Khi da gặp bất kỳ vết thương nào dù là tai nạn hay phẫu thuật thì cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống tự chữa lành. Nếu chăm sóc da không tốt thì sẹo có thể hình thành. Đây là một vấn đề da liễu khiến nhiều người đau đầu. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các loại sẹo, cách điều trị ra sao và có thể ngăn ngừa được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu 4 sự thật cần biết về sẹo để bạn có cách xử lý khi gặp vết thương ngoài da hiệu quả nhất.
I. Sẹo là gì?
Sẹo chính là một phần trong quá trình tự chữa lành tự nhiên. Đây là dấu vết tồn tại vĩnh viễn trên da khi vết thương chưa lành để lại.
Sẹo bao gồm các sợi collagen có vai trò liên kết các mô bị đứt gãy khi bị thương. Ban đầu, sẹo thường có màu đỏ, nổi trên bề mặt da. Sẹo gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hoặc có thể hơi đau.
Vết sẹo lâu ngày có màu nhạt hơn nhưng không hoàn toàn biến mất. Kích thước, màu sắc, kết cấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, vị trí vết thương, tuổi, giới tính,…
II. Nguyên nhân hình thành sẹo?
Sẹo có thể hình thành sau khi có tổn thương da như vết thương phẫu thuật, tai nạn, bỏng da, vết cắt, vết rạn da,…
Quá trình hình thành sẹo là một phần của quá trình lành thương tự nhiên, gồm 3 giai đoạn: sưng viêm, tăng sinh và tái tạo. Nếu chăm sóc vết thương đúng cách thì nguy cơ xuất hiện sẹo rất thấp.
- Giai đoạn sưng viêm: là giai đoạn đầu tiên của quá trình lành thương. Khi đó, vết thương sẽ ửng đỏ, sưng tấy, máu ngừng chảy. Cơ thể bắt đầu sản xuất tế bào mới để che kín miệng vết thương.
- Giai đoạn tăng sinh: là thời gian sản xuất sợi collagen nhiều nhất để kéo miệng vết thương lành lại. Nếu chăm sóc tốt, vết thương sẽ ít bị tái viêm nên sẽ ít hình thành sẹo. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có quá trình sản xuất collagen khác nhau. Nếu sản xuất quá nhiều collagen có thể gây ra sẹo lồi hay phì đại. Trong khi đó, collagen quá ít sẽ gây ra sẹo lõm hoặc rạn da.
- Giai đoạn tái tạo: vẫn có thể tiếp tục hình thành sẹo dưới da. Trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng kể từ khi vết thương lành là giai đoạn tạo sẹo lớn nhất. Đây là lúc quyết định kích thước và mức độ của vết sẹo tồn tại trên da.
III. Phân loại sẹo
Vết sẹo có thể tồn tại bất cứ vị trí nào trên da gây mất thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin. Để có phương pháp điều trị hiệu quả, bạn cần nắm được cách phân loại sẹo sau đây:
- Sẹo lồi: Là tình trạng mô phát triển quá mức khi cơ thể sản xuất quá nhiều collagen. Vết sẹo vẫn tiếp tục phát triển ngay cả khi vết thương đã lành. Chúng thường có màu hồng hoặc đỏ và có thể gây ngứa hoặc đau, thậm chí cản trở cử động nếu xuất hiện ở gần các khớp.
- Sẹo phì đại: cũng tương tự như sẹo lồi. Tuy nhiên, chúng không vượt quá ranh giới của vết thương ban đầu. Sẹo phì đại tiếp tục dày lên trong 6 tháng đầu trước khi cải thiện sau vài năm.
- Sẹo co rút: thường do vết bỏng gây ra. Chúng thường làm căng da và hạn chế vận động. Đôi khi, sẹo co rút có thể làm tổn thương cơ và dây thần kinh.
Sẹo do bỏng bô xe máy
- Sẹo lõm hay sẹo rỗ: thường do bệnh lý ngoài da gây ra như mụn trứng cá, thủy đậu,…
IV. Phương pháp điều trị sẹo
1. Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Các loại thuốc bôi ngoài da là lựa chọn đầu tiên để điều trị sẹo của nhiều người. Các loại kem, thuốc mỡ, gel có tác dụng làm phẳng, mờ vết sẹo.
Một số sản phẩm bạn có thể sử dụng như: Contractubex, Hiruscar, Dermatix,… Những loại thuốc này phù hợp với sẹo lồi do vết thương hở.
