Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Tue, 24 Oct 2023 04:30:29 +0000 vi hourly 1 Viêm nang lông da đầu là gì? X điều bạn cần biết để xử trí hiệu quả https://dizigone.vn/viem-nang-long-da-dau-18123/ https://dizigone.vn/viem-nang-long-da-dau-18123/#respond Fri, 25 Aug 2023 02:30:08 +0000 https://dizigone.vn/?p=18123 Viêm nang lông da đầu là tình trạng viêm nhiễm một hay nhiều nang lông ở da đầu. Người gặp vấn đề này thường cảm thấy khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy viêm da đầu là gì? Làm cách nào để khắc phục triệt để tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những vướng mắc trên.

viêm nang lông da đầu

I. Viêm nang lông da đầu là gì?

Viêm nang lông da đầu là một rối loạn viêm của các nang tóc ở da đầu. Tình trạng này còn được gọi là “mụn hoại tử miliaris” hoặc “viêm nang lông do vi khuẩn Propionibacterium”. Dấu hiệu đặc trưng là các mụn mủ nhỏ màu đỏ có thể có đầu màu trắng. Các nốt mụn có thể chảy dịch và hình thành vảy màu nâu vàng. 

Khi bị viêm nang lông da đầu, người bệnh ngứa nhiều, có cảm giác nóng rát hoặc châm chích, thường gây khó chịu nhất ở chân tóc phía trước. 

Tổn thương có thể xuất hiện tại một vài vị trí trên da đầu, theo thời gian nếu không có biện pháp xử lý kịp thời chúng sẽ lan sang các nang khác, mụn có thể lớn hơn và viêm nhiễm nhiều hơn.

II. Phân biệt viêm nang lông da đầu với nấm da đầu/chốc đầu

Những viêm nhiễm ở vùng da đầu tương đối khó quan sát. Nếu bạn không theo dõi sát và có hiểu biết cụ thể, rất dễ nhầm lẫn thành các bệnh lý khác nhau, dẫn đến điều trị sai cách và làm bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, đối với tình trạng viêm nang lông da đầu cần phân biệt rõ với các bệnh lý về da đầu khác, đặc biệt là nấm da đầu (hay còn gọi là chốc đầu).

viêm nang lông da đầu

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xuất hiện tình trạng viêm nang lông da đầu là do sự sinh sôi và phát triển quá mức của vi khuẩn, chủ yếu là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa. Một số nguyên nhân khác có thể do nấm hoặc virus.

Nguyên nhân chính gây bệnh nấm da đầu (chốc đầu) là loại nấm Dermatophytes.

2. Triệu chứng của bệnh

Cả hai loại bệnh này đều khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu nhiều, tuy nhiên nó vẫn có biểu hiện đặc trưng khác nhau mà bạn cần biết đó là:

  • Viêm nang lông da đầu gây ra tổn thương có dạng mụn nước, sưng đỏ, đầu mụn trắng, khi vỡ để lại vảy có màu vàng nâu. Để lâu ngày, tổn thương sâu hơn và có thể lây lan sang các nang tóc khác.
  • Bệnh nấm da đầu (chốc đầu) để lại trên da các mảng trắng ngứa trên da đầu kèm vảy khô, dễ bong tróc. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn tới bị nấm toàn da đầu, nguy cơ rụng tóc và hói đầu.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm nang lông da đầu thường xuất hiện ở các đối tượng:

  • Hệ miễn dịch suy giảm như mắc các bệnh lý đái tháo đường, HIV/AIDs hay bệnh bạch cầu mạn tĩnh.
  • Đối tượng bị mụn trứng cá hoặc viêm da, đang điều trị bằng thuốc steroid hoặc kháng sinh.
  • Tổn thương trong quá trình sử dụng dao cạo đầu ở nam giới.

Bệnh nấm da đầu (chốc đầu) thường gặp ở những đối tượng:

  • Người mắc các bệnh lý suy giảm hệ thống miễn dịch như: HIV/AIDs, tiểu đường, ung thư,….
  • Có thể bị lây lan từ những loài vật nuôi trong nhà như chó mèo, gia súc.
  • Người sống trong các khu dân cư đông đúc, môi trường ẩm ướt, điều kiện vệ sinh kém.

III. Cách xử trí viêm nang lông da đầu hiệu quả

Viêm nang lông da đầu là bệnh không quá nguy hiểm. Nếu bạn phát hiện kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể được đẩy lùi mà không gây ra bất cứ biến chứng nào cho người bệnh. Đối với tình trạng viêm nang lông mức độ nhẹ, phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp tổn thương sâu và lan nhiều, bạn nên phối kết hợp các biện pháp xử lý dân gian, dùng thuốc để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là một số cách xử lý viêm nang lông da đầu mà bạn có thể tham khảo.

