Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Fri, 24 Jun 2022 10:11:07 +0000 vi hourly 1 Sùi mào gà ở môi, miệng, họng: Dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-moi-13602/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-moi-13602/#respond Mon, 22 Nov 2021 07:37:14 +0000 https://dizigone.vn/?p=13602 Rất nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sùi mào gà chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên virus HPV gây ra bệnh lý xã hội này có thể phát triển và lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, điển hình là môi, miệng, họng. Vậy sùi mào gà ở môi, miệng, họng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa sùi mào gà an toàn và hiệu quả là gì?

sùi mào gà môi sui-mao-ga-o-moi

I. Nguyên nhân mọc sùi mào gà ở môi, miệng, họng

nguyên nhân sùi mào gà nguyen-nhan-sui-mao-ga

Nguyên nhân xuất hiện các nốt sùi mào gà ở môi, miệng, họng là do sự tấn công của virus HPV – human papillomavirus, chủ yếu là 2 type 6 và 11. Loại virus này có tốc độ lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau như: quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh,…. Sùi mào gà ở khoang miệng có thể gặp ở mọi đối tượng từ nam giới, nữ giới, người cao tuổi hay trẻ nhỏ.

II. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở môi, miệng, họng

1. Xuất hiện các nốt mụn ở môi, miệng, họng

sùi mào gà ở môi sui-mao-ga-o-moi

Đây là dấu hiệu đầu tiên nhận biết bạn đã bị mắc bệnh sùi mào gà. Đầu tiên, các nốt mụn sẽ mọc thưa thớt, nhô cao hơn so với bề mặt da. Giai đoạn này bạn có thể nhầm lẫn với những nốt nhú của niêm mạc sinh lý trong khoang miệng. Do vậy, người bệnh rất khó phát hiện mình đã bị nhiễm sùi mào gà.

Theo thời gian, các nốt mụn này sẽ mọc cao lên như mào gà, lan rộng ra các vị trí của khoang miệng, thậm chí lan ra cả bên ngoài, quanh viền môi. Trong các nốt mụn sẽ chứa dịch trong, chỉ cần một tác động nhỏ có thể làm chúng vỡ ra, làm tăng nguy cơ phát tán bệnh ra nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. 

2. Cảm giác đau đớn, sưng đỏ ở khoang miệng

Khi virus phát triển ngày càng nhiều, sẽ xuất hiện nhiều mảng màu sưng đỏ kèm cảm giác đau đớn ở khoang miệng, lưỡi, amidan và cổ họng. Cảm giác đau này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, nói chuyện hàng ngày của người bệnh. Do không được bổ sung đủ dinh dưỡng, người bệnh có thể mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt.

3. Khó khăn mỗi khi ăn uống

Ở giai đoạn phát triển của bệnh, người mắc sùi mào gà sẽ có cảm giác vướng víu, nóng rát, tê buốt mỗi khi ăn uống. Bên cạnh đó, thức ăn có thể tác động đến các nốt mụn làm chúng vỡ ra, làm bệnh trở nặng, nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi mắc sùi mào gà ở miệng là điều vô cùng quan trọng, làm sao để vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa không ảnh hưởng đến các nốt sùi mào gà. Lúc này, bạn nên sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, không quá nóng hoặc quá lạnh. 

4. Lạc giọng, ho ra máu, các nhiễm trùng khoang miệng

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu lạc giọng, khàn giọng, ho ra máu. Các nốt mụn có sưng to hơn, có nguy cơ bị vỡ ra gây nhiễm trùng khoang miệng, miệng có mùi hôi khó chịu, nhiều bệnh nhân sẽ không thể ăn uống được, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

III. Phân biệt sùi mào gà ở môi, miệng, họng với các bệnh khác

Nếu không có những kiến thức căn bản về loại bệnh này, rất nhiều người sẽ nhầm tưởng sang các bệnh lý khác, từ đó sẽ có cách xử lý không đúng đắn. Kết quả làm cho bệnh diễn biến nặng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

1. Phân biệt sùi mào gà ở môi, miệng, họng với bệnh nhiệt miệng

nhiệt miệng và sùi mào gà nhiet-mieng-va-sui-mao-ga

Đa phần các trường hợp mắc sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu sẽ nhầm lẫn với nhiệt miệng và tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà. Chỉ đến khi các nốt sùi mọc to lên, thành mảng lớn mới phát hiện mình mắc sùi mào gà. 

Thông thường, người bị nhiệt miệng khi sử dụng rất nhiều đồ ăn cay nóng hoặc thời tiết nắng nóng, oi bức. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát ở miệng, xuất hiện các mụn nước không xù xì trên niêm mạc môi. Khi những mụn nước này vỡ ra sẽ để lại các vết lở nông, bờ rõ rệt, viền màu đỏ tươi. Chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm các vết loét này lành lại sau khoảng 10 – 15 ngày. 

2. Phân biệt sùi mào gà ở môi, miệng, họng với bệnh viêm họng

viêm họng và sùi mà gà viem-hong-va-sui-mao-ga

Người mắc bệnh sùi mào gà sẽ cảm thấy đau đớn, khó nuốt ở cổ họng chính vì thế nhiều người nhầm tưởng mình bị viêm họng, tự ý mua thuốc về dùng. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng như: virus, vi khuẩn, thời tiết, la hét nhiều,… tuy nhiên tổn thương sẽ xuất hiện chủ yếu ở phần cổ họng, các vị trí khác trong khoang miệng sẽ ít hoặc không bị ảnh hưởng. Còn đối với bệnh nhân mắc sùi mào gà sẽ xuất hiện các nốt sùi ở khắp khoang miệng, cổ họng, gây đau đớn nhiều vùng hơn.

IV. Sùi mào gà ở môi, miệng, họng có nguy hiểm không?

sùi mào gà sui-mao-ga

Bệnh sùi mào gà ở môi, miệng, họng sẽ gây khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, ăn không ngon, chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, gầy sút cân. Hơn nữa, sùi mào gà ở môi, miệng còn làm bệnh nhân thiếu tự tin trong cuộc sống, ảnh hưởng tới tâm lý, dễ bị căng thẳng kéo dài. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Một số biện pháp sử dụng trong việc điều trị sùi mào gà như: dùng thuốc uống hoặc bôi để tiêu diệt virus gây bệnh, đốt điện, đốt laser, áp lạnh, công nghệ ALA – PDT. 

Ngược lại, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: ung thư vòm họng, hiếm muộn thậm chí có thể vô sinh. Với những trường hợp phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà ở môi, miệng, họng, nếu không chăm sóc cẩn thận dễ lây lan đến các vùng khác của cơ thể trong đó có vùng kín. Khi thực hiện sinh con bằng phương pháp sinh thường, trẻ tiếp xúc với âm đạo người mẹ và nguy cơ rất cao nhiễm bệnh cho bé. Vì vậy, các mẹ cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.

>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? 4 biến chứng dễ gặp và 3 bước điều trị ngăn ngừa

V. Cách chữa sùi mào gà ở môi, miệng, họng

Để điều trị sùi mào gà ở môi, miệng, họng một cách hiệu quả, cần sử dụng biện pháp để tiêu diệt nốt sần, u nhú, ngăn chặn sự phát triển của virus HPV. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh, mà các bác sĩ có thể đưa ra lộ trình điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

1. Phương pháp nội khoa

Thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nội khoa (dùng thuốc) cho những trường hợp nhẹ, khi nốt sùi mào gà còn nhỏ, chưa lan rộng ra xung quanh. Thuốc bao gồm 2 dạng: dạng uống hoặc dạng bôi. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HPV chứ không tiêu diệt được tận gốc mầm bệnh. Một số loại thuốc phổ biến dùng điều trị sùi mào gà ở miệng như:

  • Kem bôi Imiquimod giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại những mụn mồng gà.
  • Nhựa podophyllin có nguồn gốc từ thực vật giúp phá hủy các mô mụn cóc hiệu quả.

2. Phương pháp ngoại khoa

Trong trường hợp các nốt mụn đã lớn hơn, các thuốc điều trị không còn có tác dụng, lúc này phẫu thuật sẽ là phương án được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn.

  • Đốt nhiệt
  • Phẫu thuật cắt bỏ
  • Đốt bằng laser
  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng
  • Phương pháp quang động ALA-PDT: sử dụng chất cảm quang đặc biệt để kích hoạt phản ứng quang động, tạo ra sản phẩm là oxy hoạt lực giúp tiêu diệt triệt để các u nhú, nốt mụn sùi mào gà.

3. Vệ sinh bằng các dung dịch kháng khuẩn phù hợp

Song song với quá trình điều trị bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa, theo các chuyên gia y tế, việc súc miệng, vệ sinh các nốt sùi mào gà là điều vô cùng quan trọng. Mục đích sẽ giúp cho khoang miệng trở nên sạch hơn, tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị, hạn chế lây lan sang các vùng da lành xung quanh.

Làm thế nào để lựa chọn được một dung dịch kháng khuẩn phù hợp? Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là giải pháp tối ưu dành cho người bị sùi mào gà ở miệng bởi:

  • Khả năng kháng khuẩn nhanh và mạnh.
  • Không gây xót hay kích ứng cho da.
  • An toàn, có thể sử dụng cho cả bên trong và bên ngoài vùng miệng. 
  • Ngoài ra sản phẩm không gây nhuộm màu da, mọi người hoàn toàn yên tâm sử dụng.

thuốc bôi mụn rộp sinh dục thuoc-boi-mun-rop-sinh-duc

Bạn nên sử dụng sản phẩm trước khi bôi thuốc hoặc sau khi quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối sùi mào gà.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà còn ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như: tay, chân, môi, lưỡi, họng,…. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết nhất để bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta. Mọi thông tin cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia y tế giải đáp.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-moi-13602/feed/ 0
Tại sao sùi mào gà mọc ở tay? Làm gì để đẩy lùi nhanh chóng https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-tay-13670/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-tay-13670/#respond Fri, 19 Nov 2021 10:11:27 +0000 https://dizigone.vn/?p=13670 Sùi mào gà là một bệnh lý xã hội có khả năng xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể. Sự xuất hiện của các nốt sùi mào gà ở tay cũng không ngoại lệ. Chúng không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây ra cảm giác thiếu tự tin trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ rõ hơn đến độc giả nguyên nhân dẫn tới sùi mào gà mọc ở tay, từ đó đưa ra biện pháp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

sùi mào gà ở tay sui-mao-ga-o-tay

I. Nguyên nhân mọc sùi mào gà ở tay

nguyên nhân sùi mào gà nguyen-nhan-sui-mao-ga

Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà 

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà nói chung là do virus HPV, cụ thể là loại virus thuộc type 6 và 11. Chúng tiếp xúc với da và xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở. Vì vậy, nếu bàn tay không may chạm phải vùng da nhiễm virus HPV sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở tay. Khi bàn tay của bạn mọc sùi mào gà thì khả năng lây lan đến các vị trí khác trên cơ thể là rất cao.

Thông thường, mọi người có suy nghĩ sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Qua đây, các bạn cần chú ý, bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện ở tay hoặc bất kì bộ phận nào khác. Vì vậy, để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh xảy ra, bạn không dùng chung đồ đạc, bắt tay hay tiếp xúc thân mật với người khác, đặc biệt là những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh.

II. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở tay

Virus gây bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khoảng 2-9 tháng. Trong thời điểm này, cơ thể không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, do đó việc phát hiện bệnh sẽ rất khó khăn. Do đó, bạn chỉ có thể biết mình mắc bệnh khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

1. Mụn cóc sinh dục bắt đầu xuất hiện và tăng sinh

mụn rộp sinh dục mun-rop-sinh-duc

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất giúp bạn nhận biết bản thân có bị mắc sùi mào gà hay không? Ban đầu, những nốt mụn mọc li ti, đơn lẻ, có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, đường kính khoảng 1 mm. Nếu không phát hiện và xử lý nhanh chóng, chúng sẽ phát triển thành các đám lớn, có hình dạng giống mào gà hoặc hoa súp lơ. Nếu dùng tay ấn nhẹ lên đầu nốt mụn sẽ thấy có dịch mủ, chất nhầy thậm chí là máu chảy ra. Lúc này, cần vệ sinh cẩn thận để dịch ở vết thương không tiếp xúc với các bộ phận khác như: chân, mặt, bộ phận sinh dục, tránh nguy cơ lây lan cho cơ thể.

>>> Xem bài viết: 3 dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết sùi mào gà

2. Ngứa ngáy, khó chịu ở tay

Khi những nốt sùi mào gà mọc lên cao hơn hẳn bề mặt da sẽ làm người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dẫn đến cảm giác tự ti khi tiếp xúc với mọi người. Hơn nữa, cảm giác ngứa ngáy làm người bệnh có thói quen hay cào giã lên các vết mụn. Chính điều này dẫn đến nguy cơ lây lan bệnh nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp nặng, bạn có thể sử dụng các thuốc kháng histamin H1 để giảm nhẹ triệu chứng này.

III. Sùi mào gà ở tay có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà nói chung hay sùi mào gà ở tay nói riêng nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ diễn biến phức tạp để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe mọi người.

  • Nguy cơ ung thư cao: sùi mào gà rất dễ lây lan, khi chúng xâm nhập và phát triển tại bộ phận sinh dục sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,….
  • Rất dễ lây nhiễm cho đối tượng tiếp xúc gần: Virus có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ. Với những người có sức đề kháng yếu, virus HPV sẽ lây nhiễm dễ dàng hơn như những đối tượng nhiễm HIV, giang mai, lậu,….
  • Ở giai đoạn sớm, sùi mào gà dễ nhầm tưởng sang nhiều bệnh lý da liễu khác như: viêm da, mẩn ngứa, dị ứng,…. Từ đó dẫn đến người bệnh tự ý điều trị sai cách. Khi thăm khám bác sĩ thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Như vậy, bệnh sùi mào gà ở tay rất nguy hiểm. Do đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, tránh những biến chứng khó lường do sùi mào gà gây ra.

