Loét da là một bệnh khá thường gặp ở những người già nằm lâu ngày do chấn thương, mất khả năng vận động, người có sức khỏe yếu. Tình trạng loét kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh cũng như tâm lý người chăm sóc. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu những loại thuốc trị loét da hiệu quả cho người già
3 thuốc cần dùng để trị loét da cho người già
1. Thuốc sát khuẩn trị loét da
Vết loét da là một tổn thương dẫn đến da bị mất chức năng bảo vệ, tạo điều kiện cho các vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thông qua vết loét. Tình trạng viêm, chảy mủ ở vị trí tổn thương cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Sát khuẩn vết loét giúp làm giảm lượng vi khuẩn, loại bỏ các mảnh vụn và dịch viêm, giúp cho vết loét nhanh lành và giảm đáng kể nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy sát khuẩn vết loét là mấu chốt quan trọng nhất trong việc điều trị vết loét da. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc sát khuẩn sai cách không.những không đem lại hiệu quả mà còn phá hủy mô và tế bào ở vị trí loét.
Sát khuẩn có vai trò quan trọng trong điều trị lở loét da
Các tiêu chí lựa chọn thuốc sát khuẩn dùng cho loét da
- Có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn. Phân hủy được lớp màng biofilms của tế bào vi khuẩn
- Không gây tổn thương cho các mô và tế bào ở vị trí loét
- Có khả năng thấm sâu, làm sạch sâu
- Không gây độc cho cơ thể
- Khử được mùi hôi khó chịu cho vết loét da nặng
2. Thuốc kháng sinh
Nếu tình trạng loét kéo dài, vết loét lớn, nguy cơ nhiễm vi khuẩn tăng lên. Khi đó thuốc kháng sinh được sử dụng với mục đích ngăn ngừa bội nhiễm.
Kháng sinh được sử dụng chia làm 2 loại:
- Tác dụng toàn thân: dùng theo đường uống hoặc đường tiêm
- Tác dụng tại chỗ: các thuốc mỡ, kem bôi tại vị trí loét
Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có dấu hiệu của.bội nhiễm vi khuẩn như vết loét lan rộng, viêm nặng kèm chảy dịch mủ, thân nhiệt tăng, sốt, đau nhức nhiều,… Việc sử dụng kháng sinh phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ
3. Thuốc giảm đau chống viêm
Trường hợp đau nhẹ có thể sử dụng paracetamol, các thuốc NSAIDs như diclofenac, ibuprofen,… Chú ý liều dùng tối đa khi sử dụng các thuốc này để tránh tác.dụng không mong muốn có thể gặp phải như loét dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch,…
Trường hợp đau nặng có thể dùng các thuốc opioid như codein, pethidine, tramadol,… Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc khi sử dụng nhóm thuốc này.
Chú ý liều dùng khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm
Một số thuốc sát khuẩn trị loét da
Việc lựa chọn thuốc sát khuẩn là một nghệ thuật trong chăm sóc vết loét. Nó vừa giúp vết loét luôn được duy trì ở tình trạng sạch khuẩn, vừa hỗ trợ trong quá trình làm lành.vết tổn thương, giảm thời gian liền vết loét. Một số thuốc sát khuẩn thường dùng:
1. Nước oxy già
Để sát trùng vết loét thường sử dụng nồng độ 1,5%, 3%. Oxy già có tác dụng oxy hóa rất mạnh tiêu diệt vi khuẩn đồng thời đẩy chất bẩn, mủ ra ngoài làm sạch vết loét
Tuy nhiên, nhược điểm của nước oxy già là tác dụng sát khuẩn yếu và chỉ và chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Nước oxy già cũng có thể làm “bỏng” da và niêm mạc. Không sử dụng để rửa vết thương đang lên da non, vì nó làm cho vết thương lâu lành hơn.
2. Cồn
Cồn được sử dụng trong sát khuẩn bề mặt vết loét tốt nhất là cồn 70 độ, có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm và siêu vi, nhưng lại không có tác dụng trên bào tử. Ngoài sát trùng vết thương, dung dịch cồn còn được sử dụng để sát trùng dụng cụ, tay trước khi chăm sóc vết loét, sát trùng da trước khi tiêm.
Cồn gây đau rát khi tiếp xúc trực tiếp vết thương hở, phá hủy mô lành làm chậm liền vết loét
Chú ý tránh để cồn bắn vào mắt và không được uống cồn.
3. Cồn iod và Povidon Iod
Chế phẩm sát trùng dạng dung dịch chứa iod. Cồn iod có nhược điểm là gây sót, gây kích ứng da. Vì thế không sử dụng dung dịch cồn iod có nồng độ quá 5% để sát trùng. Cần hạn chế dùng chế phẩm này trên vùng da mặt, vùng da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không sử dụng cho vết thương sâu, hở miệng. Povidon Iod ít độc hơn nhưng tác dụng diệt khuẩn kém hơn.
4. Thuốc tím và thuốc đỏ
Thuốc tím là chế phẩm dạng bột, khi sử dụng hòa vào trong nước rồi lấy bông y tế thấm dung dịch thuốc tím rửa vết thương trên da, bên ngoài để tiêu diệt một số loại vi khuẩn, sát trùng vết thương.
Thuốc đỏ là một loại dung dịch sát trùng vết thương, nó còn có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Mặc dù vậy, không nên lạm dụng và sử dụng cho vết thương diện rộng, vết thương sâu vì dung dịch có chứa thủy ngân.
5. Dung dịch sát khuẩn trị loét da chuyên biệt Dizigone
Dizigone là trợ thủ đắc lực và lý tưởng cho sát khuẩn vết thương, vết loét do tì đè, vết loét ở người nằm liệt, người già kém vận động. Với việc sử dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ Châu Âu.
- Khả năng kháng khuẩn NHANH, MẠNH và hiệu quả, loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây ( Thử nghiệm Quatest 1 – Bộ KHCN )
- Loại bỏ hoàn toàn được màng biofilm và các vi khuẩn có bên trong màng.
- Không gây đau, xót, an toàn cho cơ thể.
- Hỗ trợ làm lành vết thương, giảm thời gian liền vết loét do không ảnh hưởng quá trình lên da non. Không phá hủy mô sợi, tế bào vùng tổn thương
- Khử mùi cho vết loét nặng
Cách dùng:
- Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào vết loét, để nguyên tối thiểu 30 giây
- Không cần rửa lại bằng nước sau khi sử dụng Dizigone.
- Các trường hợp có vết thương ngoài da, nên kết hợp việc rửa bằng Dung dịch kháng khuẩn Dizigone với kem Dizigone Nano Bạc để tăng hiệu quả kháng khuẩn, lành da và hạn chế sẹo
Dizigone đã có mặt tại hơn 400 nhà thuốc, phòng khám và bệnh viện trên toàn quốc. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các loại thuốc cần dùng để trị vết loét ở người già, gọi ngay HOTLINE 19009482.