1. Các phương pháp xử lý tại nhà

  • Chườm ấm, gội đầu bằng nước ấm: giúp làm dịu da đầu, giảm ngứa ngáy, loại bỏ mủ tại các nốt mụn.
  • Đối với trường hợp viêm nang lông da đầu do nấm, bạn có thể sử dụng loại dầu gội chứa thành phần kháng nấm như: ketoconazol, ciclopirox,…. Đối với sản phẩm dầu gội chứa hoạt chất kể trên không được tùy ý sử dụng, cần tuân thủ theo hướng dẫn của các cán bộ y tế có chuyên môn.

viêm nang lông da đầu

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp dân gian sau đây:

  • Lá trầu không: đây là loại lá rất phổ biến, chứa một lượng lớn tinh dầu, có khả năng kháng khuẩn và làm sạch nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá trầu không rửa sạch, sau đó cho vào 2 lít nước đun sôi, để nguội. Sử dụng dịch chiết này để vệ sinh da đầu. Duy trì thực hiện 2 lần/tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Dầu dừa: chứa một lượng lớn acid béo bão hòa có tác dụng làm mềm da đầu, nuôi dưỡng nang tóc chắc khỏe, giảm ngứa, dịu da. Để việc sử dụng có hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện bôi dầu dừa sau mỗi lần gội đầu xong. Chú ý, lấy một lượng vừa đủ, tránh bôi quá nhiều làm bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn, gây phản tác dụng điều trị.
  • Tinh dầu tràm trà: có khả năng tiêu diệt hiệu quả loại vi khuẩn pseudomonas acnes – tác nhân chính gây bệnh viêm nang lông nói chung. Bên cạnh đó tinh dầu tràm trà giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương, hạn chế để lại sẹo xấu. Bạn cần sử dụng một vài giọt tinh dầu tràm trà thoa đều lên vùng da bị viêm nhiễm đã được làm sạch, massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Duy trì thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
  • Ngoài tác động tại chỗ, bạn có thể sử dụng một số thảo dược từ thiên nhiên pha nước để uống như: bồ công anh, kim ngân hoa,…. Chúng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm mủ viêm, tăng hiệu quả điều trị. Bạn nên duy trì thói quen này hằng ngày, kể cả khi viêm nang lông đã được đẩy lùi. 

Các phương pháp xử lý viêm nang lông da đầu kể trên chỉ thực hiện đối với những tổn thương nhẹ, mới chớm, chưa có hiện tượng mụn mủ hay chảy dịch, người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện mới thấy được hiệu quả điều trị.

>>> Xem thêm: Cách xử lý viêm nang lông tại nhà hiệu quả

2. Phương pháp dùng thuốc điều trị

viêm nang lông da đầu

Đối với tổn thương lan rộng, việc áp dụng các phương pháp xử lý tại nhà không có sự tiến triển, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ soi da và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể phối kết hợp các loại thuốc khác nhau:

  • Nhóm thuốc kháng sinh đường bôi gồm một số hoạt chất như: acid fusidic, mupirocin, neomycin, erythromycin, clindamycin,… để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nang lông da đầu, chủ yêu là tụ cầu vàng. Đối với tình trạng bệnh nặng, hay tái phát cần kết hợp sử dụng kháng sinh đường uống.
  • Nhóm thuốc kháng nấm đường bôi kết hợp đường uống chứa các hoạt chất như: itraconazol, fluconazol, ketoconazol,….
  • Nhóm thuốc kháng virus đường bôi kết hợp đường uống chứa hoạt chất điển hình là acyclovir,….
  • Nhóm thuốc kháng histamin H1 như: loratadin,… giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da đầu.

Bên cạnh tác dụng điều trị, bất cứ loại thuốc nào cũng ẩn chứa nhiều tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Vì vậy, trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của các bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào, cần ngừng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, từ đó đưa ra hướng xử trí kịp thời.

>>> Xem thêm: Điều trị viêm nang lông theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

IV. Cách phòng ngừa viêm nang lông da đầu tái lại

viêm nang lông da đầu

Viêm nhiễm da đầu rất dễ tái lại trong trường hợp xuất hiện các yếu tố thuận lợi. Vì vậy, để phòng ngừa viêm nang lông da đầu tái lại bạn cần:

  • Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ để phát hiện sớm và có biện pháp xử trí hiệu quả.
  • Giữ cho da đầu được khô thoáng, không nên đội mũ trong thời gian dài.
  • Lựa chọn dầu gội chứa thành phần lành tính, không gây kích ứng, không chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Không để đầu ướt khi đi ngủ, vệ sinh thường xuyên các vật dụng dùng cho tóc như: lược, khăn lau đầu,….
  • Không sử dụng dao cạo tóc cùn, chưa được vệ sinh sạch sẽ.
  • Hạn chế cào gãi da đầu để tránh gây thương tổn cho da.
  • Trong trường hợp có chỉ định dùng thuốc, cần sử dụng đúng liều, đủ thời gian để hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và ngăn ngừa hiện tượng tái phát lại bệnh.

Trên đây là những thông tin đầy đủ và hệ thống nhất liên quan đến tình trạng viêm nang lông da đầu. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia da liễu tư vấn và giải đáp kịp thời.

>>> Xem bài viết: Nhận diện và xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học

]]>
https://dizigone.vn/viem-nang-long-da-dau-18123/feed/ 0
Nhận diện và xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học https://dizigone.vn/nhan-dien-va-xu-tri-viem-lo-chan-long-o-mat-chuan-khoa-hoc-17780/ https://dizigone.vn/nhan-dien-va-xu-tri-viem-lo-chan-long-o-mat-chuan-khoa-hoc-17780/#respond Thu, 29 Jun 2023 06:53:11 +0000 https://dizigone.vn/?p=17780 Viêm lỗ chân lông ở mặt không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe con người nhưng nó gây mất thẩm mỹ, khiến bạn trở nên tự ti trong quá trình giao tiếp. Bài viết sau sẽ đưa đến cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về tình trạng viêm lỗ chân lông ở mặt, từ đó giúp bạn nhận diện và xử trí tình trạng này một cách chuẩn khoa học.

viêm lỗ chân lông ở mặt

1. Viêm lỗ chân lông ở mặt có biểu hiện gì?

Viêm lỗ chân lông ở mặt là sự tăng tiết bã nhờn ở các lỗ chân lông, từ đó kích thích vi khuẩn thường trú trên da hoạt động mạnh mẽ gây viêm nhiễm, bít tắc các nang lông, khiến da xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Lỗ chân lông to, tại đó hình thành các mụn nhỏ li ti ở ngay lỗ chân lông và có thể xuất hiện mủ gây cảm giác đau nhức, sưng đỏ quanh chân lông.
  • Làn da trở nên bong tróc và sần sùi hơn, nhạy cảm với các yếu tố tác động bên ngoài đó là: thời tiết, môi trường, các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da.
  • Làn da đổ dầu nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mụn bọc, mụn mủ xuất hiện.