>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? 4 biến chứng dễ gặp và 3 bước điều trị ngăn ngừa

IV. Cách điều trị sùi mào gà ở tay

1. Mục tiêu điều trị sùi mào gà ở tay

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà khi đã xâm nhập vào cơ thể rất khó để loại bỏ dứt điểm. Do đó, mục tiêu của việc điều trị bệnh là làm ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

2. Cách điều trị sùi mào gà ở tay

2.1. Điều trị nội khoa

điều trị sùi mào gà dieu-tri-sui-mao-ga

Ở giai đoạn sớm, khi các nốt sùi mào gà mới nhú, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi để xử lý chúng như:

  • Acid tricloracetic (TCA): với nồng độ trên 50%, TCA tác động vào các lớp sâu dưới da, loại bỏ đi virus gây bệnh. Đồng thời TCA có khả năng kết tủa protein và làm đông đặc các tế bào ở lớp thượng bì, tái sắp xếp collagen diễn ra khiến da trở nên đầy đặn hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng TCA với nồng độ cao sẽ gây cảm giác đỏ, rát nhẹ cho da của bạn.
  • Sinecatechin (Veregen): là một dẫn chất catechin được chiết xuất từ lá chè xanh, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống lại sự phát triển của các khối u nhú, tăng cường hệ miễn dịch cho con người.
  • Imiquimod: tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của virus HPV.
  • Podophyllin và podofilox: giúp phá hủy các mô sùi mào gà ở tay. Không dùng podofilox cho phụ nữ đang mang thai.

2.2. Điều trị ngoại khoa

điều trị sùi mào gà dieu-tr-sui-mao-ga

Điều trị sùi mào gà bằng các biện pháp can thiệp ngoại khoa

Hiện nay, các phương pháp tốt nhất để xử lý các nốt sùi mào gà đó là:

  • Đốt bằng tia laser hoặc đốt điện, tác động trực tiếp vào các tổn thương trên bề mặt da và niêm mạc. 
  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng: được thực hiện bằng cách gây một vết rộp xung quanh các vết mụn. Khi da lành, các tổn thương sẽ bong ra và sẽ được thay thế bằng các tế bào da mới.
  • Phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi mào gà: trước đó, người bệnh sẽ được gây tê, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ hoàn toàn nốt mụn. 

Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có thể loại bỏ được các nốt sùi mào gà, không thể tiêu diệt hoàn toàn được virus gây bệnh.

Do đó, sau khi tiến hành các thủ thuật trên, người bệnh cần tiếp tục theo dõi và điều trị trong vòng tối thiểu 9 tháng – đây là khoảng thời gian ủ bệnh của virus HPV. Qua đó các bác sĩ mới có thể đánh giá được khả năng tái phát của bệnh và liệu có thể điều trị dứt điểm được bệnh hay không?

V. 3 lưu ý khi bị sùi mào gà ở tay

1. Tránh cọ xát, cào gãi làm vỡ các nốt mụn mào gà

Khi những nốt mụn mào gà mọc cao hơn hẳn bề mặt da, sẽ gây vướng víu và bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt. Nếu không may cọ xát hoặc cào gãi lên các vết mụn này sẽ khiến chúng vỡ ra, dịch bên trong chảy ra và rất dễ lây lan sang các vị trí khác của cơ thể. Do đó, người bệnh cần chú ý trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh cọ xát hay cào gãi lên các nốt sùi mào gà.

2. Vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn mào gà ở tay

Sùi mào gà ở tay là một bệnh lý ngoài da, vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn là điều hết sức quan trọng. Các dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt virus gây bệnh, hạn chế sự lây lan sang các vị trí khác của cơ thể. Một số sản phẩm kháng khuẩn phổ biến hiện nay đó là: povidone iodine, nước oxy già,…. Tuy nhiên, hiệu quả diệt khuẩn của các sản phẩm này còn hạn chế.

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đến từ châu Âu, dung dịch kháng khuẩn của Dizigone có tác dụng:

  • Tiêu diệt virus gây bệnh sùi mào gà một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Không gây xót hay kích ứng da.
  • Dung dịch không màu, không gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.

Bạn nên sử dụng hằng ngày, sau phẫu thuật hoặc trước khi sử dụng các loại thuốc bôi để nâng cao hiệu quả điều trị. Rửa trực tiếp bằng dung dịch Dizigone, để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.

3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống:

  • Cần bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây, cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên ăn hải sản, đồ tanh, cay, nóng để hạn chế sự kích ứng, ngứa ngáy cho người bệnh.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích như: thuốc lá, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khi có dấu hiệu mắc sùi mào gà ở tay, cần thăm khám bác sĩ để kiểm tra xem bệnh đã lây lan đến các vùng khác của cơ thể hay chưa, mức độ của bệnh ra sao. Từ đó có giải pháp xử lý hiệu quả nhất.
  • Đồ dùng cá nhân của người bệnh cần được để nơi gọn gàng, tránh để chung hoặc dùng chung đồ với người khác.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn ga, gối, màn.
  • Nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái. Hạn chế hoạt động nặng gây đổ mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất liên quan đến bệnh sùi mào gà ở tay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng bấm số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia y tế tư vấn trực tiếp.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-tay-13670/feed/ 0
Trở ngại cuộc sống khi bị sùi mào gà ở lưỡi: Làm gì để khắc phục? https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-luoi-13480/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-luoi-13480/#respond Thu, 18 Nov 2021 17:08:55 +0000 https://dizigone.vn/?p=13480 Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ. Bệnh không chỉ xuất hiện tại cơ quan sinh dục và hậu môn mà còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác, trong có có lưỡi. Sùi mào gà ở lưỡi gây trở lại lớn trong việc ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy làm cách nào để điều trị sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả và an toàn? Cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây. 

sùi mào gà ở lưỡi sui-mao-ga-o-luoi

I. Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi 

1. Dấu hiệu điển hình sùi mào gà ở lưỡi 

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi thường có giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 2 – 9 tháng và sau đó phát triển rất nhanh, xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Cụ thể lưỡi sùi mào gà có thể chia làm 3 giai đoạn với các dấu hiệu sau:

  • Giai đoạn đầu: Bệnh nhân có thể cảm nhận thấy các nốt sần li ti, thưa thớt ở nhiều vị trí khác nhau. Sùi mào gà ở dưới lưỡi hoặc trên lưỡi, trong má, môi hoặc cả khoang miệng. Triệu chứng khá giống với triệu chứng nhiệt miệng nên nhiều bệnh nhân thường bỏ qua, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Giai đoạn 2: Lưỡi sùi mào gà nổi nhiều nốt sần hơn với kích thước khác nhau. Chúng thường tập trung thành từng đám có màu hồng hoặc trắng. Mặc dù không gây đau đớn, ngứa rát lưỡi nhưng nó rất dễ bị vỡ, chảy mủ. Thậm chí, người bệnh có thể bị chảy máu khi ăn uống do thức ăn cọ xát vào vết thương. 
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn nặng nhất vì các nốt sần có hiện tượng lở loét. Nếu bệnh nhân không điều trị dứt điểm sẽ gây khó khăn trong ăn uống dẫn tới cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. 

Sùi mào gà nặng gây ra viêm loét lợi, sâu răng, hôi miệng. Ngoài ra, tổn thương có thể lây lan ra môi, ngoài miệng khiến bệnh nhân cảm thấy mặc cảm tự ti, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.  

2. Các loại sùi mào gà ở lưỡi

sùi mào gà ở lưỡi sui-mao-ga-o-luoi

Các loại sùi mào gà ở lưỡi

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có nhiều hình dạng do các chủng virus HPV khác nhau gây ra. Các dạng tổn thương ở lưỡi bao gồm:

  • Dạng u nhú hình vảy: Có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Chúng có hình dáng giống bông súp lơ hoặc hoa mào gà. Những tổn thương này thường do chủng HPV tuýp 6 và tuýp 11 gây ra.
  • Dạng mụn cóc (hay mụn cơm): Đây là hình dạng phổ biến nhất thường do HPV tuýp 2 và 4 gây ra. Mụn cóc sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào kể cả lưỡi.
  • Bệnh Heck: Gây sưng những phần biểu mô lưỡi mà virus khu trú. Theo các nhà khoa học, bệnh này do virus HPV tuýp 13 và 32 gây ra.
  • Bướu Condyloma: Do virus HPV tuýp 2, 6, 11 tấn công. 

>>> Xem bài viết: 3 dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết sùi mào gà

II. Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi? 

sùi mào gà ở lưỡi sui-mao-ga-o-luoi

Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở lưỡi là quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình nhiễm bệnh. Virus HPV có thể thâm nhập sang cơ thể người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc giữa da với da hoặc da với niêm mạc đang có tổn thương. Bệnh cũng có thể lây truyền khi hôn môi với người mắc bệnh. 

Ngoài ra, nếu chạm tay vào vết thương sùi mào gà ở bộ phận sinh dục sau đó đưa tay vào miệng cũng có thể làm lây nhiễm sùi mào gà. Thói quen cắn móng tay cũng có thể trở thành con đường lây lan sùi mào gà dưới lưỡi nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng mắc bệnh sùi mào gà dưới lưỡi như:

  • Hệ miễn dịch yếu khiến virus có cơ hội tấn công.
  • Da hoặc niêm mạc bị trầy xước hoặc có vết thương hở tạo môi trường thuận lợi cho virus xâm nhập.

III. Đối tượng dễ bị sùi mào gà ở lưỡi? 

Đối tượng dễ mắc sùi mào gà ở lưỡi chủ yếu là:

  • Nam giới: Vì họ thường có xu hướng quan hệ tình dục bằng miệng để tăng cảm giác hưng phấn cho đối phương.
  • Người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn: Không dùng bao cao su, có nhiều bạn tình.
  • Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, chất kích thích và sức đề kháng kém có nguy cơ mắc sùi mào gà ở lưỡi cao hơn. 

>>> Xem bài viết: Giải mã đường lây sùi mào gà và 5 cách phòng ngừa hiệu quả

IV. Sùi mào gà ở lưỡi gây trở ngại gì? 

sùi mào gà sui-mao-ga

Sùi mào gà ở lưỡi gây trở ngại rất lớn đến cuộc sống

Sùi mào gà ở lưỡi gây trở ngại lớn nhất trong việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân.

Khi mắc bệnh, các vết thương thường gây đau nhức khiến người bệnh e ngại việc ăn uống. Hơn nữa, thức ăn có thể làm vỡ nốt mụn và dễ gây nhiễm trùng. Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân sẽ bỏ bữa dẫn tới triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, thiếu năng lượng. 

Ngoài ra, sùi mào gà ở lưỡi còn khiến bệnh nhân mặc cảm, tự ti, không dám giao tiếp với người đối diện. Vì tâm lý xấu hổ, ngại ngùng khi mắc bệnh mà nhiều người không điều trị sớm dẫn tới bệnh trở nặng, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Do đó, nếu bạn từng quan hệ tình dục bằng miệng cần phải thường xuyên quan sát miệng, lưỡi. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần phải tới cơ sở y tế khám hoặc nhờ sự giúp đỡ của người có chuyên môn.

>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? 4 biến chứng dễ gặp và 3 bước điều trị ngăn ngừa

V. Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi 

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus HPV. Vì vậy cách điều trị tốt nhất là phá hủy các nốt sần ở lưỡi bằng thuốc hoặc các kỹ thuật ngoại khoa. Đồng thời, cần chú ý chăm sóc tổn thương để hạn chế nhiễm trùng.

1. Chăm sóc tổn thương ở lưỡi

Các tổn thương ở lưỡi thường dễ bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nếu không tiêu diệt vi khuẩn, bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể tiến triển nặng, ăn sâu vào niêm mạc khiến bệnh nhân không thể ăn uống.

Vì vậy, người bệnh cần loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng bằng dung dịch súc miệng kháng khuẩn. Tuy nhiên, không phải dung dịch sát trùng nào cũng thích hợp với khoang miệng. Vì niêm mạc miệng và lưỡi rất mỏng, dễ tổn thương.

Hiểu được điều đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên sử dụng dung dịch súc miệng Dizigone. Sản phẩm áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion với nhiều ưu điểm phù hợp cho tổn thương sùi mào gà ở lưỡi như:

  • Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus trong khoang miệng.
  • Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây.
  • Thành phần lành tính, không gây kích ứng niêm mạc miệng.
  • Không làm cản trở quá trình lành vết thương tự nhiên.
  • An toàn cho cả phụ nữ và trẻ em. 

2. Biện pháp phá hủy các nốt sần

Các loại thuốc bôi có khả năng phá hủy nốt sần dùng để điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục không thể dùng để bôi ở lưỡi. Bởi vì thuốc kích ứng mạnh niêm mạc lưỡi và gây độc nếu bệnh nhân nuốt phải.

Do đó, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là dùng các biện pháp can thiệp ngoại khoa như:

  • Áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng để đóng băng các mô bất thường.
  • Đốt điện, dùng laser đối với trường hợp tổn thương lớn và lan rộng. Mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng nhược điểm của phương pháp này là gây đau đớn cho bệnh nhân, không điều trị tận gốc và có thể để lại sẹo.
  • Phương pháp ALA – PDT sử dụng ánh sáng nhằm kích hoạt các chất oxy hóa mạnh phá hủy tế bào của virus HPV. Ưu điểm của phương pháp là không gây đau, giúp vết thương mau lành và nguy cơ tái phát sùi mào gà thấp hơn các phương pháp khác. 

Các cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi rất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, bệnh nhân cần tới cơ sở uy tín để điều trị nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

VI. Lưu ý khi điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Khi điều trị sùi mào gà ở lưỡi, bệnh nhân cần chú ý:

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng với dung dịch kháng khuẩn để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng. Một số dung dịch dịu nhẹ, an toàn cho khoang miệng người bệnh có thể dùng như Dizigone, chlorhexidine,…
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, đặc biệt là quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Bệnh nhân cần quan sát sự thay đổi của lưỡi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. 
  • Lựa chọn ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt để tránh ma sát gây vỡ, chảy máu các nốt sùi trên lưỡi. 
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế đưa tay lên miệng.

