Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Mon, 04 Dec 2023 02:21:03 +0000 vi hourly 1 Bàn chân bị lở loét nên được chăm sóc như thế nào? https://dizigone.vn/ban-chan-bi-lo-loet-nen-duoc-cham-soc-nhu-the-nao-7681/ https://dizigone.vn/ban-chan-bi-lo-loet-nen-duoc-cham-soc-nhu-the-nao-7681/#respond Tue, 15 Sep 2020 09:28:31 +0000 https://dizigone.vn/?p=7681 Bàn chân bị lở loét là một biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân đái tháo đường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nguyên nhân và cách chăm sóc khi bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng loét bàn chân.

ban-chan-bi-lo-loet bàn chân bị lở loét

1. Bàn chân bị lở loét – nỗi đau của người bệnh đái tháo đường 

1.1. Tại sao bệnh đái tháo đường gây lở loét bàn chân 

Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp

Nếu đường huyết của người bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt, nồng độ đường máu cao trong một thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng đó là biến chứng loét bàn chân. (Bàn chân bị lở loét do đái tháo đường).

Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường thường do 2 nguyên nhân chính 

  •  Do tổn thương thần kinh ngoại biên

Nồng độ đường huyết cao trong một thời gian dài dẫn tới tổn thương các dây thần kinh. Khi các dây thần kinh bị tổn thương ở chân hoặc bàn chân, người bệnh sẽ mất cảm giác tại vị trí này. 

Người bệnh không cảm giác được nóng, lạnh, và đau. Nếu chân có vết thương mà người bệnh không nhận thấy để xử lý kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên. 

Cơ tại vị trí này cũng không hoạt động một cách bình thường vì thần kinh cơ bị tổn thương. Điều này khiến cho chân của người bệnh không được thẳng vào tạo ra quá nhiều áp lực vào một phần của bàn chân. Từ đó, tổn thương chân có thể lan rộng tại một số vị trí của bàn chân.

Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường gây loét bàn chân

Đái tháo đường gây nên tổn thương thần kinh ngoại biên

  •  Do bệnh mạch máu ngoại vi

Đái tháo đường cũng gây tác động lên lưu lượng máu tới các bộ phận. Nếu lưu lượng máu giảm, vết loét và vết cắt sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành do thiếu các yếu tố đông máu tại vị trí tổn thương. Lưu lượng máu giảm ở phần tay và chân được gọi là bệnh động mạch ngoại vi (peripheral vascular disease). Nếu bạn bị viêm mà không được chữa lành trong một khoảng thời gian, vị trí viêm ấy sẽ dẫn tới loét và hoại tử. 

1.2. Những biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân do đái tháo đường 

  • Nhiễm trùng da và xương 

Khi dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương kèm các vấn đề hệ thống miễn dịch suy giảm trong một thời gian dài, một vết thương hay vết cắt nhỏ cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng.

  • Áp xe 

Khi nhiễm khuẩn tới vị trí xương và mô, sẽ tạo ra những lỗ thủng chứa mủ gọi là áp xe. Điều trị thông thường khi có ổ áp xe thường là loại bỏ ổ áp xe đồng nghĩa với việc loại bỏ xương hoặc mô nhiễm trùng. Một số phương pháp điều trị mới hơn có thể áp dụng như phương pháp oxygen, có thể ít xâm lấn hơn.

  • Hoại tử 

Đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới các mạch máu, con đường cung cấp lượng máu tới các ngón tay hay ngón chân. Lưu lượng máu giảm không đủ cung cấp oxy và dinh dưỡng tới các vị trí này dẫn tới hoại tử. Cách điều trị cũng giống như điều trị ổ áp xe là cần loại bỏ các mô hoại tử hoặc dùng phương pháp oxygen.

  • Cắt cụt chi 

Cắt cụt chi là chỉ định dành cho bàn chân bị nhiễm trùng nặng. Nếu không xử lý kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập lên các cơ quan khác trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng toàn thân. Vì vậy, cắt cụt chi là quyết định đau đớn nhưng không thể không làm với những người có loét bàn chân giai đoạn nặng. 

Vì vậy, việc chăm sóc bàn chân bị lở loét đúng cách đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các biến chứng áp xe, hoại tử hay cắt cụt chi.

2. Bốn bước chăm sóc bàn chân bị lở loét do đái tháo đường 

2.1. Kiểm soát đường huyết 

Vì nguyên nhân loét bàn chân là do đường huyết tăng cao trong một thời gian dài. Nên bước đầu tiên trong chăm sóc loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là phải kiểm soát tốt đường huyết.

  • Tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, thể dục và dùng thuốc. 
  • Duy trì đường huyết trong khoảng khuyến cáo của bác sĩ điều trị.

2.2. Loại bỏ bị vật, mô hoại tử tại vết loét 

Khi bị loét bàn chân do đái tháo đường, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng vết loét. Nếu vết loét đã hoại tử hoặc có dị vật bên trong, bệnh nhân sẽ được dùng nước muối hoặc các dung dịch sát trùng để làm sạch vết loét. Sau đó, các mô hoại tử hay dị vật cần được lấy ra khỏi vết loét để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng vết loét.

2.3. Sát khuẩn vết loét 

loet-ban-chan-tieu-duong loét bàn chân tiểu đường

Bàn chân bị loét do tiểu đường hồi phục nhanh khi được chăm sóc đúng cách

Loét bàn chân có nguy cơ  nhiễm trùng cao dẫn tới áp xe hoặc phải cắt cụt chi. Vì vậy, cần sát trùng chúng mỗi ngày bằng các dung dịch sát trùng phù hợp.

Sau khi đã được xử lý tại các cơ sở y tế, nhiệm vụ của bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường là tiến hành giữ vệ sinh và sát trùng vết loét hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn.

Cần chọn lựa dung dịch sát khuẩn phù hợp cho vết loét. Tiêu chí của các dung dịch sát khuẩn dùng cho vết loét như sau.

  • Phổ sát khuẩn rộng
  • Hiệu quả nhanh.
  • Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc.
  • An toàn tuyệt đối.
  • Khử mùi hiệu quả tại vết loét hoại tử
  • Không làm tổn thương mô hạt
  • Tiêu diệt được màng biofilm

Tham khảo dung dịch sát trùng vết loét phù hợp với các tiêu chí trên ở phần sau của bài viết.

2.4. Dưỡng ẩm vết loét 

Vết loét sẽ nhanh lên da non khi được duy trì độ ẩm phù hợp. Tình trạng quá khô hay quá ẩm cũng làm chậm quá trình lành vết loét. Vì vậy, lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm cho vết loét là một điều cần thiết.

3. Dizigone – Giải pháp cho bàn chân bị lở loét

3.1. Đặc tính của dung dịch sát trùng Dizigone

dizigone-cong-nghe-chau-au kháng khuẩn vượt trội, nhanh lành vết thương

Dizigone- dung dịch sát trùng theo công nghệ châu Âu

Dung dịch sát trùng Dizigone là dung dịch sát trùng đảm bảo được tất cả các tiêu chí dành cho dung dịch sát trùng vết loét. Sản phẩm có những đặc tính sau.

  • Dizigone có khả năng tiêu diệt 99.99% mầm bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm vào bào tử nấm. 
  • Dizigone tiêu diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s. Do đó, Dizigone không đòi hỏi thời gian ngâm, lau, rửa, sử dụng kéo dài, giúp vết loét nhanh lành và chóng hồi phục.
  • Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc.
  • Nguyên bào sợi và tổ chức hạt là hai yếu tố.quan trọng trong quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Nhiều dung dịch sát khuẩn khác đều làm tổn.thương những yếu tố này, gây ức chế quá trình tái tạo da tự nhiên. Với cơ chế an toàn, Dizigone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình “”đắp vá”” tổn thương da của cơ thể. Do đó, vết thương, vết loét lành nhanh chóng, an toàn.
  • Màng biofilm là tập hợp những vi sinh vật kết tụ với nhau dưới lớp màng polysaccharide bền vững. Nó làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh.và cơ chế thực bào của cơ thể, gây viêm nhiễm kéo dài và khiến vết thương chậm lành. Dizigone tiêu diệt được màng biofilm, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.

3.2 Kem Dizigone Nano Bạc – Duy trì độ ẩm phù hợp cho vết loét

dizigone nano bạc

Kem Dizigone Nano Bạc giúp vết loét được dưỡng ẩm phù hợp

Tổn thương bàn chân sẽ lành nhanh hơn khi được duy trì độ ẩm thích hợp. Vì vậy, khi vết loét ngừng chảy dịch, người bệnh nên tiến hành thoa một lớp kem mỏng sau bước sát khuẩn ngoài da. Kem dưỡng ẩm phù hợp dùng cho loét bàn chân là kem Dizigone Nano Bạc. Với các thành phần đến từ tự nhiên, kem Nano Bạc giúp làm mềm, làm dịu da và kích thích lên da non nhanh chóng.

3.3. Sử dụng Dizigone như thế nào?

Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone cho bàn chân bị lở loét

  • Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào khu vực cần loại bỏ mầm bệnh, để nguyên tối thiểu 30 giây
  • Thoa Dizigone Nano Bạc ngày 3-4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da bị loét. Trước khi thoa, cần lau vết thương bằng khăn mềm và nước ấm.

Trên đây là một số kiến thức về loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp bằng cách gọi tới HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính). 

]]>
https://dizigone.vn/ban-chan-bi-lo-loet-nen-duoc-cham-soc-nhu-the-nao-7681/feed/ 0
3 sự thật cần biết về biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường https://dizigone.vn/top-3-su-that-can-biet-ve-bien-chung-loet-ban-chan-o-nguoi-benh-dai-thao-duong-6415/ https://dizigone.vn/top-3-su-that-can-biet-ve-bien-chung-loet-ban-chan-o-nguoi-benh-dai-thao-duong-6415/#respond Mon, 27 Jul 2020 05:04:09 +0000 https://dizigone.vn/?p=6415 Loét bàn chân là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, rất nhiều người còn mơ hồ với bệnh, đồng thời chưa biết cách chăm sóc hiệu quả. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu những sự thật về loét bàn chân đái tháo đường.

Tại sao đái tháo đường gây biến chứng loét bàn chân

cham-sinh-duc chữa chàm sinh dục

Hình ảnh bàn chân bị loét do đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lí chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính kèm theo các rối loạn glucid, lipid và protein. Hậu quả của đái tháo đường là gây các biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp và để lại hậu quả rất nghiêm trọng, có thể phải cắt cụt chi.

Những nguyên nhân dẫn tới biến chứng loét bàn chân có thể là

  • Mạch máu bị tổn thương
    Khi đường huyết trong máu tăng cao trong thời gian đủ dài, mạch máu sẽ bị tổn thương. Khi mạch máu tổn thương ở bàn chân, lưu lượng máu tới bàn chân giảm, làm suy yếu vùng da bàn chân, hình thành loét. Lượng máu giảm cũng đồng nghĩa với việc giảm các loại bạch cầu và đại thực bào đến để dọn dẹp các ổ viêm, từ đó tình trạng nhiễm khuẩn bàn chân càng trở nên nghiêm trọng.
  • Hệ miễn dịch suy giảm:
    Một số ý kiến cho rằng, người bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch suy giảm. Suy yếu hệ miễn dịch sẽ khiến người bệnh dễ bị nhiễm vi sinh vật, nhất là những vị trí bị tổn thương. Những bệnh nhân tiểu đường có biến chứng bàn chân sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàn chân.