2. Tác hại của viêm lỗ chân lông ở mặt

viêm lỗ chân lông ở mặt

Thông thường viêm lỗ chân lông ở mặt không gây tác hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tình trạng da liễu này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người:

  • Vùng da viêm nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại xâm nhập và hình thành mụn bọc, mụn mủ gây sưng đỏ, đau nhức quanh các nốt mụn.
  • Bên cạnh đó, bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhiều tại vùng da bị viêm nhiễm. Lúc này cần hạn chế tối đa việc cào gãi, trong nhiều trường hợp có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1 để làm giảm triệu chứng.
  • Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tổn thương trở nên sâu hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
  • Sẹo xấu có thể xuất hiện sau quá trình điều trị viêm lỗ chân lông ở mặt.

>>> Xem bài viết: Da mụn đầu đen lỗ chân lông to> – 5 bước chăm sóc đơn giản để đẩy lùi

3. Cách xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học

Dưới đây, chúng tôi xin được chia sẻ các nguyên tắc cũng như đưa ra các biện pháp xử lý chuẩn khoa học nhằm mục đích giúp bạn đọc giải quyết tình trạng viêm lỗ chân lông ở mặt một cách an toàn và hiệu quả nhất

3.1. Nguyên tắc xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học

Đối với những tổn thương ngoài da, để quá trình xử trí trở nên hiệu quả nhất bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Vệ sinh vùng da bị viêm lỗ chân lông bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
  • Loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có hại đồng thời hạn chế thói quen cào gãi gây kích ứng và tổn thương làn da.
  • Đối với từng tình trạng viêm nhiễm mức độ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sát khuẩn và dùng thuốc phù hợp nhất.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học là yếu tố quan trọng giúp da phục hồi nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát trở lại.

3.2. Cách xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học

Vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone

viêm nang lông

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu, chứa thành phần là các ion muối khoáng HClO, ClO-, OH- có tác dụng:

  • Tiêu diệt 100% vi sinh vật có hại trong vòng 30 giây. 
  • Với cơ chế hoạt động tương tự với cách hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể nên sản phẩm đảm bảo an toàn, lành tính với mọi làn da. 
  • Dung dịch không màu, trong suốt giúp người sử dụng dễ dàng quan sát khi chăm sóc tổn thương.
  • Được kiểm chứng khoa học: Bộ KHCN và Đại học Y chứng minh về an toàn và hiệu quả kháng khuẩn nhanh – mạnh
  • Cách sử dụng: dùng tăm bông thấm đẫm dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm nhiễm. Thực hiện đều đặn 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị cụ thể.

Sử dụng thuốc điều trị 

Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm của nang lông mà các bác sĩ đưa ra phác đồ sử dụng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm lỗ chân lông đó là:

Thuốc không kê đơn chứa các hoạt chất như: 

  • Acid salicylic, benzoyl peroxide, acid azelaic có tác dụng bạt sừng, tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng, giúp làm sạch lỗ chân lông, từ đó ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. 
  • Bên cạnh đó, sản phẩm chứa retinol là hoạt chất phổ biến dành cho những làn da bị mụn. Đây là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng bạt sừng, tẩy tế bào chết, hiệu quả đối với các nốt mụn viêm. Một điều lưu ý cần bạn sử dụng kem chống nắng đầy đủ khi sử dụng retinol điều trị mụn.

Các loại thuốc này phù hợp với những người bị viêm lỗ chân lông mức độ nhẹ và trung bình, chưa xuất hiện mụn mủ, mụn bọc hay mụn sưng viêm lớn.

viêm lỗ chân lông ở mặt

Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, xuất hiện mủ kèm sưng đau xung quanh vết mụn, bạn cần sử dụng các thuốc kê đơn đặc trị như sau:

  • Kháng sinh: doxycycline hoặc tetracycline có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Thuốc chống nhiễm trùng dapsone.
  • Các loại thuốc nội tiết tố: thuốc tránh thai hoặc spironolacton.
  • Isotretinoin: đây là một dẫn xuất khác của vitamin A dùng để điều trị mụn trong trường hợp nghiêm trọng thường là những trường hợp liên quan đến mụn nang bị viêm, không phản ứng với retinoids. Tránh isotretinoin nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc nghĩ rằng bạn có thể mang thai.

Một số thủ thuật không dùng thuốc xử lý viêm lỗ chân lông được áp dụng trong trường hợp các biện pháp dùng thuốc không hiệu quả đó là:

  • Laser: bác sĩ sử dụng nguồn điện với cường độ cao tác động trực tiếp vào vùng da bị bệnh, tiêu diệt vi khuẩn có hại một cách hiệu quả đồng thời kích thích tái tạo collagen, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp làn da trở nên mịn màng, tươi sáng.
  • Tiểu phẫu: phương pháp này thực hiện đối với các trường hợp mụn mủ quá lớn, việc loại bỏ bằng các phương pháp khác khó khăn và không đạt hiệu quả cao.