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi rất phổ biến, chỉ đứng sau sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Vì bệnh gây trở ngại lớn trong cuộc sống nên người bệnh cần khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu có thắc mắc về bệnh sùi mào gà ở lưỡi, bạn hãy gọi tới số HOTLINE 19009482 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn cách điều trị sớm nhất.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-luoi-13480/feed/ 0
Giải mã đường lây sùi mào gà và 5 cách phòng ngừa hiệu quả https://dizigone.vn/sui-mao-ga-lay-qua-duong-nao-13653/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-lay-qua-duong-nao-13653/#respond Mon, 15 Nov 2021 08:13:56 +0000 https://dizigone.vn/?p=13653 Sùi mào gà (hay còn gọi với tên bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục) là bệnh vùng kín có thể gặp ở các nam và nữ. Với khả năng lây lan nhanh và mạnh, sùi mào gà nhanh chóng trở thành một trong những bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều may mắn là virus gây bệnh có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp phòng ngừa an toàn, đúng cách. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi giải mã câu hỏi “sùi mào gà lây qua đường nào” và tìm ra 5 cách phòng ngừa hiệu quả nhất. 

sùi mà gà lây qua đường nào sui-mao-ga-lay-qua-duong-nao

I. Mắc bệnh sùi mào gà do đâu?

nguyên nhân sùi mào gà nguyen-nhan-sui-mao-ga

Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà 

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà là do virus HPV (Human papillomavirus). Hiện nay, có hơn 170 type HPV khác nhau trong đó có khoảng 40 type gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các type khác nhau sẽ gây bệnh ở các vùng da, niêm mạc khác nhau. Trong đó, đối với người mắc bệnh sùi mào gà, hơn 90% nguyên nhân là do HPV-6 và HPV-11.

II. Sùi mào gà lây qua đường nào?

Virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà rất dễ lây thông qua nhiều con đường khác nhau sau đây.

1. Quan hệ tình dục không an toàn 

sùi mào gà lây qua đường nào sui-mao-ga-lay-qua-duong-nao

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây bệnh

Theo các số liệu thống kê, đây là con đường lây bệnh sùi mào gà chủ yếu hiện nay. Bộ phận sinh dục ẩm ướt, là môi trường thuận lợi để virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Việc quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người sẽ làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh, khó khăn trong việc kiểm soát và xác định nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên, virus HPV vẫn có thể lây truyền dù bạn có sử dụng bao su, do bao cao su không bao phủ được tất cả khu vực sinh dục.

Nhiều người quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn sẽ dẫn đến tình trạng bị sùi mào gà ở miệng, hậu môn. Các nốt sần sùi quanh miệng, mặt sẽ khiến bạn cảm thấy e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp.

2. Tiếp xúc qua đường máu

Người mắc bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh rất lâu. Vì thế, trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ không có biểu hiện bất thường nào. Lúc này, nếu vô tình nhận máu hoặc chạm vào vết thương hở trên vùng da người mặc sùi mào gà thì chúng ta có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

3. Sử dụng chung đồ các nhân với người bị nhiễm HPV

Sử dụng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu, quần áo,… với người mắc sùi mào gà cũng là con đường gián tiếp khiến lây lan bệnh sùi mào gà. Do vậy, mọi người cần giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

4. Lây truyền từ mẹ sang con

nguyên nhân sùi mào gà nguyen-nhan-sui-mao-ga

Sùi mào gà lây truyền từ mẹ sang con

Mẹ mắc sùi mào gà khi mang thai sẽ làm gia tăng tỷ lệ nhiễm bệnh cho con. Vì vậy, đối với phụ nữ mắc sùi mào gà nên:

  • Điều trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định sinh con.
  • Nếu không may mắc bệnh trong quá trình mang thai, cần thăm khám bác sĩ kịp thời để đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mắc bệnh cho bé.
  • Lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Đối với phương pháp sinh thường, khi trẻ tiếp xúc với âm đạo của người mẹ sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà cho trẻ.

>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà ở nữ có dấu hiệu gì? 7 bước xử lý để khỏi nhanh

III. Đối tượng dễ bị bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà gặp ở cả nam và nữ. Một số đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao mà bạn biết đó là:

1. Đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn

Đó là những người có mối quan hệ tình dục với nhiều người, không thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn. Họ sẽ có nguy cơ cao nhiễm các bệnh lý xã hội trong đó có sùi mào gà. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao lây truyền bệnh ra cộng đồng.

>>> Xem bài viết: Sùi mào gà hậu môn, vùng kín: làm sao để khỏi nhanh, ngừa tái lại?

2. Nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân 

Bác sĩ, người thân thường xuyên chăm sóc cho người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với virus HPV. Vì vậy, mọi người cần chú ý trang bị đồ bảo hộ, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng vừa chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân, vừa đảm bảo an toàn đến sức khỏe của chính bản thân.

3. Đối tượng không có hiểu biết về bệnh sùi mào gà

Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng, bệnh sùi mào gà chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Sùi mào gà có nhiều con đường lây lan khác nhau và có thể gặp ở mọi đối tượng. Do vậy, việc trang bị những hiểu biết nhất định về loại bệnh xã hội này sẽ giúp mọi người phòng tránh tốt hơn. 

IV. 5 cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà

1. Tiêm vacxin phòng HPV

phòng ngừa sùi mào gà phong-ngua-sui-mao-ga

Vacxin HPV giúp phòng ngừa sùi mào gà

Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà. Do đó, việc tiêm vacxin phòng ngừa HPV sẽ giúp phòng bệnh sùi mào gà và nhiều bệnh lý khác như: ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục,…. Vacxin phòng HPV được khuyến cáo tiêm cho đối tượng là nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, bao gồm cả những trường hợp đã quan hệ tình dục. Vacxin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm, các chị em tiêm càng sớm càng tốt. Lịch tiêm vacxin gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: ngày tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: sau 2 tháng tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 3: sau 6 tháng tiêm mũi đầu tiên 

Đối với phụ nữ có thai, chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm vacxin phòng HPV. Vì vậy, chị em cần tránh mang thai trong quá trình tiêm vacxin HPV

2. Quan hệ tình dục lành mạnh

nguyên nhân sùi mào gà nguyen-nhan-sui-mao-ga

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý xã hội nói chung.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, không quan hệ với nhiều người, nên chung thủy một vợ một chồng.
  • Không nên quan hệ bằng đường miệng hoặc hậu môn để hạn chế nguy cơ nhiễm các căn bệnh tình dục.
  • Sử dụng dầu bôi trơn đúng cách giúp ngăn ngừa tình trạng rách, thủng bao cao su trong khi quan hệ.

Không quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với quá nhiều người sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh sùi mào gà. 

3. Vệ sinh vùng kín hằng ngày và sau mỗi lần quan hệ tình dục

Việc vệ sinh vùng kín bằng các sản phẩm kháng khuẩn phù hợp giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ nhiễm các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục. Một sản phẩm phù vệ sinh hiệu quả cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

  • Khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh.
  • Không gây kích ứng, gây đau xót cho vùng kín.
  • An toàn, phù hợp cho cả nam và nữ.

Dung dịch vệ sinh vùng kín Dizigone sensicare được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến đến từ châu Âu, đáp ứng được đầy đủ tiêu chí kể trên. Với thành phần chứa các ion như: HClO, ClO-, HO*,… giúp tiêu diệt 100% vi sinh vật cư trú tại bộ phận sinh dục trong vòng 30 giây. Sản phẩm tuyệt đối an toàn, không chứa chất tạo mùi, tạo bọt, thân thiện với môi trường vùng kín. Sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare, chuyên biệt cho viêm phụ khoa, nấm ngứa, nấm Candida, tạp khuẩn

Cách sử dụng Dizigone Sensicare:

  • Pha loãng dung dịch Dizigone Sensicare với 2 lần nước ấm. Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch đã pha loãng. Không cần rửa lại với nước.
  • Bạn có thể sử dụng hằng ngày và sau mỗi lần quan hệ tình dục.

4. Chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý

Khi sống cùng với người mắc bệnh sùi mào gà, bạn cần lưu ý:

  • Để riêng, sắp xếp gọn gàng đồ dùng sinh hoạt cá nhân, không để chung với người bệnh.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn, màn, ga, vỏ gối,….
  • Không dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng với người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, trong quá trình vệ sinh chăm sóc cần trang bị đồ bảo hộ thích hợp.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Không nên sử dụng các chất có hại cho cơ thể như: rượu, bia, thuốc lá,….

5. Thăm khám bác sĩ định kỳ

xét nghiệm sùi mào gà xet-nghiem-sui-mao-ga

Thăm khám định kỳ giúp phòng ngừa sùi mào gà

Việc thăm khám các cơ sở y tế định kỳ giúp bạn:

  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên của bản thân.
  • Tầm soát và phòng ngừa được các bệnh lý phụ khoa, trong đó có bệnh lý sùi mào gà.
  • Phát hiện và xử trí kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào.

Bạn nên khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà ở nam: 5 điều cần biết để điều trị hiệu quả

Trên đây là những kiến thức cần thiết nht liên quan đến bệnh lý sùi mào gà. Việc trang bị những hiểu biết nhất định này sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các chuyên gia y tế hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-lay-qua-duong-nao-13653/feed/ 0
3 dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết sùi mào gà https://dizigone.vn/dau-hieu-sui-mao-ga-13627/ https://dizigone.vn/dau-hieu-sui-mao-ga-13627/#respond Sat, 13 Nov 2021 03:14:14 +0000 https://dizigone.vn/?p=13627 Bệnh sùi mào gà không biểu hiện ngay khi vừa nhiễm virus HPV mà tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu sùi mào gà không có các triệu chứng rầm rộ khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Tuy nhiên, nếu nắm rõ các dấu hiệu sùi mào gà từ sớm, người bệnh có thể điều trị tốt hơn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu 3 dấu hiệu đặc trưng của sùi mào gà trong bài viết dưới đây.

dấu hiệu sùi mào gà dau-hieu-sui-mao-ga

I. 3 dấu hiệu đặc trưng của sùi mào gà 

1. Hình ảnh nốt sùi mào gà (mụn cóc sinh dục)

Nốt sùi hay mụn cóc là dấu hiệu sùi mào gà đặc trưng nhất để phân biệt với các bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, hình ảnh nốt sùi trên da sẽ thay đổi qua các giai đoạn sùi mào gà. Sau đây là mô tả chi tiết mụn cóc sùi mào gà mà bạn cần nắm được:

1.1. Giai đoạn đầu sùi mào gà

dấu hiệu sùi mào gà dau-hieu-sui-mao-ga

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu sùi mào gà rất khó phát hiện chính xác. Vì lúc này các dấu hiệu sùi mào gà chưa bộc lộ rõ ràng. Hơn thế nữa, vùng kín là vùng nhạy cảm, rất khó quan sát. Do đó, không nhiều bệnh nhân thấy được hiện tượng của bệnh sùi mào gà ở giai đoạn này. 

Nếu người bệnh đi khám thì có thể thấy hình ảnh mụn cóc sinh dục nhỏ li ti. Các u nhú nhỏ có màu trắng, hồng nhạt hay trùng với màu da. Ban đầu mụn cóc sẽ mọc rải rác, sau đó dần dần phát triển thành cụm nhỏ. Giai đoạn đầu, nốt sùi mào gà có thể mọc ở nhiều vị trí:

  • Nữ giới: âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, miệng, lưỡi, hậu môn,…
  • Nam giới: quy đầu, thân dương vật, hậu môn, bìu, miệng,..

Nam giới thường sẽ dễ quan sát những dấu hiệu bất thường hơn vì bộ phận sinh dục nằm bên ngoài. Tuy nhiên, bệnh nhân dễ bị nhầm sùi mào gà với gai sinh dục hoặc chuỗi hạt ngọc dương vật.

1.2. Sùi mào gà nặng 

sùi mào gà nặng sui-mao-ga-nang

Hình ảnh mụn cóc sùi mào gà

Nếu bỏ lỡ điều trị giai đoạn đầu sùi mào gà, bệnh sẽ tiến triển nặng. Khi đó, triệu chứng rầm rộ khiến bệnh nhân hoang mang lo lắng. Giai đoạn này cũng dễ gặp biến chứng do các nốt sùi đã phát triển và lan rộng. Đặc điểm mụn cóc sùi mào gà nặng:

  • Số lượng tổn thương tăng lên, đường kính có thể từ 1 – 10mm. Chúng tập trung và kết thành những mảng lớn như hình cây súp lơ hoặc hoa mào gà. Tổn thương có thể che lấp hết niệu đạo, âm hộ, hậu môn hoặc phát triển ở lưỡi, họng,…
  • Mụn cóc có bề mặt sần sùi hoặc trơn nhẵn. Nhìn bằng mắt thường có  thể thấy mụn gồ ghề, nổi trên bề mặt da. Khi sờ vào, mụn mềm, nhũn, ẩm ướt. Nếu ấn mạnh có thể làm mụn vỡ, chảy dịch, thậm chí chảy máu kèm mùi hôi.
  • U nhú có hình tròn hoặc dẹt, có chân.
  • Màu sắc: ban đầu là màu hồng nhạt. Nhưng sau khi bị sừng hóa có thể xuất hiện tổn thương màu xám tro hoặc nâu đen. Các tổn thương này dễ gặp ở môi lớn, thân dương vật, bẹn, vùng đáy chậu, hậu môn.
  • Khi các nốt sùi có dấu hiệu viêm nhiễm, lở loét sẽ làm tăng tiết dịch vùng kín hoặc nổi hạch vùng xung quanh. Nốt sùi mào gà ở miệng tiến triển thành loét miệng, gây ra mùi hôi miệng khó chịu. 

2. Sùi mào gà gây ngứa

Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu có thể là dấu hiệu sùi mào gà. Tuy nhiên, không phải lúc nào sùi mào gà cũng gây ngứa.

Khi bệnh ở giai đoạn nặng thì các nốt sùi xuất hiện nhiều, tăng tiết dịch vùng kín khiến vùng da này ẩm ướt gây ngứa ngáy khó chịu.

Vây mới bị sùi mào gà giai đoạn đầu có ngứa không là câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm?

Sự thật là sùi mào gà nhẹ thì mụn cóc còn nhỏ, không bị trầy xước nên thường không gây ngứa. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa rát ngay từ giai đoạn đầu. Điều này thường xảy ra với những đối tượng có sức đề kháng kém hoặc do cơ địa. 

