Vết loét bàn chân là biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù vậy nhưng biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng nhiều biện pháp rất đơn giản. Cùng tìm hiểu xem biện pháp phòng ngừa vết loét bàn chân trong bài viết này nhé!
Trước khi đến với bài viết này, bạn nên tham khảo bài viết triệu chứng vết loét bàn chân bệnh tiểu đường. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Biện pháp phòng ngừa loét bàn chân tiểu đường
Triệu chứng loét bàn chân rất nhẹ nên khó phát hiện. Cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh hằng ngày. Để tìm hiểu thêm về bệnh, hãy tham khảo bài viết vì sao bệnh tiểu đường gây lở loét
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày là yếu tố đầu tiên và tiên quyết. Phát hiện tất cả những vấn đề bất thường như: sưng, đỏ, vết thương hở, mùi khó chịu… càng sớm càng tốt.
Rửa chân hàng ngày
- Giữ chân sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Bạn có thể rửa bằng nước ấm hoặc nước muối
Sử dụng dung dịch sát khuẩn
- Giúp loại bỏ các mầm bệnh. Bệnh tiểu đường thường làm khả năng miễn dịch suy giảm. Dung dịch sát khuẩn được khuyến nghị là Dizigone nhờ khả năng diệt khuẩn rộng và an toàn với vết thương. Pha loãng với nước ấm và sử dụng hằng ngày sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh
Mang giày và vớ hằng ngày
- Bảo vệ chân khỏi vết thương là vô cùng cần thiết. Luôn luôn đeo giày khi ra ngoài và sử dụng vớ khi đi trong nhà. Vớ và giày cũng cần làm sạch thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Không nên mang giày và vớ quá chặt làm giảm lưu thông máu.
Thúc đẩy lưu lượng máu đến bàn chân
- Thường xuyên hoạt động chân, tập thể dục đầy đủ, không nên ngồi 1 chỗ quá lâu. Những hành động này giúp thúc đẩy lưu lượng máu khỏe mạnh đến bàn chân.
Cắt móng chân cẩn thận
- Cắt móng chân thường xuyên. Lưu ý không nên cắt quá sát
Bảo vệ bàn chân khỏi nóng và lạnh
- Tiếp xúc với nóng và lạnh quá mức có thể làm hỏng bàn chân của những người mắc bệnh tiểu đường.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
- Sử dụng kem dưỡng ẩm nếu da khô, bong tróc.
Kiểm tra bàn chân thường xuyên
- Kiểm tra thường xuyên là chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm trùng, loét bàn chân.
Kiểm soát lượng đường trong máu
- Đường trong máu không được kiểm soát làm tăng nguy cơ biến chứng bàn chân. Uống thuốc đầy đủ, chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên là yếu tố tiên quyết.
Tránh hút thuốc
- Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến lưu lượng máu đến các mô. Điều này có thể làm cho các vấn đề về chân trở nên tồi tệ hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.