4. Cách chăm sóc da mặt trong và sau khi điều trị viêm lỗ chân lông

viêm lỗ chân lông ở mặt

Trong quá trình điều trị viêm lỗ chân lông, làn da của bạn tương đối nhạy cảm, dễ chịu tổn thương từ các yếu tố bên ngoài tác động. Vì vậy bạn cần:

  • Làm sạch da mặt mỗi ngày bằng sản phẩm chăm sóc phù hợp với từng loại da, hạn chế sử dụng các hoạt chất tẩy rửa mạnh, dễ gây kích ứng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Che chắn cẩn thận mỗi khi ra khỏi nhà, kết hợp sử dụng kem chống nắng dành riêng cho làn da mụn và da nhạy cảm.

Lưu ý: không nên sử dụng bất cứ sản phẩm chăm sóc da lên vết thương hở, các nốt mụn có hiện tượng chảy dịch vì làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sâu cho da.

Sau quá trình điều trị viêm lỗ chân lông, lúc này làn da cần cung cấp một lượng lớn dưỡng chất giúp phục hồi da, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào da mới, kích thích tạo collagen, giúp làn da trở nên căng bóng, mịn màng hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm trọn bộ chăm sóc và phục hồi làn da sau mụn, viêm nhiễm, bạn có thể tham khảo của các nhãn hàng như: Laroche posay, Vichy, Cetaphil,…. 

Ngoài ra, bạn nên tiến hành tẩy da chết trên mặt 1-2 lần/tuần giúp thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong. Thực hiện tẩy trang da mặt mỗi ngày, đặc biệt với những bạn trang điểm nhiều cần sử dụng thêm các sản phẩm tẩy trang chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn lớp phấn dày trên da, hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông và nguy cơ xuất hiện viêm nhiễm.

>>> Xem thêm: Bỏ túi 7 điều khi chăm sóc da bị mụn viêm

5. Lưu ý và sai lầm cần tránh khi điều trị viêm lỗ chân lông ở mặt

viêm lỗ chân lông ở mặt

Một số sai lầm cần tránh giúp quá trình điều trị viêm lỗ chân lông ở mặt được nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất đó là:

  • Tuân thủ phác đồ dùng thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc, thay thế thuốc nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Không đưa tay chạm hay cào gãi lên mặt để hạn chế đưa vi khuẩn từ tay xâm nhập lên vùng da tổn thương.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm trang điểm trong quá trình điều trị, tẩy trang rửa mặt da mỗi ngày bằng các sản phẩm phù hợp với làn da mụn, nhạy cảm.
  • Không sử dụng chung khăn mặt để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

6. Cách phòng ngừa viêm lỗ chân lông ở mặt tái lại

Viêm lỗ chân lông ở mặt hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể có thể tái lại nếu bạn không có cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Vì vậy, bạn cần:

  • Vệ sinh da mặt một cách nhẹ nhàng, không chà mạnh, lựa chọn các loại sữa rửa mặt, dưỡng da, trang điểm không chứa dầu, không gây mụn. 
  • Sử dụng các loại mặt nạ có chứa than hoặc đất sét có tác dụng loại bỏ bã nhờn hiệu quả, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
  • Không tự ý nặn mụn để tránh gây viêm nhiễm cho làn da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: tăng cường bổ sung nhiều rau củ quả nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể; hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì dễ gây kích ứng cho da, tăng tiết dầu thừa, tăng nguy cơ xuất hiện mụn.
  • Xây dựng không gian sống trong lành, thường xuyên giặt giũ chăn màn, đồ dùng cá nhân cần sắp xếp gọn gàng, đi ngủ sớm, hạn chế hiện tượng đổ mồ hôi, thực hiện bôi kem chống nắng mỗi ngày để tăng cường sự bảo vệ cho làn da của bạn.
  • Khi có những dấu hiệu ban đầu của tình trạng viêm lỗ chân lông ở mặt, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất để chấm dứt nhanh các triệu chứng khó chịu, giúp làn da nhanh chóng khỏe mạnh và mịn màng.

Viêm lỗ chân lông ở mặt có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào đặc biệt ảnh hướng lớn đến đối tượng là người trẻ tuổi. Hi vọng rằng bài viết giúp bạn đọc bổ sung được những thông tin đầy đủ nhất liên quan đến tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được tư vấn và giải đáp kịp thời

]]>
https://dizigone.vn/nhan-dien-va-xu-tri-viem-lo-chan-long-o-mat-chuan-khoa-hoc-17780/feed/ 0
Cần làm gì khi xuất hiện mụn viêm nang lông? https://dizigone.vn/can-lam-gi-khi-xuat-hien-mun-viem-nang-long-8958/ https://dizigone.vn/can-lam-gi-khi-xuat-hien-mun-viem-nang-long-8958/#respond Mon, 30 Nov 2020 06:56:47 +0000 https://dizigone.vn/?p=8958 Mụn viêm nang lông là tổn thương da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không xử lý đúng cách, mụn có thể để lại sẹo làm bạn mất tự tin. Vậy cần làm gì để loại bỏ mụn an toàn, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

I. Mụn viêm nang lông là gì?

Mụn viêm nang lông là tình trạng nhiễm khuẩn ở các nang lông, thường bắt nguồn từ bệnh viêm nang lông có từ trước.

mụn viêm nang lông ở lưng

Bốn dấu hiệu nhận biết mụn viêm nang lông:

  • Mụn mọc ở ngay chính giữa nang lông.
  • Nốt đỏ hoặc phát triển thành bọc mụn.
  • Bọc mụn màu trắng đục, có mủ và thường dễ vỡ, gây chảy máu.
  • Bệnh nhân cảm giác khó chịu, ngứa, đau.

