Tiểu đường là bệnh mạn tính và vẫn chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, chung sống với bệnh tiểu đường đã trở thành gánh nặng của hàng triệu người trên toàn thế giới. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 nguyên tắc vàng giúp vượt qua trở ngại này để sống hạnh phúc, khỏe mạnh hơn.
Nguyên tắc 1: Kiểm soát đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên bằng cách đi khám định kỳ. Để ngăn ngừa biến chứng nặng, đường huyết nên được duy trì ở ngưỡng thích hợp. Theo các nghiên cứu khoa học, mức đường huyết phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh tiểu đường là tối đa 120ml/dl trước bữa ăn và 180mg/dl sau bữa ăn.
Bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ
Để duy trì được đường huyết ổn định, bệnh nhân cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều hay bỏ liều, gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc.
Nếu bệnh nhân đã tuân thủ dùng thuốc nhưng vẫn chưa kiểm soát được đường huyết, cần thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng hoặc thay đổi thuốc phù hợp .
Nguyên tắc 2: Tập thể dục thường xuyên
Béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng lượng đường trong máu. Không chỉ vậy, nó còn là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường luôn được khuyến cáo phải tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, duy trì đường huyết ở ngưỡng thích hợp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ giải tỏa áp lực tinh thần, tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể cân đối, khỏe mạnh hơn
Nếu đã có thói quen tập thể dục từ trước, người bệnh nên tiếp tục duy trì hàng ngày. Nếu chưa từng tập thể dục trước đây, cần bắt đầu ngay khi được chẩn đoán và phát hiện bệnh. Những bài tập thể dục được khuyến cáo cho người bệnh tiểu đường là: đi bộ, xoay các khớp, xoa bóp huyệt đạo, tập hít thở và thư giãn.
Khi tập thể dục, người bệnh nên ngừng ngay nếu thấy các dấu hiệu: mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh…. Đây có thể là biểu hiện khi cơ thể bị hạ đường huyết quá mức. Lúc này, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại chỗ, bổ sung glucose bằng cách ăn kẹo, bánh hoặc hoa quả… Ở những ngày tiếp theo, nên giảm cường độ tập luyện để cơ thể quen dần, sau đó mới tăng từ từ trở lại.
Nguyên tắc 3: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Mọi bệnh nhân tiểu đường đều phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để kiểm soát đường huyết. Chế độ ăn kiêng phù hợp phải dựa trên các nguyên tắc:
Hạn chế đường và tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tinh bột là nhóm thực phẩm cần cắt giảm tối đa trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Việc nhịn ăn cơm hay bỏ bữa có thể khiến người bệnh bị đói hay tụt đường huyết quá mức. Thay vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng những tinh bột “tốt” để thay cho nguồn tinh bột “xấu” thường dùng.
Loại bỏ các tinh bột “xấu” trong chế độ ăn khi chung sống với bệnh tiểu đường
Tinh bột “xấu” bao gồm gạo, bột mì, khoai, sắn… Những loại tinh bột này được tiêu hóa nhanh sau khi được hấp thu vào cơ thể. Nó khiến đường huyết tăng vọt lên nhanh chóng rồi lại hạ xuống đột ngột, không có lợi cho sức khỏe của người bệnh.
Tinh bột “tốt” có trong gạo lứt, các loại đậu, ngũ cốc, sữa tách kem, bánh mì nguyên hạt…. Thành phần chính của nó là các glucose được tiêu hóa chậm. Vì vậy, mức đường huyết tăng từ từ và giảm chậm, giúp ổn định năng lượng trong cơ thể. Nhờ đó, người bệnh giảm bớt đi cảm giác đói, giảm nhu cầu bữa phụ trong ngày.
Nói không với chất béo bão hòa và đồ ăn chiên, rán.
Chất béo bão hòa và đồ ăn chiên rán chưa bao giờ được coi là thực phẩm có lợi. Trên bệnh nhân tiểu đường, nó làm tăng nguy cơ tắc hẹp và xơ vữa động mạch. Vì vậy, nói không với những thực phẩm này là điều cần thiết để ngăn chặn các biến chứng tim mạch nguy hiểm ở người bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường nên nói KHÔNG với đồ ăn chiên, rán khi chung sống với bệnh tiểu đường
Chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong các sản phẩm nguồn gốc động vật như thịt, sữa, trứng. Người bệnh nên loại bỏ nó trong khẩu phần ăn bằng cách chuyển sang các chất béo không bão hòa. Đó có thể là lạc, vừng, bơ, đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương… Tuy nhiên, chỉ nên ăn với số lượng vừa đủ, vì chúng có hàm lượng calo tương đối cao.
