Trong quá trình chăm sóc vết loét da, rửa vết loét bằng dung dịch sát khuẩn là một trong những bước quan trọng nhất. Để tránh gây đau, xót và tăng hiệu quả lành thương tổn, cần lựa chọn được dung dịch rửa vết loét phù hợp. Bài viết dưới đây mách bạn top 5 sản phẩm thông dụng nhất cho vết loét ngoài da.
I. Vai trò của dung dịch rửa vết loét da
Dung dịch kháng khuẩn có nhiều tác dụng to lớn trong chăm sóc và hỗ trợ điều trị vết loét da:
- Giúp tiêu diệt các vi sinh vật, loại bỏ mảnh vụn hoại tử da, bụi bẩn và dịch viêm.
- Đảm bảo vết loét được sạch sẽ, khử mùi hôi khó chịu.
- Ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn gây viêm kéo dài – một trong những nguyên nhân chính khiến vết loét chậm lành.
- Hạn chế những biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn gây ra như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đa tạng.
Do những vai trò trên, rửa vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn luôn được coi là bước chăm sóc quan nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn dung dịch kháng khuẩn phải được cân nhắc rất cẩn thận. Nhiều sản phẩm có khả năng kháng khuẩn mạnh, nhưng lại gây đau, xót và tổn thương mô hạt, làm chậm lành vết thương. Vì vậy, cần cân nhắc giữa lợi ích làm sạch vết loét và nguy cơ gây hại để đưa ra lựa chọn phù hợp.
II. 5 dung dịch rửa vết loét da thông dụng nhất
1. Cồn
Cồn là dung dịch sát khuẩn thông dụng nhất do tính rẻ tiền, dễ kiếm. Trong y tế, cồn được ưu thích vì có khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh. Do đó, cồn được sử dụng phổ biến để sát khuẩn da và dụng cụ y tế.
Tuy nhiên, trên vết loét da, cồn lại có nhiều hạn chế vì gây khô, xót da cho bệnh nhân. Không chỉ vậy, cồn còn gây tổn thương mô hạt, làm chậm quá trình lành da tự nhiên. Vì thế, cồn được khuyến cáo tuyệt đối không dùng cho vết loét hở ngoài da.
2. Oxy già
Oxy già là dung dịch sát khuẩn dựa trên chất oxy hóa mạnh là H2O2. Ưu điểm lớn nhất của oxy già là khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh, trên rất nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp.
Tuy nhiên, cũng giống như cồn, oxy già gây khô, xót da và làm tổn thương mô hạt. Do lợi ích chưa đủ cân bằng với nguy cơ nên oxy già ít được lựa chọn cho vết loét hở ngoài da.
3. Povidone iod
So với cồn và oxy già, povidone iod tính ứng dụng cao hơn. Dung dịch sát khuẩn này dùng được cho hầu hết mọi loại thương tổn ngoài da như: vết thương hở, vết bỏng, vết loét, vết mổ…. và cả dụng cụ phẫu thuật. Tính ứng dụng cao này đến từ khả năng sát khuẩn mạnh của povidone iod.
Nhược điểm khó khắc phục nhất của povidone iod là xuất hiện tác dụng chậm và không kéo dài. Do màu iod đặc trưng, nên sản phẩm sẽ làm nhuộm màu da, gây khó khăn trong quan sát tiến triển vết loét. Nếu sử dụng lâu dài, iod có khả năng hấp phụ vào cơ thể, gây ra một số tác hại với người dùng. Povidone iod cũng ẩn chứa nguy cơ gây độc cho tế bào và tổn thương mô hạt.
4. Chlorhexidine
Chlorhexidine có phổ diệt khuẩn rộng và thời gian tác dụng nhanh. Khi dùng trên vết loét ngoài da, chlorhexidine cho hiệu quả trên rất nhiều mầm bệnh nên đảm bảo vết loét không viêm, nhiễm trùng.
