Bệnh tưa miệng (nấm miệng) có thể gặp ở tất cả các đối tượng, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc trưng bởi những mảng trắng và cảm giác rát bỏng ở lưỡi, tưa miệng không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu. Hiểu đúng về bệnh tưa miệng sẽ giúp phát hiện và xử trí kịp thời, nhanh chóng và an toàn nhất.
I. Triệu chứng của bệnh tưa miệng (nấm miệng)
Ở giai đoạn đầu, bệnh tưa miệng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi tình trạng nấm phát triển mạnh mẽ hơn, người bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng:
- Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
- Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ
- Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng
- Cảm giác như ngậm bông trong miệng
- Khô da, nứt nẻ khóe miệng
- Khó nuốt
- Mất vị giác
Trong trường hợp nghiêm trọng, tổn thương có thể lan vào thực quản hoặc ống tiêu hóa, gây ra:
- Đau hoặc khó nuốt
- Cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực
- Sốt nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản
Với đối tượng tưa miệng là trẻ em, do bé chưa thể dùng lời để mô tả tình trạng bệnh nên cha mẹ phải đặc biệt lưu ý. Nếu thấy mảng trắng trong miệng bé, bé bỏ bú, quấy khóc nhiều thì gần như chắc chắn bé đang bị tưa miệng.
>>> Xem bài viết: Mảng trắng trong miệng trẻ: Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo tưa lưỡi
II. Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng (nấm miệng)
Tưa miệng hình thành do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans trong khoang miệng. Bình thường, loài nấm này vẫn tồn tại ở đó với số lượng nhỏ. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, các lợi khuẩn trong cơ thể giúp kiểm soát Candida albicans và không cho chúng có cơ hội gây bệnh.
Nếu hệ miễn dịch suy yếu hoặc cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể bị phá vỡ, nấm có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là:
- Dùng thuốc kháng sinh, làm giảm số lượng lợi khuẩn trong cơ thể.
- Điều trị ung thư bằng các phương pháp hóa trị hay xạ trị, làm chết các tế bào lành.
- Mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, như bệnh HIV, bệnh bạch cầu…
- Dùng thuốc corticoid đường hít kéo dài trong bệnh hen mạn tính, COPD.
- Mắc bệnh tiểu đường, khiến đường huyết cao và hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
- Gặp các vấn đề về răng miệng: Đeo răng giả có kích cỡ không phù hợp, bị khô miệng do dùng thuốc.
- Nghiện thuốc lá lâu năm, vệ sinh răng miệng kém.
>>> Xem bài viết: Nấm miệng ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân và cách xử lý
III. Bệnh tưa miệng (nấm miệng) có lây không?
Nấm gây bệnh tưa miệng có thể lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi xuống thực quản, nó gây đau đớn và khó chịu khi nuốt thức ăn. Nếu nấm lan xuống ruột non, nó sẽ ức chế việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn cả, nếu người bệnh bị ung thư hoặc suy giảm miễn dịch, nấm gây ảnh hưởng tới cả các cơ quan như phổi, tim và gan.
Nấm candida cũng có thể lây sang từ người này sang người khác. Các con đường làm phát tán nấm ra bên ngoài có thể là:
- Người bị tưa miệng hôn người khác.
- Người bị tưa miệng quan hệ tình dục qua đường miệng
- Trẻ bị tưa miệng bú mẹ
Khi nấm được truyền sang người khác, nó có thể không gây bệnh tại khoang miệng mà còn khu trú và ảnh hưởng lên các cơ quan khác trong cơ thể.
IV. Xử trí bệnh tưa miệng (nấm miệng) như thế nào?
1. Sử dụng các biện pháp có sẵn tại nhà
Với bệnh tưa miệng nhẹ, có thể khắc phục bằng các nguyên liệu có sẵn tại nhà. Các nguyên liệu được xử lý để tạo thành dung dịch súc miệng như:
- Nước muối
- Nước chanh
- Hỗn hợp nước và giấm táo
- Hỗn hợp nước và baking soda
- Hỗn hợp nước, bột nghệ và bột tiêu đen
>>> Xem thêm về cách làm các dung dịch súc miệng trị nấm tại nhà ở bài viết: 7 cách chữa nấm miệng tại nhà đơn giản nhất
Các biện pháp này đều rất dễ thực hiện, nhưng cho hiệu quả diệt nấm không cao. Vì vậy, cần thời gian dài mới giúp tưa miệng cải thiện.