Việc chiên, rán thức ăn làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đồng thời, nó còn góp phần đưa thêm vào cơ thể một lượng chất béo độc hại. Do đó, người bệnh nên chế biến đồ ăn theo những cách lành mạnh hơn như nướng, luộc và hấp.
Tăng cường rau xanh, trái cây
Rau xanh – trái cây luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể
Rau xanh và trái cây là nguồn bổ sung chất xơ phong phú. Nó giúp bệnh nhân no lâu, giúp cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái.
Không chỉ vậy, vitamin và khoáng chất trong rau quả còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể đủ sức chống chọi với mọi mối nguy hiểm rình rập từ cả trong lẫn ngoài.
Nguyên tắc 4: Chăm sóc chân
Người bệnh tiểu đường lâu năm rất dễ bị biến chứng loét, đặc biệt là loét bàn chân. Vì vậy, chăm sóc bàn chân là vấn đề phải được quan tâm khi mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân không được bỏ qua bất kỳ thay đổi bất thường nào ở bàn chân như xước, sưng, đau hay loét. Từ một tổn thương nhỏ ban đầu, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm mạn tính. Nếu không chăm sóc đúng cách, vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và hoại tử nghiêm trọng, khiến người bệnh phải cắt cụt chi.
Để chăm sóc bàn chân, hạn chế nguy cơ loét, người bệnh tiểu đường cần thực hiện những giải pháp
Hạn chế áp lực lên bàn chân
Giảm áp lực đè ép giúp cải thiện lưu thông máu tới bàn chân. Các tế bào da ở chân được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, khỏe mạnh hơn và hạn chế bị tổn thương.
Vệ sinh bàn chân hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ bụi bẩn, tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trên lòng bàn chân. Nhờ đó, bệnh nhân có thể ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng gây lở loét bàn chân.
Dung dịch Dizigone 300ml
Dung dịch sát khuẩn được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng hàng đầu cho bệnh nhân tiểu đường là Dizigone. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE hiện đại từ châu Âu, Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội
- Khả năng sát khuẩn mạnh
- Tác dụng nhanh
- Không gây khô, xót, kích ứng da
- An toàn với cơ thể khi sử dụng lâu dài
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng
- Được kiểm chứng chất lượng và được cấp phép lưu hành.
Tự kiểm tra chân hàng ngày
Người bệnh nên tự kiểm tra chân 1-2 lần một ngày. Khi kiểm tra, cần chú ý xem kỹ cả bàn chân và các kẽ ngón chân bị khuất.
Xem thêm:
Cẩm nang chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường
9 nguyên tắc dự phòng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Nguyên tắc 5: Ngủ đủ
Giấc ngủ ngon là điều bắt buộc đối với bệnh nhân tiểu đường. Các nhà khoa học khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường phải ngủ đủ 8 tiếng/ngày để kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngủ đủ giấc giúp tăng tác dụng điều trị của thuốc tiểu đường
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc, các thuốc đó cần thời gian để phát huy tác dụng trên cơ thể. Qua các nghiên cứu lâm sàng, tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường được tối ưu nhất trong một giấc ngủ ngon. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên có một giấc ngủ không bị gián đoạn, quấy nhiễu từ các yếu tố bên ngoài.
- Tạo cho mình một không gian ngủ phù hợp: chăn ấm, đệm êm, nhiệt độ vừa đủ, đảm bảo thoáng khí
- Tắt hết đèn
- Không dùng thiết bị điện tử
- Làm nhẹ bàng quang: không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
- Học cách thư giãn: tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền, hít thở sâu.
Sống chung với bệnh tiểu đường sẽ không còn khó khăn nếu bạn áp dụng đầy đủ những biện pháp trên. Nếu cần biết thêm thông tin và giải đáp những thắc mắc về bệnh tiểu đường, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn ởi đội ngũ chuyên gia Dizigone.
Nguồn: https://www.diabetestreatmentguide.org