Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1.6 triệu bệnh nhân bị loét tỳ đè. Việc chữa trị những vết loét này có thể mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều năm. Để vết thương nhanh phục hồi hơn, bạn cần biết có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân loét tỳ đè đúng cách.
Nguyên nhân gây loét tỳ đè
Loét tỳ đè xảy ra khi có một áp lực lớn đè ép trên da trong thời gian quá dài. Nó khiến cho lưu lượng máu đến những khu vực bị đè ép giảm đi. Khi không đủ máu nuôi dưỡng, tế bào và mô sẽ chết, dẫn đến những vết loét đau đớn.
Những đối tượng thường gặp loét tỳ đè là:
- Người già ít vận động
- Người bị liệt
- Người phải ngồi xe lăn
- Người bệnh nằm lâu ngày một chỗ
- Người sống thực vật
- Người mắc các bệnh ảnh hưởng đến lưu lượng máu: tiểu đường, các bệnh về mạch máu khác…
- Người không được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ.
Các triệu chứng của loét tỳ đè
Loét tỳ đè được phân nhóm theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Giai đoạn I là giai đoạn nhẹ nhất. Giai đoạn IV là nặng và khó chữa nhất .
- Giai đoạn I: Bề mặt da nổi một vùng đỏ, đau và không chuyển sang màu trắng khi ấn. Đây là một dấu hiệu cho thấy loét tỳ đè đang hình thành. Da cứng hơn các vùng da khác, có thể ấm hoặc mát.
- Giai đoạn II: Trên da xuất hiện các mụn nước hoặc hình thành vết loét mở. Khu vực xung quanh vết loét có thể đỏ và gây đau đớn cho người bệnh.
- Giai đoạn III: Lúc này, bề mặt da phát triển một lỗ trũng mở, được gọi là miệng hố. Các mô bên dưới da bị hư hại. Có thể thấy cả phần mỡ bên dưới da.
- Giai đoạn IV: Vết loét đã sâu đến mức tổn thương tới cơ và xương, đôi khi đến cả gân và khớp.
Xem thêm bài viết phân độ loét tỳ đè
Tùy vào tư thế nằm hay ngồi của người bệnh, vị trí các vết loét tỳ đè cũng khác nhau. Nói chung, loét tỳ đè thường hình thành ở những khu vực da bao bọc xương như: gót chân, mắt cá chân, xương cụt, khuỷu tay, xương bả vai, sau gáy, sau đầu.
Các vị trí thường gặp loét tỳ đè theo tư thế nằm
Cách chăm sóc bệnh nhân loét tỳ đè
Khi chăm sóc bệnh nhân loét tỳ đè, cần tập trung vào 2 mục tiêu chính là: Thúc đẩy vết loét nhanh lành và dự phòng các biến chứng có thể gặp do loét.
1. Giảm áp lực cho khu vực loét
Người bệnh cần được thay đổi vị trí thường xuyên để tránh đè ép lên vết loét quá lâu. Nếu người bệnh ngồi xe lăn, cần cố gắng xoay chuyển vị trí sau mỗi 15 phút. Nếu nằm giường, nên đổi tư thế nằm sau mỗi 2 giờ.
Bên cạnh đó, nên sử dụng đệm lót ở vùng tỳ đè để hỗ trợ giảm áp lực. Một số loại đệm có thể dùng là đệm hơi, đệm áp lực… Việc lựa chọn loại đệm nào tùy thuộc vào vị trí và tình trạng vết loét của người bệnh.
2. Làm sạch và băng vết loét
- Làm sạch
- Nếu vết loét ở giai đoạn I hoặc II, cần rửa vết loét nhẹ nhàng với các dung dịch sát khuẩn phổ rộng để loại bỏ nhiễm khuẩn tại ổ loét.
- Khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn để làm sạch vết loét, lưu ý không chọn những dung dịch chứa nhiều cồn vì sẽ làm xót da và làm khô vết loét. Bên cạnh đó, tránh sử dụng những dung dịch chứa hydrogen peroxide (oxy già) hoặc i-ốt. Những chất hóa học này có thể làm tổn thương da và khiến vết loét lâu lành hơn.
- Nói chung với vết loét do tỳ đè, nên chọn những dung dịch sát khuẩn không cồn, lành tính, an toàn với da nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao như Dizigone …
Dizigone là dung dịch sát khuẩn cho hiệu quả cao trên vết loét tỳ đè
- Theo kết quả chứng minh tại Quatest I – Bộ KHCN, Dizigone có hiệu quả sát khuẩn rất mạnh, trên nhiều mầm bệnh, chỉ trong vòng 30s. Nhờ vậy, Dizigone đảm bảo vết loét sạch nhanh, giảm tối đa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vết loét nhanh lành.
- Đặc biệt, Dizigone có pH trung tính (6.5-8.5), không gây kích ứng da, niêm mạc, không gây xót khi sử dụng.
- Cơ chế sát khuẩn của Dizigone tương tự miễn dịch tự nhiên, hoàn toàn thân thuộc với cơ thể. Nhờ vậy, Dizigone dùng được cho cả vết loét hở, giúp loét nhanh lành hơn.
Xem thêm:
=> Duợc sĩ chia sẻ phương pháp giúp nhanh liền vết loét cho bà nội nằm liệt lâu ngày
- Băng vết loét
Băng vết loét giúp làm tăng tốc độ chữa lành bằng cách giữ ẩm cho khu vực da bị tổn thương. Ngoài ra, nó còn là hàng rào chống vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ bội nhiễm. Tùy vào kích thước và giai đoạn của vết loét, có thể lựa chọn những loại băng gạc như dạng màng phim, dạng gel, dạng bọt…
3. Loại bỏ các mô chết để
Để vết loét chóng lành, cần loại bỏ đi các mô đã chết, hoại tử hoặc bị nhiễm trùng. Việc loại bỏ các mô này có thể thực hiện được bằng các phương pháp:
- Nếu vết loét nhẹ, chỉ cần thường xuyên rửa sạch bằng các dung dịch sát khuẩn. Nên lựa chọn dạng nhẹ nhàng, lành tính như dizigone…
- Nếu vết loét nặng hơn, cần can thiệp y tế để bóc tách, cắt bỏ. Đây là thủ thuật y tế khó, không thể tự thực hiện tại nhà. Do đó, người nhà cần phải đưa bệnh nhân tới cơ sở khám chữa bệnh để được nhân viên y tế chăm sóc tốt nhất.
4. Tránh ma sát, làm vết loét nặng hơn
- Khi di chuyển hoặc thay đổi vị trí, nên tránh đụng chạm hay va đập vào vết loét. Điều này sẽ khiến vết loét đau và tổn thương sâu hơn, gây khó khăn cho chữa
- Bên cạnh đó, cần duy trì sức khỏe làn da bằng cách làm sạch và dưỡng ẩm. Mỗi ngày, người chăm bệnh phải kiểm tra và đánh giá tình trạng vết loét cho bệnh nhân. Chú ý tới những vết loét mới hoặc khó phát hiện, tránh chậm trễ trong chữa
5. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh góp phần làm lành nhanh vết loét tỳ đè
- Bệnh nhân loét tỳ đè nên được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, giúp chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngủ đúng giờ, đủ giấc để có tinh thần khỏe mạnh, tâm lý vững vàng.
- Ngoài ra, người chăm bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài xoa bóp cho bệnh nhân. Chỉ cần vài chục phút xoa bóp nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông máu, giúp vết loét nhanh hồi phục.
Xem thêm:
=> Chia sẻ của Dược sĩ phương pháp xử lý loét tỳ đè do nằm liệt