Ngoài ra, các loại kem dưỡng ẩm chứa vitamin E, panthenol cũng được được kết hợp để giảm khô da và làm dịu vết sẹo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng tấm gel silicone để làm phẳng vết sẹo. Tuy nhiên, đắp miếng silicone thường xuyên vào một vị trí có thể gây ngứa hoặc phát ban da. Đối với những vết sẹo thâm, bạn có thể sử dụng kem làm trắng da theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý:
- Không bôi bất kỳ sản phẩm nào lên vết thương hở, còn chảy dịch.
- Sử dụng thuốc bôi trị sẹo sau bước làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Mặc dù phương pháp này đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả không cao, đặc biệt với vết sẹo lâu năm.
2. Tiêm thuốc corticoid
Mặc dù corticoid không thể loại bỏ sẹo hoàn toàn nhưng thuốc mang lại tác dụng cải thiện đáng kể. Thuốc không những làm mờ chúng mà còn có thể giúp giảm triệu chứng sưng tấy và ngứa do viêm.
Tiêm trực tiếp corticoid vào sẹo lồi
Tiêm thuốc corticoid được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại. Corticoid được tiêm trực tiếp vào chúng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tiêm khoảng 3 lần, cách nhau 4 – 6 tuần.
Tuy đây là phương pháp hiệu quả nhưng tiêm corticoid cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tái phát, mỏng da, vết thâm,…Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh biến chứng.
Ngoài thuốc corticoid, bạn có thể tiêm chất làm đầy để điều trị sẹo rỗ do mụn. Phương pháp này thường tốn nhiều chi phí và cần điều trị lặp lại để duy trì hiệu quả. Các chất làm đầy được sử dụng phổ biến là Hyaluronic acid, PLLA, CaHA.
3. Can thiệp ngoại khoa
Các phương pháp can thiệp ngoại khoa được sử dụng phổ biến nhất để làm phẳng hoặc lấp đầy sẹo rỗ. Thủ thuật ngoại khoa đòi hỏi chuyên môn và máy móc hiện đại. Vì vậy, bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện, tránh làm tổn thương nặng hơn. Sau đây là những phương pháp hay được sử dụng để điều trị:
- Mài da: giúp loại bỏ lớp da trên cùng bằng cách chà xát nhẹ nhàng đến khi loại bỏ hết sẹo lồi. Quy trình này sẽ làm mềm và mịn da nhưng cũng có thể gây phát ban, nhạy cảm với ánh sáng hoặc vết thâm sau khi điều trị.
- Lăn kim: sử dụng để điều trị sẹo rỗ trên mặt. Phương pháp này sử dụng thiết bị chứa nhiều đầu kim để gây ra các tổn thương nhỏ trên da. Từ đó, giúp kích thích quá trình tái tạo da, sản sinh sợi collagen lấp đầy vết sẹo.
- Chiếu laser: làm giảm mẩn đỏ do tác động vào các mạch máu trong mô sẹo. Đối với sẹo rỗ, chiếu tia laser giúp loại bỏ lớp da trên cùng, kích thích sản xuất collagen ở các lớp sâu dưới da.
- Áp lạnh: sử dụng nitơ lỏng để làm đông các vết sẹo lồi. Nếu dùng phương pháp này sớm có thể giúp làm phẳng và ngăn chúng phát triển. Tác dụng phụ hay gặp: làm sáng màu da ở khu vực điều trị.
- Phẫu thuật cắt sẹo: giúp giảm kích thước của sẹo lồi hay phì đại. Tuy nhiên, đây là phương pháp cuối cùng nếu những cách khác không hiệu quả. Phẫu thuật hay được dùng với vết sẹo ở vị trí gây cản trở khả năng vận động. Sau phẫu thuật vết sẹo có thể quay trở lại. Vì vậy, bác sĩ thường để lại đường viền sẹo ngăn tái phát nhưng cũng gây mất thẩm mỹ.
Phương pháp lăn kim
V. Phương pháp ngăn ngừa sẹo
Vết sẹo do phẫu thuật hoặc trên các khớp như đầu gối, khuỷu tay rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với các vị trí khác, bạn hoàn toàn có thể ngừa nếu chăm sóc vết thương đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên giúp giảm nguy cơ hình thành sẹo trên da.
1. Chăm sóc vết thương đúng cách
Sau khi bị thương, sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Việc làm này giúp cầm máu ngay lập tức, hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Chăm sóc vết thương đúng cách giúp giảm tối đa nguy cơ hình thành sẹo xấu trên da. Sau đây là nguyên tắc chăm sóc vết thương ngoài da:
1.1. Sát trùng vết thương
Làm sạch thông thường bằng nước sạch hoặc chất tẩy rửa không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và những mảnh vụn trên vết thương. Hơn thế nữa, các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng còn gây tổn thương da, làm chậm quá trùng lành vết thương.