Tuy vậy, chlorhexidine vẫn chưa khắc phục được các nhược điểm cố hữu của những dung dịch sát khuẩn khác. Do bản chất hóa học, chlorhexidine có thể gây kích ứng, phát ban, ngứa rát trên da người bệnh. Hiệu lực của chlorhexidine phụ thuộc nhiều vào môi trường pH của sản phẩm nên yêu cầu bảo quản phải cẩn trọng để đảm bảo tác dụng như mong muốn.
————
5. Dizigone – dung dịch rửa vết loét da được chuyên gia y tế khuyên dùng
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn được sản xuất dựa trên công nghệ kháng khuẩn ion. Dù ra đời muộn hơn những sản phẩm khác nhưng Dizigone đã nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của người sử dụng. Dizigone được mệnh danh là “thứ nước diệt khuẩn kỳ diệu nhất thế kỷ 20” nhờ những ưu điểm:
1.1. Phổ kháng khuẩn rộng
Dizigone tiêu diệt 99.99% vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh thường gặp. Trên vết loét da, Dizigone giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ viêm nhiễm kéo dài do vi khuẩn. Nhờ vậy, sự hình thành mô mới không còn bị cản trở, giúp loét lành nhanh hơn.
1.2. Tác dụng nhanh
Thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ chứng minh Dizigone diệt khuẩn CHỈ TRONG VÒNG 30S. Khả năng vượt trội đó của Dizigone góp phần đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương.
1.3. Khử mùi hiệu quả
Dizigone tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, loại bỏ được mô hoại tử gây mùi. Do đó, Dizigone giúp khử mùi vết loét da rất hiệu quả, giúp giảm bớt khó khăn cho người chăm bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
1.4. Không gây đau, xót, kích ứng da, niêm mạc
Dizigone có pH trung tính, rất phù hợp với pH da của người dùng. Thành phần đầu vào của Dizigone chỉ bao gồm muối ăn và nước lọc. Nhờ không chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản, Dizigone tránh được nguy cơ gây kích ứng.
1.5. An toàn với cơ thể khi sử dụng lâu dài, trên diện tích da rộng
Tác dụng kháng khuẩn của Dizigone dựa trên các chất oxy hóa mạnh như HClO, ClO-,… Đây đều là những hoạt chất mà bạch cầu tiết ra trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Do đã quá quen thuộc nên khi dùng trên vết loét, cơ thể không gây phản ứng kích ứng ngược. Nhờ vậy, Dizigone an toàn cho mọi đối tượng sử dụng ngay cả khi dùng lâu dài.
>>> Xem bài viết: Bằng chứng khoa học về hiệu quả và an toàn của Dizigone
1.6. Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng
Dizigone không chứa kháng sinh. Cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên cũng giúp Dizigone chống lại mọi cơ chế đề kháng của vi sinh vật. Sau nhiều lần sử dụng, Dizigone vẫn duy trì được tác dụng sát khuẩn nhanh và mạnh như ban đầu.
1.7. Trong suốt, không gây nhuộm màu da
Dizigone trong suốt, không màu. Khi sử dụng trên da, Dizigone không gây nhuộm màu da, dính bẩn lên quần áo, chăn màn. Ngoài ra, nhờ không gây nhuộm màu nên Dizigone cũng cho phép người chăm bệnh thuận tiện quan sát tiến triển của loét da để có kế hoạch xử lý tiếp theo.
1.8. Được chứng nhận chất lượng và cấp phép lưu hành
Dizigone đã được chứng nhận chất lượng qua hàng trăm nghiên cứu và thực tế sử dụng ở cả trong và ngoài nước. Sản phẩm được Sở Y tế cấp phép lưu hành. Cho đến nay, Dizigone đã có mặt tại hơn 500 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc.
Hiệu quả của Dizigone khi sử dụng chăm sóc vết loét nặng do tỳ đè
Xem thêm phản hồi của khách hàng trên Shopee và đặt mua dung dịch kháng khuẩn Dizigone chăm sóc vết loét da:
>>> Xem bài viết: 3 nhóm thuốc trị lở loét da thông dụng nhất
III. Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc vết loét da
1. Cần rửa vết loét da bao nhiêu lần một ngày?
Vết loét da thường là tổn thương hở sâu và hay gặp nhất ở người già. Khi tồn tại trên da, nó gần như là một “mảnh đất màu mỡ” để các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây viêm. Vì vậy, việc lau rửa vết loét phải được tiến hành thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ đó.
