Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Fri, 13 Jan 2023 10:06:53 +0000 vi hourly 1 4 cách dùng dầu mù u trị sẹo hiệu quả nhất https://dizigone.vn/dau-mu-u-tri-seo-14950/ https://dizigone.vn/dau-mu-u-tri-seo-14950/#respond Tue, 17 May 2022 10:08:15 +0000 https://dizigone.vn/?p=14950 Sẹo lõm, sẹo thâm là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là những loại sẹo lâu năm. Mặc dù các phương pháp trị sẹo hiện nay khá hiệu quả nhưng tốn nhiều chi phí và có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, nhiều người lựa chọn các biện pháp xóa sẹo tự nhiên. Một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng là dùng dầu mù u trị sẹo. Cùng chúng tôi tìm hiểu dầu mù u hiệu quả ra sao và 4 cách dùng dầu mù u trị sẹo phổ biến nhất hiện nay.

dau-mu-u-tri-seo dầu mù u trị sẹo

I. Tại sao dầu mù u được dùng để trị sẹo? 

Trong dầu mù u chứa nhiều thành phần có tác dụng tốt trong làm đẹp. Đặc biệt, nhiều dưỡng chất mang lại hiệu quả cao trong điều trị sẹo trên da. Cụ thể là:

  • Hợp chất calophyllolide, acid calophyllic và illophyllide được coi là kháng sinh tự nhiên. Những thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn giúp vết thương mau lành, tránh để lại sẹo. Đồng thời nó cũng có tác dụng giảm kích ứng da.
  • Các chất chống oxy hóa như xanthones, coumarin, tocotrienol giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do và tăng cường sản xuất collagen giúp vết thương mau lành. Từ nó, nó giúp ngăn ngừa sẹo và làm mờ dần các vết sẹo cũ.
  • Ngoài ra, dầu mù u còn chứa các chất dưỡng ẩm như phospholipid, glycolipid, acid béo oleic và linoleic. Các chất này cung cấp độ ẩm cần thiết giúp da phục hồi nhanh chóng, hạn chế sẹo thâm, sẹo lồi,…

II. Dầu mù u hiệu quả với những loại sẹo nào? 

Với tác dụng kích thích sản sinh collagen và tái tạo làn da nên dầu mù u sẽ đem lại hiệu quả đối với các loại sẹo như:

  • Sẹo thâm do mụn hoặc do tình trạng tăng sắc tố sau viêm.
  • Sẹo lõm hay sẹo rỗ.

Hiệu quả trị sẹo của dầu mù u còn phụ thuộc vào diện tích và tuổi đời vết sẹo. Sẹo càng nhỏ và sẹo mới thì hiệu quả sẽ cao hơn.

chăm sóc da mụn viêm cham-soc-da-mun-viem

Sẹo thâm do mụn

Đối với các loại sẹo khác như sẹo lồi và sẹo phì đại, sẹo co rút thì dầu mù u đem lại hiệu quả không cao. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng dầu mù u để dưỡng ẩm, làm dịu vết sẹo sau khi sử dụng các phương pháp trị sẹo khác như áp lạnh hoặc chiếu laser để đạt hiệu quả tốt nhất.

III. 4 cách dùng dầu mù u trị sẹo 

Để dùng dầu mù u trị sẹo hiệu quả, bạn có thể áp dụng một trong các cách sau đây:

1. Bôi trực tiếp dầu mù u

Đây là cách sử dụng dầu mù u trị sẹo đơn giản và nhanh nhất. Bạn có thể sử dụng dầu mù u nguyên chất hoặc pha loãng tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của da.

Cách bôi dầu mù u:

  • Làm sạch vùng sẹo và rửa tay bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Dizigone kháng khuẩn mạnh, cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối.
  • Nhỏ vài giọt dầu mù u ra tay, sau đó xoa hai lòng bàn tay với nhau để dầu nóng lên.
  • Massage vùng da sẹo trong vài phút.

Bạn nên thực hiện cách này 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Kết hợp dầu mù u và dầu oliu trị sẹo

Bên cạnh sử dụng dầu mù u nguyên chất, bạn có thể kết hợp với dầu oliu để nhanh chóng làm mờ sẹo thâm, nhất là với những người có làn da khô. Trong dầu oliu có chứa vitamin E, vitamin K, vitamin A… là những dưỡng chất cấp ẩm và chống oxy hóa cho da. Chúng giúp làm mềm sẹo và kích thích quá trình tái tạo da, làm liền vết thương nhanh chóng, giúp da sáng mịn tự nhiên.