Hệ miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ loét ở bệnh nhân tiểu đường

  • Tổn thương thần kinh ngoại biên:
    Lượng đường trong máu cao kéo dài làm tổn hại đến hệ thần kinh ngoại biên, làm người bệnh mất cảm giác đau và tức ở vùng bàn chân bị loét. Khi không có cảm giác tổn thương bàn chân bị loét dẫn đến biến chứng bàn chân không được chữa trị kịp thời sẽ nhanh tiến triển thành hoại tử bàn chân, tổn thương cơ, xương tại bàn chân làm biến dạng bàn chân. Sự tổn thương thần kinh ngoại biên cũng làm cho cơ chân yếu đi đáng kể, làm dị dạng bàn chân ở bệnh nhân bị biến chứng này.
  • Đường huyết cao:
    Đường huyết cao kéo theo các tình trạng như tổn thương mạch máu, tổn thương dây thần kinh ngoại biên làm tăng loét và biến chứng bàn chân. Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn và nấm sinh trưởng và phát triển rất mạnh trong môi trường đường huyết cao. Vì vậy, đường huyết cao làm tăng khả năng bị nhiễm trùng vết loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.

Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường có nguy hiểm không?

Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, hợp lý, bàn chân sẽ bị nhiễm trùng, lan ra các bộ phận bên cạnh, vùng da, cơ, xương của bàn chân sẽ bị hoại tử, làm biến dạng bàn chân. Hậu quả nặng nhất là phải cắt cụt bàn chân hay các vùng lân cận, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

 Tuy nhiên, phần lớn biến chứng bàn chân đái tháo đường có thể ngăn chặn được nhờ chăm sóc đúng cách.

Cách chăm sóc bàn chân bị loét ở bệnh nhân đái tháo đường

Kiểm soát đường huyết

kiem soat duong huyet

Kiểm soát đường huyết giúp giảm biến chứng loét bàn chân

Vì đường huyết cao trong máu là một trong những nguyên nhân gây nên biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường, nên kiểm soát đường huyết là điều đầu tiên để kiểm soát biến chứng bàn chân trên những bệnh nhân này. 

Bệnh nhân nên đo đường huyết thường xuyên nếu có thể. Bệnh nhân có thể mua các dụng cụ đo đường huyết tại nhà để ghi lại đường huyết của mình. Dữ liệu đường huyết hàng ngày sẽ giúp các bác sĩ đánh giá liệu pháp điều trị bằng thuốc đã phù hợp hay chưa. Nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp, có thể thay đổi liều dùng hoặc phối hợp thuốc để đạt được đích đường huyết đã đặt ra.

Xử lý tổn thương bàn chân tại chỗ

Tổn thương bàn chân nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử. Có thể dùng các dung dịch sát trùng để rửa vết thương. Dizigone là dung dịch sát trùng vết thương bàn chân dành cho bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo. Vì Dizigone có một số ưu điểm sau:

  • Dizigone tiêu diệt mầm bệnh nhờ các chất oxy hóa quan trọng HClO, ClO- HO*.
    1. Các chất, ion oxy hóa này sẽ phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn, virus, nấm.
    2. Tạo môi trường không thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
    3. Các chất oxy hóa tràn vào trong tế bào và tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng

Bộ sản phẩm Dizigone

  • Dizigone có phổ sát khuẩn rộng.
  • Hiệu quả nhanh
  • Không gây xót da, kích ứng da khi dùng.
  • Không làm chậm quá trình lành vết thương.

Dizigone đã được thử nghiệm hiệu quả thông qua các bằng chứng khoa học, muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, có thể tham khảo tại đây.

Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau

loet-ban-chan-tieu-duong loét bàn chân tiểu đường

Hiệu quả xử lý loét bàn chân tiểu đường bằng bộ sản phẩm Dizigone

Khi vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được kê kháng sinh phù hợp. Sử dụng kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh. Những lần nhiễm khuẩn sau sẽ không còn kháng sinh để dùng nữa.

Nếu người bệnh tiểu đường bị đau do loét bàn chân, bác sỹ có.thể kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau giúp điều trị triệu chứng.

thuốc điều trị

Kháng sinh sẽ điều trị nhiễm khuẩn tại vết loét một cách nhanh chóng

Giảm áp lực đè ép lên chân

Phương pháp cũng được áp dụng để kiểm soát biến chứng.loét bàn chân là phương pháp dùng áp lực âm (NPWT). Dựa trên những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng,.phương pháp.sử dụng áp lực âm được áp dụng trong những trường hợp vết.loét bàn chân hở rộng sau khi bị nhiễm trùng và hoại tử, hay các trường.hợp đã phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chi, với điều kiện không còn.mô hoại tử hoặc bị nhiễm trùng hay không bị viêm tủy xương. 

Phương pháp điều trị bằng áp lực âm

Một thử nghiệm đã chọn ngẫu nhiên 342 bệnh nhân bị loét chân do tiểu đường (loét độ 2 hoặc 3,.và tưới máu mạch máu đầy đủ) được trị.liệu bằng áp lực âm và các liệu pháp y tế khác. Kết quả cho thấy nhóm trị liệu bằng áp lực âm làm giảm thời gian đóng vết loét,.giảm thời gian nằm viện và chi phí chữa trị cũng như giảm.khả năng phải tiến hành cắt cụt chi.

Biến chứng loét bàn chân là biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, giám sát chặt chẽ và chăm sóc hợp lý là những điều.nên làm để giảm thiểu biến chứng loét ở những bệnh nhân này.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy gọi HOTLINE 1900 9482 để được giải đáp. 

Xem thêm bài viết: Cách điều trị loét bàn chân tiểu đường

]]>
https://dizigone.vn/top-3-su-that-can-biet-ve-bien-chung-loet-ban-chan-o-nguoi-benh-dai-thao-duong-6415/feed/ 0
Bốn nguyên tắc “vàng” trong chăm sóc bàn chân đái tháo đường https://dizigone.vn/bon-nguyen-tac-vang-trong-cham-soc-ban-chan-dai-thao-duong-6324/ https://dizigone.vn/bon-nguyen-tac-vang-trong-cham-soc-ban-chan-dai-thao-duong-6324/#respond Wed, 22 Jul 2020 03:14:56 +0000 https://dizigone.vn/?p=6324 Đái tháo đường là căn bệnh chung của hơn 5 triệu người Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Việc chăm sóc không hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là loét bàn chân. Bài viết dưới đây trình bày bốn nguyên tắc “vàng” giúp chăm sóc bàn chân đái tháo đường an toàn – hiệu quả nhất.

1. Bốn nguyên tắc chăm sóc bàn chân đái tháo đường:

Biến chứng bàn chân là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Rất may là, hầu hết những biến chứng bàn chân đều có thể ngăn chặn nếu ta biết cách chăm sóc phù hợp. Để chăm sóc hiệu quả, điều quan trọng là cần theo dõi sát sao và phát hiện ra biến chứng bàn chân trước khi chúng trở nên nặng hơn. Mặc dù, để xây dựng một thói quen chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường thì cần mất nhiều thời gian và nhiều nỗ lực, song điều này là hoàn toàn cần thiết. Dưới đây là bốn nguyên tắc để chăm sóc biến chứng bàn chân hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường:

1.1 Kiểm soát đường huyết: 

  • Kiểm soát đường huyết giúp làm giảm lượng đường trong máu, từ đó làm giảm tổn thương mạch máu và giảm tổn thương các dây thần kinh-những tổn thương này nếu xảy ra thường dẫn tới biến chứng bàn chân. Nếu bàn chân đã bị tổn thương hoặc bị loét, kiểm soát đường máu sẽ làm giảm nguy cơ phải cắt cụt bàn chân do nhiễm trùng.

kiem soat duong huyet

Đo đường huyết thường xuyên là điều cần thiết

  • Các cách để kiểm soát đường huyết là:

  • Kiểm tra lượng đường máu thường xuyên: Kiểm tra đường máu thường xuyên là rất cần thiết ở những bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường thai kỳ. Nếu có thể, bệnh nhân có thể mua thiết bị đo đường máu tại nhà rồi theo dõi, kết quả đường máu hằng ngày sẽ giúp bác sỹ tối ưu hóa trong điều trị.
  • Giải thích kết quả xét nghiệm đường huyết: Kết quả xét nghiệm đường máu cho biết liệu pháp điều trị dành cho bệnh nhân tiểu đường có phù hợp với đích đường huyết đặt ra hay không. Lượng đường máu cũng chịu ảnh hưởng bởi thực phẩm, cường độ hoạt động hay thuốc mà bệnh nhân đang dùng.
  • Thay đổi điều trị: Kết quả đường huyết cho biết lượng đường trong máu có phù hợp với đích điều trị hay không, nếu quá cao hoặc quá thấp, sẽ là một dữ liệu quan trọng để bác sỹ hiệu chỉnh liều thuốc.

1.2 Xử lý tổn thương bàn chân tại chỗ:

  • Để chăm sóc các vết loét bàn chân ở bề mặt (lớp trên cùng của da), phải thường xuyên rửa vết loét và lấy đi những lớp da và mô chết bằng các dung dịch sát khuẩn. Việc rửa thường xuyên các vùng da tổn thương ở bàn chân bằng các dung dịch sát khuẩn giúp làm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn bàn chân, từ đó giảm nguy cơ phải cắt cụt chi nếu nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

sat trung vet thuong

Sát khuẩn vết loét là điều hết sức quan trọng

  • Hiện nay có nhiều loại dung dịch sát khuẩn với nhiều ưu nhược điểm khác nhau. Có thể tham khảo ưu nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn tại đây
  • Một dung dịch khử trùng tốt dành cho vết loét bàn chân phải đạt được những tiêu chí sau: phổ tác dụng trên vi khuẩn rộng, hiệu lực mạnh, thời gian tác dụng nhanh, không gây xót, kích ứng khi dùng, không làm chậm lành vết thương, dùng được cho vết thương hở, không gây độc khi sử dụng lâu dài và giá cả hợp lý.
  • Dizigone là một trong số ít các dung dịch sát khuẩn có ưu điểm như vậy, phù hợp hoàn toàn với mục đích sát trùng vết loét ở da:

Phổ sát khuẩn rộng: Dizigone có khả năng tiêu diệt 99.99% mầm bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm vào bào tử nấm. Vì vậy, Dizigone đảm bảo sát khuẩn sạch sẽ, hạn chế tối đa khả năng xâm nhập và gây bội nhiễm của vi sinh vật.

Hiệu quả nhanh:Dizigone tiêu diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s. Hiệu quả đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ. Do đó, Dizigone không đòi hỏi thời gian ngâm, lau, rửa, sử dụng kéo dài, giúp tổn thương nhanh lành và chóng hồi phục. 

Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc: Diziogne có pH trung tính (6.5 – 8.5); không chứa chất tạo màu, chất bảo quản, chất phụ gia, cồn…. Thành phần đầu vào của Dizigone chỉ gồm muối và nước nên không gây khô xót, kích ứng da, niêm mạc khi sử dụng. 


An toàn tuyệt đối. Dizigone có thành phần lành tính, cơ chế sát khuẩn thân thuộc – tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Thử nghiệm tại ĐH Y Hà Nội cũng chứng minh Dizigone an toàn trên mọi đối tượng sử dụng ngay cả khi dùng kéo dài, dùng theo đường uống hay khi tiếp xúc với niêm mạc mắt. Vì vậy, có thể yên tâm sử dụng Dizigone cho bất kỳ đối tượng nào. 

loet-ban-chan-tieu-duong loét bàn chân tiểu đường

Sản phẩm Dizigone-diệt khuẩn an toàn, hiệu quả


Khử mùi Dizigone tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, loại bỏ được mô hoại tử gây mùi => giúp khử mùi hôi của vết thương, vết loét. 