Tình trạng ngứa cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý đường sinh dục khác. Hoặc do bệnh nhân gãi, cạy mụn cóc làm lở loét mới gây ngứa. Vì vậy, để nhận biết sùi mào gà giai đoạn đầu còn cần kết hợp với những đặc điểm của mụn cóc sinh dục.

3. Sùi mào gà gây đau rát

dấu hiệu sùi mào gà dau-hieu-sui-mao-ga

Sùi mào gà gây đau rát vùng kín

Cũng giống như triệu chứng ngứa ngáy, sùi mào gà có đau không còn tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển của bệnh.

Trong giai đoạn ủ bệnh, sùi mào gà giai đoạn đầu thì bệnh nhân chưa cảm thấy đau rát. Chỉ khi bệnh chuyển nặng, bệnh nhân mới cảm thấy hiện tượng đau vùng kín khi đi lại. Lúc này, các nốt sùi gần như mọc kín bộ phận sinh dục nên rất dễ cọ xát với quần áo và gây ra đau đớn. Đặc biệt là khi mụn cóc chảy máu, lở loét, nhiễm trùng thì mức độ đau cũng tăng lên. 

Ngoài bộ phận sinh dục, mụn cóc mọc ở nơi nào thì đều sẽ gây đau nhức ở nơi đó. Ví dụ:

  • Sùi mào gà ở niệu đạo: Gây tiểu tiện đau buốt, tiểu khó, nặng có thể gây bí tiểu.
  • Sùi mào gà hậu môn: Gây đau quặn khi rặn, đau vùng hậu môn – trực tràng.
  • Sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng: Làm đau rát miệng lưỡi, đau họng, vướng víu khi ăn uống. Thậm chí khi nói chuyện bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu. 

Chính vì vậy, nếu thấy dấu hiệu đau đớn thì bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. 

4. Dấu hiệu sùi mào gà khác

Ngoài 3 dấu hiệu sùi mào gà kể trên, bạn cũng có thể nghi ngờ mình mắc bệnh nếu thấy đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục. 

Đối với trường hợp quan hệ bằng miệng, nếu thấy nhiệt miệng nhưng dùng thuốc không đỡ, vết loét lan rộng thì có khả năng bạn nhiễm virus sùi mào gà. 

Hiện tượng khí hư ra nhiều ở vị nữ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sùi mào gà bên cạnh nguyên nhân viêm nhiễm vùng kín.

Bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở cơ quan sinh dục đều không thể chủ quan. Bạn cần đi khám định kỳ để phòng sùi mào gà và các bệnh sinh dục. Đồng thời, khi quan hệ tình dục, người bệnh cần chia sẻ thẳng thắn với nhau và dùng các biện pháp phòng ngừa như dùng bao cao su, không quan hệ với nhiều người,…

II. Phân biệt sùi mào gà với các bệnh khác 

1. Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục)

mụn rộp sinh dục mun-rop-sinh-duc

Hình ảnh mụn rộp sinh dục do virus herpes gây ra

Sùi mào gà và herpes sinh dục đều lây truyền qua đường tình dục. Nhưng khác với sùi mào gà, tổn thương herpes sinh dục chủ yếu là mụn nước mọc thành chùm, mềm, dễ vỡ và chảy dịch mủ. Khi bị mụn rộp, người bệnh ngứa ngáy dữ dội, đau rát vùng kín kèm theo triệu chứng như cảm cúm: sốt cao, ớn lạnh.

Ngoài ra, herpes sinh dục có thời gian ủ bệnh ngắn. Bệnh không nguy hiểm như sùi mào gà nhưng rất hay nhiễm trùng và tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.

2. Giang mai

Giang mai không có nhiều đặc điểm giống với sùi mào gà nhưng giai đoạn 2 của bệnh có một vài điểm giống triệu chứng sùi mào gà. 

Ban đầu, bệnh giang mai chỉ gây ra các vết trợt nông, hình tròn hoặc hình bầu dục. Sang giai đoạn hai, vết trợt tiến triển thành nốt mẩn đỏ màu hồng, mềm, không bong vảy, không nhô cao. Vết mẩn ở bộ phận sinh dục không gây đau, gây ngứa nhưng nếu xuất hiện ở ngực, tay, bụng thì có thể làm bệnh nhân ngứa ngáy. 

3. Chuỗi hạt ngọc dương vật

Chuỗi hạt ngọc dương vật là bệnh dễ nhầm lẫn với sùi mào gà. Đây là một bệnh lành tính, gặp ở nam giới trong độ tuổi 20 – 30 tuổi. Để phân biệt với sùi mào gà, bệnh nhân cần chú ý 2 điểm sau:

  • Chuỗi hạt chỉ mọc ở rãnh hoặc vành bao quy đầu, không lan sang bộ phận khác như hậu môn, bẹn như sùi mào gà.
  • Hạt ngọc kích thước nhỏ hơn nhưng mọc thành hàng. Màu sắc hạt ngọc cũng rất đa dạng từ màu trắng trong hoặc hồng nhạt.
  • Tổn thương chỉ gây sưng nhẹ, không gây đau, không lở loét.

4. Gai sinh dục

Gai sinh dục cũng là bệnh dễ nhầm với sùi mào gà do cũng xuất hiện u nhú ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, các gai này thường có hình đa giác, nhân tròn, bên trong chứa tổ chức hạt giúp giảm khô da và hạn chế tiết dầu. 

Gai sinh dục là hiện tượng lành tính, không phải do vi khuẩn và virus gây ra. Vì vậy chúng không có khả năng lây truyền qua đường tình dục. 

Điểm khác biệt với sùi mào gà là bệnh này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ thì người bệnh có thể làm tiêu gai nhú bằng cách đốt điện hoặc chiếu laser. 

5. Bệnh tiền đình u nhú Papillomatosis

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiền đình u nhú Papillomatosis cũng hay bị nhầm với sùi mào gà. Tuy nhiên, điểm khác biệt của hai bệnh này cũng khá nhiều như:

  • U nhú Papillomatosis mọc đối xứng hoặc thành 1 hàng, không mọc lộn xộn như sùi mào gà.
  • Mỗi nốt u nhú chỉ có một chân trong khi đó, một chân mụn sùi mào gà có thể mọc ra rất nhiều nốt sùi. 
  • Ngoài ra, tiền đình u nhú có màu giống với màu gà nhưng bề mặt trơn nhắn, mềm, không sần sùi như mụn cóc sinh dục. 

III. Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán sùi mào gà 

Khi thấy các hiện tượng của sùi mào gà hoặc dấu hiệu tương tự, người bệnh có thể đi làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Dưới đây là một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán sùi mào gà sớm nhất:

1. Soi niệu đạo

Sùi mào gà có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm 

Để khám lỗ niệu đạo, chỉ cần dùng tăm bông mở hai mép nhưng nếu muốn khám kỹ bên trong thì cần phải soi niệu đạo. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng như: mỏ vịt nhỏ (panh nhỏ) hoặc ống khám tai. 

Thông thường, phần niệu đạo sau sẽ không bị tổn thương nếu không thấy có sùi mào gà ở lỗ niệu đạo.

2. Soi hậu môn

Soi hậu môn khi người bệnh có tiền sử quan hệ tình dục qua đường hậu môn. 

Nếu sùi mào gà ở vùng hố chậu và quanh hậu môn, khoảng 1/3 bệnh nhân sẽ có tổn thương trong hậu môn.

3. Test axit acetic

Test axit acetic không đặc hiệu và không được sử dụng trong mục đích sàng lọc. Bởi vì kết quả dương tính có thể cảnh báo nhiều bệnh như vảy nến, viêm quy đầu bao da, viêm âm hộ âm đạo, eczema, herpes sinh dục,…

Test kiểm tra này chỉ giúp cho sinh thiết và phẫu thuật loại bỏ tổn thương. Người bệnh sẽ được bôi axit acetic 5%. Sau vài phút, tổn thương có thể chuyển màu xám trắng. 

4. Mô bệnh học 

Xét nghiệm mô bệnh học hay sinh thiết không cần thiết với thương tổn nhọn, nhiều và mới. Tuy nhiên, xét nghiệm này có giá trị với sùi mào gà không điển hình, để phân biệt với các bệnh khác như nốt sẩn dạng Bowen, condyloma khổng lồ.

Để làm sinh thiết này, bệnh nhân cần được gây tê tại chỗ. Quá trình làm xét nghiệm chỉ mất khoảng 10 phút. 

5. Xét nghiệm HPV

xét nghiệm sùi mào gà xet-nghiem-sui-mao-ga

Xét nghiệm HPV giúp chẩn đoán sùi mào gà chính xác nhất

Xét nghiệm HPV không chỉ xác định bạn có nhiễm virus gây sùi mào gà hay không mà còn phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở nữ.

Xét nghiệm HPV có thể kết hợp với xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) để phát hiện các tổn thương ở cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung và soi kính hiển vi để phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

IV. Điều trị sùi mào gà

Sùi mào gà không thể điều trị dứt điểm do chưa có thuốc đặc hiệu với virus HPV. Vì vậy, mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tái phát. Theo đó, nguyên tắc điều trị đối với bệnh sùi mào gà bao gồm:

  • Phá hủy các nốt sần trên da bằng thuốc bôi hoặc can thiệp ngoại khoa: đốt điện, áp lạnh, chiếu laser,…
  • Vệ sinh vùng da tổn thương để hạn chế nhiễm trùng.

1. Phá hủy nốt sùi mào gà bằng thuốc

Đối với những nốt sùi mào gà nhẹ hoặc chưa lan rộng, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc bôi ngoài da. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của virus nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Một số thuốc bôi mà bệnh nhân có thể tự dùng gồm:

Tuy nhiên, hai loại thuốc này không được dùng cho tổn thương quanh hậu môn – trực tràng, niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung.

Ngoài các thuốc trên, bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế có thể được bác sĩ cho dùng podophyllin, Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA). Bệnh nhân không được tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có đơn của bác sĩ vì các thuốc có thể tổn hại những vùng da lành xung quanh.

2. Can thiệp ngoại khoa

điều trị sùi mào gà dieu-tr-sui-mao-ga

Can thiệp ngoại khoa ở bệnh nhân sùi mào gà nặng

Khi hiệu quả của thuốc bôi không còn tác dụng, người bệnh có thể phải dùng các biện pháp can thiệp ngoại khoa để làm tiêu nốt sùi trên da. Điều bệnh nhân lo lắng là các can thiệp để xử lý sùi mào gà có đau không? 

Sự thật là tất cả các phương pháp đều có thể gây đau đớn cho bệnh nhân. Nhưng với các nốt sùi lớn, tổn thương sâu, lan rộng ở nhiều nơi thì đây là phương pháp hiệu quả nhất. Sau khi điều trị, bệnh nhân cũng hạn chế được các đợt tái phát sùi mào gà.

Một số can thiệp ngoại khoa phổ biến hiện nay được nhiều phòng khám áp dụng như:

  • Áp lạnh bằng nitơ lỏng.
  • Đốt điện.
  • Đốt laser.
  • Phương pháp quang điện ALA – PDT.

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân. Nếu sau đợt điều trị kéo dài 6 tuần thất bại, người bệnh có thể phải chuyển sang phương pháp khác

3. Vệ sinh tổn thương ngoài da

Bên cạnh phá hủy các nốt sùi mào gà trên da, người bệnh cần làm sạch tổn thương hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành hơn.

Các dung dịch kháng khuẩn là lựa chọn ưu tiên để làm sạch tổn thương. Một dung dịch sát trùng lý tưởng cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh.
  • Không gây đau xót, kích ứng niêm mạc.
  • Không làm chậm quá trình lành vết thương.
  • An toàn, không gây độc, phù hợp với cả phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Không gây nhuộm da, không gây đề kháng.

Dựa trên tiêu chí trên, dung dịch kháng khuẩn Dizigone là giải pháp an toàn hiệu quả với các nốt sùi mào gà. Dizigone có cơ chế kháng khuẩn ion tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối cho người bệnh. 

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Cách sử dụng dung dịch Dizigone:

  • Dùng dung dịch Dizigone để rửa vết thương 2 – 3 lần/ngày. Không cần rửa lại bằng nước.
  • Để vết thương mau lành, bệnh nhân có thể kết hợp với kem dưỡng ẩm Dizigone nano bạc.

Với sùi mào gà ở miệng, lưỡi, bạn có thể dùng dung dịch Dizigone để súc miệng hàng ngày.

Trên đây là những dấu hiệu sùi mào gà và cách điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu quan hệ tình dục an toàn và tiêm ngừa vắc xin phòng HPV. Nếu muốn biết thêm những thông tin về bệnh sùi mào gà, bạn có thể gọi tới số HOTLINE 19009482 để được hỗ trợ sớm nhất.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/dau-hieu-sui-mao-ga-13627/feed/ 0
Bệnh sùi mào gà ở nam: 5 điều cần biết để điều trị hiệu quả https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-nam-13451/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-nam-13451/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:50:10 +0000 https://dizigone.vn/?p=13451 Bệnh sùi mào gà ở nam không những gây ra cảm giác khó chịu, tự ti mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phái nam. Bài viết dưới đây chia sẻ cho các bạn, đặc biệt là cánh mày râu những kiến thức cần thiết nhất liên quan đến bệnh lý sùi mào gà. Từ đó giúp nam giới có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

sùi mào gà ở nam sui-mao-ga-o-nam

I. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nam

bệnh sùi mào gà ở nam benh-sui-mao-ga-o-nam

Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà 

Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục do tác nhân HPV (human papillomavirus) gây ra. Trong đó, virus HPV type 6 và type 11 là 2 loại virus gây bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ. Virus này có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với người nhiễm bệnh, lây từ mẹ sang con,… Do đó, bệnh sùi mào gà là bệnh lý xã hội nguy hiểm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Riêng với sùi mào gà ở nam giới có tốc độ lây truyền rất nhanh do quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như: ung thư dương vật, ung thư hậu môn,….

II. Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nam 

1. Xuất hiện các nốt sùi hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục

sùi mào gà ở nam sui-mao-ga-o-nam

Hình ảnh nốt sùi mào gà hậu môn – vùng kín

Đây là hình ảnh đặc trưng nhất của bệnh sùi mào gà ở nam giới. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-9 tháng, bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nhỏ như những nhú gai mọc rải rác ở vùng hậu môn, dương vật hoặc bìu, chưa gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh.

Ở giai đoạn này, nếu vùng kín không được vệ sinh cẩn thận, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Lúc này, các nốt mụn sẽ to dần có mủ bên trong, khi cọ xát có nguy cơ bị vỡ và chảy dịch ra ngoài. Đồng thời, các vết sần sẽ xuất hiện nhiều hơn, tạo thành từng mảng đỏ trên da, gây đau đớn, ngứa rát cho người bệnh. 

Khi người bệnh đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục sẽ cảm thấy không thoải mái, đau đớn và thậm chí chảy máu.

2. Xuất hiện các nốt sùi ở miệng, môi, vòm họng, lưỡi

sùi mào gà ở môi sui-mao-ga-o-moi

Hình ảnh nốt sùi mào gà ở miệng

Việc xuất hiện các nốt sùi mào gà ở khoang miệng là do quan hệ tình dục qua đường miệng – sinh dục hoặc hôn người mắc bệnh ở họng miệng. Khi đó, virus HPV sẽ lây từ bộ phận sinh dục hoặc miệng của người mắc bệnh sang đối phương. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở khoang miệng là sự xuất hiện các nốt sùi màu hồng dễ nhầm tưởng là các nốt nhú niêm mạc sinh lý trong miệng. Do đó, bệnh nhân sẽ rất khó phát hiện, vì vậy khi phát hiện có nốt mụn nổi lên ở vùng miệng, bạn cần thăm khám sớm để các bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời.

3. Xuất hiện các nốt sùi mào gà ở tay chân

sùi mào gà ở tay sui-mao-ga-o-tay

Hình ảnh nốt sùi mào gà ở tay

Chân tay của người khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh sẽ có nguy cơ rất cao xuất hiện các nốt sùi mào gà ở bàn tay, bàn chân. Vì vậy, mọi người cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh mồng gà hoặc khi chăm sóc bệnh nhân cần trang bị đồ bảo hộ cẩn thận, tránh sự lây nhiễm virus HPV.

III. Chẩn đoán xác định sùi mào gà ở nam

Các chẩn đoán xác định sùi mào gà ở nam giúp bạn phát hiện chính xác bạn có mắc bệnh hay không. Để từ đó, các bác sĩ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

1. Chẩn đoán sùi mào gà qua mẫu vật

Đây là phương pháp giúp xác định một cách chính xác nhất việc bạn có bị nhiễm sùi mào gà hay không. Bác sĩ sẽ sinh thiết trực tiếp các nốt mụn, u nhú của người nghi ngờ mắc bệnh để phân tích xem bên trong các nốt sùi có chứa virus HPV gây bệnh không. Đồng thời, cách làm này cũng giúp xác định bệnh nhân đang ở giai đoạn nào để có phác đồ điều trị hợp lý nhất.

2. Chẩn đoán sùi mào gà qua xét nghiệm máu

Phương pháp này có hiệu quả ngay từ khi bạn chưa có biểu hiện bệnh rõ ràng. Bạn sẽ được lấy máu để tìm kiếm virus HPV, sau đó sẽ có kết quả chính xác và lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nếu bạn mắc bệnh.

3. Chẩn đoán sùi mào gà qua mẫu dịch

Sinh thiết nốt mụn để chẩn đoán sùi mào gà hậu môn – vùng kín

Virus HPV có thể có trong dịch niệu đạo ở nam giới. Vì vậy, việc lấy mẫu dịch để xét nghiệm cũng là một trong những phương pháp để chẩn đoán bệnh sùi mào gà.

4. Chẩn đoán sùi mào gà bằng acid acetic

Sử dụng dung dịch acid lactic có nồng độ thích hợp bôi lên các nốt sùi, để trong khoảng 2-5 phút, riêng vùng hậu môn khoảng 15 phút. Nếu nốt sùi chuyển sang màu trắng thì cơ bản xác định người đó đã mắc bệnh sùi mào gà và cần tiến hành điều trị hợp lý.

IV. Nguyên tắc điều trị sùi mào gà ở nam

Hiện nay, đối với bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, nguyên tắc chung trong xử lý các nốt sùi mào gà ở nam đó là: Phá hủy các nốt sần, khối u, tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, tại chỗ để tiêu diệt virus gây bệnh. 

Một số phương pháp điều trị cụ thể:

  • Dùng thuốc để phá hủy tổ chức sùi. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp nốt mào gà nhỏ, bệnh còn đang ở giai đoạn sớm. Một số loại thuốc được thường được sử dụng đó là: Imiquimod, nhựa podophyllin,…
  • Đốt điện, laser.
  • Áp lạnh bằng nitơ lỏng.
  • Tiến hành phẫu thuật với những tổn thương lan tỏa diện rộng.
  • Vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn để ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của virus HPV.

Quá trình điều trị sùi mào gà mất nhiều thời gian, vì vậy người bệnh cần kiên trì, tuyệt đối tuân thủ liệu trình của bác sĩ đưa ra, không tự ý bỏ dở hoặc sử dụng thêm các thuốc không có trong phác đồ.

V. Cách phòng ngừa sùi mào gà ở nam tái lại

Sau khi đã điều trị bệnh sùi mào gà khỏi hoàn toàn, bạn không nên chủ quan, virus HPV vẫn có thể quay trở lại và gây tái phát bệnh. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn nam những cách phòng ngừa sùi mào gà, tránh tái lại:

1. Quan hệ tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh mắc sùi mào gà

Quan hệ tình dục an toàn giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh lý xã hội không chỉ là sùi mào gà. Quan hệ tình dục an toàn được hiểu như thế nào? Đó là:

  • Không quan hệ với nhiều người.
  • Khi quan hệ, nên sử dụng bao cao su.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau quan hệ tình dục bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare, chuyên biệt cho viêm phụ khoa, nấm ngứa, nấm Candida, tạp khuẩn

Dung dịch vệ sinh Dizigone Sensicare sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho mọi người. Dizigone là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ kháng khuẩn siêu tốc EMWE giúp tiêu diệt 100% virus gây bệnh trong vòng 30 giây. Hơn nữa, sản phẩm không chứa chất tạo màu, tạo mùi, tạo bọt, phù hợp pH vùng kín, không chứa chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng niêm mạc hay khô rát nếu sử dụng lâu dài. Cả nam giới và nữ giới đều có thể sử dụng được Dizigone Sensicare. Bạn nên sử dụng hằng ngày và sau mỗi lần quan hệ tình dục.

2. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Mọi người và đặc biệt là những người đã từng mắc sùi mào gà cần thăm khám sức khỏe định kỳ mục đích:

  • Đánh giá hiệu quả điều trị và khả năng tái phát bệnh.
  • Phát hiện và điều trị kịp thời những dấu hiệu khác thường của cơ thể.

Theo các chuyên gia y tế, bạn nên thăm khám 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: quan hệ tình dục với nhiều người thì nên thực hiện việc khám định kỳ thường xuyên hơn. 

3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống: 

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không sử dụng các chất kích thích, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân như: café, thuốc lá, rượu, bia,…

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh gây căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Quần áo, đồ dùng cá nhân, bàn chải đánh răng, khăn mặt cần để gọn gàng, tránh để chung với người mắc bệnh, vệ sinh, giặt giũ thường xuyên.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn đặc biệt là cánh mày râu những kiến thức hữu ích về bệnh sùi mào gà. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các dược sĩ Đại học giúp đỡ.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-nam-13451/feed/ 0
Bệnh sùi mào gà ở nữ có dấu hiệu gì? 7 bước xử lý để khỏi nhanh https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-nu-13470/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-nu-13470/#respond Fri, 05 Nov 2021 10:18:03 +0000 https://dizigone.vn/?p=13470 Không chỉ có nam giới mà tỷ lệ mắc sùi mào gà ở nữ giới cũng tương đối cao. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, thậm chí gây ra biến chứng ung thư cổ tử cung. Vậy làm cách nào để phát hiện dấu hiệu sùi mào gà ở nữ? Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nữ để có cách xử lý hiệu quả nhất.

sùi mào gà ở nữ sui-mao-ga-o-nu

I. Sùi mào gà ở nữ là bệnh gì? 

sùi mào gà sui-mao-ga

Sùi mào gà ở nữ là bệnh lý xã hội, lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh cũng lây truyền qua các con đường khác như:

  • Tiếp xúc thân mật như hôn môi, chạm tay vào dịch nhầy chứa virus
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm. 
  • Lây truyền từ mẹ sang con.

Nguyên nhân bị sùi mào gà ở nữ giới là do virus Human papilloma virus gây ra. Tuýp gây bệnh ở đường sinh dục là tuýp 6 và 11 chiếm tới 90%. Ngoài ra, một số tuýp như HPV – 16 và HPV – 18 có thể gây ra biến chứng ung thư.

Bệnh sùi mào gà ở nữ giới chiếm tỉ lệ cao là do nữ giới đón nhận tinh dịch từ nam giới. Đồng thời, môi trường âm đạo cũng thuận lợi cho virus phát triển và lây lan rộng.

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 tuần tới 9 tháng. Mặt khác, cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo dạng hình phễu ngược đặc thù. Vì thế, bệnh sùi mào gà ở nữ thường khó phát hiện và điều trị hơn nam giới. 

Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường như ngứa rát, nổi mụn nước vùng kín, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất.

II. Vị trí thường gặp sùi mào gà ở nữ

Ở phụ nữ, sùi mào gà có thể xuất hiện tại nhiều vị trí ở cơ quan sinh dục. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có quan hệ tình dục bằng miệng sẽ có thêm nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng. 

Dấu hiệu chung của sùi mào gà ở nữ bao gồm:

  • Nổi mụn cóc sinh dục hoặc các nốt u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm. Chúng tập trung thành từng đám như hình cây súp lơ.
  • Gây đau, ngứa rát vùng kín.
  • Dễ chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc cọ xát với vết thương. 
  • Cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn và giảm cân nhanh chóng.

Tuy nhiên, mỗi vị trí mắc sùi mào gà sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau, cụ thể:

1. Sùi mào gà âm hộ

sùi mào gà ở nữ sui-mao-ga-o-nu

Sùi mào gà âm hộ có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau như môi lớn, môi bé, hãm môi âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo (lỗ miệng sáo), âm môi,…

Ban đầu, các nốt sùi sẽ mọc rải rác ở môi lớn và môi bé sau đó lan sâu vào vùng âm đạo. Thông thường, các u nhú sẽ có màu hồng tươi, màu tro xám hoặc nâu đen ở môi lớn, phần mu và bẹn. Các nốt mụn cũng nhanh chóng kết mảng do khu vực âm hộ luôn ẩm ướt. 

Nếu tổn thương ở niệu đạo, lỗ miệng sáo có thể thấy dấu hiệu tiểu ra máu ở cuối bãi và có bất thường dòng nước tiểu. 

Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu thường không ngứa, không đau, không chảy mủ nên rất dễ bị bỏ qua. Khi bệnh tiến triển nặng, vùng âm hộ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như:

  • Mảng lớn sùi mào gà có bề mặt ẩm ướt, mềm, dễ chảy mủ khi cọ xát. Dịch mủ thường có mùi hôi khó chịu.
  • Các nốt u nhú phình to làm thay đổi hình dạng âm vật, gây khó khăn cho bệnh nhân khi đi lại.
  • Gây cảm giác đau rát, tiết nhiều dịch và có thể chảy máu khi quan hệ. 

Sùi mào gà âm hộ gồm 2 hình thái chính gồm:

  • Sùi mào gà nhọn: Xuất hiện ở môi nhỏ, lỗ niệu đạo, tiền đình âm đạo, âm đạo. Tổn thương dạng chẽ ngón có rất nhiều mạch máu nhỏ nên rất dễ chảy máu.
  • Sùi mào gà dạng sẩn: Xuất hiện ở hai bên âm hộ, mu. Tổn thương có thể bị sừng hóa và màu sắc thay đổi thành đỏ nâu nhạt hoặc dạng bạch sản.

2. Sùi mào gà âm đạo

Âm đạo là một ống nối nằm trong âm hộ nối giữa cổ tử cung và phần bên ngoài vùng kín. Sùi mào gà âm đạo thường rất khó phát hiện do bệnh nhân không có triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát.

Các nốt sùi mào gà có kích thước nhỏ, khoảng 1 – 2 mm. Chúng có hình dạng các gai nhú, bề mặt xù xì hoặc trơn nhẵn màu hồng tươi. Ngoài ra, các nốt sùi rất dễ vỡ, chảy dịch và nhiễm trùng. 

Giai đoạn đầu, các nốt sần ban đầu xuất hiện rải rác. Sau đó tập trung thành từng đám giống hoa mào gà hoặc cây súp lơ. 

Khi sùi mào gà tiến triển nặng, bệnh nhân có thể ra khí hư nhiều hơn nếu có tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Khí hư thay đổi màu sắc từ trắng trong sang vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu kèm mùi hôi. Bệnh nhân cũng có cảm giác đau rát hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan tới mặt ngoài cổ tử cung gây ra biến chứng ung thư.

3. Sùi mào gà hậu môn

Sùi mào gà hậu môn được tìm thấy bên trong hoặc xung quanh khu vực hậu môn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc các vết thương hở ở hậu môn tiếp xúc với virus.

Bệnh bắt đầu bằng những vết sưng nhỏ tại hậu môn nên thường không được chú ý. Sau khi các nốt sùi phình to, tụ lại thành đám thì người bệnh mới có thể cảm nhận được. 

Mụn cóc ở hậu môn thường có màu hồng đào, vàng hoặc nâu nhạt. Chúng không gây đau đớn hay khó chịu. Đôi khi chỉ có triệu chứng ngứa hoặc chảy dịch kèm máu nhưng hiện tượng này rất hiếm. 

Các nốt sùi bị vỡ kèm với phân có thể gây nhiễm trùng, lở loét hậu môn, thậm chí hoạt tử và phải phẫu thuật.

