.5. Chlorhexidine
Ưu điểm: Chlorhexidine có khả năng kháng khuẩn rộng. Nhờ vậy, nó giúp ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập và lây lan của nhiều mầm bệnh trong ổ loét, kể cả những vi khuẩn nguy hiểm như MRSA.
Nhược điểm:
- Chlorhexidine có thể gây kích ứng da, niêm mạc..
- Trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây mẫn cảm, gây viêm da tiếp xúc dị ứng .
- Không hiệu quả với vi khuẩn mycobacteria, bào tử vi khuẩn và một số loại virus nhất định như poliovirus và adenovirus.
- Hiệu lực phụ thuộc pH, dễ biến đổi khi bảo quản không đúng cách.
- Dịch cơ thể và nước máy có thể làm mất hoạt tính kháng khuẩn của chlorhexidine.
1.6. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn ion giúp lành nhanh vết loét ở người liệt
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn lý tưởng, chuyên biệt cho vết thương, vết loét do tỳ đè, vết loét ở người nằm liệt. Dizigone sử dụng công nghệ EMWE từ Châu Âu đem lại khả năng kháng khuẩn NHANH, MẠNH và hiệu quả, loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây mà không làm tổn thương tổ chức hạt hay nguyên bào sợi, kích thích vết thương, vết loét lành một cách tự nhiên, nhanh chóng.
Ưu điểm:
- Phổ diệt khuẩn rộng: hiệu quả với Vi khuẩn, trực khuẩn, nấm
- Hiệu quả nhanh: Hiệu suất diệt khuẩn 100% sau 30 giây, giúp vết loét mau lành
- Không đau, không xót, không màu
- Không làm tổn thương mô hạt, giúp tổn thương lành lại tự nhiên
- Giảm mùi hôi khó chịu tại vết loét (nếu có)
- Không gây kích ứng, an toàn khi dùng lâu dài, trên vết loét diện rộng.
Nhược điểm: Mùi Chloride đặc trưng
Chia sẻ của chị Hằng sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét tỳ đè cho bố:
Đánh giá của Dược sĩ Đại Học về hiệu quả của Dizigone trong việc xử lý vết loét tỳ đè:
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua ngay bộ sản phẩm Dizigone cho vết loét tỳ đè:
2. Kháng sinh chống loét cho người liệt
Ngoài thuốc bôi sát khuẩn, kháng sinh cũng thường xuyên được sử dụng nhằm tối ưu khả năng diệt khuẩn, Kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có nhiễm trùng nặng hoặc bội nhiễm sang các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.
Có 2 con đường đưa kháng sinh vào cơ thể:
- Kháng sinh tác dụng toàn thân: thường dùng qua đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch. Một số kháng sinh phổ biến cho vết loét tỳ đè:
Nhóm beta – lactam: penicillin, amoxicillin, cephalosporin…
Nhóm aminoglycosid: streptomycin, kanamycin…
Nhóm quinolon: ofloxacin, ciprofloxacin… - Kháng sinh tác dụng tại chỗ: Thường dùng thuốc bôi ngoài da có dạng như mỡ, kem, gel… Các thuốc này có thể chứa neomycin, polymyxin hay sulfadiazine bạc…
Lưu ý: Kháng sinh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự sử dụng kháng sinh bội, rắc lên vết thương vì có thể gây kích ứng, hoại tử hoặc khiến tình trạng loét càng trầm trọng hơn.
>>> Xem bài viết: Thuốc đỏ rắc vết thương – Chớ làm bừa mà rước họa
3. Thuốc giảm đau vết loét
Khi vết loét hành hạ bệnh nhân bởi những cơn đau dai dẳng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để hỗ trợ. Phác đồ điều trị đau sẽ phụ thuộc vào mức độ đau và tình trạng bệnh lý sẵn có của bệnh nhân.