Không làm tổn thương mô hạt. Nguyên bào sợi và tổ chức hạt là hai yếu tố quan trọng trong quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Nhiều dung dịch sát khuẩn khác đều làm tổn thương những yếu tố này, gây ức chế quá trình tái tạo da tự nhiên. Với cơ chế an toàn, Dizigone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trinh “đắp vá” tổn thương da của cơ thể. Do đó, vết thương, vết loét lành nhanh chóng, an toàn.


Tiêu diệt được màng biofilm Màng biofim là tập hợp những vi sinh vật kết tụ với nhau dưới lớp màng polysaccharid bền vững. Nó làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh và cơ chế thực bào của cơ thể, gây viêm nhiễm kéo dài và khiến vết thương chậm lành. Dizigone tiêu diệt được màng biofilm, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.

Hiệu quả của dizigone đã được chứng minh qua các thử nghiệm, tham khảo tại đây.

1.3 Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau:

  • Nếu vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn mà không được sử dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không hợp lý, vết loét bị bội nhiễm sẽ gây hoại tử sâu và dẫn đến phải cắt cụt chi. Vì vậy, việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh hợp lý là vô cùng quan trọng.
  • Nếu bệnh nhân bị đau do tổn thương ở bàn chân, có thể sử dụng các thuốc giảm đau dể giảm triệu chứng.

1.4 Giảm áp lực đè ép lên chân:

Một phương pháp điều trị biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là dùng áp lực âm. Phương pháp dùng áp lực âm giúp tăng tưới máu vết thương, giảm phù nề, giảm lượng vi khuẩn tại vết loét và tăng sự hình thành mô hạt, giúp tăng lành vết thương.

2. Những nguyên nhân khiến bàn chân đái tháo đường rất khó chăm sóc:

  • Mạch máu bị tổn thương:

Mạch máu tổn thương làm giảm lưu lượng máu tới bàn chân. Lưu lượng máu giảm làm hoại tử da, góp phần làm hình thành vết loét. Lưu lượng máu giảm không thể đem theo các đại thực bào đến dọn dẹp vi sinh vật làm nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, vi sinh vật cũng thúc đẩy nhanh quá trình loét bàn chân.

  • Hệ miễn dịch suy giảm.

Hệ miễn dịch suy giảm làm cơ thể kém chống chọi được các vi.sinh vật thâm nhiễm qua vết loét, vết loét ngày một nhiễm trùng nặng lên và hoại tử. Nếu không được xử lý kịp thời, phải cắt bàn chân để tránh nhiễm trùng lan rộng.

  • Tổn thương thần kinh ngoại biên.

Tổn thương thần kinh ngoại biên làm tình trạng loét thêm nghiêm trọng

Khi các dây thần kinh ngoại biên ở bàn chân bị tổn thương,.bệnh nhân sẽ không cảm nhận được cảm giác đau và áp lực ở tổn thương bàn chân. Khi không nhận thấy những cảm giác này để được điều trị kịp thời,.rất dễ phát triển thêm các tổn thương da, mô mềm, xương khớp. Những tổn thương này có thể làm biến dạng bàn chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên còn làm suy yếu cơ chân, góp phần làm dị dạng bàn chân.

  • Đường huyết cao.

Một số loài vi khuẩn và nấm phát triển rất mạnh trong môi trường đường huyết máu cao. Vì vậy, đường huyết máu cao cùng là một nguyên nhân làm tăng tình trạng nhiễm trùng bàn chân. 

3. Những sai lầm khi chăm sóc bàn chân đái tháo đường:

  • Hút thuốc.

Hút thuốc làm tệ hơn các vấn đề về tim và mạch máu,.làm giảm tuần hoàn máu tới bàn chân. Nó khiến tổn thương bàn chân sẽ nặng lên. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường có biến chứng bàn chân rất nên bỏ thuốc.

hút thuốc lá tăng nguy cơ loét bàn chân

Hút thuốc sẽ khiến tổn thương bàn chân nặng lên

  • Đi chân trần.

Đi chân trần góp phần làm tổn thương bàn chân, tăng cao tỷ lệ nhiễm trùng. Điều này làm tồi tệ thêm tình trạng loét bàn chân.

  • Lười vệ sinh bàn chân.

Lười vệ sinh bàn chân cũng tạo cơ hội cho vi sinh vật phát triển. Điều này góp phần thúc đẩy sự nhiễm trùng bàn chân.

  • Đi tất không phù hợp.

Tất không thấm mồ hôi và quá chật cũng làm tăng sự tổn thương bàn chân. Vì vậy, tốt nhất nên chọn chất liệu cotton và kích thước phù hợp khi đi tất.

 

Trên đây là những nguyên tắc quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần nắm được. Sự chăm sóc hợp lí bàn chân góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Nó cũng làm giảm nguy cơ phải cắt cụt chi và giảm chi phí dành cho chăm sóc y tế. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, hãy gọi 19009482.

 

 

 

 

 

 

]]>
https://dizigone.vn/bon-nguyen-tac-vang-trong-cham-soc-ban-chan-dai-thao-duong-6324/feed/ 0
Điểm mặt những kháng sinh điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường https://dizigone.vn/diem-mat-nhung-khang-sinh-dieu-tri-loet-ban-chan-o-benh-nhan-tieu-duong-6286/ https://dizigone.vn/diem-mat-nhung-khang-sinh-dieu-tri-loet-ban-chan-o-benh-nhan-tieu-duong-6286/#respond Tue, 21 Jul 2020 03:49:05 +0000 https://dizigone.vn/?p=6286 Khi bị biến chứng loét, bàn chân của người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng. Để điều trị, người bệnh cần được sử dụng kháng sinh phù hợp. Bài viết dưới đây chỉ ra những loại kháng sinh điều trị loét bàn chân tiểu đường thông dụng nhất.

1. Vai trò của kháng sinh trong điều trị loét bàn chân tiểu đường: 

 Những trường hợp loét cần sử dụng kháng sinh: loét nặng, có dấu hiệu hoại tử:
Ở những bệnh nhân bị đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết tốt, sự tăng đường huyết lâu dài có thể dẫn tới những biến chứng vi mạch nguy hiểm. Một trong những biến chứng đó là loét và hoại tử bàn chân. Khi vết loét chảy mủ, sưng nóng là những dấu hiệu vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần sử dụng kháng sinh trong những trường hợp này.


1.1 Vai trò của kháng sinh trong điều trị loét: 

  • Khi vết loét bàn chân bị nhiễm trùng, chăm sóc vết loét tại chỗ là điều hết sức quan trọng. Quản lý vết loét bàn chân bao gồm bổ sung dinh dưỡng hằng ngày, kiểm soát tốt đường huyết, đảm bảo cân bằng nước và điện giải và sát khuẩn, chống nhiễm trùng cho vết loét bàn chân. 
  • Nếu vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn mà không được sử dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không hợp lý, vết loét bị bội nhiễm sẽ gây hoại tử sâu và dẫn đến phải cắt cụt chi. Vì vậy, việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh hợp lý là vô cùng quan trọng.
  • Sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của bác sĩ và phải tuyệt đối tuân thủ điều trị để tránh kháng thuốc và đạt được hiệu quả cao nhất.

thuốc điều trị

Kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị loét

1.2 Những kháng sinh thường dùng để điều trị loét bàn chân tiểu đường:

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm:

  • Thường dựa vào mức độ nhiễm khuẩn để có thể xác định liệu pháp điều trị với kháng sinh sao cho phù hợp. Với nhiễm khuẩn nhẹ, có thể điều trị ngoại trú với kháng sinh đường uống. 
  • Các kháng sinh theo kinh nghiệm được lựa chọn trong trường hợp này là những kháng sinh có phổ tác dụng trên tụ cầu, liên cầu như: 

  • Cephalexin, 500 mg mỗi 6 giờ hoặc
  • Dicloxacillin, 500 mg mỗi 6 giờ hoặc 
  • Amoxicillin-clavulanate, 875/125 mg mỗi 12 giờ
  •  Clindamycin, 300 đến 450 mg mỗi 6 đến 8 giờ

  • Nếu vết loét chảy mủ hoặc bệnh nhân có nguy cơ mắc tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), có thể sử dụng kháng sinh có phổ trên MRSA như: 

  • Clindamycin 300 đến 450 mg mỗi 6 đến 8 giờ hoặc 
  •  Linezolid 600 mg mỗi 12 giờ hoặc
  •  Cephalexin 500 mg mỗi 6 giờ hoặc
  •  dicloxacillin 500 mg mỗi 6 giờ kèm với 
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole 2 viên 160mg/800mg mỗi 12 giờ hoặc 
  • Doxycycline 100 mg mỗi 12 giờ

  • Nếu nhiễm khuẩn trung bình hoặc nặng, có thể sử dụng kháng sinh đường tiêm. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn kéo dài và vết loét sâu có thể sử dụng những loại kháng sinh sau: 

  • Ampicillin-sulbacta 3 g mỗi 6 giờ 
  • Piperacillin-tazobactam 3.375 g mỗi 6 giờ 
  • Imipenem-cilastatin 500 mg mỗi  6 giờ
  • Meropenem 1 g mỗi 8 giờ
  • Ertapenem 1 g mỗi 24 giờ

khang-sinh-dieu-tri-loet-ban-chan kháng sinh điều trị loét bàn chân

Kháng sinh beta-lactam cũng là một lựa chọn cần thiết

  • Nếu có yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA có thể sử dụng: 

  • Vancomycin 15 to 20 mg/kg mỗi 8 đến 12 giờ
  • Linezolid 600 mg mỗi 12 giờ  
  • Daptomycin 4 to 6 mg/kg mỗi 24 giờ

Điều trị kháng sinh tại đích: 

Nếu có kết quả nuôi cấy vi khuẩn, có thể lựa chọn kháng sinh có phổ bao trùm theo từng loại vi khuẩn phân lập được.

vết thương chậm lành

Kết quả nuôi cấy vi khuẩn sẽ giúp lựa chọn kháng sinh tối ưu

2. Những biện pháp hỗ trợ điều trị loét bàn chân tiểu đường khác

 

2.1 Kiểm soát đường huyết:

  • Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo nên đặt mục tiêu A1C trên những bệnh nhân đái tháo đường để làm giảm biến chứng vi mạch. (Loét bàn chân)
  • Mục tiêu A1C nên được đặt theo từng bệnh nhân cụ thể dựa vào sự cân bằng của việc cải thiện biến chứng vi mạch và nguy cơ hạ đường huyết. 
  • Mục tiêu A1C thường là <= 7 ở hầu hết những bệnh nhân. Để đạt được mục tiêu A1C, glucose lúc đói nên từ 80 đến 130 mg / dL (4,4 đến 7,2 mmol / L) và glucose sau ăn (90 đến 120 phút sau bữa ăn) dưới 180 mg / dL (10 mmol / L ). 