4. Sùi mào gà cổ tử cung

Sùi mào gà cổ tử cung xảy ra sau khi đã xuất hiện những dấu hiệu ở âm đạo, âm hộ. Các thương tổn sẽ bắt đầu từ mặt ngoài cổ tử cung sau đó lan sâu vào trong cổ tử cung.

Các dấu hiệu sùi mào gà cổ tử cung cũng tương tự sùi mào gà âm đạo và âm hộ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có một số triệu chứng khác như: giảm ham muốn, ngại quan hệ và cảm thấy đau rát khi quan hệ,…

Vì phần cổ tử cung nằm sâu bên trong cơ quan sinh dục nên bệnh nhân cần đi khám và nội soi mới có thể chẩn đoán chính xác. Sùi mào gà ở cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ung thư cổ tử cung.

5. Sùi mào gà miệng, lưỡi, họng

sùi mào gà ở lưỡi sui-mao-ga-o-luoi

Bệnh sùi mào gà ở nữ không chỉ xuất hiện ở cơ quan sinh dục và có thể gặp ở miệng, lưỡi, họng.

Nguyên nhân bị sùi mào gà ở những vị trí này là do bệnh nhân có tiền sử quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tay chạm vào nốt sùi mào gà sau đó đưa lên miệng. 

Biểu hiện sùi mào gà ở miệng lưỡi thường là các nốt mụn nhỏ màu đỏ nằm rải rác, hay bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Sau đó, chúng tập trung thành từng mảng lớn gây vướng víu ở cổ họng, miệng. Khi bệnh nhân ăn uống có thể cảm thấy ngứa rát, khó nuốt. 

Nếu để lâu ngày, bệnh nhân sẽ không ăn uống được khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy sút cân. 

III. Biến chứng của sùi mào gà ở nữ 

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sùi mào gà có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

1. Ung thư cổ tử cung

sùi mào gà ở nữ sui-mao-ga-o-nu

Bệnh sùi mào gà ở nữ có quan hệ mật thiết với ung thư cổ tử cung. Người bệnh nhiễm virus HPV sùi mào gà nếu không được điều trị triệt để có nguy cơ nhiễm HPV tuýp 16, 18. Đây là hai tuýp chính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này là tiêm phòng vắc xin HPV cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi nên đi chích ngừa. 

Nếu bạn tiêm vắc xin sớm sẽ đạt hiệu quả miễn dịch cao hơn. Trẻ từ 11 – 12 tuổi là lứa tuổi được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin HPV. Nếu sau 26 tuổi, gần như vắc xin sẽ không còn hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung. 

Tuy nhiên, vắc xin này chỉ hữu hiệu đối với người chưa từng quan hệ tình dục. Mặt khác, vắc xin cũng không thể dự phòng hết các tuýp HPV. Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh, phụ nữ nên làm các xét nghiệm định kỳ tế bào cổ tử cung để theo dõi những bất thường có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, việc thẳng thắn chia sẻ với bạn tình về tình trạng bệnh và sử dụng bao cao su khi quan hệ là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa biến chứng ung thư cổ tử cung.

2. Nhiễm trùng dẫn tới vô sinh hiếm muộn

Virus sau khi lây lan rộng có thể gây viêm nhiễm ở nhiều vị trí như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng và tắc vòi trứng, ống dẫn trứng,… 

Các cơ quan bị viêm nhiễm này có thể làm tắc nghẽn đường dẫn trứng và giảm chất lượng của trứng. Do đó, tinh trùng rất khó gặp được trứng và thụ tinh dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Nguyên nhân khác nữa là do môi trường âm đạo thay đổi khiến tinh trùng bị chết nhiều trước khi gặp được trứng. 

Để phòng ngừa biến chứng này, cách tốt nhất là vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đồng thời, bệnh nhân cần tuân thủ phương pháp điều trị sùi mào gà của bác sĩ để hạn chế sự lây lan của virus.

Việc lựa chọn dung dịch rửa vùng kín cần đảm bảo tiêu chí:

  • Hiệu lực kháng khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh.
  • Không gây kích ứng, không gây đau xót khi sử dụng.
  • Thành phần dịu nhẹ, lành tính, an toàn cho cả phụ nữ có thai.
  • Không gây cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare, chuyên biệt cho viêm phụ khoa, nấm ngứa, nấm Candida, tạp khuẩn

Dung dịch vệ sinh Dizigone Sensicare 

Hiện nay, dung dịch kháng khuẩn Dizigone Sensicare đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh vùng kín nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Dizigone ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion với cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng trong điều trị sùi mào gà.

3. Lây bệnh cho thai nhi và trẻ sơ sinh

Phụ nữ mắc sùi mào gà khi mang thai, thai nhi có thể bị ảnh hưởng rất lớn. Virus HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc cuống rốn. Em bé có thể chậm phát triển, mắc các dị tật bẩm sinh. 

Người mẹ khi mang thai cũng phải đối mặt với nguy cơ sản giật, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Khi sinh nở tự nhiên, không tránh khỏi việc tiếp xúc giữa tử cung, cổ tử cung của người mẹ với em bé. Vì vậy, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc sùi mào gà ngay từ khi mới sinh ra. 

Để hạn chế lây nhiễm cho con, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh những tiếp xúc trên. Ngoài ra, cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và trẻ là tiêm phòng vắc xin phòng HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.

IV. Cách điều trị sùi mào gà ở nữ 

Hiện nay, sùi mào gà chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung phá hủy các nốt sùi mào gà nhằm giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân và tránh lây lan cho người khác.

Để làm tiêu các nốt sùi, bệnh nhân có thể điều trị bằng cách sau:

1. Dùng thuốc điều trị

Với sùi mào gà nhẹ, nằm rải rác ở khu vực bên ngoài, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bôi để làm tiêu các nốt sần. Thuốc bôi cũng có tác dụng giảm ngứa, đau rát vùng kín. Một số loại thuốc bôi được dùng trong điều trị sùi mào gà gồm:

Chú ý, bệnh nhân không được bôi các thuốc trên lên vùng niêm mạc mỏng như bên trong âm đạo, cổ tử cung hoặc niêm mạc miệng vì có thể gây bỏng rát. 

Trong trường hợp sùi mào gà nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm thuốc interferon và kháng sinh đường uống nếu có biến chứng nhiễm trùng.

2. Biện pháp can thiệp ngoại khoa

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp tổn thương sâu, ở phần trong âm đạo và cổ tử cung mà thuốc không thể bôi được.

Các can thiệp ngoại khoa để điều trị sùi mào gà gồm có:

  • Áp lạnh làm đóng băng mụn cóc sinh dục. Phương pháp này có thể gây ra cảm giác nóng rát, đau và phồng rộp tại vị trí tổn thương.
  • Đốt điện làm tiêu mụn cóc. Khi tiến hành người bệnh được gây tê cục bộ hoặc toàn thân. Vì vậy bệnh nhân sẽ không đau, không chảy máu và không để lại sẹo.
  • Thủ thuật laser: áp dụng cho những nốt sùi to. Tuy nhiên, phương pháp này gây đau và kích ứng sau khi điều trị.
  • Phương pháp ALA – PDT: sử dụng chất cản quang bôi trước hoặc dùng trước theo đường toàn thân. Sau đó sử dụng ánh sáng có bước sóng thích hợp chiếu vào để kích hoạt phản ứng oxy hóa làm phá hủy tế bào đích. 

Các kỹ thuật điều trị sùi mào gà đòi hỏi trình độ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại nên bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế uy tín để điều trị.

3. Lưu ý khi điều trị sùi mào gà ở nữ

Điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị và sau khi điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Bệnh nhân cũng cần kiêng quan hệ trong 2 tuần sau khi điều trị hết triệu chứng.
  • Để phòng ngừa tái phát sùi mào gà, cần sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su trong 6 tháng đầu sau điều trị.
  • Vệ sinh da và niêm mạc mới đốt bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để tránh nhiễm trùng. 
  • Không dùng chung đồ cá nhân: khăn mặt, quần áo, thìa, bát,… với người khác để tránh lây truyền bệnh.
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá,…
  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý để tránh tinh thần mệt mỏi, stress làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. 
  • Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bệnh nhân nên đi khám và nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. 

Bệnh sùi mào gà ở nữ gây trở ngại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị, người bệnh có thể gặp biến chứng ung thư cổ tử cung và vô sinh. Cách tốt nhất để phòng ngừa sùi mào gà là quan hệ tình dục an toàn và tiêm phòng HPV. Nếu bạn cần tư vấn về cách xử lý triệu chứng sùi mào gà, hãy gọi tới số HOTLINE 19009482 để nhận sự hỗ trợ sớm nhất.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-o-nu-13470/feed/ 0
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? 4 biến chứng dễ gặp và 3 bước điều trị ngăn ngừa https://dizigone.vn/benh-sui-mao-ga-co-nguy-hiem-khong-13159/ https://dizigone.vn/benh-sui-mao-ga-co-nguy-hiem-khong-13159/#respond Sat, 25 Sep 2021 08:30:53 +0000 https://dizigone.vn/?p=13159 Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, triệu chứng sùi mào gà thường xuất hiện muộn hoặc khá giống với bệnh lý khác nên dễ bị bỏ qua. Vậy bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu 4 biến chứng dễ gặp nhất của sùi mào gà và các bước để ngăn ngừa biến chứng đó trong bài viết dưới đây.

bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không benh-sui-mao-ga-co-nguy-hiem-khong

I. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà 

Bệnh sùi mào gà do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Loại virus này có khoảng 120 chủng trong đó có khoảng 35 chủng gây ra các bệnh đường sinh dục.

Không phải tất cả các chủng HPV đều gây sùi mào gà. Hơn 90% các trường hợp mắc bệnh do chủng HPV 6 và HPV 11. Vậy virus gây bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Sự thật, các virus này ít nguy hiểm hơn và có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, người mắc sùi mào gà cũng dễ bị nhiễm các chủng HPV khác. Trong đó, chủng HPV 16, 18, 31, 33, 35 có khả năng gây loạn sản tế bào và gây ung thư ở cả nam và nữ. Do đó, xét nghiệm HPV là việc làm cần thiết để xác định đúng chủng gây bệnh, từ đó có phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

II. Sùi mào gà có nguy hiểm không?

sùi mào gà hậu môn sui-mao-ga-hau-mon

Sùi mào gà gây nguy hiểm cho cả nam và nữ

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không là câu hỏi mà tất cả bệnh nhân đều quan tâm. Theo các bác sĩ da liễu, bệnh lý này rất nguy hiểm. Vì sùi mào gà có khả năng lây nhiễm cao bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn: không dùng bao cao su, quan hệ bằng miệng, hoặc quan hệ với nhiều người,…
  • Tiếp xúc trực tiếp với nốt sùi, dịch tiết đường sinh dục, nước bọt.
  • Lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai hoặc lúc sinh nở.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh.

Hơn nữa, sùi mào gà có thời gian ủ bệnh kéo dài 3 tuần – 9 tháng nhưng virus vẫn có thể lây lan cho người khác. Đồng thời các biểu hiện bệnh trong thời gian đầu không rõ ràng nên người nhiễm rất dễ bỏ qua. Đến khi đi khám thì bệnh đã trở nặng vì vậy rất nguy hiểm. Bệnh sùi mào gà còn liên quan mật thiết với bệnh ung thư. Đặc biệt là khi người bệnh nhiễm chủng HPV 16, 18.

Hiện nay, bệnh sùi mào gà vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các phương pháp được chỉ định chỉ có tác dụng phá hủy các nốt sùi mào gà. Đồng thời, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, hạn chế sự lây lan của virus. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, virus sẽ tái hoạt động trở lại và gây bệnh. Do đó, nếu không phòng ngừa, bệnh nhân sẽ phải sống chung với sùi mào gà suốt đời.

III. 4 biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà 

1. Nhiễm trùng

sùi mào gà sui-mao-ga

Nốt sùi mào gà vùng kín rất dễ bị nhiễm trùng

Biến chứng hay gặp nhất của bệnh sùi mào gà là nhiễm trùng. Do các tổn thương nằm ở vùng kín nên rất khó vệ sinh, đặc biệt là nữ giới. Môi trường vùng kín luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho virus phát triển. Mặt khác, các nốt sùi mào gà mềm, dễ vỡ và chảy dịch dù chỉ là va chạm nhẹ. Nếu không thể làm sạch chúng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào da.

Người bệnh có tâm lý e ngại chuyện chia sẻ với người khác về căn bệnh này. Chính vì thế, tới lúc khám thì bệnh đã chuyển nặng, hầu hết tổn thương đã nhiễm trùng, ăn sâu vào da tạo ra nhiều vết lở loét hoặc hoại tử.

Nếu không xử lý nhanh tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm tại nhiều vị trí như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng. Nam giới có thể bị viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, tắc ống dẫn tinh. Những bệnh lý này về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.

2. Ung thư

Người mắc sùi mào gà có nguy cơ ung thư rất cao nếu nhiễm nhiều chủng HPV nguy hiểm như HPV 16, 18.

Biến chứng ung thư có thể gặp ở cả nam và nữ, cụ thể:

  • Nữ giới: ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung,…
  • Nam giới: ung thư dương vật, ung thư hậu môn,…

Biến chứng ung thư hay gặp và nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Loại ung thư này là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nữ giới sau ung thư vú. Các triệu chứng ung thư giai đoạn đầu khá giống tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Vì vậy bệnh nhân sẽ thường không đi khám. Khi phát hiện, bệnh ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn nặng và có thể di căn sang hạch vùng như hạch bẹn,…

Do đó, người mắc bệnh sùi mào gà cần phải tái khám định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư.

3. Biến chứng ở phụ nữ có thai

bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không benh-sui-mao-ga-co-nguy-hiem-khong

Sùi mào gà gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé

Sùi mào gà có thể ủ bệnh từ vài tháng tới vài năm mà không có triệu chứng gì. Vì thế, có nhiều phụ nữ mang thai mà không biết mình mắc bệnh. Vậy khi mang thai, bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không là tâm tư của nhiều bà mẹ.

Theo các nghiên cứu khoa học, sùi mào gà có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe cả phụ nữ mang thai và thai nhi. Trong thời gian mang thai, các u nhú sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn. Do đó, nhiều phụ nữ có thể gặp biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non.