Tất cả vùng da có lông đều có thể xuất hiện mụn viêm nang lông, đặc biệt là những vùng da chịu sự cọ xát, tắc nghẽn, thường đổ mồ hôi như cổ, mặt, vùng dưới cánh tay, lưng và trước ngực, mông, đùi,…

II. Nguyên nhân xuất hiện mụn viêm nang lông

Mụn viêm nang lông có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Đây là mầm bệnh phổ biến nhất gây ra mụn viêm nang lông. Vi khuẩn này luôn có sẵn trên da để chực chờ thời cơ gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như trầy xước hoặc vết thương hở, chúng sẽ xâm nhập và gây mụn. Một số vi khuẩn gram âm như Klebsiella, EnterobacterProteuscũng có thể là thủ phạm của mụn trên da mặt, niêm mạc mũi và các vùng lân cận.

tụ càu vàng là nguyên nhân gây mụn viêm nang lông

  • Do “bồn tắm nước nóng”: Nước ở các bồn tắm hơi hay bể bơi nhân tạo thường chứa thành phần là clo và có pH thuận lợi để trực khuẩn mủ xanh phát triển. Chúng gây mụn tròn, đỏ, có mủ quanh nang lông và gây ngứa chỉ sau vài ngày tiếp xúc. Mụn sẽ nặng hơn nếu loại nước này tiếp xúc và tồn đọng trên da trong thời gian quá dài.
  • Do nấm Malassezia furfur(còn được gọi là Pityrosporum ovale): Thường biểu hiện dưới dạng các nốt mẩn đỏ ngứa trên ngực, vai hoặc lưng.
  • Do bít tắc lỗ chân lông: khi tiếp xúc với các sản phẩm bôi ngoài da hoặc vệ sinh kém, mặc quần áo quá chật,…

III. Cách xử lý mụn viêm nang lông hiệu quả

1. Biện pháp làm sạch da bị mụn tại nhà

Bước làm sạch da rất quan trọng và đem đến nhiều tác dụng trong xử lý mụn viêm, cụ thể như:

  • Loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết.
  • Tránh bít tắc lỗ chân lông, giúp da luôn được thông thoáng.
  • Giúp các sản phẩm trị mụn có thể thấm tốt qua da.

làm sạch da để loại bỏ bụi bẩn

Với vùng da mặt, nên rửa mặt với các sản phẩm thích hợp cho da mụn. Rửa mặt bằng nước ấm giúp lỗ chân lông giãn ra để đẩy tạp chất trong da ra ngoài sau đó dùng nước lạnh để rửa làm se khít lỗ chân lông. Với các vùng da khác, có thể làm sạch bằng sữa tắm thích hợp và tẩy da chết định kỳ 1-2 lần/ tuần.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch da bằng cách đơn giản sau đây:

  • Dùng bông thấm một lượng nước muối vừa đủ, thoa đều lên da, đặc biệt vùng da bị mụn viêm,
  • Giữ khoảng 2 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
  • Nước muối sinh lý là dung dịch an toàn. Tuy nhiên do nhược điểm làm khô da nên không sử dụng quá 2 lần/ngày.

2. Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da

Sau khi làm sạch da cần bổ sung thêm dưỡng chất để da khỏe mạnh hơn. Sử dụng thảo dược thường an toàn cho da, vừa cung cấp vitamin và khoáng chất, vừa có hiệu quả trong điều trị mụn viêm.

dưỡng ẩm bằng nguyên liệu tự nhiên

Một số thảo dược có thể sử dụng tại nhà để cung cấp dưỡng chất:

  • Nha đam: trong phần thịt trong có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là các saponin và acid hữu cơ có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Bạn có thể sử dụng nha đam kết hợp với sữa chua không đường làm kem bôi hàng ngày.
  • Lá trầu không: có khả năng kháng khuẩn, bổ sung vitamin, se khít lỗ chân lông, ngăn thâm sẹo ở vùng tổn thương. Có thể giã nát lá trầu để lấy nước thoa lên vùng da bị mụn hoặc đun lấy nước để tắm.
  • Tinh dầu tràm trà: khả năng kháng khuẩn cao, ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Lưu ý trước khi sử dụng nên pha loãng với nước ấm để tránh gây kích ứng da.
  • Nước hoa hồng: có khả năng cân bằng pH da, giữ ẩm, se khít lỗ chân lông hiệu quả.

3. Sử dụng các chất sát khuẩn tại chỗ

Một số chất sát khuẩn có hiệu quả trong xử lý mụn viêm như:

  • Benzoyl peroxide (2% – 10%) dùng 2 lần/ ngày.
  • Dung dịch hypochlorite (3% – 5%).

Tuy nhiên các chất sát khuẩn vẫn còn một số nhược điểm sau:

  • Phổ kháng khuẩn hẹp, không đảm bảo tiêu diệt tất cả các vi sinh vật có thể gây hại.
  • Các chất sát khuẩn thường gây đau, xót da, làm chậm quá trình lành da.