2.2 Vệ sinh vết loét tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn:

  • Đế tránh nhiễm trùng vết loét và làm vết loét lan rộng, có thể dùng các dung dịch sát khuẩn tại chỗ để vệ sinh vết loét. Đối với những bệnh nhân vết loét đã lành, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ tái lại vết loét rất cao (tái phát loét là 40 phần trăm sau một năm, 66 phần trăm sau ba năm và lên đến 75 phần trăm sau năm năm). Do đó, vệ sinh vết loét hằng ngày là điều vô cùng cần thiết. Trong thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn được sử dụng như: cồn, oxi già, povidone iod, dizigone…với những ưu nhược điểm khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về các dung dịch sát khuẩn, có thể tham khảo tại đây.
  • Dung dịch sát khuẩn tối ưu trong quản lí vết loét là những dung dịch diệt được hầu hết các loại vi khuẩn vớ hiệu lực cao, thời gian tác dụng nhanh, dùng được trên vết thương hở, không gây chậm lành vết loét, không gây xót, gây đau, kích ứng khi tiếp xúc với vết loét. So sánh giữa các dung dịch, dizigone là dung dịch có nhiều ưu điểm phù hợp với một dung dịch dùng để sát khuẩn vết loét bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường. Có thể tham khảo những bằng chứng khoa học về hiệu quả và an toàn của dizigone tại đây.

Bộ sản phấm sát khuẩn vượt trội Dizigone

Trọn bộ sản phẩm Dizigone trong việc điều trị loét


2.3 Chế độ ăn uống, sinh hoạt:

  • Ngoài các biện pháp chăm sóc vết loét, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cũng góp phần kiểm soát vết loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. 
  • Chế độ sinh hoạt để kiểm soát vết loét ở chân của người bệnh đái tháo đường như tránh đi chân trần, sử dụng tất và quần áo thông thoáng, tránh thay quần hoặc tất nhiều lần, thay băng gạc ở vết loét thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.
  • Chế độ ăn uống cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Bệnh nhân cần uống đủ nươc, ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Biến chứng loét và hoại tử chân ở bệnh nhân đái tháo đường là một biến chứng vi mạch nghiêm trọng. Vì thế, sự theo dõi và chăm sóc hợp lí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm soát tốt biến chứng này giúp giảm tỷ lệ tái phát loét và giảm tỷ lệ phải cắt cụt chi, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Vì vậy, cần có những biện pháp đúng đắn và theo dõi sát sao để có thể kiểm soát được biến chứng này trên bệnh nhân đái tháo đường.

Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi 1900 9482 để được giải đáp bởi chuyên gia.

 

 

 

 

 

]]>
https://dizigone.vn/diem-mat-nhung-khang-sinh-dieu-tri-loet-ban-chan-o-benh-nhan-tieu-duong-6286/feed/ 0
Dự phòng và điều trị sớm bệnh lý bàn chân đái tháo đường https://dizigone.vn/du-phong-va-dieu-tri-som-benh-ly-ban-chan-dai-thao-duong-6004/ https://dizigone.vn/du-phong-va-dieu-tri-som-benh-ly-ban-chan-dai-thao-duong-6004/#respond Tue, 30 Jun 2020 01:33:55 +0000 https://dizigone.vn/?p=6004  Bàn chân đái tháo đường là nguyên nhân số một của tất cả các thủ thuật đoạn chi ở người bệnh tiểu đường. Đây là nỗi ám ảnh với bệnh nhân tiểu đường lâu năm. Tuy nhiên, biến chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát nếu.người bệnh trang bị kiến thức kịp thời qua bài viết dưới đây.

Loét bàn chân đái tháo đường

1. Những dấu hiệu nhận biết sớm bàn chân đái tháo đường

  • Bàn chân đái tháo đường là gì?

Theo WHO, bàn chân đái tháo đường là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với vết loét, nhiễm trùng và/hoặc.phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.  

  • Dấu hiệu để nhận biết sớm bàn chân đái tháo đường

Bất kỳ ai cũng có thể gặp những vấn đề về chân dưới đây. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, những vấn đề này có thể là dấu hiệu cảnh báo cho.một biến chứng nguy hiểm – loét bàn chân đái tháo đường:

  • Bàn chân mất cảm giác đau, mất cảm giác về nóng, lạnh.
  • Tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân.
  • Có những tổn thương nhỏ rất lâu hồi phục.
  •  Đổi màu da, khô nứt da hoặc có bóng nước trên da.
  •  Rụng lông mu bàn chân, ngón chân.
  • Biến dạng bàn chân.
  • Xuất hiện nấm móng, chai chân.
  • Chảy mủ, dịch có mùi hôi tanh.
  •  Mất khả năng thực hiện những động tác cơ bản như: xoay bàn chân, xoay cẳng chân, gập và duỗi gối.

Khi có những dấu hiệu kể đên trên, bệnh nhân nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, giúp.cho việc chữa trị kịp thời cũng như giảm tâm lý hoang mang, lo lắng kéo dài.

2. Nguyên nhân gây biến chứng bàn chân đái tháo đường

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân đái tháo đường

Bệnh tiểu đường mang nhiều yếu tố nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho bàn chân người bệnh. Trong đó phải kể đến 3 yếu tố, đó là:

  • Biến chứng thần kinh ngoại biên

Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên, dẫn đến bệnh nhân bị mất cảm giác đau. Do đó, bệnh nhân không nhận ra những vết thương nhỏ như vết xước, vết rách từ sớm. Khi phát hiện ra, những vết thương này đã tiến triển nặng thành loét, nhiễm trùng thậm chí là hoại tử.

  • Biến chứng mạch máu ngoại vi

Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp mạch máu đến chân. Máu lưu thông kém không thể dẫn oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào nên vết thương nhỏ ở bàn chân rất khó lành, dễ trở thành loét, nhiễm trùng.

  • Lượng đường trong máu cao

Đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, đồng thời làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó, cơ thể bị ức chế khả năng tiêu diệt mầm bệnh khiến các vết thương rất lâu lành và dễ nhiễm trùng.

3. Chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách

bàn chân đtđ

Chăm sóc đúng cách giúp bàn chân người bệnh mau lành

Do sự phối hợp của nhiều yếu tố bất lợi trên nên việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian của bệnh nhân. Việc điều trị cần tuân thủ 3 nguyên tắc:

  • Kiểm soát đường huyết
  • Xử lý vết loét tại chỗ
  • Dùng kháng sinh nếu cần

3.1, Kiểm soát đường huyết

loét bàn chân tiểu đường loet ban chan tieu duong

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Kiểm soát đường huyết tốt giúp lưu thông máu thuận lợi, giảm các biến chứng tiểu đường về thần kinh và mạch máu ngoại biên. Từ đó, tăng khả năng đề kháng và tự chữa lành của cơ thể. Để kiểm soát tốt đường huyết, bệnh nhân cần duy trì:

  • Tuân thủ điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Kiêng khem những đồ ăn nhiều đường, nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe.
  • Đo đường huyết thường xuyên để nắm bắt và điều chỉnh kịp thời.

3.2, Xử lý vết loét tại chỗ

  • Các bước thực hiện

Vết loét ở bàn chân rất dễ nhiễm trùng, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, cắt cụt chi. Do đó, xử lý vết loét hàng ngày phải thật sạch sẽ và cẩn thận theo hướng dẫn 3 bước sau:

  • Bước 1: Rửa vết loét bằng nước muối sinh lý. Dùng nhíp đã khử trùng bằng thuốc sát khuẩn để loại bỏ các dị vật hoặc mô hoại tử nếu có.
  • Bước 2: Rửa, xịt vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Không nên dùng cồn hay povidone iod vì gây xót, nhuộm màu da và chậm lành vết thương.  
  • Bước 3: Băng bảo vệ đối với những vết loét sâu, rộng, để hạn chế nguy cơ bị chà xát và bụi bẩn xâm nhập.
  • Dizigone sản phẩm sát khuẩn tối ưu cho loét bàn chân tiểu đường

loet-ban-chan-tieu-duong loét bàn chân tiểu đường

Dizigone giải pháp tối ưu cho bàn chân tiểu đường

Do vết loét bàn chân tiểu đường là vết thương hở cộng với những yếu tố đặc biệt của bệnh tiểu đường nên yêu cầu dành cho thuốc sát khuẩn hết sức khắt khe. Những thuốc sát khuẩn thông dụng hiện nay như cồn, betadine, xanh methylenmethylene, cồn iod… đều không đáp ứng được những yêu cầu đó. Tuy ra đời muộn hơn những sản phẩm trên, nhưng dung dịch sát khuẩn Dizigone lại đáp ứng hoàn hảo những tiêu chuẩn cho một dung dịch sát khuẩn vết loét lý tưởng:

  • Sát khuẩn mạnh mẽ, nhanh chóng làm sạch ổ loét trong vòng 30s.
  • Tiêu diệt được màng biofilm.
  • Không gây chết mô hạt, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
  • Không gây xót, không gây kích ứng.
  • Có khả năng khử mùi cho vết loét. 
  • Không màu nên dễ theo dõi tình trạng vết loét. 
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, hiệu quả giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.

Cách sử dụng Dizigone rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần rửa, xịt Dizigone vào vết loét 2-3 lần/ngày, để nguyên dung dịch trên ổ loét ít nhất 30s để đảm bảo phát huy tác dụng sát khuẩn tối ưu.

3.3, Dùng kháng sinh nếu cần

 Trong trường hợp vết loét bị nhiễm trùng, điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Khi bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như vết loét mưng mủ, đỏ, đau dữ dội hơn trước kèm theo biểu hiện sốt, chán ăn…Bệnh nhân nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Sử dụng kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng khi không có chỉ dẫn nào.

4. Dự phòng và phát hiện sớm bàn chân đái tháo đường

Kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh

Biến chứng loét bàn chân tiểu đường thường tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, nếu chăm sóc và kiểm tra chân thường xuyên, bệnh nhân hoàn toàn có thể dự phòng và phát hiện sớm biến chứng này.

4.1, Kiểm tra bàn chân

Kiểm tra bàn chân hàng ngày sẽ giúp người bệnh phát hiện được các vết thương nhỏ và điều trị ngay trước khi chúng bị loét, nhiễm trùng và lan rộng ra xung quanh. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự khám để phát hiện sớm biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà theo chỉ dẫn ở đây.

4.2, Chăm sóc chân hàng ngày

Vệ sinh bàn chân sạch sẽ

  • Dùng nước muối sinh lý rửa sạch toàn bộ bàn chân, kể cả vùng kẽ chân. Sau khi rửa sạch, dùng khăn mềm lau bàn chân khô ráo, tránh để ẩm ướt lâu. 
  • Cắt tỉa móng thường xuyên, không để móng quá dài dễ dẫn đến cắm vào thịt gây tổn thương.

 Dưỡng ẩm đầy đủ

Bàn chân thường dễ bị khô nứt (nhất là phần gót chân), tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua kẽ nứt gây nhiễm trùng. Do đó, cần cung cấp độ ẩm cho da chân bằng kem dưỡng ẩm phù hợp. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc, ngoài công dụng dưỡng ẩm, còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chính là lựa chọn tối ưu nhất trong trường hợp này.

  Lựa chọn giày, tất phù hợp

Bệnh nhân nên mang giày, tất phù hợp với cỡ chân để tránh gây áp lực hay ma sát làm tổn thương bàn chân.