Cách phối hợp sử dụng dầu mù u và dầu oliu:

  • Pha dầu mù u và dầu oliu theo tỉ lệ 1:1.
  • Làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
  • Thoa hỗn hợp lên vết sẹo, massage nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch để hạn chế dầu lưu lại trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Với sự kết hợp này, bạn cũng không nên dùng thường xuyên, chỉ dùng 2 – 3 lần/tuần để tránh bí da.

Dizigone

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

3. Dầu mù u kết hợp với mật ong

Từ lâu mật ong đã được sử dụng phổ biến trong chăm sóc các vết thương ngoài da, trong đó có cả xử lý sẹo. Sở dĩ mật ong có hiệu quả trong điều trị sẹo là nhờ vào các thành phần:

  • Enzym glucose oxidase giúp chuyển hóa một phần glucose thành chất tương tự nước oxy già. Vì vậy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp cho vết thương mau lành.
  • Các loại đường mật, chủ yếu là fructose và glucose giúp loại bỏ các tế bào chết, từ đó làm mờ các vết sẹo thâm trên da.
  • Mật ong cũng cung cấp độ ẩm cho da, làm tăng tính đàn hồi của làn da.

Khi kết hợp dầu mù u với mật ong sẽ đem lại hiệu quả trị sẹo tốt hơn, đặc biệt là sẹo thâm do mụn.

Cách trị sẹo bằng dầu mù u và mật ong:

  • Pha loãng dầu mù u và mật ong theo tỷ lệ 1:1.
  • Làm sạch vùng da có sẹo sau đó thoa hỗn hợp đều lên da.
  • Massage nhẹ nhàng từ 3 –  phút để dưỡng chất thấm sâu vào trong da.
  • Để nguyên lớp dầu 10 – 15 phút sau đó rửa sạch với nước.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng liên tục cách này vì có thể gia tăng tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Tần suất sử dụng dầu mù u và mật ong trị sẹo từ 2 – 3 lần/tuần.

4. Dầu mù u kết hợp với dầu dừa trị sẹo thâm

Dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin E và các acid béo có tác dụng dưỡng ẩm và thúc đẩy quá trình sản sinh collagen tự nhiên. Dầu dừa còn là một loại dầu nền tốt giúp các dưỡng chất thấm sâu vào trong da.

Chính vì vậy, khi sử dụng kết hợp dầu mù u và dầu dừa sẽ giúp làm mờ các vết sẹo thâm trên da. Sau 1 thời gian, làn da trở lên sáng mịn, săn chắc hơn.

Cách sử dụng dầu mù u và dầu dừa:

  • Làm sạch vùng da sẹo thâm.
  • Pha dầu mù u và dầu dừa theo tỉ lệ 1:1, thoa lên vùng da có vết thâm.
  • Massage nhẹ nhàng và giữ nguyên trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau đó, rửa sạch da bằng sữa rửa mặt để loại bỏ hết dầu thừa, tránh làm bít tắc lỗ chân lông.

Bạn nên sử dụng phương pháp này 3 lần/tuần để vết sẹo thâm mờ dần đi.

Ngoài 4 cách phổ biến trên thì dầu mù u có thể kết hợp với muối biển hoặc đường nâu để vừa làm mờ vết sẹo vừa giúp loại bỏ tế bào chết trên da.

>>> Xem ngay: Nguyên nhân gây sẹo thâm và 4 cách loại trừ hiệu quả

IV. Ưu điểm – nhược điểm khi dùng dầu mù u trị sẹo 

dau-mu-u-tri-seo dầu mù u trị sẹo

Sử dụng dầu mù u trị sẹo có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác nhưng cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Sau đây là những ưu nhược điểm của dầu mù u trong điều trị sẹo:

1. Ưu điểm

  • Thành phần lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
  • Hạn chế gây đau xót và kích ứng da so với phương pháp sử dụng công nghệ cao như đốt laser, áp lạnh.
  • Không cản trở quá trình tái tạo phục hồi tổn thương.
  • Cách sử dụng đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp.

2. Nhược điểm

  • Dầu mù u trị sẹo tốn nhiều thời gian hơn các phương pháp khác nhưng đem lại hiệu quả không cao.
  • Chỉ thích hợp với các vết sẹo nhỏ, mới, không phù hợp với sẹo lâu năm.
  • Khả năng kháng khuẩn không cao nên vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết sẹo gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ hình thành sẹo mới.