Để khắc phục nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn truyền thống, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Dizigone. Dung dịch sát khuẩn Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu với nhiều ưu điểm vượt trội:

viêm nang lông

  • Phổ kháng khuẩn rộng, đảm bảo tiêu diệt cả vi khuẩn, virus hay vi nấm.
  • Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiêu diệt đến 99,99% vi sinh vật gây hại.
  • Cơ chế diệt khuẩn tương tự cách bảo vệ tự nhiên của hệ miễn dịch, an toàn, không gây kích ứng.
  • Các thành phần có trong Dizigone rất lành tính, hoàn toàn không gây xót, châm chích da mặt.
  • Hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường.

Cách xử lý mụn viêm nang lông với dung dịch sát khuẩn Dizigone:

  • Rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào khu vực có mụn.
  • Để nguyên tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
  • Mỗi ngày có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần để đảm bảo hiệu quả sát khuẩn.

4. Kháng sinh điều trị mụn viêm nang lông

Do nguyên nhân chính gây mụn viêm nang lông là vi khuẩn nên có thể dùng kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống để xử lý mụn viêm.

  • Kháng sinh tại chỗ:

Bác sĩ kê đơn kháng sinh tại chỗ khi số lượng mụn viêm còn ít. Bôi trực tiếp trên vùng có mụn. Kháng sinh tại chỗ có thể gây viêm da tiếp xúc, khô, ngứa chỗ bôi.

  • Kháng sinh đường uống:

Khi mụn viêm lan rộng, xuất hiện triệu chứng viêm hạch hoặc viêm mô tế bào phải dùng kháng sinh đường uống kết hợp thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc kháng sinh đường uống bao gồm phản ứng dị ứng, rối loạn thần kinh hoặc tâm thần và tiêu chảy.

IV. Những lưu ý khi xử lý mụn viêm nang lông tại nhà

Trong quá trình điều trị mụn viêm nang lông, cần hết sức lưu ý những điều sau đây:

  • Tuyệt đối không nặn mụn: Khi nặn mụn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo thâm. Việc nặn mụn còn khiến quá trình tái tạo da chậm lại, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Tránh dùng cùng lúc nhiều loại sản phẩm trị mụn vì có thể gây tương tác trong quá trình sử dụng làm tình trạng mụn nặng thêm.
  • Bảo vệ da khỏi bụi bẩn, hóa chất, sử dụng mỹ phẩm an toàn, che chắn cho da cẩn thận. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV.

Mụn viêm nang lông có thể khỏi nếu bạn biết cách xử lý kịp thời. Đừng để mụn làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sắc đẹp. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế.

]]>
https://dizigone.vn/can-lam-gi-khi-xuat-hien-mun-viem-nang-long-8958/feed/ 0
Cách xử lý viêm nang lông tại nhà hiệu quả nhanh https://dizigone.vn/cach-xu-ly-viem-nang-long-tai-nha-hieu-qua-nhanh-7747/ https://dizigone.vn/cach-xu-ly-viem-nang-long-tai-nha-hieu-qua-nhanh-7747/#respond Wed, 11 Nov 2020 03:20:42 +0000 https://dizigone.vn/?p=7747 “Do chân bị viêm nang lông nặng nên mình tự ti nhiều lắm. Quanh năm suốt tháng chẳng bao giờ dám mặc váy, nhìn chị em xúng xính khoe chân mà mình tủi thân.” – Tâm sự của chị Hà cũng chính là nỗi buồn chung mà nhiều người đang gặp phải. Mong muốn lớn nhất của chị lúc này là tìm ra cách xử lý viêm nang lông tại nhà dứt điểm, hiệu quả nhanh nhất. 

I. Hiểu rõ nguyên nhân gây viêm nang lông 

nguyen-nhan-viem-nang-long nguyên nhân viêm nang lông

Để loại bỏ viêm nang lông, chị em cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Đúng như tên gọi, viêm nang lông là tình trạng lỗ chân lông bị viêm do các vi sinh vật ngoại lai chiếm đóng. Xét nghiệm vi sinh tại chỗ chỉ ra hai vi khuẩn gây viêm thường gặp nhất là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh. Ngoài ra, nấm và virus cũng là hai tác nhân phổ biến gây bệnh:

  • Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
  • Virus Herpes simplex: gây viêm nang lông vùng quanh miệng.

Tuy vậy, nhiều người lại có thắc mắc rằng: Tại sao mình vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vi sinh vật hoàn toàn không có cơ hội tấn công nhưng vẫn bị viêm nang lông mãi không khỏi? Lý giải cho điều này, các nghiên cứu y học đã chỉ ra nhiều dạng viêm nang lông không phải do vi sinh vật: 

  • Giả viêm nang lông: Do tình trạng cạo râu, lông, gây tình trạng lông chọc thịt. Dạng viêm nang lông này thường gặp ở vùng cằm của nam giới. Ngoài ra, nó cũng xuất hiện trên chân, tay của những người có thói quen cạo lông dài ngày. 
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: Đây là dạng viêm nang lông bệnh lý, xuất hiện trên người bệnh suy giảm miễn dịch. 
  • Viêm nang lông tiếp xúc: Phổ biến trong cộng đồng người tiếp xúc nhiều với dầu nhớt như thợ máy móc, thợ sửa chữa… 
  • Viêm nang lông Decalvans: chưa rõ nguyên nhân chính xác, thường để lại triệu chứng viêm vùng da đầu và làm tóc rụng vĩnh viễn. 

Viêm nang lông do vi sinh vật có thể xử lý dễ dàng thông qua làm sạch, sát khuẩn. Viêm nang lông do các nguyên nhân khác thường khó tác động hơn, đòi hỏi kết hợp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. 