  Mát xa chân thường xuyên

Mát xa chân hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu đến bàn chân, tạo điều kiện thuận lợi để hồi phục những tổn thương nhỏ. Nên thực hiện mát xa chân sau khi dưỡng ẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để được tư vấn và giải đáp thêm các thắc mắc về biến chứng bàn chân tiểu đường cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

 

 

]]>
https://dizigone.vn/du-phong-va-dieu-tri-som-benh-ly-ban-chan-dai-thao-duong-6004/feed/ 0
3 nguyên tắc chăm sóc vết loét cho bệnh nhân tiểu đường https://dizigone.vn/3-nguyen-tac-cham-soc-vet-loet-cho-benh-nhan-tieu-duong-5805/ https://dizigone.vn/3-nguyen-tac-cham-soc-vet-loet-cho-benh-nhan-tieu-duong-5805/#respond Sun, 07 Jun 2020 03:27:01 +0000 https://dizigone.vn/?p=5805 Vết loét ở bệnh nhân tiểu đường đặc biệt lâu lành bởi rất nhiều nguyên nhân. Vậy nên chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường là việc rất phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận cao. Trong đó, mấu chốt của việc chăm sóc chính là lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp.

vet-loet-tieu-duong vết loét tiểu đường

Loét bàn chân – nỗi ám ảnh với bệnh nhân tiểu đường

1, Những lý do khiến vết loét ở bệnh nhân tiểu đường rất khó chăm sóc

Loét là nỗi sợ hãi đối với những ai đang chung sống với căn bệnh tiểu đường. Do nhiều yếu tố của bệnh tiểu đường nên vết loét của bệnh nhân rất khó điều trị và lâu lành hơn nhiều so với người không mắc bệnh. Trong đó, những nguyên nhân chính cản trở chữa lành vết loét có thể kể đến là:

  • Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp mạch máu ngoại biên. Từ đó dẫn đến cản trở lưu thông máu, máu không thể mang oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng các tế bào. Vậy nên vết loét sẽ rất khó chữa lành.
  • Khi có vết loét, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Lượng đường huyết cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển, dẫn đến vết loét bị nhiễm trùng nặng, hoại tử.
  • Mặt khác, ở bệnh nhân tiểu đường sức đề kháng bị suy yếu, khả năng tiêu diệt mầm bệnh của thực bào, bổ thể bị ức chế. Vậy nên vết loét rất khó tự lành, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
  • Ngoài ra, do biến chứng thần kinh ngoại biên nên bệnh nhân tiểu đường có thể bị mất cảm giác đau. Dẫn đến những tổn thương hay vết loét nhỏ thường không được phát hiện sớm. Đến khi nhận ra thì loét đã tiến triển nặng nên rất khó chữa lành.

Do sự kết hợp của nhiều yếu tố trên nên việc điều trị vết loét ở người bệnh tiểu đường khó khăn gấp đôi so với người bình thường. Việc chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường phải rất thận trọng, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

2, Ba nguyên tắc chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường

Chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường phải tuân thủ chặt chẽ 3 nguyên tắc sau:

  • Kiểm soát đường huyết
  • Xử lý tại chỗ vết loét
  • Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng

2.1, Kiểm soát đường huyết 

Đây là nguyên tắc then chốt trong điều trị loét ở bệnh nhân tiểu đường. Đường huyết tăng cao mang theo rất nhiều yếu tố cản trở vết loét mau lành. Ngược lại, kiểm soát tốt đường huyết giúp tăng lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và khả năng tự chữa lành của cơ thể. Để đường huyết luôn ổn định trong ngưỡng cho phép, bệnh nhân cần:

  •  Tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  •  Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý: kiêng thực phẩm nhiều tinh bột, tránh stress, ngủ đủ giấc, vận động thể chất điều độ…
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên để kiểm soát kịp thời.

kiem soat duong huyet

Đo đường huyết thường xuyên để điều chỉnh kịp thời

2.2, Xử lý tại chỗ vết loét

Vết loét ở bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Do đó, việc chăm sóc vết loét hàng ngày phải sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng và tuân theo các bước:

  • Bước 1: Trước tiên, rửa vết loét bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng nhíp sạch đã được sát khuẩn để gắ bỏ dị vật ra khỏi vết loét nếu có.
  • Bước 2: Rửa, xịt bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
  • Bước 3: Băng bảo vệ đối với những vết loét rộng, sâu.

Dung dịch để vệ sinh vết loét cho bệnh nhân tiểu đường phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Sát khuẩn mạnh mẽ.
  • Tiêu diệt được màng sinh học biofilm.
  • Không gây độc tế bào, không gây chết mô hạt, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
  • Không gây xót hay kích ứng.
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, hiệu quả được giữ nguyên vẹn sau nhiều lần sử dụng.
  • Không chứa chất màu để dễ dàng quan sát tiến triển của vết loét.
  • Có khả năng khử mùi hôi cho vết loét.

Ứng dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu, dung dịch sát khuẩn Dizigone là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng đầy đủ được những yêu.cầu trên và trở thành sản phẩm ưu tiên số một trong chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường.

Bộ sản phấm sát khuẩn vượt trội Dizigone

Dizigone – giải pháp điều trị loét ở bệnh nhân tiểu đường

Dizigone được khuyên dùng để vệ sinh vết loét 2-3 lần/ngày. Cách dùng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần xịt hoặc nhỏ vào vết loét và giữ trong vòng 30s là có thể đảm bảo vết loét đã được sát khuẩn sạch sẽ.

2.3, Dùng kháng sinh khi nhiễm trùng

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng: vết loét nóng, đau hơn bình thường, chảy mủ hôi tanh và có màu, bệnh nhân có thể kèm theo sốt và chán ăn. Khi có những dấu hiệu trên, nguy cơ nhiễm trùng vết loét là rất cao, bệnh nhân nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị bằng kháng sinh cho nhiễm trùng là bắt buộc, tuy nhiên bệnh nhân.không được tự ý sử dụng mà phải được sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. 

3, Những lưu ý để chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường hiệu quả

Ngoài tuân thủ 3 nguyên tắc trên, chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường cần chú ý:

  • Hạn chế áp lực lên vết loét (đặc biệt lưu ý với vết loét ở bàn chân)

Áp lực đè nén lên vết loét làm cản trở lưu thông máu, gây đau cho bệnh nhân. Vì vậy, hạn chế áp lực sẽ tạo điều kiện cho vết loét nhanh lành và giúp người bệnh tránh được đau đớn. Bệnh nhân nên tránh va chạm, tỳ đè lên vị trí loét. Nếu loét ở bàn chân, bệnh nhân có thể dùng nạng để di chuyển và lựa chọn.giày, tất phù hợp để không gây ma sát lên vết loét.

  • Phát hiện sớm vết loét bằng cách kiểm tra da thường xuyên

Kiểm tra da thường xuyên để phát hiện loét kịp thời

Loét ở bệnh nhân tiểu đường rất khó điều trị và có nguy cơ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt loét bàn chân tiểu đường là nguyên nhân số một trên.thế giới dẫn đến phải cắt cụt chi. Do đó, việc kiểm tra và phát hiện sớm là rất quan trọng. Chỉ bằng việc quan sát da hàng ngày xem có bất kỳ tổn thương nhỏ nào không, bệnh nhân đã có thể hạn chế được nguy cơ loét, nhiễm trùng, hoại tử.

Ngoài ra, để hỗ trợ hồi phục vết loét, bệnh nhân cần cung cấp đầy.đủ dưỡng chất cho cơ thể, kiêng những thực phẩm bất lợi cho đường huyết và những thực phẩm có nguy cơ gây sẹo. Đồng thời, người bệnh nên duy trì một lối sống lành.mạnh, ngủ đủ giấc, tránh stress, vận động điều độ nhưng tránh đè nén hay để mồ hôi chảy vào vết loét.

Nếu cần tư vấn thêm về chăm sóc vết loét cho bệnh nhân tiểu đường, vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi theo số hotline 1900 9482.

 

]]>
https://dizigone.vn/3-nguyen-tac-cham-soc-vet-loet-cho-benh-nhan-tieu-duong-5805/feed/ 0
Đừng chủ quan khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng ở bàn chân người bệnh tiểu đường https://dizigone.vn/nhiem-trung-ban-chan-tieu-duong-5791/ https://dizigone.vn/nhiem-trung-ban-chan-tieu-duong-5791/#respond Sat, 06 Jun 2020 04:10:34 +0000 https://dizigone.vn/?p=5791 Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng bàn chân rất cao. Nếu lơ là, chủ quan, bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi chỉ vì nhiễm trùng bắt nguồn từ thương tổn nhỏ. Vì vậy, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra cách.chăm sóc tốt nhất cho nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.

nhiem trung ban chan tieu duong

Bàn chân tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao

1, Những dấu hiệu nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường thường rất khó điều trị và lâu.hồi phục, đôi khi có thể gây hoại tử nặng, dẫn đến phải cắt cụt chi. Do đó, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng. Tuy giai đoạn đầu của nhiễm trùng khó nhận biết nhưng nếu theo dõi kỹ, vẫn.có thể kịp thời nhận ra những dấu hiệu bất thường như:

  • Dấu hiệu viêm: vùng da ban đỏ, phù nề, nóng và đau.
  •  Dấu hiệu “ cổ điển” của nhiễm trùng: mưng mủ, chảy dịch.
  • Có mùi hôi, hình thành những bọng nước.
  • Vùng da tổn thương có xu hướng lan rộng nhanh.
  • Sốt.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.

2, Tại sao bàn chân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng

nhiem trung ban chan tieu duong

Nhiễm trùng ở bàn chân người bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường mang nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng:

  • Biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên ở người bệnh đái tháo đường khiến bệnh nhân bị mất cảm giác, bao gồm cả cảm giác đau. Do đó, bệnh nhân thường không phát hiện sớm được những tổn thương nhỏ như vết cắt, vết loét ở bàn chân và cứ để mặc vết thương như vậy dễ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Lượng đường huyết trong máu cao gây xơ vữa, tắc hẹp mạch máu chân. Từ đó, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng tế bào, cản trở quá trình tự lành vết thương ở bàn chân và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Hơn nữa, lượng đường huyết cao cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng càng nặng hơn.
  • Ở bệnh nhân tiểu đường, hệ miễn dịch bị suy yếu khiến khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể trong cơ thể bị ức chế. Bên cạnh đó, miễn dịch suy yếu dẫn đến kéo dài thời gian lành vết thương nên dễ gây nhiễm trùng.

Do sự phối hợp của nhiều yếu tố trên nên bàn chân tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng. Một khi đã nhiễm trùng, thường rất khó điều trị và tốn nhiều thời gian để hồi phục. Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt cẩn thận thì bệnh nhân mới có thể tránh được những biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, cắt cụt chi.

3, Cách chăm sóc bàn chân tiểu đường bị nhiễm trùng

Để điều trị hiệu quả nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, bệnh nhân cần được chăm sóc toàn diện dựa theo 3 nguyên tắc:

  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết
  • Chăm sóc tổn thương tại chỗ
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh

3.1, Kiểm soát tốt lượng đường huyết

Duy trì đường huyết ổn định trong ngưỡng cho phép là mấu chốt để điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường. Kiểm soát tốt đường huyết giúp làm giảm các biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng tắc hẹp mạch máu ngoại biên. Từ đó, bệnh nhân có khả năng nhận biết được những thương tổn nhỏ kịp thời, đồng thời giúp máu lưu thông đến bàn chân tốt hơn, đẩy nhanh quá trình chữa lành của cơ thể.

kiem soat duong huyet

Bệnh nhân tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên

Để kiểm soát tốt đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần:

  • Duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý.
  • Vận động thể chất điều độ, tuy nhiên cần tránh những hoạt động gây sức ép lên bàn chân để tránh làm vết thương nặng thêm.
  • Ngủ đủ giấc, tránh stress.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên để kiểm soát kịp thời.

Xem thêm: 5 nguyên tắc giúp bạn chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường.