Chính vì vậy, bạn cần sử dụng dung dịch sát trùng để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và hình thành sẹo. Dung dịch sát trùng lý tưởng cho vết thương ngoài da cần đạt các tiêu chí sau:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh.
- Hiệu quả nhanh.
- Thành phần lành tính, dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
- An toàn cho người sử dụng.
- Không làm tổn thương nguyên bào sợi, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng.
Dựa trên các tiêu chí này, các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn y tế, povidone iod, nước oxy già không được lựa chọn cho vết thương hở. Mặc dù có tác dụng mạnh nhưng các sản phẩm này gây đau xót và làm tổn thương tế bào mới, khiến vết thương chậm lành.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để chăm sóc vết thương hở. Dung dịch Dizigone áp dụng cơ chế kháng khuẩn ion EMWE tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên. Do đó, Dizigone vừa có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhưng không gây ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương.
Sử dụng Dizigone giúp vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Dizigone phù hợp với các vết thương hở, vết bỏng, vết thương sau phẫu thuật, bệnh nhiễm trùng da, mụn trứng cá,…
Cách sử dụng:
- Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp dung dịch Dizigone vào vị trí vết thương, giữ tối thiểu 30 giây.
- Không cần rửa lại bằng nước.
- Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu
>>> Xem thêm: Sử dụng Dizigone có giúp ngăn ngừa sẹo?
1.2. Dưỡng ẩm vết thương
Sau bước làm sạch, da thường có biểu hiện khô căng. Vì vậy, bạn cần dưỡng ẩm để làm mềm da, tăng cường các dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, phục hồi da như Vaseline, Panthenol, Dizigone Nano bạc,…
Trong đó, Dizigone Nano Bạc được ưu tiên hơn cả vì nhân đôi tác dụng: vừa dưỡng ẩm vừa kháng khuẩn. Các phân tử Nano bạc có thể thấm sâu vào da, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng. Thành phần tự nhiên như lô hội, hoa cúc, tràm trà giúp làm dịu da, cung cấp độ ẩm thích hợp để da hồi phục tốt hơn. Kem Dizigone Nano Bạc phát huy tối đa tác dụng khi dùng kết hợp với dung dịch Dizigone.
Cách sử dụng:
- Khi vết thương khô se, không còn chảy dịch, bạn có thể thoa kem Dizigone Nano bạc vào vị trí tổn thương.
- Sử dụng 3 – 4 lần/ngày sau bước sát trùng.
1.3. Băng vết thương
Sau khi dưỡng ẩm, bạn có băng vết thương để tránh làm bẩn vết thương nếu cần. Thay bằng hàng ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ. Nếu băng gạc dính chặt với vết thương, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để thấm ẩm trước khi thay. Điều này sẽ hạn chế gây tổn thương đến miệng vết thương đang lên da non. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gel silicone hoặc tấm hydrogel thay thế cho băng gạc thông thường.
>>> Xem ngay: Chăm sóc da sau nặn mụn không thâm, không sẹo
2. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương và sự hình thành sẹo. Một số thực phẩm có thể khiến vết thương sưng đỏ, mưng mủ và dễ tạo sẹo như rau muống, thịt gà, xôi nếp, thịt bò, hải sản,… Vì vậy, trong thời gian hồi phục vết thương, bạn nên tránh ăn những thực phẩm này.
Các thực phẩm cần bổ sung để giúp vết thương mau lành hơn:
- Đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ.
- Rau xanh sậm màu, củ quả chứa vitamin như cà rốt, đu đủ…
- Thực phẩm chứa sắt, acid folic, vitamin B giúp hỗ trợ tái tạo vết thương như: gan, trứng, sữa.
- Bổ sung trái cây chứa vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể: cam, quýt, bưởi, …
3. Chế độ sinh hoạt
Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Hạn chế chạm tay, gãi, ngứa miệng vết thương, đặc biệt trong quá trình lên da non.
- Không bóc lớp vảy để tránh vết thương chảy máu và lâu lành.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh làm rách miệng vết thương.
- Bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời: che chắn hoặc bôi kem chống nắng khi vết thương đã lành.
Trên đây là những điều bạn cần biết để có thể xử lý sẹo hiệu quả. Mỗi loại sẹo có cách xử lý khác nhau vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra biến chứng. Đối với các vết thương thông thường, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sẹo nếu chăm sóc đúng cách. Nếu có thắc mắc về cách chăm sóc vết thương tại nhà, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482 để gặp chuyên gia của Dizigone.