2. Súc miệng/ rơ miệng bằng dung dịch kháng khuẩn, kháng nấm Dizigone
Dung dịch Dizigone là giải pháp xử lý tưa miệng nhanh chóng và dễ thực hiện. Hiệu quả của Dizigone đã được kiểm chứng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ: Tiêu diệt 100% nấm Candida CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Nhờ cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone không gây khô rát, kích ứng khoang miệng, an toàn cho mọi đối tượng người dùng.
Khi sử dụng Dizigone, hiệu quả sẽ đến ngay chỉ sau 2-3 ngày đầu sử dụng. Cảm đau tại các tổn thương trong khoang miệng giảm hẳn, nhờ thế vị giác được cải thiện, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Tùy vào tình trạng tưa miệng, mảng trắng sẽ giảm đi và hết hẳn sau 1-3 tuần.
Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone xử lý tưa miệng (nấm miệng)
Cách sử dụng Dizigone hàng ngày cho người bị tưa miệng:
- Với người lớn: Súc miệng 3-4 lần/ngày với dung dịch kháng khuẩn Dizigone, mỗi lần súc tối thiểu 30 giây, không cần súc lại bằng nước.
- Với trẻ em: Thấm dung dịch ra gạc ra lưỡi để vệ sinh miệng miệng cho bé 3 lần/ngày.
Khi đã khỏi nấm miệng, nên duy trì dùng tiếp trong khoảng 10 ngày để ngăn ngừa nấm tái lại. Nếu người bệnh có kèm các bệnh nền mạn tính dẫn đến nấm miệng như hen phế quản, HIV…, nên duy trì dùng Dizigone như một cách vệ sinh răng miệng hàng ngày.
3. Dùng thuốc kháng nấm
Khi tưa miệng nặng hơn hoặc ở những người bị suy giảm miễn dịch và có sức đề kháng yếu, cần sử dụng thuốc kháng nấm để điều trị. Tùy theo tình trạng tưa miệng, có thể dùng thuốc ở các dạng: viêm ngậm và viên uống.
Thuốc kháng nấm dành cho trường hợp nấm miệng nặng
Viên ngậm clotrimazole được dùng khi nấm vẫn còn trong khoang miệng, chưa lan toàn thân.
Viên uống fluconazole thường được kê khi nấm lan xuống thực quản hoặc toàn thân. Itraconazole được sử dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bệnh nhân HIV. Amphotericin B là thuốc dùng cho trường hợp nấm miệng rất nặng.
Khi dùng thuốc trị nấm, nên đi kèm súc miệng hàng ngày bằng Dizigone để đạt hiệu quả nhanh nhất. Ngoài ra, có thể bổ sung lợi khuẩn probiotics bằng cách ăn sữa chua, giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh của cơ thể và tăng cường hiệu quả điều trị.
V. Cách để phòng ngừa bệnh tưa miệng (nấm miệng)?
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tưa miệng, nên thực hiện các biện pháp:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, thường xuyên đi khám nha khoa.
- Súc miệng 2 lần/ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Uống đủ nước, tránh để miệng bị khô và nứt nẻ.
- Nếu đang dùng răng giả, cần đảm bảo răng giả vừa với khuôn miệng và được vệ sinh đầy đủ.
- Nếu đang sử dụng ống hít corticoid, cần đánh răng hoặc súc miệng sau khi sử dụng.
- Nếu đang bị tiểu đường, cần kiểm soát lượng đường huyết ở ngưỡng phù hợp.
>>> Xem bài viết: Mẹo trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian
Bài viết trên cung cấp đầy đủ những thông tin về bệnh tưa miệng. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách phòng và điều trị bệnh, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482