Bên cạnh đó, virus cũng có thể lây truyền sang con qua nhau thai hoặc cuống rốn. Khi sinh nở, việc tiếp xúc da của em bé với bộ phận sinh dục của mẹ là điều không tránh khỏi. Theo đó, trẻ sơ sinh có thể nhiễm sùi mào gà bẩm sinh. Vài tuần sau sinh, sùi mào gà có thể phát triển ở miệng, cổ họng làm tắc nghẽn đường thở em bé, thậm chí tử vong.

Để phòng ngừa biến chứng này, phụ nữ nên đi làm xét nghiệm HPV trước khi có ý định mang thai. Đồng thời, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu của sùi mào gà trong thai kỳ.

4. Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần

Bệnh sùi mào gà dù nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh. Khi biết mình nhiễm virus, bệnh nhân luôn luôn trong trạng thái lo âu, hoang mang không biết bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không. Từ đó, người bệnh có cảm giác dằn vặt bản thân, tự ti và không muốn chia sẻ với người khác. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân sẽ sợ đi khám bệnh khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Sùi mào gà cũng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tình dục. Với các cặp vợ hoặc chồng nhiễm bệnh có thể nghi ngờ lẫn nhau, gây bất hòa trong hôn nhân, thậm chí dẫn tới đổ vỡ. Nếu mắc bệnh trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể trở nên u uất, trầm cảm làm ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.

Hơn thế nữa, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn và không biết khi nào thì tái phát. Quá trình điều trị kéo dài, gây đau đớn và bất tiện trong đi lại, sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý người bệnh. Do đó, bên cạnh điều trị triệu chứng, bệnh nhân cũng cần được tư vấn tâm lý để ổn định tinh thần và yên tâm điều trị.

IV. 3 cách điều trị để ngăn ngừa biến chứng sùi mào gà 

Tuy chưa có thuốc điều trị dứt điểm sùi mào gà nhưng có nhiều biện pháp nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Sau đây là cách điều trị để ngăn ngừa biến chứng sùi mào gà mà bạn cần phải biết:

1. Làm sạch tổn thương da bằng dung dịch sát khuẩn

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Để ngăn ngừa các biến chứng của sùi mào gà, điều đầu tiên người bệnh cần thực hiện là làm sạch các tổn thương ngoài da để tránh virus lây lan. Mặt khác, nốt sùi mào gà rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh hàng ngày. Do đó việc sử dụng dung dịch kháng khuẩn có thể loại bỏ hầu hết vi khuẩn, virus gây bệnh.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm sát trùng nào cũng phù hợp. Các dung dịch sát trùng thông thường như cồn, oxy già, povidone iod,… thường gây đau xót, kích ứng niêm mạc và làm vết thương lâu lành. Hiện nay, nhiều phòng khám và bệnh viện khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ sinh nốt sùi mào gà. Nhờ áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion, Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm.
  • Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiếp xúc.
  • Thành phần lành tính, an toàn cho cả phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Không gây đau xót, kích ứng da và niêm mạc.

Cách dùng dung dịch Dizigone:

  • Thấm dung dịch vào bông/gạc để lau các nốt sùi hoặc dùng dung dịch để vệ sinh vùng kín 3-4 lần/ngày
  • Khi nốt mụn khô se, bạn có thể kết hợp với kem dưỡng Dizigone nano bạc để giúp vết thương mau lành hơn.

2. Phá hủy nốt sùi, u nhú 

sùi mào gà hậu môn sui-mao-ga-hau-mon

Phá hủy nốt sùi mào gà tại vùng kín

Nguyên tắc điều trị sùi mào gà hiện nay là phá hủy các nốt sùi mào gà bằng thuốc hoặc biện pháp can thiệp ngoại khoa. Từ đó, có thể giảm bớt triệu chứng và hạn chế tái phát sùi mào gà cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị thích hợp nhất. Bạn có thể tham khảo cách điều trị sau:

  • Sùi mào gà nhẹ, chưa lan rộng: dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ. Các loại thuốc được dùng gồm có: Podophyllotoxin, Podophyllin, imiquimod, Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA).
  • Sùi mào gà nặng, dùng cho phụ nữ có thai: áp dụng phương pháp áp lạnh, đốt điện, chiếu laser hoặc quang điện (ALA-PDT).

3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giúp bệnh nhân có thể duy trì thể trạng và tạo tâm lý thoải mái, lạc quan trong suốt thời gian điều trị dài ngày.

Những điều bệnh nhân cần lưu ý:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng gồm đạm, chất béo, vitamin từ thực phẩm. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đạm thực vật, …
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, thực phẩm dễ tạo sẹo như rau muống, thịt gà, đồ nếp,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, hạn chế vận động mạnh,…
  • Bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị và sau khi điều trị trong vòng 6 tháng phải sử dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su.
  • Ngoài ra, người bệnh cần tái khám định kỳ và làm các xét nghiệm sàng lọc biến chứng ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật.

>>> Xem bài viết: Sùi mào gà hậu môn, vùng kín: làm sao để khỏi nhanh, ngừa tái lại?

V. Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được câu hỏi bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Những biến chứng khó lường của sùi mào gà có thể gia tăng nếu như người bệnh do dự không khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể ngăn ngừa biến chứng sùi mào gà bằng cách tuân thủ điều trị, sử dụng biện pháp an toàn trong quan hệ tinh dục. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/benh-sui-mao-ga-co-nguy-hiem-khong-13159/feed/ 0
Sùi mào gà hậu môn, vùng kín: Làm sao để khỏi nhanh, ngừa tái lại? https://dizigone.vn/sui-mao-ga-hau-mon-13145/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-hau-mon-13145/#respond Thu, 23 Sep 2021 12:20:03 +0000 https://dizigone.vn/?p=13145 Sùi mào gà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn những điều cần biết nhất về sùi mào gà hậu môn, vùng kín. Từ đó, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi chúng ta.

sùi mào gà hậu môn sui-mao-ga-hau-mon

I. 3 biểu hiện của sùi mào gà hậu môn – vùng kín

Bệnh sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 2-9 tháng. Trong thời gian này, người bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác. Sau đó, bệnh sẽ bộc phát ra thông qua một số biểu hiện như sau:

1. Xuất hiện các nốt sùi mào gà

sùi mào gà sui-mao-ga

Hình ảnh nốt sùi mào gà hậu môn – vùng kín

Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của tất cả những ai mắc bệnh sùi mào gà ở bất kể vị trí nào trên cơ thể. Ban đầu sẽ xuất hiện các mụn thịt nhỏ mềm, li ti. Nốt sùi không gây đau rát hay ngứa rát. Chúng có hình dạng gai nhú hoặc đĩa bẹt màu hồng nhạt, bề mặt thô ráp, đường kính khoảng 1 mm.

Sau đó, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn như những mào gà hoặc hoa súp lơ. Nốt sùi có thể cao hơn bề mặt da khoảng vài cm, mọc thành từng dải dài. Khi cọ xát hoặc ấn vào thì sẽ thấy mủ tiết ra. Đồng thời bệnh nhân sẽ đau đớn và khó chịu.

2. Hậu môn – vùng kín thường ngứa ngáy khó chịu

Hậu môn – vùng kín thường là những khu vực ẩm ướt. Môi trường này rất thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật có hại, trong số đó có virus HPV – tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà. Khi virus tăng sinh mạnh mẽ gây bội nhiễm nặng. Đồng thời nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy ngứa rát bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn cần sử dụng các dung dịch vệ sinh hằng ngày để giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ. Dung dịch vệ sinh có hoạt tính kháng khuẩn giúp hạn chế sự phát triển của virus gây bệnh.

3. Chảy máu khi quan hệ tình dục

Những mụn cóc sinh dục phát triển sẽ gây khó khăn, đau đớn trong việc quan hệ tình dục. Chỉ cần một sự cọ xát nhẹ sẽ khiến chúng có nguy cơ vỡ ra, chảy dịch có lẫn máu. Kết quả sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bạn tình. Đồng thời mụ vỡ ra cũng lây lan ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

II. Đối tượng thường mắc sùi mào gà hậu môn – vùng kín

sùi mào gà hậu môn sui-mao-ga-hau-mon

Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc sùi mào gà khi quan hệ tình dục không an toàn

Người quan hệ tình dục không lành mạnh thường là đối tượng dễ mắc sùi mào gà hậu môn – vùng kín. Đó là những người có quan hệ với nhiều người khác nhau. Hoặc khi quan hệ không sử dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp như: dùng bao cao su.

Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau nếu không có kiến thức và những cách phòng tránh nhất định. Bên cạnh đó, những người đồng tính khi quan hệ tình dục cũng có nguy cơ cao mắc sùi mào gà hậu môn – vùng kín.

III. Xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà hậu môn – vùng kín

Các xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà giúp khẳng định chắc chắn bạn có bị nhiễm bệnh hay không. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Một số xét nghiệm bệnh sùi mào gà phổ biến hiện nay đó là:

1. Chẩn đoán bằng dung dịch acid acetic

Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch acid acetic với nồng độ thích hợp bôi vào bộ phận sinh dục để những nốt mụn xuất hiện rõ ràng hơn. Khi nốt sùi chuyển sang màu trắng thì cơ bản xác định người đó mắc sùi mào gà và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

2. Chẩn đoán bằng mẫu sinh thiết

sùi mào gà hậu môn sui-mao-ga-hau-mon

Sinh thiết nốt mụn để chẩn đoán sùi mào gà hậu môn – vùng kín

Sinh thiết các nốt mụn, u nhú tại bộ phận sinh dục sẽ giúp bác sĩ xác định được người đó có mắc sùi mào gà không. Đồng thời phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp xác định người bệnh đang ở giai đoạn nào để có cách xử lý hiệu quả nhất.

3. Xét nghiệm Pap

Phương pháp này thường áp dụng với nữ giới, nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh ở vùng cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ lấy mẫu tế bào ở đoạn giữa âm đạo và tử cung của phụ nữ để làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để phát hiện ra những dấu hiệu khác thường. Đây là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm những thay đổi ở âm đạo và cổ tử cung Từ đó, bác sĩ sẽ xử lý kịp thời trong trường hợp bạn mắc sùi mào gà hoặc có dấu hiệu ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra.

IV. Sùi mào gà hậu môn – vùng kín có nguy hiểm không?

sùi mào gà sui-mao-ga

Virus sùi mào gà có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 

Sùi mào gà ở hậu môn – vùng kín nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, virus HPV sẽ nhân lên và lây lan nhanh chóng. Khi đó, bệnh nhân dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn nặng, gây đau đớn khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân có thể bị chảy máu sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.
  • Tăng nguy cơ xuất hiện nhiều loại ung thư như: ung thư âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, ung thư dương vật,….
  • Nguy hiểm cho thai nhi khi mẹ mắc bệnh sùi mào gà. Đối với những mẹ mắc bệnh ở vùng kín, khi thực hiện phương pháp sinh thường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ khi đi qua vùng âm đạo của người mẹ. Do đó, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp sinh mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho con.

V. Điều trị sùi mào gà hậu môn – vùng kín nhanh khỏi

Hiện nay, việc điều trị dứt điểm sùi mào gà tương đối khó khăn. Các biện pháp điều trị của bác sĩ chủ yếu nhằm tiêu diệt khối u, hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh. Sau đó, cần theo dõi trong vòng 9 tháng để xem xét hiệu quả của phương pháp xử lý nốt sùi mào gà, khả năng tái phát bệnh và đưa ra những biện pháp điều trị tiếp theo. Một số phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn – vùng kín hiện nay đó là:

  • Dùng thuốc bôi để tiêu diệt khối u nhú: TCA, Sinecatechin, Imiquimod, Podophyllin. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ, đang ở giai đoạn đầu, chưa có sự phát triển mạnh mẽ của virus gây bệnh.
  • Thủ thuật ngoại khoa: Đốt tia laser, đốt điện hoặc liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi mào gà

VI. Cách phòng ngừa bệnh tái phát

1. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh mắc sùi mào gà

Việc dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý lây qua đường tình dục, trong đó có sùi mào gà. Đồng thời, không nên quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy một vợ một chồng.

2. Không tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà

Chủ động không tiếp xúc với những đối tượng mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, điển hình là gái mại dâm để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

3. Không dùng chung đồ cá nhân

Bệnh sùi mào gà không chỉ lây qua đường tình dục mà khi tiếp xúc trực tiếp với những vết trầy xước hoặc dịch mủ từ các mụn cóc cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh. Do đó, không được dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh. Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo, chăn ga gối cần sắp xếp gọn gàng, tách biệt với đồ của người bệnh.

4. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare, chuyên biệt cho viêm phụ khoa, nấm ngứa, nấm Candida, tạp khuẩn

Vùng kín được sạch sẽ và khô thoáng sẽ giúp ngăn ngừa được nhiều loại bệnh lý. Vì vậy, một dung dịch vệ sinh hiệu quả cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Khả năng kháng khuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Không gây kích ứng, phù hợp với pH vùng kín.
  • An toàn, có thể sử dụng được cho cả nam và nữ.

Một số dung dịch vệ sinh phổ biến các bạn có thể tham khảo đó là: Dizigone sensicare, dạ hương, lactacyd,….

5. Tập thể dục thường xuyên

Tạo thói quen tập thể dục hằng ngày, tối thiểu 30 phút/ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

6. Thăm khám định kỳ

Việc thăm khám bác sĩ định kỳ giúp chúng ta tầm soát được bệnh sùi mào gà. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tái phát bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thông thường, theo các chuyên gia y tế, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần.

VII. Kết luận

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa, xử lý bệnh sùi mào gà nói riêng và những bệnh lý xã hội nguy hiểm khác là mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến loại bệnh này. Hi vọng bài viết đã đem lại cho độc giả những hiểu biết hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh sùi mào gà hậu môn – vùng kín, hãy gọi cho chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-hau-mon-13145/feed/ 0
Sùi mào gà: Biểu hiện và nguyên tắc điều trị để khỏi nhanh https://dizigone.vn/sui-mao-ga-13124/ https://dizigone.vn/sui-mao-ga-13124/#respond Mon, 20 Sep 2021 13:53:19 +0000 https://dizigone.vn/?p=13124 Hiện nay, quan hệ tình dục không an toàn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh ngoài da. Trong đó, sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Mặc dù sùi mào gà không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng chúng tôi tìm hiểu những biểu hiện của bệnh và nguyên tắc điều trị để khỏi nhanh trong bài viết dưới đây.

sùi mào gà sui-mao-ga

I. Triệu chứng bệnh sùi mào gà 

Bệnh sùi mào gà có thể tiến triển theo 2 giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn toàn phát với các triệu chứng khác nhau.

