Nền y học hiện đại đã khám phá ra nhiều phương pháp chữa lở loét da hiệu quả. Cùng với Tây y, Đông y cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị lở loét. Bài viết giới thiệu một số cây thuốc nam đã được sử dụng từ lâu đời, có sẵn xung quanh nhà bạn, tiện dùng chữa lở loét da hiệu quả.
1. Những cây thuốc nam thường dùng để chữa lở loét
1.1. Lá chè xanh
Từ lâu, chè xanh là một thức uống thanh nhiệt giải khát phổ biến. Đó là nhờ tính sẵn có và những công dụng tuyệt vời của nó.
Chè xanh là một thức uống quen thuộc với nhiều công dụng
Đặc điểm
Theo Đông y, chè xanh vị đắng, chát, tính mát, quy kinh Can và Tâm. Vị thuốc này có công dụng làm mát, tiêu độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, chủ trị mụn nhọt, lở loét, ăn không tiêu.
Trong thành phần lá chè chứa nhiều chất hóa học, đặc biệt là tanin. Thành phần này hỗ trợ rất tốt trong các trường hợp như mụn nhọt, lở loét.
Cách sử dụng
Lá chè được thu hái thường là lá và búp non, chủ yếu thu hoạch vào mùa xuân. Sau đó, đem rửa sạch và sắc uống ngay hoặc có thể phơi khô để dùng dần.
- Sử dụng lá chè xanh chữa vết lở loét:400g lá chè vụn, sắc lấy nước
- Lấy nước vừa sắc rửa vết loét khi nước còn ấm. Hoặc dùng lá chè vụn đắp trực tiếp lên vết loét.
- Thực hiện 2-3 lần/ ngày giúp nhanh chóng lên da non và làm dịu vết loét, giảm đau nhức
1.2. Lá trầu không
Trong dân gian, lá trầu không được sử dụng trong các trường hợp viêm răng lợi, viêm nhiễm ngoài da, bệnh lở loét, tổ đỉa,… rất hiệu quả và lành tính.
Lá trầu không – một trong những cây thuốc nam lành tính
Đặc điểm
Theo Đông y, lá trầu vị cay nồng, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, vị. Vị thuốc cho công dụng tiêu viêm, sát trùng, hạ khí, chỉ khái.
Theo các nghiên cứu, lá trầu không có tác dụng sát khuẩn mạnh nhờ hoạt tính kháng sinh trong thành phần hóa học.
Một số bài thuốc trị loét, mụn nhọt từ trầu không
- Lá trầu không dùng tươi: 2 đến 3 lá, cắt cho thật nhỏ rồi cho vào một cốc con. Chế nước sôi vào sao cho ngập. Giống như khi pha chè. Đợi chừng 10-15 phút.. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.
- Hoặc: Vắt nước trầu không rửa vết loét. Dùng lá sạch phủ lên, băng lại. Có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết loét hàng ngày. Sau 2 ngày vết loét có thể khô và lên da non.
1.3. Nghệ – cây thuốc chữa lở loét hiệu quả
Nghệ là một loài cây rất quen thuộc trong cuộc sống. Không những được dùng rộng rãi trong ẩm thực mà nghệ còn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời. Đặc biệt trong các trường hợp vết thương, vết loét ngoài da.
Nghệ cho hiệu quả tuyệt vời trong chữa lở loét da
Đặc điểm
Theo Đông y, Nghệ vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh can và tỳ. Vị thuốc cho công dụng sinh cơ chỉ huyết, phá ác huyết, giúp lên da non.
Theo các nghiên cứu, nghệ chứa các hợp chất màu vàng gọi chung là Curcumin. Một trong các tác dụng của hợp chất này là hoạt tính kháng sinh mạnh và kích thích lên da non.
Sử dụng
Củ nghệ tươi đem giã nát rồi vắt lấy nước. Thoa đều nước vắt đó lên vết lở loét.
1.4. Lá đinh lăng
Đinh lăng còn có tên gọi khác là cây Nam dương sâm hoặc cây Gỏi cá. Loài thực vật này hay được trồng làm cảnh và lấy lá sử dụng trong ẩm thực. Ngoài ra nó cũng có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt trị mụn nhọt lở ngứa.
Đinh lăng có thể dùng cả rễ và lá làm thuốc
Đặc điểm
Theo Đông y, lá đinh lăng vị mát, vị đắng, quy kinh phế, tỳ, thận. Đinh lăng có thể dùng cả rễ, nhưng lá cây mới có công dụng chữa mụn nhọt lở loét.