3.2, Chăm sóc tổn thương tại chỗ

Đối với nhiễm trùng vừa và nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị tại nhà. Chăm sóc bàn chân tiểu đường bị nhiễm trùng gồm 2 bước:

  • Làm sạch

. Khi nhiễm trùng, ổ tổn thương đã bị mầm bệnh xâm nhập. Vệ sinh bằng nước đơn thuần sẽ không thể làm sạch hiệu quả. Bàn chân tiểu đường bị nhiễm trùng cần một dung dịch sát khuẩn phù hợp. Thao tác vệ sinh thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa bàn chân với nước muối sinh lý, dùng nhíp sạch đã sát khuẩn để gắp bỏ dị vật, mô hoại tử
  • Bước 2: Xịt, rửa bằng dung dịch sát khuẩn thích hợp (có thể pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ phù hợp).
  • Bước 3: Băng bảo vệ vết nhiễm trùng để ngăn tác nhân có hại xâm nhập gây nặng thêm ( không được băng quá chặt).

  • Dưỡng ẩm bàn chân

Bàn chân tiểu đường khô nứt hay quá ẩm ướt đều tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập. Do đó, cần phải giữ cho bàn chân bệnh nhân khô ráo và có độ ẩm nhất định. Vùng da dễ nứt nẻ cần được cấp ẩm bằng kem dưỡng ẩm phù hợp, đặc biệt là vùng gót chân. Ngoài mục đích hạn chế điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, dưỡng ẩm còn giúp giảm cảm giác đau do căng tức vùng da khô xung quanh vết nhiễm trùng cho bệnh nhân.

  • Bộ sản phẩm dung dịch sát trùng Dizigone và kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc – giải pháp tuyệt vời cho nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Bộ sản phấm sát khuẩn vượt trội Dizigone

Bộ đôi Dizigone – Dizigone Nano Bạc

Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE tiên tiến từ  châu Âu. Dizigone đáp ứng hoàn hảo những yêu cầu khắt khe dành cho dung dịch sát khuẩn cho bàn chân tiểu đường bị nhiễm trùng:

  • Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt hàng tỷ mầm bệnh chỉ trong vòng 30s.
  • Diệt được màng biofilm – kẻ thù cản trở quá trình lành thương.
  • Không làm tổn thương mô hạt, do đó thúc đẩy quá trình lành thương tự nhiên.
  • An toàn, không gây xót, không gây kích ứng.
  • Khử mùi tốt cho vết loét hoại tử.
  • Không màu, nên người bệnh dễ quan sát tiến triển vết loét.
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, hiệu quả giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.

Dizigone có 2 dạng là nhỏ giọt và phun sương, sử dụng rất dễ dàng và vệ sinh đối với vết nhiễm trùng. Bệnh nhân chỉ cần rửa, xịt vết thương 2-3 lần/ngày, mỗi lần giữ khoảng 30s là có thể đảm bảo vết thương đã được sát khuẩn sạch sẽ.

Để tối ưu hiệu quả, nên sử dụng kết hợp Dizigone cùng kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc. Hơn cả công dụng của một kem dưỡng ẩm thông.thường, Dizigone nano bạc còn có tác dụng sát khuẩn, khám viêm, thúc đẩy vết nhiễm trùng mau lành. Nên sử dụng sản phẩm sau bước vệ sinh bằng dung dịch sát trùng Dizigone.

3.3, Điều trị bằng kháng sinh

Điều trị bằng kháng sinh là bắt buộc khi có nhiễm trùng. Với nhiễm trùng nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kháng sinh đường uống trong 1 – 2 tuần tại nhà. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng kháng sinh mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4, Những lưu ý khi điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Một số yếu tố có thể vô tình khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn. Để tạo điều kiện tốt nhất cho việc điều trị, bệnh nhân cần chú ý:

ban chan tieu duong chon giay phu hop

Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý chọn giày dép phù hợp

  • Hạn chế áp lực lên bàn chân

 Do áp lực đè ép lên ổ tổn thương làm giảm lưu thông máu, khiến vết thương lâu lành hơn. Giảm áp lực giúp máu lưu thông tốt, đồng thời giảm các cơn đau do nhiễm trùng gây ra. Để giảm áp lực lên vết nhiễm trùng bệnh nhân cần chú ý: tránh.mang giày tất không phù hợp; hạn chế di chuyển, va chạm lên vết thương; có thể dùng nạng để di chuyển nếu cần thiết.

  • Chế độ ăn hợp lý

Bệnh nhân nên ăn uống đủ chất, bên cạnh đó cần kiêng khem các loại thực phẩm không tốt cho bệnh tiểu đường cũng như cho vết nhiễm trùng.

  • Sinh hoạt điều độ

Vận động thể chất phù hợp, ngủ đủ giấc, tránh stress sẽ tạo điều kiện cho vết nhiễm trùng nhanh hồi phục hơn. 

Như các bạn thấy ở trên, điều trị nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường không hề đơn giản.mà đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và phải đặc biệt cẩn thận.để tránh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc theo dõi hàng ngày để phát hiện sớm những bất.thường ở bàn chân tiểu đường rất có ý nghĩa cho việc điều trị. Bệnh nhân và người nhà tuyệt đối không được chủ quan, vì chỉ cần lơ là một chút cũng có thể.dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như hoại tử, cắt cụt chi.

Để được tư vấn thêm về chăm sóc nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, liên hệ hotline 1900 9482 để trao đổi với Dược sĩ đại học chuyên môn cao.

]]>
https://dizigone.vn/nhiem-trung-ban-chan-tieu-duong-5791/feed/ 0
Hướng dẫn tự khám bàn chân đái tháo đường tại nhà https://dizigone.vn/kham-ban-chan-dai-thao-duong-5783/ https://dizigone.vn/kham-ban-chan-dai-thao-duong-5783/#respond Sat, 06 Jun 2020 02:44:51 +0000 https://dizigone.vn/?p=5783 Đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Phổ biến nhất trong số đó phải kể đến loét bàn chân tiểu đường. Để phát hiện sớm biến chứng này, bệnh nhân có thể tự khám bàn chân đái tháo đường tại.nhà bằng những cách đơn giản trong bài viết dưới đây.

kham ban chan dai thao duong

Vết loét bàn chân đái tháo đường

1, Cách tự khám bàn chân tại nhà cho bệnh nhân đái tháo đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, biến chứng loét bàn chân phổ biến này.có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại các hậu quả rất nghiêm trọng, chẳng hạn như cắt cụt chi. Do đó, việc nhận biết và phát hiện sớm vô cùng có ý nghĩa. Rất may là những dấu hiệu của loét bàn chân tiểu.đường rất dễ nhận biết, người bệnh chỉ cần theo dõi hàng ngày theo chỉ dẫn sau:

1.1, Nhìn

Quan sát bàn chân hàng ngày là cách đơn giản mà hiệu quả giúp người bệnh tiểu đường phát hiện sớm những dấu hiệu hoặc yếu tố nguy cơ gây loét. Bệnh nhân cần nhìn xem bàn chân của mình có những tổn thương sau không:

  • Loét, hoại tử
  • Vết chai
  • Khô da, nứt da, đỏ da hoặc có bóng nước trên da
  • Teo cơ
  • Nấm móng, móng quặp vào trong
  • Vết xước, vết thương
  • Rụng lông mu bàn chân, ngón chân
  • Biến dạng bàn chân

Lưu ý: quan sát toàn diện bàn chân, tránh bỏ sót bất kỳ vị trí nào, kể cả kẽ ngón chân. 

Khám bàn chân đái tháo đường tại nhà

1.2, Sờ

Sờ nắn bàn chân để thăm dò:

  • Sự thay đổi hay khác biệt về nhiệt độ (sờ cả 2 bàn chân để so sánh).
  • Cảm giác đau.
  • Có bị chảy mủ dịch hay có dấu lép bép khi sờ hay không?

1.3, Kiểm tra cảm giác

Kiểm tra cảm giác nông:

  • Xúc giác: dùng bông gòn cọ nhẹ vào bàn chân xem có cảm nhận được hay không.
  • Cảm giác đau: dùng kim châm nhẹ đầu ngón chân.
  • Cảm giác về nhiệt độ: dùng cốc chứa nước nóng và lạnh áp vào bàn chân.

1.4, Kiểm tra vận động

  • Kiểm tra khả năng thực hiện những động tác cơ bản: xoay bàn chân, xoay cẳng chân, gập và duỗi gối.
  • Kiểm tra các phản xạ: gối, cổ chân và bàn chân.

Sau khi tự kiểm tra theo hướng dẫn trên, nếu thấy có dấu hiệu bất thường cảnh báo biến chứng bàn chân tiểu đường, bệnh nhân nên đi khám để phát hiện chính xác và điều trị kịp thời.

2, Cần làm gì khi phát hiện có biến chứng bàn chân đái tháo đường

Loét bàn chân tiểu đường có thể diễn biến nghiêm trọng đến mức phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, nguy cơ này hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu phát hiện sớm vết loét bàn chân và chăm sóc đúng cách. Điều trị loét bàn chân tiểu đường cần tuân thủ 3 nguyên tắc:

  • Điều trị tổng quát: kiểm soát đường huyết
  • Chăm sóc tổn thương tại chỗ
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu cần

2.1. Kiểm soát đường huyết

kiem soat duong huyet

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Kiểm soát đường huyết là bước quan trọng nhất trong điều trị loét bàn chân bệnh tiểu đường. Kiểm soát tốt đường huyết giúp giảm các vấn đề về thần kinh và mạch máu ngoại biên – 2 nguyên nhân chính gây ra loét bàn chân tiểu đường. Ngoài ra, đường huyết ổn định trong ngưỡng cho phép còn giúp máu lưu thông tới bàn chân tốt hơn, tăng sức đề kháng và khả năng tự chữa lành của cơ thể.

 Để kiểm soát tốt đường huyết bệnh nhân cần:

  • Tuân thủ phác đồ thuốc bác sĩ chỉ định.
  • Bên cạnh đó thực hiện tốt những biện pháp không dùng thuốc như: thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục điều độ (tránh hoạt động gắng sức gây áp lực lên bàn chân) và duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Thường xuyên theo dõi đường huyết để phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Xem thêm: 5 nguyên tắc giúp bạn chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường.

2.2. Chăm sóc tổn thương tại chỗ 

  • Vệ sinh vết loét bằng dung dịch sát khuẩn

loet-ban-chan-tieu-duong loét bàn chân tiểu đường

Dung dịch sát khuẩn Dizigone dùng trong chăm sóc bàn chân tiểu đường

Vết loét có nguy cơ cao bị mầm bệnh xâm nhập gây nấm, nhiễm trùng dẫn đến nguy cơ hoại tử và cắt cụt chi. Do đó, vệ sinh hằng ngày ổ tổn thương bằng dung dịch chuyên dụng là vô cùng cần thiết. Vệ sinh ổ loét hàng ngày cần thực hiện theo 3 bước :

 Bước 1: Rửa nước muối sinh lí, sau đó loại bỏ dị vât, mô hoại tử ra khỏi vết loét bằng nhíp đã sát trùng.

Bước 2: Sát trùng vết loét bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.

Bước 3: Băng để bảo vệ đối với vết loét sâu, rộng.

  • Giữ độ ẩm phù hợp

Bàn chân tiểu đường luôn cần được giữ khô ráo, tuy nhiên không được để đến mức khô nứt vì khi đó mầm bệnh dễ dàng xâm nhập qua kẽ nứt. Nên cung cấp độ ẩm nhất định cho chân bằng kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng nứt nẻ (đặc biệt chú ý vùng gót chân). Ngoài ra, kem dưỡng ẩm phù hợp còn có thể giúp vết loét lành nhanh chóng, tăng cường phục hồi tổn thương da. 