1. Thời kỳ ủ bệnh

Rất khó để xác định chính xác thời điểm bạn nhiễm HPV. Bệnh sùi mào gà có thể tiến triển âm thầm từ vài tuần tới vài tháng, thậm chí vài năm mới xuất hiện.

Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân hầu như không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một vài trường hợp bệnh nhân xuất hiện mụn nhỏ rất khó phát hiện và thường bị nhầm lẫn với bệnh khác.

Mặc dù không có biểu hiện bệnh nhưng người nhiễm virus vẫn có khả năng lây truyền cho người khác khi quan hệ tình dục. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, tất cả mọi người nên sử dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su.

2. Thời kỳ toàn phát

sùi mào gà sui-mao-ga

Hình ảnh nốt sùi mào gà ở bộ phận sinh dục

Trong thời gian phát bệnh sùi mào gà, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng điển hình:

  • Xuất hiện nốt sần hoặc mụn cóc trên bộ phận sinh dục. Chúng có thể mọc đơn độc hoặc thành chùm giống hình cây súp lơ. Bề mặt trơn nhẵn, thường nhấp nhô khi bạn chạm tay vào. Kích thước tổn thương có đường kính từ 1 – 10mm.
  • Cảm giác ngứa rát, đau và khó chịu khi vận động.
  • Có thể chảy máu khi quan hệ tình dục nếu bệnh nhân không phát.
  • Bệnh nhân nữ còn có thể xuất hiện khí hư do viêm nhiễm âm đạo.

Các tổn thương thường chia làm 3 loại: sùi mào gà nhọn, sùi mào gà dạng sẩn và sùi mào gà khổng lồ. Màu sắc các nốt sần có thể có màu hồng tươi, đỏ, hoặc màu xám trắng hoặc nâu đen tùy vào vị trí và mức độ tổn thương.

Virus có thể tấn công vào nhiều vị trí khác nhau:

  • Nữ giới: vùng âm hộ, âm đạo và thành ngoài cổ tử cung. Ngoài ra, nốt sùi có thể xuất hiện ở vùng đáy chậu và hậu môn.
  • Nam giới: xuất hiện ở đầu và thân dương vật, tinh hoàn và hậu môn.
  • Ngoài ra, sùi mào gà có thể xuất hiện ở môi, họng, vòm họng ở người có tiền sử quan hệ bằng miệng.

Mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng và vị trí tổn thương khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị hợp lý, an toàn.

II. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

sùi mào gà sui-mao-ga

Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà 

Đến nay, các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do Human papilloma virus (viết tắt là HPV). HPV là virus có ít nhất 35 tuýp gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Trong đó, tuýp 6 và 11 chiếm tới 90%. Ngoài ra, một số tuýp khác có khả năng gây loạn sản tế bào và phát triển thành ung thư như tuýp 16, 18, 35,…

Virus HPV nguy hiểm nhưng hầu hết những người nhiễm virus HPV thường không có biểu hiện lâm sàng của bệnh. Chỉ có ngoài 1 – 2 % người bệnh có triệu chứng.

Những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV:

  • Có nhiều bạn tình.
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục đồng giới.
  • Quan hệ tình dục khi còn quá trẻ.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó.

III. Khả năng lây lan và cách phòng ngừa 

1. Khả năng lây lan

Bệnh sùi mào gà có thể lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua hậu môn cũng có khả năng lây nhiễm bệnh. Virus xâm nhập vào niêm mạc sinh dục thông qua các tổn thương nhỏ. Người bình thường cũng có thể mắc bệnh từ người mang virus HPV nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trong quá trình sinh nở tự nhiên, virus HPV có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh qua đường sinh dục của người mẹ hoặc nhiễm bệnh trong thai kỳ.

2. Cách phòng ngừa

sùi mào gà sui-mao-ga

Sử dụng bao cao su là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm sùi mào gà hiệu quả

Với nam giới, cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà cho bạn tình hiệu quả nhất là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Tiêm vắc xin phòng HPV là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho phụ nữ . Phương pháp này được khuyến cáo dùng cho đối tượng trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi chưa từng quan hệ tình dục.

Một số biện pháp khác để phòng ngừa sùi mào gà ở cả hai giới như:

  • Chia sẻ với bạn tình nếu bạn đang nhiễm bệnh. Sau khi điều trị khỏi, bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su để phòng lây nhiễm.
  • Thực hiện xét nghiệm để xác định khả năng nhiễm HPV.
  • Chủ động dự phòng những nguy cơ lây nhiễm khác ngoài quan hệ tình dục như không dùng tay hoặc miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục hoặc dùng chung đồ cá nhân có lẫn dịch tiết sinh dục,…
  • Khám và tầm soát sùi mào gà và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác: giang mai, HIV,…
  • Nếu bệnh nhân đang được điều trị sùi mào gà bằng đốt điện thì nên sử dụng kim đốt điện dùng một lần. Điều này sẽ hạn chế lây truyền bệnh sùi mào gà và các bệnh virus khác như HIV.

IV. Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà 

Nếu không điều trị thì bệnh sùi mào gà có tự hết không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh này không tự khỏi nếu không điều trị. Thậm chí, nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm.

Với sùi mào nhẹ, các u nhú ở bộ phận sinh dục có thể ít gây đau đớn. Tuy nhiên, khi để u nhú phát triển to có thể gây đau, khó chịu khi đi lại. Các u nhú có thể bị cọ xát gây chảy máu, mưng mủ, sốt và nổi hạch. Đặc biệt, ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần và dễ gặp biến chứng:

  • Ở nữ giới: sùi mào gà có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ,…
  • Ở nam giới: biến chứng hay gặp là ung thư dương vật dẫn tới bệnh vô sinh, hiếm muộn.

viem-lo-tuyen-khi-mang-thai viêm lộ tuyến khi mang thai

Sùi mào gà có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm 

Phụ nữ có thai mắc sùi mào gà trong thai kỳ có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Em bé khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là sinh thường.

Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi định kỳ trong thời gian dài sau khi đã khỏi bệnh. Nếu là bệnh nhân nữ, cần làm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để tầm soát ung thư cổ tử cung.

V. Nguyên tắc điều trị để khỏi nhanh – ngừa tái lại 

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus HPV. Vì vậy, nguyên tắc chung là phá hủy các u nhú ở cơ quan sinh dục. Đồng thời, tư vấn các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. Các phương pháp thực hiện bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ để phá hủy nốt sùi mào gà và hạn chế lây lan virus.
  • Can thiệp ngoại khoa: sử dụng kỹ thuật áp lạnh, đốt điện, đốt laser hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Cụ thể các phương pháp này như sau:

1. Điều trị tại chỗ

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các thuốc bôi tại chỗ giúp phá hủy các nốt sần, mụn cóc sinh dục được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gồm:

  • Podophyllotoxin, Podophyllin là loại thuốc chống phân bào ít gây độc toàn thân.
  • Kem imiquimod 5% kích thích sản xuất interferon và các cytokin.
  • Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) được bôi cho các tổn thương nhỏ, ẩm ướt. Bệnh nhân không thể tự bôi thuốc này mà phải cần sự giúp đỡ của nhân viên y tế.

Trước khi sử dụng các thuốc bôi thì bệnh nhân cần làm sạch tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn. Sử dụng dung dịch sát khuẩn giúp ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Tuy nhiên các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn, oxy già, povidone iod,… thường gây đau xót và khiến vết thương chậm lành.

Trong số các dung dịch sát khuẩn, Dizigone là sản phẩm đang được nhiều bệnh viện và phòng khám khuyên dùng. Nhờ ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion, Dizigone có hiệu lực mạnh, cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên. Đồng thời, khi sử dụng Dizigone cũng không gây đau xót hay kích ứng da, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

>>> Xem bài viết: Công nghệ kháng khuẩn ion EMWE và sản phẩm Dizigone 

2. Loại bỏ cơ học

Phương pháp này bao gồm: nạo bỏ tổn thương, đốt điện, laser, phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị áp lạnh. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương lớn và phụ nữ có thai. Vì những phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao nên bệnh nhân cần tới những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng sau phẫu thuật.

Chú ý: Bệnh nhân cần theo dõi sau điều trị để phòng ngừa tái phát. Các phương pháp loại bỏ tổn thương theo cách cơ học đều gây đau đớn, kích ứng và ảnh hưởng tới cơ thể.

VI. Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp về bệnh

1. Phân biệt sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) và herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục) 

mụn rộp sinh dục mun-rop-sinh-duc

Hình ảnh mụn rộp sinh dục do virus herpes gây ra

Sùi mào gà và herpes sinh dục đều lây truyền qua đường tình dục. Cả hai bệnh có một số triệu chứng giống nhau khiến nhiều bệnh nhân nhầm tưởng, dẫn tới điều trị sai cách. Chúng ta có thể phân biệt 2 bệnh này dựa vào các đặc điểm sau:

  • Tác nhân gây bệnh: Virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà. Trong khi đó, herpes sinh dục do virus Herpes simplex virus (HSV) gây ra.
  • Thời gian ủ bệnh: Bệnh mụn rộp sinh dục có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, khoảng 6 – 10 ngày.
  • Triệu chứng: Mụn cóc sinh dục là các nốt sùi nhỏ, mềm, hình đĩa dẹt, màu đỏ thường có mủ, tập trung thành từng đám hoa mào gà. Trái lại, herpes sinh dục bắt đầu xuất hiện các vết đỏ sau đó nhanh chóng phát triển thành mụn nước hình tròn, tập trung thành cụm. Mụn rộp dễ vỡ, khô và đóng vảy, bong ra nhưng không để lại sẹo. Bệnh nhân herpes sinh dục còn có triệu chứng sốt, đau bắp thịt, đau rát và ngứa cơ quan sinh dục.
  • Biến chứng: Bệnh sùi mào gà gây biến chứng ung thư âm đạo, tử cung, ung thư dương vật, vòm họng. Trong khi đó, biến chứng lớn nhất của herpes sinh dục là nhiễm trùng. Nếu không điều trị dứt điểm, người bệnh có nguy cơ mắc viêm cổ tử cung, viêm nội tâm mạc tử cung ở nữ và viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.

2. Sùi mào gà cần kiêng gì khi điều trị? 

Sùi mào gà là bệnh lây qua đường tình dục. Do đó, bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục trong khi điều trị và sau 2 tuần sau khi điều trị khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên sử dụng bao cao su khi quan hệ trong 6 tháng đầu khi đã điều trị khỏi để bảo đảm an toàn.

Ngoài biện pháp trên, khi điều trị sùi mào gà, bệnh nhân cũng cần lưu ý:

  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác, không đưa đồ cá nhân cho người khác sử dụng.
  • Kiêng dùng chung bồn tắm và phải lau rửa bồn vệ sinh sau khi sử dụng.
  • Kiêng ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ vì thực phẩm này làm tăng tiết dịch, khiến vết thương nặng thêm.
  • Bệnh nhân cũng cần hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

Quá trình điều trị sùi mào gà thường kéo dài, đòi hỏi bệnh nhân kiên trì tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Chính vì thế, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để không bỏ dở liệu trình điều trị.

3. Tại sao sùi mào gà mọc ở miệng, mặt, tay? Điều trị có khác sùi mào gà sinh dục? 

sùi mào gà ở lưỡi sui-mao-ga-o-luoi

Hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi

Vị trí gây bệnh sùi mào gà phổ biến nhất là cơ quan sinh dục ở nam và nữ. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục cũng có thể mọc ở miệng, lưỡi, họng qua 3 con đường chính:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Hôn người mắc sùi mào gà.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, thìa,… với người bệnh.

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi thường ủ bệnh từ 3 – 8 tuần. Sau thời gian đó, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện u nhú trong khoang miệng và trên lưỡi.

Điều trị mụn cóc sinh dục mọc ở miệng, lưỡi, họng cũng tương tự như sùi mào gà sinh dục. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng các thuốc bôi để phá hủy các u nhú trong khoang miệng. Vì chúng thường gây kích ứng niêm mạc dẫn tới tổn thương khoang miệng.

4. Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn không? 

Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Do đó, bệnh sùi mào gà không thể tự khỏi được.

Theo ý kiến của một số bác sĩ, nếu bệnh không có triệu chứng và chủng HPV không nguy hiểm hay gây ra bất kỳ khó khăn nào thì người bệnh có thể không cần điều trị.

Khi bệnh nhân thấy có triệu chứng ngứa rát, bỏng cần phải tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc bôi phá hủy u nhú trên da hoặc đốt điện, laser chỉ có tác dụng hạn chế lây lan virus, không thể tiêu diệt hoàn toàn. Vì vậy, chúng ta cần dùng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm.

5. Có cách nào ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do sùi mào gà? 

Bệnh sùi mào gà có thể gây ra biến chứng ung thư cổ tử cung nếu không điều trị triệt để.

Mặc dù vậy, bệnh nhân nữ cũng có thể phát hiện sớm biến chứng này bằng cách làm phiến đồ cổ tử cung hàng năm để theo dõi những thay đổi ở cổ tử cung.

Cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất là tiêm phòng vắc xin HPV và quan hệ tình dục an toàn ở cả nam và nữ.

VII. Kết luận

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh thầm kín khiến nhiều người e ngại, tự ti. Nếu không chữa trị sớm, bệnh nhân có thể gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… Khi mắc bệnh, bạn cần hạn chế quan hệ tình dục, chú ý thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh các tổn thương hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Nếu cần tư vấn về cách điều trị và phòng ngừa sùi mào gà, bạn hãy gọi ngay tới số HOTLINE: 19009482 để gặp các chuyên gia của Dizigone.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

]]>
https://dizigone.vn/sui-mao-ga-13124/feed/ 0