Loại thuốc giảm đau thông dụng nhất là paracetamol. Nếu bệnh nhân bị dị ứng thuốc này, có thể thay thế bằng các thuốc khác cùng nhóm NSAIDs như ibuprofen, diclophenac… Các thuốc này dùng với đau mức độ nhẹ – trung bình. Với người bệnh có tiền sử loét dạ dày, cần dùng thuốc một cách thận trong do NSAIDs gây tác dụng phụ chủ yếu trên dạ dày.
Nếu mức độ đau tăng dần và không cải thiện khi dùng NSAIDs, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng OPIOIDs. Các thuốc nhóm này có hiệu lực giảm đau mạnh nhưng nằm trong nhóm gây nghiện – hướng thần. Vì vậy, việc sử dụng và bảo quản thuốc cần được tuân thủ chặt chẽ. Một số thuốc nằm trong nhóm OPIOIDs: codein, tramadol…
II. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây loét ở bệnh nhân nằm liệt
1. Nguyên nhân gây loét tỳ đè
Nguyên nhân hàng đầu gây loét ở bệnh nhân nằm liệt là do sức nặng của cơ thể ép lên các vị trí bị tỳ đè, khiến lưu lượng máu tới vị trí này đều giảm. Tế bào bị thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng và tái tạo mô, làm các biểu mô xung quanh vị trí tỳ đè suy yếu và chết đi, lâu dần dẫn đến hoạt tử.
Khi máu không đến được mô, giảm cung cấp bạch cầu khiến cho sức đề kháng suy giảm. Yếu tố này tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh làm vết loét tiến triển nặng hơn.
Đặc biệt ở những bệnh nhân mất ý thức, không có cảm giác đau, những người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính, khả năng phục hồi của vết loét giảm nhiều. Do đó, việc chữa trị loét đòi hỏi kiên trì trong thời gian dài mới mang đến cải thiện tích cực.
>>> Xem bài viết: Nguyên nhân gây loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu ngày
2. Các yếu tố nguy cơ gây loét tỳ đè
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm cứng động mạch và làm gián đoạn lượng máu đến chi.
- Tuổi cao: Tuổi cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và suy tĩnh mạch.
- Huyết áp cao: Làm hỏng các động mạch và làm giảm lượng máu đến chi
- Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch và tăng áp lực tĩnh mạch chân.
III. Triệu chứng vết loét ở người liệt
Loét tỳ đè ở người liệt chia làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng và biểu hiện đặc trưng. Cần phân biệt rõ từng giai đoạn để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.
1. Loét tỳ đè cấp độ 1
Đây là giai đoạn khởi đầu, vết loét thường khó phát hiện, đặc biệt ở những người da có màu đen. Có thể phát hiện dựa vào sự thay đổi ở vùng da bị ép so với các vùng da lân cận như: Nhiệt độ da thay đổi, da cứng chắc hơn hoặc xốp hơn, có cảm giác đau, ngứa.
Vết loét thường xuất hiện ở những vùng da tì đè, đàn hồi kém, màu da chuyển dần thành xanh hoặc đỏ tía. Bệnh nhân có thể hồi phục nếu phát hiện và xử lý sớm.
2. Loét tỳ đè cấp độ 2
Bắt đầu xuất hiện loét nhẹ như trớt da hoặc thành hố nhỏ. Đáy vết thương có màu đỏ hoặc hồng và chưa có tế bào chết màu vàng đục.
3. Loét tỳ đè cấp độ 3
Vùng da chết bị lột ra, vết loét ăn sâu xuống gần đến các lớp cơ. Xuất hiện tế bào hoại tử màu vàng đục nhưng không có sự hiện diện của xương, gân, cơ.
4. Loét tỳ đè cấp độ 4
Da bị phá hủy hoàn toàn, vết loét càng lúc càng ăn sâu ra xung quanh. Các mô bị hoại tử, ăn sâu xuống phía dưới tới các lớp cơ, gân, xương, loét có thể ăn thành các hầm, xoang. Đáy vết thương có màu vàng đục, nâu, xám hay khô đen do mô hoại tử và xuất hiện đường hầm, lỗ dò.