Vết loét da nên được rửa bằng dung dịch kháng khuẩn 2-3 tiếng/lần là tốt nhất. Trong điều kiện hạn chế, cần sắp xếp thời gian để rửa vết loét ít nhất 3 lần/ngày mới có thể giúp vết loét luôn sạch khuẩn.
2. Chỉ xịt dung dịch kháng khuẩn lên vết loét có đảm bảo hiệu quả không?
Nhiều người có thói quen chỉ xịt dung dịch kháng khuẩn lên vết loét rồi nhanh chóng băng lại. Tuy nhiên, với vết loét có nhiều mủ, dịch, dung dịch được xịt bên ngoài không thể vượt qua lớp rào chắn để tác dụng vào bên trong. Hơn nữa, vòi xịt thường không đảm bảo dung dịch phân tán đều tới các vùng da bị loét. Do đó, cách tối ưu nhất để chăm sóc loét không phải là xịt bên ngoài, mà phải thấm dung dịch ra bông hoặc gạc để lau rửa cẩn thận.
Việc lau rửa vết loét bằng bông sẽ giúp loại bỏ dần cả mủ, dịch trên vết loét da, giúp thương tổn khô se, co lại nhanh hơn.
3. Vết loét da nên băng lại như nào là đúng cách?
Nhìn chung, vết loét da nên được để thoáng khí thì sẽ khô se nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều vết loét da của người già lại ở vị trí nhạy cảm như vùng xương cùng cụt – rất dễ dính bẩn chất dịch bài tiết của người bệnh. Tình trạng này khiến vết loét dễ nhiễm khuẩn và khó lành hơn. Một số trường hợp khác lại gặp trở ngại trong việc thay đổi tư thế, thường phải nằm đè lên vết loét. Vết loét đó phải chịu lực ma sát với quần áo, chăn màn và diến biến nặng hơn.
Những trường hợp vết loét da ở trên cần được băng lại để che chắn, bảo vệ, tránh ma sát và vi khuẩn. Lưu ý chỉ băng rất nhẹ để không gây đau nhức cho người bệnh loét. Băng gạc cần được thay ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.
4. Có nên rắc thuốc bột để vết loét nhanh khô?
Rắc thuốc bột là sai lầm tai hại nhưng rất thường gặp trong điều trị vết loét. Thuốc bột tạo màng cứng và tạo cảm giác khô se “giả tưởng” cho vết loét da. Thực tế dưới lớp bột này, vết loét vẫn tiếp tục viêm nhiễm bình thường và càng khó phát hiện. Do đó, người chăm bệnh tuyệt đối không đươc rắc thuốc bột lên vết loét da.
>>> Xem bài viết: Thuốc đỏ rắc vết thương: Chớ làm bừa mà rước họa
5. Cần làm gì khi vết loét da có vảy đen bảo phủ?
Vảy đen tạo màng chắn ngăn cản tác dụng của dung dịch kháng khuẩn dùng vệ sinh vết loét. Vì thế, nên loại bỏ lớp màng này càng sớm càng tốt trước khi thực hiện các bước chăm sóc về sau. Nếu vảy đen to, cứng và khó tách bỏ, người bệnh nên được đưa tới cơ sở y tế để được xử lý an toàn.
Lựa chọn dung dịch rửa vết loét da là thách thức không nhỏ với nhiều người. Nhờ có Dizigone, bệnh nhân và người chăm bệnh đã không cần phải đau đầu tìm kiếm. Dizigone sát khuẩn nhanh – mạnh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, phù hợp với mọi yêu cầu cần có của dung dịch sát khuẩn lý tưởng cho vết loét da.
Để được giải đáp thắc mắc và tư vấn thêm về cách chăm sóc loét da, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.
Nga đã bình luận
Ban cho một lo sát khuẩn nha