Để khắc phục nhược điểm trên, bạn nên làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng da gây sẹo.

V. Lưu ý khi dùng dầu mù u trị sẹo

Để dầu mù u phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bôi dầu mù u sau khi làm sạch vùng sẹo bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
  • Sử dụng lượng vừa đủ, không bôi quá nhiều vì có thể gây nhờn da dẫn tới bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
  • Không dùng dầu mù u cho các sẹo xung quanh mắt và vùng da có vết thương hở.
  • Trong quá trình sử dụng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bôi kem chống nắng hàng ngày.
  • Bạn không nên lạm dụng dầu mù u trị sẹo. Thay vào đó, bạn hãy dùng kiên trì sử dụng 2 – 3 lần/tuần kết hợp với các thuốc trị sẹo khác nữa.
  • Lựa chọn dầu mù u nguyên chất có nguồn gốc rõ ràng.

Sử dụng dầu mù u trị sẹo là một phương pháp tự nhiên lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này hiệu quả chậm, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì. Bạn nên dùng dầu mù u từ sớm để xử lý tổn thương, tránh để lại sẹo. Nếu có câu hỏi liên quan tới dùng dầu mù u trị sẹo, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để gặp chuyên gia tư vấn của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/dau-mu-u-tri-seo-14950/feed/ 0
Giải mã sẹo mụn: cách ngăn ngừa và chữa trị hiệu quả https://dizigone.vn/seo-mun-14817/ https://dizigone.vn/seo-mun-14817/#respond Thu, 05 May 2022 04:07:28 +0000 https://dizigone.vn/?p=14817 Mụn nhọt không chỉ gây nên những tổn thương da kém xinh, mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ để lại sẹo mụn dai dẳng, khó chữa lành. Để giải quyết vấn đề sẹo do mụn gây ra, cần có cách điều trị, chăm sóc da hợp lý và kiên trì. Hãy cùng chúng tôi giải mã cách ngăn ngừa và chữa trị sẹo mụn hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

seo-mun sẹo mụn

I. Phân loại sẹo mụn

Trước khi bắt đầu quá trình điều trị và chăm sóc, bạn cần biết được các nốt sẹo do mụn gây ra thuộc loại nào. Dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến 3 loại sẹo mụn phổ biến:

1. Sẹo lõm

Các vết sẹo này xuất hiện như những vết lõm trên da với hình dạng khác nhau: sẹo lõm đáy nhọn, sẹo lõm chân vuông, sẹo lõm chân tròn,…. Nguyên nhân hình thành nên các vết sẹo này là do trong quá trình điều trị mụn, da không sinh đủ nguyên bào sợi. Đây là thành phần quan trọng trong việc chữa lành các vết thương và tổng hợp collagen.

2. Sẹo phì đại

Ngược lại với nguyên nhân hình thành nên sẹo lõm, sẹo phì đại xuất hiện là do da sản sinh quá nhiều nguyên bào sợi. Khi vết mụn lành lại sẽ xuất hiện các vết sẹo lồi lên trên bề mặt da.

3. Sẹo lồi

seo sẹo

Tương tự như nguyên nhân gây sẹo phì đại nhưng các vết sẹo lồi thường dày hơn nhiều so với vết mụn ban đầu. Chúng thường sẫm màu hơn vùng da xung quanh, có màu đỏ hoặc màu nâu. Bên cạnh đó, sẹo lồi có thể gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

>>> Xem ngay: 5 sự thật bạn cần biết về sẹo

II. Cách chăm sóc da để ngăn ngừa sẹo mụn

Để ngăn ngừa sẹo mụn xuất hiện bạn cần có cách điều trị và chăm sóc da đúng cách khi mụn mới xuất hiện.

1. Vệ sinh da mụn sạch sẽ

Làn da bị mụn là do lượng bã nhờn sản sinh ra quá nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển ồ ạt của vi khuẩn gây mụn thường trú ở trên da, điển hình là Propionibacterium acnes (P. acnes). Do đó, việc vệ sinh sạch sẽ làm da bị mụn là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc da, ngăn ngừa sẹo mụn.

Hiện nay trên thị trường có vô vàn sản phẩm vệ sinh da mụn khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu để lựa chọn được sản phẩm chăm sóc phù hợp nhất với từng loại da.