>>> Xem bài viết: Phân độ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu năm
IV. Cách chăm sóc vết loét ở bệnh nhân nằm liệt
Hầu hết vết loét có thể phục hồi nhanh nếu phát hiện sớm. Bệnh nhân cần được chăm sóc và xử lý đúng cách để ngăn chặn tiến triển của vết loét, giảm các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân nên chuẩn bị kỹ năng chăm sóc tốt để phòng ngừa và xử lý vết loét tì đè không cho tiến triển phức tạp hơn.
1. Loại bỏ mô hoại tử trên vết loét
Nhiều vết loét nặng có thể bị bao phủ bởi vảy đen hoại tử, mủ viêm, dịch vàng. Các yếu tố này cần được loại bỏ ngay để các bước chăm sóc về sau phát huy được tác dụng.
Mủ và dịch có thể được làm sạch dần dần bằng cách lau rửa thường xuyên. Ngược lại, vảy hoại tử cứng thường bám dính cực kỳ chặt và cần can thiệp y tế để tách bỏ. Nếu gặp trường hợp này, nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được xử lý an toàn, giảm đau đớn cho người bệnh.
2. Làm sạch vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dung dịch kháng khuẩn có vai trò quan trọng trong kiểm soát và phục hồi vết loét. Chỉ khi được đảm bảo sạch khuẩn, không viêm, nhiễm trùng, vết loét mới có thể khô se và dần co lại.
Phần đầu của bài viết đã trình bày chi tiết 6 thuốc/ dung dịch kháng khuẩn thông dụng. Trong đó, Dizigone là lựa chọn tối ưu và phù hợp để rửa vết loét hàng ngày.
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để làm sạch vết loét:
- Lau/rửa vết loét ít nhất 3-4 lần/ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Để vết loét khô lại tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
Phản hồi của người nhà bệnh nhân sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét do tỳ đè
3. Thoa kem dưỡng cho vết loét
Kem dưỡng ẩm có vai trò thúc đẩy tái tạo, phục hồi da cho vết loét. Nghiên cứu chứng minh trong môi trường ẩm, tổn thương, collagen và mao mạch dưới da sẽ tăng sinh với tốc độ lớn hơn. Vì vậy, với những vùng loét đã khô se, nên chăm sóc bằng cách thoa kem 3-4 lần/ngày. Nên sử dụng kem Dizigone trong cùng bộ sản phẩm Dizigone để đtạ được hiệu quả tối ưu.
4. Băng gạc nhẹ (nếu cần)
Vết loét sâu, rộng nên được băng lại để bảo vệ khỏi sự tấn công của mầm bệnh bên ngoài. Khi thao tác, chú ý chỉ băng nhẹ nhàng, không áp quá chặt lên bề mặt da của người bệnh. Băng chặt sẽ gây đau đớn và tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí bên trong ổ loét phát triển.
5. Phẫu thuật cắt lọc vùng bị hoại tử
Phẫu thuật thường được sử dụng với vết loét ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Vì trường hợp này, vết loét tổn thương sâu và đã hoại tử. Phẫu thuật cắt vùng bị hoại tử nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng lan sang các vùng xung quanh và tránh tổn thương sâu vào bên trong. Sau khi đã cắt lọc khu vực hoạt tử, vẫn cần sử dụng các dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng và cần băng xung quanh vùng tế bào bị lộ ra để hạn chế nhiễm khuẩn.
V. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa loét ở người liệt hiệu quả nhất
- Thay đổi tư thế nằm thường xuyên, ít nhất 2 giờ 1 lần
- Đi lại, tập thể dục để tăng lưu thông máu, giảm áp lực nếu cơ thể
- Sử dụng đệm giảm áp đặc biệt, phù hợp với bệnh nhân
- Không kéo gót chân hoặc khuỷu tay khi di chuyển trên giường. Điều này làm tăng ma sát gây trợt loét da.
