Vết loét ở bệnh nhân tiểu đường đặc biệt lâu lành bởi rất nhiều nguyên nhân. Vậy nên chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường là việc rất phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận cao. Trong đó, mấu chốt của việc chăm sóc chính là lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp.
Loét bàn chân – nỗi ám ảnh với bệnh nhân tiểu đường
1, Những lý do khiến vết loét ở bệnh nhân tiểu đường rất khó chăm sóc
Loét là nỗi sợ hãi đối với những ai đang chung sống với căn bệnh tiểu đường. Do nhiều yếu tố của bệnh tiểu đường nên vết loét của bệnh nhân rất khó điều trị và lâu lành hơn nhiều so với người không mắc bệnh. Trong đó, những nguyên nhân chính cản trở chữa lành vết loét có thể kể đến là:
- Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp mạch máu ngoại biên. Từ đó dẫn đến cản trở lưu thông máu, máu không thể mang oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng các tế bào. Vậy nên vết loét sẽ rất khó chữa lành.
- Khi có vết loét, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Lượng đường huyết cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển, dẫn đến vết loét bị nhiễm trùng nặng, hoại tử.
- Mặt khác, ở bệnh nhân tiểu đường sức đề kháng bị suy yếu, khả năng tiêu diệt mầm bệnh của thực bào, bổ thể bị ức chế. Vậy nên vết loét rất khó tự lành, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
- Ngoài ra, do biến chứng thần kinh ngoại biên nên bệnh nhân tiểu đường có thể bị mất cảm giác đau. Dẫn đến những tổn thương hay vết loét nhỏ thường không được phát hiện sớm. Đến khi nhận ra thì loét đã tiến triển nặng nên rất khó chữa lành.
Do sự kết hợp của nhiều yếu tố trên nên việc điều trị vết loét ở người bệnh tiểu đường khó khăn gấp đôi so với người bình thường. Việc chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường phải rất thận trọng, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
2, Ba nguyên tắc chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường
2.1, Kiểm soát đường huyết
Đây là nguyên tắc then chốt trong điều trị loét ở bệnh nhân tiểu đường. Đường huyết tăng cao mang theo rất nhiều yếu tố cản trở vết loét mau lành. Ngược lại, kiểm soát tốt đường huyết giúp tăng lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và khả năng tự chữa lành của cơ thể. Để đường huyết luôn ổn định trong ngưỡng cho phép, bệnh nhân cần:
- Tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý: kiêng thực phẩm nhiều tinh bột, tránh stress, ngủ đủ giấc, vận động thể chất điều độ…
- Theo dõi đường huyết thường xuyên để kiểm soát kịp thời.
Đo đường huyết thường xuyên để điều chỉnh kịp thời
2.2, Xử lý tại chỗ vết loét
Vết loét ở bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Do đó, việc chăm sóc vết loét hàng ngày phải sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng và tuân theo các bước:
- Bước 1: Trước tiên, rửa vết loét bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng nhíp sạch đã được sát khuẩn để gắ bỏ dị vật ra khỏi vết loét nếu có.
- Bước 2: Rửa, xịt bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
- Bước 3: Băng bảo vệ đối với những vết loét rộng, sâu.
Ứng dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu, dung dịch sát khuẩn Dizigone là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng đầy đủ được những yêu.cầu trên và trở thành sản phẩm ưu tiên số một trong chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường.
Dizigone – giải pháp điều trị loét ở bệnh nhân tiểu đường
Dizigone được khuyên dùng để vệ sinh vết loét 2-3 lần/ngày. Cách dùng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần xịt hoặc nhỏ vào vết loét và giữ trong vòng 30s là có thể đảm bảo vết loét đã được sát khuẩn sạch sẽ.
2.3, Dùng kháng sinh khi nhiễm trùng
Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng: vết loét nóng, đau hơn bình thường, chảy mủ hôi tanh và có màu, bệnh nhân có thể kèm theo sốt và chán ăn. Khi có những dấu hiệu trên, nguy cơ nhiễm trùng vết loét là rất cao, bệnh nhân nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị bằng kháng sinh cho nhiễm trùng là bắt buộc, tuy nhiên bệnh nhân.không được tự ý sử dụng mà phải được sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
3, Những lưu ý để chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường hiệu quả
Ngoài tuân thủ 3 nguyên tắc trên, chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường cần chú ý:
-
Hạn chế áp lực lên vết loét (đặc biệt lưu ý với vết loét ở bàn chân)
Áp lực đè nén lên vết loét làm cản trở lưu thông máu, gây đau cho bệnh nhân. Vì vậy, hạn chế áp lực sẽ tạo điều kiện cho vết loét nhanh lành và giúp người bệnh tránh được đau đớn. Bệnh nhân nên tránh va chạm, tỳ đè lên vị trí loét. Nếu loét ở bàn chân, bệnh nhân có thể dùng nạng để di chuyển và lựa chọn.giày, tất phù hợp để không gây ma sát lên vết loét.
-
Phát hiện sớm vết loét bằng cách kiểm tra da thường xuyên
Kiểm tra da thường xuyên để phát hiện loét kịp thời
Loét ở bệnh nhân tiểu đường rất khó điều trị và có nguy cơ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt loét bàn chân tiểu đường là nguyên nhân số một trên.thế giới dẫn đến phải cắt cụt chi. Do đó, việc kiểm tra và phát hiện sớm là rất quan trọng. Chỉ bằng việc quan sát da hàng ngày xem có bất kỳ tổn thương nhỏ nào không, bệnh nhân đã có thể hạn chế được nguy cơ loét, nhiễm trùng, hoại tử.
Ngoài ra, để hỗ trợ hồi phục vết loét, bệnh nhân cần cung cấp đầy.đủ dưỡng chất cho cơ thể, kiêng những thực phẩm bất lợi cho đường huyết và những thực phẩm có nguy cơ gây sẹo. Đồng thời, người bệnh nên duy trì một lối sống lành.mạnh, ngủ đủ giấc, tránh stress, vận động điều độ nhưng tránh đè nén hay để mồ hôi chảy vào vết loét.
Nếu cần tư vấn thêm về chăm sóc vết loét cho bệnh nhân tiểu đường, vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi theo số hotline 1900 9482.