>>> Xem thêm: Vi khuẩn gây mụn P.acnes: Làm gì để xử lý hiệu quả?

2. Sử dụng dung dịch kháng khuẩn để xử lý các vết mụn

Một dung dịch kháng khuẩn phù hợp trong quá trình xử lý các vết mụn cần đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • An toàn, không gây kích ứng, gây xót cho da.
  • Không ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí kể trên. Hơn nữa, sản phẩm không gây nhuộm màu da, không gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

Dizigone

Cách sử dụng:

  • Sử dụng bông tẩy trang thấm dung dịch kháng khuẩn Dizigone lau rửa toàn bộ mặt.
  • Để dung dịch khô tự nhiên, không cần rửa mặt lại bằng nước.
  • Bạn có thể sử dụng 4-5 lần/ngày trong quá trình điều trị mụn.

3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Chế độ ăn uống:

  • Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, không nên sử dụng đồ uống có cồn như: rượu, bia, nước có ga, các chất kích thích như: thuốc lá, café,….
  • Ăn nhiều trái cây, bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Tránh ăn rau muống, thịt gà, đồ nếp trong quá trình điều trị mụn và sẹo mụn.
  • Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều đường, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

Chế độ sinh hoạt:

  • Ngủ nghỉ đủ giấc, không thức khuya.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, đệm, tạo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.

4. Một số điều lưu ý

  • Không khuyến khích việc tự ý nặn mụn. Nếu nặn mụn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh sẽ làm vết mụn nặng thêm, nguy cơ lây lan vi khuẩn ra các vị trí khác trên cơ thể. Từ đó, bạn có thể vô tình làm tăng nguy cơ xuất hiện sẹo mụn về sau.
  • Bảo vệ làn da bị mụn tránh ánh nắng mặt trời do các tia cực tím có thể làm sạm đi các vết sẹo mụn, làm chậm quá trình hồi phục của da.
  • Không nên trang điểm trong quá trình điều trị da mụn, sẹo do mụn để lại.

III. Cách xử trí sẹo mụn tại nhà

1. Sử dụng các hoạt chất điều trị sẹo mụn

Sau quá trình làm sạch các vết mụn, với từng mức độ của bệnh mà bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị mụn khác nhau. Biện pháp này giúp kiểm soát mụn trứng cá và làm giảm sự xuất hiện của sẹo. Một số thành phần phổ biến trong các thuốc điều trị mụn và sẹo mụn đó là:

1.1. Acid salicylic:

Acid salicylic là một hợp chất tự nhiên có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tế bào chết và các chất cặn bã khác. Đồng thời, nó giúp giảm sưng và tấy- đỏ, giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo. Acid salicylic có lợi cho tất cả các loại sẹo. Nó cần thiết trong quá trình chăm sóc và điều trị cho những người da mụn. Đối với những ai có làn da nhạy cảm, cần thử sản phẩm trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra sự kích ứng trước khi dùng trên vùng da diện rộng.

1.2. Retinoids

sẹo rỗ ở mũi seo-ro-o-mui

Retinoids khi sử dụng tại chỗ, retinoids có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm nhiễm, giảm tổn thương do mụn trứng cá và tăng tốc độ tái tạo tế bào da. Ngoài ra, retinoids có tác dụng làm mờ sẹo mụn, bao gồm cả những vết sẹo ở những người có tông màu da tối hơn. Tuy nhiên, retinoids có thể làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trong quá trình sử dụng retinoids, bạn cần thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận khi ra ngoài trời.

1.3. Acid alpha hydroxy

Acid alpha hydroxy (AHA) là một dạng acid nhẹ có tác dụng loại bỏ tế bào chết trên da, ngăn ngừa sự bít tắc lỗ chân lông. AHA giúp điều trị mụn trứng cá và giúp làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn.

1.4. Acid lactic

Acid lactic có tác dụng tẩy sạch nhẹ nhàng, giảm sự xuất hiện của sẹo, làm sáng các mô sẹo sẫm màu và làm mịn cấu trúc tổng thể của da.

2. Sử dụng phương pháp thiên nhiên 

Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên là một phương pháp điều trị sẹo mụn phổ biến tại nhà. Một số nguyên liệu như: dầu dừa, bơ hạt mỡ, gel lô hội, mật ong nguyên chất, nước cốt chanh,… giúp làm mềm da, làm mờ các vết sẹo do mụn để lại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phương pháp này không hiệu quả với các vết sẹo mụn nặng, thậm chí chúng còn làm gia tăng tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi sử dụng biện pháp thiên nhiên để điều trị sẹo mụn.

