Sẹo là biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu. Chúng khiến làn da sần sùi và mất thẩm mỹ, nhất là khi ở trên mặt. Đến nay, việc chữa sẹo dứt điểm vẫn còn là vấn đề khó khăn, gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc tốt nhất cần làm là phòng tránh sẹo sớm nhất bằng cách sử dụng một trong 4 giải pháp ngừa sẹo thủy đậu sau đây.
I. Nguyên nhân của sẹo thủy đậu
Khi bị thủy đậu, bề mặt da sẽ mọc các nốt mụn nước rải rác toàn thân. Thông thường sau khi khỏi bệnh, các nốt mụn này sẽ tự khô và lành, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chăm sóc đúng đắn, tình trạng các nốt mụn sẽ tồi tệ hơn. Việc gãi, chà xát các nốt mụn làm nó vỡ ra, dễ dàng bội nhiễm vi khuẩn và tổn thương vào bên trong.
Sẹo thủy đậu trên mặt gây tự ti cho nhiều người
Khi da bị tổn thương sâu, cơ thể sẽ tạo ra một mô dày hơn da để tái tạo. Nó hình thành lên các mô sẹo. Kết quả là sau khi khỏi bệnh, trên da xuất hiện các vết sẹo lồi, sẹo lõm, khiến làn da trông sần sùi, “xấu xí”.
>>> Xem bài viết: 7 cách giảm ngứa bệnh thủy đậu nhanh chóng tại nhà
II. Cách phòng tránh sẹo
Từ nguyên nhân hình thành sẹo, chúng ta dễ dàng nhận ra cách phòng tránh sẹo hiệu quả. Đó là cần phải chăm sóc tổn thương da đúng cách
Theo Hướng dẫn điều trị thủy đậu của Bộ Y tế, những việc cần làm để chăm sóc tổn thương da bao gồm:
- Làm ẩm tổn thương trên da hàng ngày
- Bôi thuốc chống ngứa tại chỗ
- Ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ
III. Bốn giải pháp ngừa sẹo thủy đậu thường dùng
1. Xanh methylen
- Xanh methylen là giải pháp ngừa sẹo thủy đậu mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi mắc bệnh. Nó thường được sử dụng khi nốt phỏng nước đã vỡ, giúp làm se vết mụn, sát khuẩn và tránh bội nhiễm.
Xanh methylen làm nhuộm màu những vùng da có nốt mụn thủy đậu
- Trên thực tế, đây là dung dịch sát khuẩn có tác dụng không cao và thời gian tiêu diệt mầm bệnh rất lâu. Khi bôi lên da, xanh methylen để lại các vệt màu nhem nhuốc, mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.
- Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, giảng viên bộ môn Da liễu, ĐH Y Hà Nội còn khuyến cáo mọi người không nên dùng xanh methylen để chữa thủy đậu. Theo ông, “dù thuốc này an toàn nhưng bẩn, hiệu quả chống nhiễm khuẩn lại không đáng kể.”
2. Castellani (thuốc đỏ)
- Thuốc đỏ gồm các thành phần: Fuchsin basic có khả năng diệt khuẩn và diệt nấm; alcol ethylịc, aceton giúp làm lạnh và làm mát, Resorcinol chống ngứa.
Dung dịch castelani
- Tuy nhiên, theo bác sĩ Tâm, dùng thuốc đỏ chính là “lợi bất cập hại”. Nguyên do nằm ở 2 thành phần có khả năng gây độc là acid boric và phenol. Khi dùng với nồng độ cao hoặc trên diện tích rộng, chúng có thể gây tổn thương chức năng thận. Hai đối tượng dễ có nguy cơ chịu ảnh hưởng nhất chính là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Thuốc đỏ chủ yếu dùng các trường hợp nấm bẹn hay viêm kẽ do candida. Khi đó, thuốc đỏ chỉ được bôi trên da với diện tích nhỏ nên ít gây tác dụng phụ.
- Với các nốt mụn nước mọc tràn lan của bệnh thủy đậu, cần sử dụng thuốc đỏ theo đúng chỉ định để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
3. Calamine lotion
- Calamine là kem bôi da dạng lỏng, còn được gọi với tên sữa dưỡng calamine. Nó là sản phẩm kết hợp của calamine và oxit kẽm.