Sử dụng
Lá đinh lăng khô dùng khoảng 80g. Thêm 500ml nước sắc ngập lá. Sau khi sắc còn khoảng 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Đắp trực tiếp lên vết loét: Lấy khoảng 5-10 lá nhỏ giã nhuyễn. Đắp trực tiếp lên vết loét. Cách làm này giúp chữa lành vết loét hiệu quả, hạn chế để lại sẹo
1.5. Lá bạc hà
Cây bạc hà, có nơi còn gọi là cây Anh sinh, cây Bạt đài hay một số tên khác. Có thể dùng toàn bộ phần trên mặt đất của cây để làm thuốc.
Bạc hà – một cây thuốc nam phổ biến
Đặc điểm
Theo Đông y, bạc hà vị cay, tính mát, quy kinh phế, can. Vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, thông quan,… Bạc hà được sử dụng trong trị vết lở loét chảy nước, lở loét do hỏa độc khí nhập.
Theo các nghiên cứu, bạc hà có chứa nhiều tinh dầu khác nhau. Những tác dụng có thể kể tới là khả năng sát khuẩn ngoài da mạnh và giảm đau, làm dịu vết loét
Sử dụng
Bạc hà có thể sử dụng để uống hoặc đắp trực tiếp lên vết loét
- Dùng uống: Lấy 4-8g lá bạc hà, hãm lấy nước rồi uống
- Dùng trực tiếp: Lấy lá bạc hà tươi vắt hoặc giã lấy nước, bôi lên vết loét
2. Nhược điểm của việc dùng cây thuốc nam chữa lở loét
Ngoài những ưu điểm về tính dễ kiếm, lành tính, dễ sử dụng thì sử dụng các loại thuốc nam trị lở loét vẫn có nhiều nhược điểm.
- Thuốc tác dụng chậm, không mang lại hiệu quả cao
- Tác dụng của thuốc chưa thực sự được kiểm chứng
- Hiệu quả không ổn định, phụ thuộc nguyên liệu, cách thu hái chế biến và cơ địa mỗi người
Do đó, chữa lở loét da bằng cây thuốc nam không phải là cách điều trị tối ưu nhất. Thay vào đó, người bệnh nên được chăm sóc đúng cách bằng những sản phẩm của y học hiện đại để đảm bảo vết lở loét lành nhanh.
3. Cách chữa lở loét da an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc nam điều trị lở loét da, y học hiện đại đã có rất nhiều phương pháp khác cho hiệu quả.
Với các vết lở loét, bước quan trọng nhất cần làm là sát khuẩn vết loét. Sử dụng các thuốc sát khuẩn thông dụng có thể cho hiệu quả cao.
Theo y học hiện đại, cần chăm sóc vết loét qua 4 bước:
Bước 1. Làm sạch sơ bộ vết loét.
Sử dụng nước muối sinh lý rửa nhẹ vết loét.
Bước 2. Sát khuẩn vết loét.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone là một lựa chọn phù hợp.
Bộ sản phẩm chăm sóc vết loét Dizigone
Được kiểm chứng qua các thử nghiệm Quatest 1 – Bộ KHCN, Dung dịch Dizigone đáp ứng được các tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn vết thương. Với công nghệ EMWE tiên tiến của châu Âu, Dizigone là lựa chọn thích hợp với các ưu điểm.
- Khả năng kháng khuẩn NHANH, MẠNH và hiệu quả, loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây
- Loại bỏ hoàn toàn được màng biofilm và các vi khuẩn có bên trong màng.
- Không gây đau, xót, an toàn cho cơ thể.
- Hỗ trợ làm lành vết thương, giảm thời gian liền vết loét do không ảnh hưởng quá trình lên da non, không phá hủy mô sợi, tế bào vùng tổn thương
Thật đơn giản khi sử dụng Dizigone bằng cách ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào vết loét, để nguyên tối thiểu 30 giây. Không cần rửa lại bằng nước.
Bước 3: Dưỡng ẩm vết loét
Kem chuyên dụng Dizigone Nano Bạc được sử dụng trong bước này. Ngoài khả năng giữ ẩm tốt, sản phẩm còn kích thích quá trình lên da non.
Nên kết hợp việc rửa bằng Dung dịch kháng khuẩn Dizigone với kem Dizigone Nano Bạc để tăng hiệu quả kháng khuẩn, lành da và hạn chế sẹo
Hiệu quả chăm sóc vết loét bằng Dizigone
Bước 4: Băng vết loét
Xử lý các vết loét không khó. Tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Điều quan trọng là phải hiểu được các ưu nhược điểm và cách áp dụng của các phương pháp. Nên kết hợp điều trị bằng các cây thuốc nam chữa lở loét và các sản phẩm của y học hiện đại để đạt được hiệu quả tối ưu.
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc loét da, hãy liên hệ ngay Hotline 19009482
Nguyễn Thị hoài phương đã bình luận
Bé e bị ngứa gải thì toạt chảy nước bé nói rát đau làm thế nào ạ
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Bạn liên hệ tới số 0964619482 gặp chuyên gia để được tư vấn trực tiếp nhé.
Chúc bạn sức khoẻ!