IV. Can thiệp y tế điều trị sẹo mụn

Một số phương pháp điều trị y tế giúp làm giảm sẹo mụn. Tùy thuộc vào tính chất da của mỗi người và mức độ sẹo mà các bác sĩ da liễu sẽ có quy trình xử lý khác nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị y tế cho sẹo mụn mà bạn cần biết:

1. Điều trị sẹo mụn lõm 

1.1. Phẫu thuật trị sẹo mụn

Thực chất là một cuộc tiểu phẫu trên các vết sẹo lõm có kích thước quá lớn, quá sâu. Sau khi gây tê cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nâng sẹo lên sát với bề mặt da. Một cách khác, bác sĩ sẽ cắt đứt hoàn toàn chân sẹo xơ cứng ở dưới da. Khi đó bề mặt da bên dưới bị co kéo, kích thích tăng sinh collagen, elastin để tái tạo tế bào mới lấp đầy vết sẹo lõm trên da.

1.2. Phương pháp tái tạo bề mặt da

Phương pháp này giúp loại bỏ tế bào da cũ, kích thích cơ thể sản xuất ra các tế bào da mới. Một số phương pháp tái tạo da đó là:

  • Lột da bằng hóa chất: tùy từng loại da, mức độ mụn và sẹo mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại hóa chất, nồng độ phù hợp cho bạn. Acid trichloroacetic (TCA) là loại hóa chất phổ biến giúp loại bỏ lớp trên cùng của da, làm giảm độ sâu của sẹo, đã được chứng minh cải thiện ít nhất 70% tình trạng sẹo mụn.
  • Mài mòn da: bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ lớp biểu bì và lớp trung bì của da. Mục đích giúp da trông mượt mà hơn, cải thiện tình trạng sẹo do mụn gây ra.
  • Điều trị bằng laser: Giúp tái tạo bề mặt da mà không cần sử dụng hóa chất hay tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những ai có làn da nhạy cảm.

1.3. Tiêm chất làm đầy

Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu có thể thực hiện phương pháp tiêm các chất làm đầy mô mềm để làm giảm sự xuất hiện của sẹo. Một số chất làm đầy thương mại hiện nay như: polymethylmethacrylate (PMMA), acid hyaluronic (HA), acid poly – L – lactic (PLLA). Chất làm đầy da có tác dụng nhất với các vết sẹo lõm chân vuông, sẹo lõm dạng lượn sóng. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp để điều trị sẹo lõm chân đá nhọn. Thời gian điều trị theo phương pháp này kéo dài từ 6 đến 18 tháng.

1.4. Phương pháp sử dụng sóng điện từ

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả màu da. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đặc hiệu, cài đặt với tần số phù hợp để làm săn chắc da, thu nhỏ các vết sẹo lõm. Sau khi điều trị bằng sóng điện từ, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát khoảng 1 giờ, da đỏ ửng trong 2 đến 3 ngày. Bạn cần sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm cách thời gian điều trị ít nhất 1 tuần và cần tái khám 1 lần/tháng trong vòng 4 tháng.

1.5. Phương pháp lăn kim vi điểm (Microneedling)

sẹo seo

Lăn kim vi điểm (Microneedling) phương pháp đưa những mũi kim siêu nhỏ vào vùng da xung quanh sẹo. Quá trình này sẽ kích thích cơ thể tạo ra nhiều collagen. Từ đó giúp làn da được mịn màng, làm giảm các vết sẹo lõm do mụn để lại.

1.6. Phương pháp đốt điện

Đầu dò điện có tác dụng làm nóng mô, khiến mô sẹo chết đi. Phương pháp hiệu quả trong quá trình điều trị sẹo lõm dạng chân vuông, có tác dụng định hình và giảm các góc của sẹo.

2. Điều trị sẹo mụn lồi, sẹo phì đại

2.1. Tiêm

Việc tiêm trực tiếp thuốc vào các vết sẹo giúp làm mềm, phẳng mô sẹo. Corticoid là thuốc được sử dụng phổ biến trong liệu pháp này. Thông thường, các mũi tiêm thường được lặp lại vài tuần một lần. Nếu sẹo không đáp ứng với mũi tiêm thứ tư, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ vết sẹo đó.