  • Hạn chế áp lực lên vết loét

Áp lực đè ép lên vết loét làm giảm lưu thông máu, khiến vết loét lâu lành hơn. Do đó, hạn chế áp lực lên vết loét sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông, thúc đẩy làm lành ổ tổn thương. Bệnh nhân có thể giảm áp lực lên vết loét bằng cách: sử dụng nạng hoặc giày có đệm; hạn chế di chuyển, va chạm lên vết loét…

2.3. Dùng thuốc kháng sinh khi nhiễm trùng

Khi có những dấu hiệu như: sốt; ổ loét chảy mủ, dịch có màu; đau dữ dội hơn bình thường… thì có khả năng vết loét đã bị nhiễm trùng. Bệnh nhân cần đi khám gấp để được chỉ định và hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý.

3. Dizigone và Dizigone nano bạc- giải pháp tuyệt vời trong chăm sóc bàn chân tiểu đường

Bộ đôi Dizigone – Dizigone Nano Bạc

Do những yếu tố nhất định nên yêu cầu đặt ra cho dung dịch sát khuẩn bàn chân tiểu đường rất khắt khe. Được sản xuất trên công nghệ EMWE tiên tiến ở châu Âu, Dizigone có những đặc tính nổi bật, vô cùng phù hợp trong xử lý vết loét bàn chân tiểu đường:

  • Hiệu lực sát khuẩn cao, tiêu diệt hàng tỷ mầm bệnh chỉ trong vòng 30s.
  • Có khả năng tiêu diệt màng sinh học biofilm – kẻ thù gây cản trở lành thương.
  • Không gây chết mô hạt, do đó vết loét sẽ mau lành hơn.
  • An toàn, không gây xót, không kích ứng.
  • Không màu, dễ quan sát tình trạng phục hồi của vết loét. 
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, hiệu quả giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.
  • Có khả năng khử mùi hôi của vết loét.

Với những ưu điểm kể trên, Dizigone đã khắc phục hầu hết các hạn chế của các dung dịch sát khuẩn thông dụng khác, trở thành sản phẩm được khuyên dùng số một trong chăm sóc bàn chân đái tháo đường. 

Để tối ưu hiệu quả, nên sử dụng phối hợp hai sản phẩm: dung dịch sát khuẩn Dizigone và kem dưỡng ẩm Dizigone nano bạc. Ngoài công dụng dưỡng ẩm, Dizigone nano bạc còn có khả năng sát khuẩn, thúc đẩy làm lành vết thương. Khi sử dụng kết hợp hai sản phẩm, công dụng vệ sinh và hồi phục vết loét được thúc đẩy tối đa.

Cách sử dụng bộ đôi Dizigone – Dizigone Nano Bạc hiệu quả

  • Sát trùng vết loét bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone 2-3 lần/ngày.
  •  Dùng Dizigone nano bạc thoa lên vết loét đã được sát khuẩn.

Đa số các bệnh nhân có biến chứng loét bàn chân đái tháo đường đều phản hồi rằng bệnh chuyển biến tích cực chỉ sau 1- 2 tuần sử dụng bộ sản phẩm.

Để được tư vấn và giải đáp thêm các thắc mắc về biến chứng loét bàn chân tiểu đường cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

]]>
https://dizigone.vn/kham-ban-chan-dai-thao-duong-5783/feed/ 0
Loét bàn chân tiểu đường: Hiểu đúng để điều trị hiệu quả https://dizigone.vn/loet-ban-chan-tieu-duong-nhung-kien-thuc-co-ban-5744/ https://dizigone.vn/loet-ban-chan-tieu-duong-nhung-kien-thuc-co-ban-5744/#respond Tue, 02 Jun 2020 08:50:49 +0000 https://dizigone.vn/?p=5744 Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường mãn tính. Do đặc điểm bệnh, vết loét thường lâu khỏi và có nguy cơ gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm.

 1. Vì sao bệnh tiểu đường gây loét chân

loet-ban-chan-tieu-duong

Hình ảnh minh họa bàn chân bị loét do tiểu đường

Bàn chân là nơi thường xuyên phải chịu áp lực đè ép trong quá trình hoạt động của con người. Do tính chất da khô, nên bàn chân dễ gặp những tổn thương nhỏ như xước, nứt nẻ, bong tróc. Những tổn thương này dễ dàng lành lại ở những người bình thường. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh tiểu đường lại tồn tại rất nhiều điều kiện bất lợi làm chậm quá trình lành da. Những điều kiện đó có thể là: 

  • Mạch máu bị tắc hẹp
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Tổn thương thị giác

2. Cách tự khám tại nhà để nhận biết sớm loét bàn chân tiểu đường 

2.1. Nhìn 

Thường xuyên quan sát bàn chân là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm vết loét. Khi kiểm tra, người bệnh cần chú ý không được bỏ sót những vị trí khuất như: lòng bàn chân, các kẽ ngón chân. 

Những dấu hiệu tổn thương dễ nhận biết

  • Xước 
  • Loét, hoại tử
  • Vết chai 
  • Rụng lông mu bàn chân, ngón chân 
  • Da căng bóng, cơ teo nhỏ
  • Biến dạng bàn chân

2.2. Sờ

loet ban chan tieu dương loét bàn chân tiểu đường
Kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm dấu hiệu của vết loét 
  • Sờ cả 2 bàn chân để so sánh nhiệt độ xem có sự khác biệt gì không. 
  • Nắn nhẹ khu vực nghi ngờ tổn thương để kiểm tra cảm giác đau.

2.3. Kiểm tra cảm giác

  • Cảm giác đau: dùng kim châm lên các đầu ngón chân.
  • Xúc giác: dùng bông giòn cọ nhẹ lên lòng bàn chân.
  • Cảm giác nóng: dùng hai cốc đựng nước nóng và lạnh áp lên bàn chân.

2.4. Kiểm tra vận động

  • Kiểm tra khả năng vận động, phản xạ của bàn chân như: co, duỗi, xoay trái, xoay phải…

Sau khi kiểm tra bàn chân bằng những biện pháp trên, nếu thấy dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân cần báo ngay có bán bộ y tế để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời. 

3. Cách phòng ngừa loét bàn chân tiểu đường 

3.1. Kiểm soát đường huyết 

loét bàn chân tiểu đường loet ban chan tieu duong

Máy đo đường huyết tại nhà

Kiểm soát đường huyết là yếu tố quan trọng nhất trong ngăn ngừa mọi biến chứng của tiểu đường. Mức đường huyết ổn định giúp giảm các mảng xơ cứng gây xơ vữa động mạch. Máu được lưu thông bình thường trong cơ thể, đi tới được mọi mô, tế bào dù ở xa nhất. 

3.2. Hạn chế tối đa tổn thương bàn chân 

  • Mang tất phù hợp
  • Mang giày thoải mái
  • Cắt móng chân cẩn thận

3.3. Vệ sinh bàn chân đúng cách  

Vệ sinh bàn chân bằng cách ngâm rửa hàng ngày có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh. Vùng da chân được duy trì sạch sẽ, tránh được những tổn thương âm thầm do vi khuẩn gây ra. 

dizigone 300ml dizigone nano bạc

Dung dịch sát khuẩn Dizigone phù hợp để ngâm rửa chân dự phòng loét

Cách hiệu quả nhất để vệ sinh bàn chân là ngâm chân với dung dịch sát khuẩn pha nước ấm. So với các phương pháp thảo dược, dung dịch sát khuẩn cho hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn mạnh hơn. Đồng thời, nó cũng giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị, giảm phiền phức cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải dung dịch sát khuẩn nào cũng phù hợp để ngâm rửa bàn chân hàng ngày. Nó phải thỏa mãn một số tiêu chí như: sát khuẩn nhanh và mạnh, an toàn, không gây khô xót, kích ứng da. 

3.4. Kiểm tra bàn chân thường xuyên

Kiểm tra bàn chân là việc cần làm để phát hiện sớm những tổn thương dù là nhỏ nhất. Chăm sóc ngay từ giai đoạn đầu giúp thương tổn không nặng thêm và hình thành loét sâu. 

4. Cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường 

4.1. Xử lý vết loét tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn

Dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ mô hoại tử và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, chúng mới không còn khả năng xâm nhập sâu vào vết loét, gây viêm, hoại tử kéo dài và dẫn đến cắt cụt chi. 

Nếu vết loét nặng và đã ăn sâu dưới da, cần băng vết loét sau khi làm sạch. Băng gạc giúp duy trì môi trường ẩm, hạn chế tiết dịch rỉ viêm tại ổ loét. Đồng thời, băng gạc còn có tác dụng che chắn vết loét, giảm ma sát và tiếp xúc với dị vật từ bên ngoài. Nhờ vậy, vết loét được phục hồi nhanh chóng và an toàn nhất 

3 bước xử lý vết loét tại chỗ

  • Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử: Rửa vết loét bằng nước muối sinh lý. Dùng nhíp đã qua khử trùng để gắp bỏ các dị vật nếu có. 
  • Bước 2: Tiêu diệt mầm bệnh tại ổ loét: Rửa/lau/xịt vết loét bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
  • Bước 3: Băng vết loét (chỉ áp dụng với loét nặng và sâu)

4.2. Dùng thuốc kháng sinh

Kháng sinh được dùng cho vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng. Những dấu hiệu thường gặp của nhiễm trùng là: sốt, vết loét chảy dịch màu vàng hoặc xanh lá cây, đau nhiều…

thuốc điều trị

Hình ảnh minh họa thuốc kháng sinh

Lưu ý: Kháng sinh phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra. 

4.3. Hạn chế áp lực lên vết loét 

Áp lực đè ép lên vết loét làm mạch máu tại khu vực đó bị tắc hẹp. Máu không thể lưu thông bình thường nên không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào. Đồng thời, quá trình vận chuyển các thành phần bạch cầu của hệ miễn dịch cũng bị gián đoạn. Ổ viêm nhiễm, hoại tử không được “dọn dẹp”, khiến loét lâu lành và ngày càng ăn sâu dưới da.

Do những nguyên nhân trên nên giảm áp lực lên vết loét có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bàn chân đái tháo đường. Các cách giảm áp lực thường được áp dụng: 

  • Dùng nạng khi di chuyển
  • Thêm miếng lót vào giày, dép
  • Ngồi xe lăn
  • Hạn chế đi lại, va chạm lên vết loét

4.4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 

Một số lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường

  • Thay các tinh bột “xấu” thành tinh bột “tốt” như gạo lứt, các loại đậu, ngũ cốc…
  • Nói không với chất béo bão hòa và đồ ăn chiên, rán.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên duy trì rèn luyện sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu… nên được từ bỏ hoàn toàn.  

5. Dizigone và Dizigone Nano Bạc – Bộ đôi song hành không thể thiếu của người bệnh tiểu đường có loét bàn chân

loét khách hàng phản hồi

Khách hàng vui mừng phản hồi sau khi sử dụng bộ sản phẩm của Dizigone

Như đã nói ở trên, xử lý vết loét bàn chân bằng dung dịch sát khuẩn là bước chăm sóc vô cùng quan trọng. Do nhiều yếu tố tại vết loét, nên việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn không hề đơn giản. 

Những tiêu chí của dung dịch sát khuẩn cho vết loét bàn chân tiểu đường

  • Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được hoàn toàn vi sinh vật tại ổ loét.
  • Tác dụng nhanh, giúp vết loét nhanh lành.
  • Có khả năng tiêu diệt màng biofilm.
  • Không làm tổn thương mô hạt.
  • An toàn, không gây xót, kích ứng.
  • Có khả năng khử mùi cho vết loét hoại tử. 
  • Không màu, dễ quan sát tiến triển vết loét. 
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng.
Phần lớn dung dịch sát khuẩn hiện nay đều khó đáp ứng tất cả các tiêu chí trên. Những sản phẩm sát khuẩn yếu như xanh methylen không thể đảm bảo làm sạch hoàn toàn vết loét. Cồn, povidone iod gây đau, xót khi sử dụng, đồng thời làm tổn thương mô hạt. Đặc biệt, gần như chưa có sản phẩm hiệu quả trên màng biofilm của vi khuẩn. 