- Calamine có tác dụng giảm ngứa, giảm đau rát trên vùng da bị tổn thương. Với những nốt mụn thủy đậu, calamine giúp giảm kích ứng da, đem lại cảm giác dễ chịu. Từ đó, việc gãi ngứa hay chà xát lên các nốt mụn cũng được giảm đi đáng kể.
Sữa dưỡng calamine có tác dụng ngừa sẹo thủy đậu khá hiệu quả
- Nhược điểm của calamine là chỉ sử dụng được ở ngoài da, tuyệt đối không được dùng trên niêm mạc. Theo khuyến cáo của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu, nếu để calamine dính vào mắt, mũi, miệng hoặc âm đạo thì phải rửa bằng nước sạch ngay lập tức.
- Một số người có mụn thủy đậu mọc tới khoang miệng, họng và thậm chí cả vùng kín. Ở những vị trí này, calamine hoàn toàn không phát huy được vai trò. Vì vậy, nó lại dẫn đến một bất tiện khi phải sử dụng thêm một sản phẩm khác riêng cho vùng niêm mạc.
4. Dizigone
Bộ sản phẩm dizigone cho hiệu quả vượt trội trên mụn thủy đậu
Dizigone là dung dịch sát khuẩn thế hệ mới đang được tin dùng rộng rãi hiện nay. Theo nhiều chuyên gia y tế đánh giá, đây là lựa chọn rất phù hợp để ngừa sẹo thủy đậu nhờ những đặc tính ưu việt:
Khả năng sát khuẩn mạnh
- Dizigone được sản xuất dựa trên công nghệ EMWE – kháng khuẩn ion. Công nghệ EMWE dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa dòng điện đơn cực và muối khoáng để tạo ra sản phẩm chứa các ion và các chất oxy hóa quan trọng HClO, ClO*, ClO-.
- Ngoài ra, Dizigone còn có thế năng oxy hóa khử cao (800 – 1200 mV), tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật
Hiệu quả làm tiêu tan các nốt thủy đậu trên mặt của Dizigone
- Nhờ vậy, Dizigone có phổ diệt khuẩn rộng, diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Nó giúp bảo vệ các nốt mụn thủy đậu khỏi vi khuẩn, tránh nguy cơ bội nhiễm và hạn chế tối đa biến chứng sẹo.
Hiệu quả nhanh chóng
- Dizigone sát khuẩn nhanh – hiệu suất cao tới 100% chỉ trong vòng 30 giây. Hiệu quả đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ KHCN
Không gây nhuộm màu da
- Dizigone là dung dịch trong suốt, không màu, có mùi clo nhẹ. Khi bôi lên da, Dizigone khô lại nhanh chóng và hoàn toàn không để lại các vệt màu gây mất thẩm mỹ.
An toàn với cơ thể
- Dizigone có pH trung tính, trong khoảng từ 6.5 – 8.5 nên không gây kích ứng da, niêm mạc, không gây xót.
- Bên cạnh đó, cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, hoàn toàn thân thuộc với cơ thể, đảm bảo không gây tổn thương tới yếu tố hạt và không gây độc nguyên bào sợi – những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình lành vết thương và giúp vết thương lành một cách tự nhiên.
Hiệu quả xử lý thủy đậu bằng Dizigone trên bệnh nhân
Dùng được trên niêm mạc
Nhờ tính an toàn tuyệt đối với cơ thể, Dizigone giúp chữa cả những nốt mụn hay vết loét ở sâu trong miệng, họng và cả vùng kín. Người bệnh thủy đậu có thể bôi hoặc súc miệng trực tiếp với Dizigone mà không cần sử dụng thêm một loại dung dịch sát khuẩn nào khác.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone hiện đã có mặt tại 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và bác sĩ tin dùng. Gọi ngay Hotline 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone.
Tham khảo: Mayoclinic
Ngọc Minh đã bình luận
Bạn có thể dùng kem nghệ rồi, nhưng phải đảm bảo sản phẩm mình dùng đã vô khuẩn nhé.