2.2. Liệu pháp laser

Đây là phương pháp điều trị sẹo lồi an toàn và tương đối hiệu quả. Có 2 phương pháp điều trị laser phổ biến đó là:

  • Laser nhuộm xung (PDL) giúp giảm đau ngứa, màu sắc và làm phẳng các vết sẹo lồi.
  • Laser xung mạnh (IDL): phù hợp với những người có làn da sáng màu.

Các biện pháp can thiệp y tế nhìn chung đều tốn kém chi phí và yêu cầu thủ thuật phức tạp. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín trước khi quyết định điều trị.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết nhất về sẹo mụn. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 1900 9482 để được giải đáp cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/seo-mun-14817/feed/ 0
Sẹo thâm ở chân: 4 cách xóa mờ hiệu quả bạn cần biết https://dizigone.vn/seo-tham-o-chan-14656/ https://dizigone.vn/seo-tham-o-chan-14656/#respond Tue, 03 May 2022 02:46:09 +0000 https://dizigone.vn/?p=14656 Một đôi chân với chi chít vết sẹo thâm là điều khiến nhiều chị em tự ti không dám mặc váy hay quần ngắn. Vậy đâu là nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân? Có những phương pháp nào giúp xóa sẹo thâm ở chân nhanh chóng? Cùng chúng tôi khám phá 4 cách xóa mờ sẹo hiệu quả và an toàn trong bài viết dưới đây.

sẹo thâm ở chân seo-tham-o-chan

I. Nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân

Melanin là sắc tố quyết định màu sắc của da. Nếu vùng da tập trung càng nhiều sắc tố melanin thì càng sẫm màu. Điều này có nghĩa là nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân liên quan tới việc cơ thể sản xuất quá nhiều sắc tố melanin.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng quá trình tổng hợp melanin dẫn tới sẹo thâm:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: có thể khiến da sạm đen. Do cơ thể chống lại tác hại của tia UV bằng cách sản xuất ra nhiều melanin. Vì thế, tác hại của ánh nắng mặt trời có thể gây ra sẹo thâm ở chân.
  • Tăng sắc tố sau viêm (PIH): là nguyên nhân hàng đầu gây sẹo thâm. Các vết thương ở chân như mụn, vết trầy xước, bỏng, chàm, vảy nến, côn trùng cắn,… có thể gây viêm và làm tăng sắc tố melanin sau quá trình viêm.
  • Bệnh lý ung thư da: gây ra các vết sẹo thâm hoặc nốt ruồi. Bệnh ung thư tế bào hắc tố da ở chân thường hay xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn.
  • Bệnh Addison: có thể gây ra chứng tăng sắc tố toàn thân. Vết thâm hay xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các phần tỳ đè như đầu gối.

II. 4 cách xóa mờ sẹo thâm ở chân hiệu quả

1. Cách khắc phục sẹo thâm bằng phương pháp tự nhiên

1.1. Sử dụng vitamin E

Vitamin E là một trong những thành phần được ứng dụng nhiều trong làm đẹp, trong đó có xóa mờ sẹo thâm. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn tác hại của tia UV đối với da. Đồng thời, vitamin E cũng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giúp vết thương mau lành.

Cách sử dụng vitamin E:

  • Sử dụng viên nang vitamin E bôi lên vết sẹo thâm hàng ngày 3 – 4 lần.
  • Bạn có thể bổ sung vitamin E hàng ngày qua thực phẩm như bông cải xanh, đu đủ, quả bơ, xoài, cà chua,… hoặc uống viên nang vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ.

1.2. Sử dụng lô hội/nha đam

sẹo thâm ở chân seo-tham-o-chan

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành phần Anthraquinones Complex trong lô hội có khả năng làm lành vết thương. Từ đó, nó giúp hạn chế sẹo thâm ở chân. Ngoài ra, gel lô hội còn giúp làm dịu da, tránh khô da.

Cách sử dụng lô hội:

  • Làm sạch sẹo chân bằng nước ấm.
  • Lấy gel nha đam thoa lên vùng da sẹo. Massage nhẹ nhàng 3 – 4 lần/ngày.
  • Ngoài lô hội tươi, bạn có thể mua gel hoặc kem lô hội để sử dụng.

1.3. Sử dụng dầu oliu

Dầu oliu chứa nhiều acid béo và vitamin E, K mang lại nhiều lợi ích cho làn da như làm mềm và giữ ẩm cho da, làm bong tróc lớp tế bào chết. Vì vậy, nhiều người thường sử dụng dầu oliu để làm mờ sẹo thâm.