- Giữ cho da sạch sẽ và khô ráo
- Giữ ga trải giường phẳng và không bị nhăn khi nằm trên giường
- Chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
- Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày
- Báo cho bác sĩ hoặc y tá nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi hoặc khó chịu trên da.
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone trên shopee chính hãng:
Cẩm nang chăm sóc vết loét tỳ đè, loét vùng cùng cụt, loét ép, loét ở người cao tuổi năm lâu
Nếu cần tư vấn thêm về chăm sóc vết thương, vết loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm liệt, hãy vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi theo số hotline 19009482 và 0964619482
Vo van tai đã bình luận
Toi muon duoc tu van
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Bạn liên hệ tới số 0964619482 gặp chuyên gia để được tư vấn trực tiếp nhé.
Chúc bạn sức khoẻ!
Nguyễn đình duy đã bình luận
Tôi muốn tu vấn giúp đở ạ
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Chuyên gia da liễu của Dizigone đã liên hệ tư vấn trực tiếp cho bạn rồi. Bạn vui lòng dùng theo đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Chúc bạn sức khoẻ !
Tran thi hue đã bình luận
Bs oi toi bi u vu nay khoi u da bi vo va lo loet ko lanh xin bs cho biet nen dung thuoc gi uong cho het nhuc va boi thuoc gi cho mau lanh vet thuong a cam on bs
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào chị
Để xử lý tổn thương lở loét, chị dùng bộ đôi sản phẩm DIZIGONE gồm dung dịch kháng khuẩn DIZIGONE và kem DIZIGONE Nano Bạc. Trên nguyên lý kháng khuẩn – tái tạo da, DIZIGONE giúp đảm bảo vết loét không nhiễm trùng, mưng mủ; không loét sâu thêm và lan rộng ra; khô se và dần co lại.
Để được hướng dẫn chăm sóc vết loét cụ thể hơn, chị vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe!
Đặng văn phúc đã bình luận
Cần tư vấn
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Dizigone đã liên hệ tư vấn cho bạn và người nhà bạn về sản phẩm, cách dùng rồi, gia đình vui lòng thực hiện theo các bước hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Chúc bạn sức khoẻ !
Kiều Trinh đã bình luận
Mua sản phẩm này ở đâu ạ
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Bạn có thể mua dizigone ở các nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc hoặc ở các sàn thương mại điện tử như lazada-shopee-Tiki nhé.
Với một số nơi nhà thuốc xa không tiện mua Dizigone có ship tận nơi toàn quốc nhé.
Bạn xem chi tiết thông tin giá từng sản phẩm và các điểm bán tại link sau nhé:
https://dizigone.vn/diem-ban/
Hoặc liên hệ số 0964.619.482 để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
Chúc bạn sức khoẻ !
Nguyễn đình Duy đã bình luận
Dạ vk e nằm nay đc 3 tháng mà bị lở loét vùng xương cụt chị có thể tự vấn giúp em đc ko ạ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Nguyên tắc chăm sóc, điều trị vết loét tỳ đè:
1. Vệ sinh, lau rửa vết loét liên tục để đảm bảo vùng tổn thương sạch sẽ, không nhiễm trùng giảm mủ dịch, giảm mùi hôi (nếu có)
2. Đảm bảo vết loét thoáng khí để có thể khô se và lành nhanh nhất, không bị cản trở quá trình phục hồi tự nhiên.
3. Xoay trở tư thế thường xuyên để giảm áp lực tỳ đè, tăng cường lưu thông máu.
4. Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều chất đạm và vitamin.
Để xử lý ổ loét hiệu quả nhất, bộ sản phẩm Dizigone là lựa chọn tối ưu nhờ khả năng: kháng khuẩn mạnh – hiệu quả nhanh – an toàn tuyệt đối. Chỉ cần sử dụng Dizigone theo đúng các nguyên tắc chăm sóc ở trên, vết loét sẽ được kiểm soát và phục hồi dần.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc vết loét và hướng dẫn mua hàng, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!