Dizigone – Lựa chọn của chuyên gia cho vết loét bàn chân tiểu đường

Dù ra đời muộn hơn những sản phẩm sát khuẩn khác, nhưng Dizigone đã nhanh chóng chứng minh được hiệu quả vượt trội trên vết loét. Dizigone được chuyên gia y tế khuyên dùng cho vết loét bàn chân tiểu đường nhờ các ưu điểm

  • Sát khuẩn mạnh mẽ, nhanh chóng làm sạch ổ loét 

Dizigone có khả năng loại bỏ 99.99% vi sinh vật gây bệnh thường gặp như vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm và bào tử nấm. Tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng chỉ sau 30s – đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ KHCN.

  • Tiêu diệt được màng biofilm

Màng biofilm là tập hợp những vi khuẩn kết tụ với nhau dưới lớp màng polysaccharide. Nó là một trong những nguyên nhân chính khiến vết loét chậm lành và khó chăm sóc. Nhờ khả năng tiêu diệt màng biofilm vô cùng hiệu quả, Dizigone được đánh giá cao hơn hẳn những dung dịch sát khuẩn thường gặp. 

  • Không làm tổn thương mô hạt

Dizigone không làm tổn thương nguyên bào sợi và tổ chức hạt – những yếu tố chủ chốt trong chữa lành tổn thương da. Nhờ vậy, vết loét tiểu đường được lành một cách tự nhiên, không bị ngăn trở, gián đoạn. 

  • An toàn, không gây xót, kích ứng.

Dizigone có pH trung tính, không chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi. Thành phần chính có công dụng sát khuẩn là những chất oxy hóa mạnh như HClO, ClO-… Cơ chế sát khuẩn này tương tự như cách mà bạch cầu bảo vệ cơ thể trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Do đó, Dizigone an toàn cho người bệnh, không gây bất kỳ phản ứng phụ nào. 

  • Có khả năng khử mùi cho vết loét hoại tử. 

Dizigone có khả năng loại bỏ mô hoại tử, dịch rỉ viêm và các vi sinh vật gây mùi. Chỉ sau vài lần lau rửa, vết loét bàn chân sẽ được khử mùi hoàn toàn, giảm khó chịu cho người bệnh.

Tạo sao nên kết hợp Dizigone với kem Dizigone Nano Bạc cho loét bàn chân tiểu đường?

loet-ban-chan-tieu-duong loét bàn chân tiểu đường

Bàn chân bị loét do tiểu đường dần hồi phục sau khi sử dụng bộ đôi Dizigone

Những công dụng chính của kem Dizigone Nano Bạc: 

  • Duy trì sát khuẩn kéo dài 
  • Dưỡng ẩm vết loét 
  • Kích thích tái tạo da mới 

Khi dùng phối hợp với dung dịch sát khuẩn Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc giúp vết loét lành nhanh chóng và ngăn ngừa sẹo. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng kết hợp cả hai loại để tăng hiệu quả phục hồi tổn thương da.

Cách sử dụng bộ đôi Dizigone và Dizigone Nano Bạc cho loét bàn chân tiểu đường

  • Lau/rửa/xịt vết loét 2-3 lần bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone. Để dung dịch trên vết loét tối thiểu 30s. 
  • Sau khi dung dịch khô, thoa kem Dizigone Nano Bạc lên vết loét. 

Bài viết trên trình bày đầy đủ những kiến thức cơ bản về biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường. Nếu cần thêm thông tin và hướng dẫn chăm sóc, điều trị, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

Tham khảo: https://www.diabetestreatmentguide.org

]]>
https://dizigone.vn/loet-ban-chan-tieu-duong-nhung-kien-thuc-co-ban-5744/feed/ 0
7 giải pháp ngăn ngừa cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường https://dizigone.vn/7-giai-phap-ngan-ngua-cat-cut-chi-o-nguoi-benh-tieu-duong-5706/ https://dizigone.vn/7-giai-phap-ngan-ngua-cat-cut-chi-o-nguoi-benh-tieu-duong-5706/#respond Mon, 01 Jun 2020 07:43:50 +0000 https://dizigone.vn/?p=5706 Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường mãn tính. Nếu không được chăm sóc đúng cách, loét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là cắt cụt chi. Tuy nhiên, nguy cơ cắt cụt chi có thể được ngăn ngừa tới 85% bằng cách phát hiện sớm vết loét bàn chân và thực hiện những giải pháp như trong bài viết dưới đây.

Những lý do khiến người bệnh tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi 

Bàn chân là vùng da có độ ẩm thấp nhất trong cơ thể. Trong quá trình di chuyển, bàn chân thường xuyên bị cọ sát và chịu áp lực đè nén kéo dài, nên dễ gặp phải những tổn thương nhỏ như xước, nứt nẻ. 

Hình minh họa bàn chân bị loét ở bệnh nhân đái tháo đường

Ở người bình thường, những vết xước, nứt nẻ đó sẽ tự lành và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, chỉ một tổn thương nhỏ cũng có thể dẫn đến vết loét lan rộng. Đó có thể do các nguyên nhân:

1. Mạch máu bị tắc hẹp 

Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp các động mạch ở chân. Do đó, máu không mang được oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, nếu gặp vết thương ở bàn chân sẽ rất khó tự chữa lành. 

2. Tổn thương thần kinh ngoại biên

Đường huyết cao không được kiểm soát dẫn đến tổn thương thần kinh. Bệnh nhân bị mất cảm giác, bao gồm cả cảm giác đau. Do đó, bệnh nhân không chú ý đến các vết thương, vết cắt ở bàn chân. Tình trạng này kéo dài gây nên viêm nhiễm, lở loét.

3. Hệ miễn dịch bị suy yếu

Đường huyết cao ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể. Hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, vết loét bàn thân chậm lành, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. 

Vết loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường rất lâu lành và dễ bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng lan tới toàn thân, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Bệnh nhân buộc phải cắt cụt chi để loại bỏ ổ bệnh, tránh ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể.

7 giải pháp cần làm ngay để ngăn ngừa 85% nguy cơ cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường 

1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày là việc cần làm để phát hiện sớm dấu hiệu thương tổn. Khi kiểm tra, phải chú ý tới những vị trí khuất như đáy bàn chân và các kẽ ngón chân. 

Nếu phát hiện những bất thường như vết loét, vết cắt, phồng rộp, sưng, đau, đỏ ở bàn chân, cần báo ngay cho cán bộ y tế để được hướng dẫn chăm sóc kịp thời. 

2. Thực hành vệ sinh chân đúng cách

Ngâm rửa bàn chân hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn

ngan-ngua-nguy-co-cat-cut-chi ngăn ngừa nguy cơ cắt cụt chi Ngâm rửa chân hàng ngày 

Nguy cơ loét có thể được giảm thiểu bằng duy trì vệ sinh bàn chân đúng cách. Hàng ngày, bệnh nhân nên rửa chân bằng nước ấm pha loãng với dung dịch sát khuẩn phù hợp. 

Những tiêu chí của dung dịch sát khuẩn bàn chân cho người bệnh tiểu đường
  • Sát khuẩn mạnh, đảm bảo bàn chân luôn sạch sẽ.
  • Hiệu quả nhanh, rút ngắn thời gian ngâm rửa chân ở người bệnh
  • Không gây khô, xót khi tiếp xúc với da, vết thương hở trên chân. 
  • Không độc với cơ thể, an toàn khi sử dụng lâu dài

Dizigone là sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Nhờ cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể, Dizigone cho hiệu quả nhanh, mạnh, nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

Cách sử dụng Dizigone: Pha loãng dung dịch Dizigone 5 lần với nước ấm, ngâm rửa bàn chân 1-2 lần/ngày trong tối thiểu 30s

Giữ ẩm chân 

Nhiễm trùng, nhiễm nấm thường xảy ra ở vị trí ẩm ướt như vùng da giữa các kẽ ngón chân. Vì vậy, sau khi rửa, bàn chân cần được lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm và sạch. Nếu chân hay bị ra mồ hôi, bệnh nhân có thể dùng bột ngô, bột talc để hút ẩm.

Bộ sản phấm sát khuẩn vượt trội Dizigone

Bộ sản phẩm sát khuẩn – dưỡng ẩm ưu việt của Dizigone 

Mặc dù cần phải giữ cho bàn chân khô ráo, nhưng chân khô quá mức lại dễ bị nứt nẻ. Qua các kẽ nứt này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân. Do đó, vùng da dễ bị khô nứt như gót chân cần được dưỡng ẩm hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm. Một trong những lựa chọn dưỡng ẩm hàng đầu dành cho người bệnh tiểu đường là kem Dizigone Nano Bạc. Với thành phần chính là nano bạc; chiết xuất lô hội, tràm trà, cúc la mã… sản phẩm vừa giúp duy trì môi trường ẩm tối ưu, vừa hỗ trợ sát khuẩn – làm sạch da tại chỗ 

3. Mang tất phù hợp

Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên mang vớ làm bằng sợi tự nhiên như cotton. Sợi cotton hỗ trợ lưu thông không khí và hấp thụ mồ hôi từ da.

Bên cạnh đó, nên tránh mang tất quá bí hoặc ôm khít lấy bàn chân. Bằng cách làm cản trở lưu thông máu, loại tất này có thể làm nặng thêm các vấn đề về chân của bệnh nhân tiểu đường.

4. Mang giày đúng cách

ngan-ngua-nguy-co-cat-cut-chi ngăn ngừa nguy cơ cắt cụt chi

Đi giày không đúng kích cỡ dễ khiến bàn chân bị tổn thương

Nên chọn giày, dép đế bằng, kích cỡ vừa chân để tiện đi lại. Tránh mang giày cao gót để hạn chế tối đa nguy cơ thương tổn bàn chân. 

5. Cắt tỉa cẩn thận móng chân

Cắt móng chân không đúng cách có thể khiến bàn chân bị thương. Đặc biệt, nếu móng chân quá cứng, việc cắt móng sẽ rất khó khăn. Vì vậy, người bệnh cần rất cẩn thận khi cắt móng và không nên chọn loại kìm quá sắc nhọn. Nếu có thể, nên tham khảo hướng dẫn của điều dưỡng để nắm được cách cắt móng chân an toàn nhất. 

6. Điều trị kịp thời cho chấn thương bàn chân

Bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua những vết thương dù là nhỏ nhất ở chân. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu vết thương hoặc vết loét không lành trong vài ngày.

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường

7. Kiểm soát đường huyết ở ngưỡng ổn định

Bên cạnh việc chăm sóc chân đúng cách, bệnh nhân tiểu đường cần phải duy trì được lượng đường trong máu ở ngưỡng ổn định. Để làm được điều này, bệnh nhân nên kết hợp giữa việc tuân thủ dùng thuốc với chế độ ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và lối sống lành mạnh.

Nguồn: https://www.diabetestreatmentguide.org

7 nguyên tắc ngăn ngừa nguy cơ cắt cụt chi ở bài viết trên đều không quá khó để áp dụng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên thực hiện đầy đủ để hạn chế tối đa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

]]>
https://dizigone.vn/7-giai-phap-ngan-ngua-cat-cut-chi-o-nguoi-benh-tieu-duong-5706/feed/ 0