II. Các yếu tố thúc đẩy viêm nang lông thêm nặng 

Bên cạnh các nguyên nhân chính ở trên, viêm nang lông còn có thể nặng thêm bởi rất nhiều yếu tố như: mặc quần áo quá chật; cạo, nhổ lông; ra mồ hôi nhiều; dùng mỹ phẩm chứa corticoid hay chất gây kích ứng…Đây là những sai lầm thường gặp của nhiều chị em trong quá trình chăm sóc sắc đẹp. Muốn loại bỏ được viêm nang lông, cần khắc phục triệt để các sai lầm đó.  

tri_viem_nang_long_tai_nha trị viêm nang lông tại nhà

Nhiều bệnh lý cũng là thủ phạm thúc đẩy tình trạng viêm nang lông phát triển. Bộ Y tế chỉ ra 5 bệnh nền thường gặp nhất ở người bị viêm nang lông: 

  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
  • Suy thận, chạy thận nhân tạo
  • Thiếu máu do thiếu sắt (với những trường hợp viêm nang lông mạn tính).

Trước quá nhiều yếu tố tác động như vậy, viêm nang lông luôn là bài toán khó có lời giải. Năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị viêm nang lông. Theo đó, hy vọng trị viêm nang lông tại nhà triệt để không còn là mong ước xa vời. 

III. Ba bước xử lý viêm nang lông tại nhà hiệu quả nhanh 

1. Làm sạch vùng da bị viêm bằng dung dịch sát khuẩn 

Làm sạch da là nguyên tắc cơ bản nhất trong điều trị viêm nang lông. Khi tiêu diệt các vi sinh vật, nguyên nhân gây viêm được loại bỏ, giúp da phục hồi nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vùng da bị viêm nang lông nên được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Dung dịch được lựa chọn cần đáp ứng đủ các yêu cầu: 

  • Sát khuẩn mạnh: hiệu quả trên cả các chủng vi khuẩn, virus và nấm.
  • Hiệu quả nhanh: giúp mau chóng cải thiện được tình trạng viêm. 
  • Có khả năng thấm sâu: xâm nhập tốt vào vùng lỗ chân lông bị viêm để phát huy tác dụng. 
  • Không gây khô rát, kích ứng: không chứa cồn, không làm mẩn đỏ, nổi thêm mụn mủ trên da. 
  • An toàn: Không gây tác động có hại khi sử dụng lâu dài, trên diện tích da rộng. 

viêm nang lông

Hầu hết dung dịch sát khuẩn thường gặp hiện nay không đạt được hết các yêu cầu đó. Tại các bệnh viện, phòng khám da liễu, sản phẩm được dùng nhiều nhất là dung dịch chứa acid hypochlorous. Đây được coi là chất sát khuẩn tự nhiên vì hoạt động tương tự cách hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Nó cho hiệu quả sát khuẩn nhanh và mạnh nhưng vẫn an toàn tuyệt đối cho da. Với làn da nhạy cảm của người bị viêm nang lông, dung dịch chứa acid hypochlorous là lựa chọn tối ưu nhất. Tại Việt Nam, Dizigone là đại diện duy nhất của dòng sản phẩm này. 

Cách làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone: 

  • Lau/rửa/xịt vùng da bị viêm nang lông bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày. 
  • Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.

2. Dùng thuốc kháng sinh 

Kháng sinh được dùng kết hợp sau bước sát khuẩn để tiêu diệt sạch sẽ vi khuẩn gây viêm. Ưu điểm của kháng sinh là duy trì được tác dụng diệt khuẩn kéo dài. Tuy nhiên, liệu trình sử dụng phải được thông qua chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ. 

Khi viêm nang lông ở mức độ nhẹ – trung bình, kháng sinh chỉ cần dùng theo đường bôi tại chỗ. Một số kem/thuốc mỡ kháng sinh thường được chỉ định cho viêm nang lông là: 

  • Kem hoặc mỡ axit fusidic, bôi 1- 2 lần/ngày 
  • Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày 
  • Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày. 
  • Kem silver sulfadiazine 1%, bôi 1-2 lần/ngày 
  • Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày 
  • Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày

Với người có viêm nang lông mức độ nặng, việc bôi kháng sinh ngoài da là chưa đủ. Hiệu quả diệt khuẩn chỉ đạt được triệt để khi người bệnh dùng thuốc theo đường toàn thân. Các kháng sinh toàn thân phổ biến nhất là: Cloxacillin, Amoxicillin/ clavulanic, Clindamycin, Vancomycin… Các thuốc này sẽ được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thời gian điều trị cho kháng sinh kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. 

3. Loại bỏ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm nang lông 

tri-viem-nang-long-tai-nha trị viêm nang lông tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc và dung dịch sát khuẩn, bạn cần chú ý loại bỏ những yếu tố thúc đẩy viêm phát triển. Trong thời gian điều trị, đây là bước làm không thể thiếu để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Những điều nên làm để hỗ trợ xử lý viêm nang lông tại nhà hiệu quả: 

  • Hạn chế, nhổ, cạo lông; gãi, chà sát vùng da bị viêm nang lông. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt.
  • Hạn chế đổ mồ hôi, giữ da khô thoáng, sạch sẽ; vệ sinh da nếu thấy da ẩm ướt quá lâu.
  • Ngưng dùng thuốc/mỹ phẩm gây kích ứng; ngưng dùng corticoid.
  • Giảm cân, giảm lượng mỡ thừa trên cơ thể. 
  • Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền: tiểu đường, suy thận, thiếu máu. 

Nếu kết hợp đầy đủ 3 bước làm trên, tình trạng viêm nang lông sẽ được cải thiện nhanh chóng. Làn da nhẵn mịn, không tì vết sẽ sớm quay trở lại khi được chăm sóc đúng cách. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về viêm nang lông, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính). 

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế 

]]>
https://dizigone.vn/cach-xu-ly-viem-nang-long-tai-nha-hieu-qua-nhanh-7747/feed/ 0
Cách chữa viêm nang lông tại nhà triệt để https://dizigone.vn/cach-tri-viem-nang-long-tai-nha-triet-de-358/ https://dizigone.vn/cach-tri-viem-nang-long-tai-nha-triet-de-358/#respond Fri, 25 May 2018 02:15:50 +0000 https://dizigone.vn/?p=358 Viêm nang lông là bệnh phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là những thanh thiếu niên, không kể nam hay nữ. Bệnh thường biểu hiện bằng những nốt mụn nhỏ, khu trú ở nang lông gây viêm nhiễm, mất thẩm mĩ, khiến người bệnh thiếu tự tin. Làm thế nào để chữa viêm nang lông tại nhà hiệu quả là nỗi băn khoăn của nhiều người. 

Cách trị viêm nang lông tại nhà triệt để

Hình ảnh minh họa viêm nang lông 

Nguyên nhân gây viêm nang lông

  • Bệnh viêm nang lông có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân:
    • Do lớp sừng dày, lông chân quá yếu, mảnh
    • Cạo nhổ không đúng.khiến da bị tổn thương
    • Do bẩm sinh, di truyền, hoặc do dị ứng da.
  • Viêm nang lông thường xảy ra ở những vị trí có lông trên.cơ thể như vùng mặt, chân, tay, vùng ria mép, da đầu.
  • Bệnh thường khiến người bệnh có biểu hiện ngứa tại vùng da bị viêm. Da sần sùi, nổi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong gây ngứa. Bệnh thường tiến triển âm thầm trên da, kèm theo sự xuất hiện của mụn mủ. Viêm nang lông sẽ làm cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt.

Xem thêm về mụn và các cách chữa mụn hiệu quả

Bí quyết chữa viêm nang lông hiệu quả triệt để

  • Người có cơ địa dễ mắc viêm nang lông rất thường cũng dễ bị mắc bệnh tái lại,.đặc biệt khi không chữa đúng cách hoặc không giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Để chữa bệnh viêm nang lông hiệu quả, việc đầu tiên là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế, trung tâm y tế, bệnh viện da liễu.để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng bệnh. Qua tiến hành soi da và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ da liễu sẽ xác.định được chính xác căn nguyên gây viêm nang lông. Từ đó đưa ra phương pháp chữa bệnh viêm nang lông phù hợp với cơ địa của mỗi người.
  • Trường hợp bệnh viêm nang lông là do tụ cầu, vi khuẩn gram âm, virus hay nấm… thì.biện pháp xử lý là dùng những sản phẩm sát khuẩn bôi tại chỗ. 
  • Trường hợp bệnh nặng có thể dùng thuốc uống toàn thân hoặc kết hợp cả thuốc bôi và uống.để chữa viêm nang lông. Nếu bệnh viêm nang lông là do tụ cầu gây ra thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh để chữa. Viêm nang lông do nấm thì có thể dùng thuốc bôi chống nấm kết hợp với thuốc uống.

Cách trị viêm nang lông tại nhà triệt để

  • Bên cạnh việc chữa bằng thuốc, người bị bệnh viêm nang lông cũng cần.tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày. Không sử dụng các loại sữa tắm chứa nhiều hóa chất gây kích ứng da,.cũng không tự ý bôi những sản phẩm không được bác sĩ chỉ định. Thay vào đó, nên dùng dung dịch sát khuẩn pha loãng với nước ấm để tắm trực tiếp. 

Dizigone – Hỗ trợ đắc lực giúp chữa viêm nang lông tại nhà

  • Dung dịch sát khuẩn ngoài da đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý viêm nang lông. Nó giúp vệ sinh cơ thể, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và những mầm bệnh có khả năng xâm nhập và gây viêm.
  • Do cơ thể bị viêm da cơ địa thường rất mẫn cảm, nên dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo.vừa có tác dụng tốt, vừa không gây khô rát, kích ứng da khi sử dụng lâu dài.
  • Tại nhiều bệnh viện và phòng khám da liễu, Dizigone được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm da cơ địa. Đây là dòng sản phẩm kháng khuẩn ion thế hệ mới, có nhiều ưu điểm vượt trội.
    • Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được cả vi khuẩn, virus và nấm. Dizigone loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có thể gây viêm tại lỗ chân lông, giữ gìn làn da khô thoáng, sạch sẽ.
    • Tác dụng nhanh, hiệu quả tức thời chỉ sau 30s. Tình trạng viêm da sẽ được đẩy lùi nhanh chóng và mạnh mẽ.
    • Ạn toàn: Dizigone có pH trung tính, cơ chế diệt khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nhờ vậy, khi sử dụng lâu dài, Dizigone không gây khô xót, kích ứng da.
    • Được kiểm chứng chất lượng tại Qautest 1 – Bộ KHCN.
    • Được Sở Y tế cấp phép lưu hành.

Hình ảnh sản phẩm Dizigone 300ml

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

Xem thêm:

=> Xoá tan nỗi lo mụn viêm cực đơn giản

=> Mách mẹ cách trị thuỷ đậu sau sinh tại nhà

=> Hành trình tìm phương pháp trị chốc lở cho con 

]]>
https://dizigone.vn/cach-tri-viem-nang-long-tai-nha-triet-de-358/feed/ 0