Cách sử dụng dầu oliu:

  • Thoa dầu oliu lên vùng da sẹo.
  • Massage khoảng 3 – 5 phút để dầu hấp thụ vào da.
  • Bạn có thể kết hợp với dầu calendula để làm dịu da.

1.4. Sử dụng nước cốt chanh

Từ lâu, chanh tươi đã là nguyên liệu giúp xóa mờ vết thâm được nhiều người áp dụng. Trong chanh có chứa acid citric giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm sáng da, mờ vết thâm, hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời.

Cách sử dụng chanh:

  • Dùng 1 quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi pha loãng với 50ml nước ấm.
  • Thoa nước chanh lên vết sẹo thâm hàng ngày.

Chú ý: nước chanh có thể gây xót và khô da. Do đó, bạn nên sử dụng khi vết thương đã lên da non. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm gel lô hội, dầu oliu sau khi thoa nước chanh.

1.5. Sử dụng nghệ

sẹo thâm ở chân seo-tham-o-chan

Nghệ có thể giúp làm vết thương mau lành và hạn chế hình thành sẹo. Bên cạnh đó, nghệ cũng giúp làm mờ vết thâm hiệu quả. Hợp chất curcumin có tác dụng loại bỏ tế bào chết và làm sáng da tự nhiên do ức chế tổng hợp sắc tố melanin.

Cách sử dụng:

  • Giã 1 củ nghệ tươi, ép lấy nước.
  • Thoa lên vùng da sẹo kết hợp với massage.
  • Hoặc bạn có thể đắp hỗn hợp tinh bột nghệ với nước lên vết sẹo 3 – 4 lần/tuần.

2. Xóa mờ sẹo thâm ở chân bằng thuốc không kê đơn

Sử dụng phương pháp tự nhiên an toàn nhưng thường mất thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả. Vì vậy, nhiều người lựa chọn các sản phẩm xóa sẹo thâm ở chân không kê đơn. Trong những sản phẩm này thường chứa các hoạt chất sau đây:

  • Niacinamide.
  • Vitamin C.
  • Acid kojic.
  • Arbutin.
  • Glutathione.
  • Adapalene 0,1%.
  • Hydroquinone.
  • Chiết xuất cam thảo.

Ngoài tác dụng xóa mờ thâm thì những hoạt chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da mềm mịn hơn.

Do các sản phẩm không kê đơn sử dụng nồng độ thấp nên hiệu quả không cao, chỉ phù hợp với sẹo thâm mới. Một số thành phần có thể gây khô da và tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng như adapalene, vitamin C, niacinamide,…

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vết sẹo thâm bằng nước sạch.
  • Thoa kem lên vùng da sẹo thâm.
  • Massage để kem thấm đều.
  • Thoa kem dưỡng ẩm và kem chống nắng giúp giảm kích ứng và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

3. Xóa sẹo thâm ở chân bằng thuốc kê đơn

sẹo thâm ở chân seo-tham-o-chan

Trong trường hợp các thuốc không kê đơn không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc kê đơn để xóa sẹo thâm ở chân. Các loại thuốc hay được sử dụng:

  • Hydroquinone: là chất làm trắng sáng da hiệu quả. Nồng độ có thể sử dụng từ 2 – 10% tùy tình trạng vết thâm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng hydroquinone trong thời gian dài vì có thể dẫn tới tình trạng sạm da. Thông thường, mỗi đợt điều trị tốt đa khoảng 6 tháng.
  • Retinoids: là hoạt chất có tác dụng tái tạo da, hạn chế hình thành vết sẹo thâm. Hoạt chất được sử dụng phổ biến là retinol, adapalene, tretinoin. Để tránh kích ứng da, bạn nên sử dụng từ nồng độ thấp đến cao theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Xóa sẹo chân bằng thủ thuật thẩm mỹ

Các thủ thuật thẩm mỹ là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Đây là phương pháp tốn nhiều chi phí và đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Những thủ thuật thẩm mỹ được ứng dụng để xóa sẹo thâm ở chân phổ biến hiện nay gồm có:

  • Liệu pháp laser: là phương pháp hiện đại sử dụng chùm tia laser để loại bỏ lớp tế bào chết trên cùng, đồng thời kích thích tái tạo da mới, tránh hình thành sẹo thâm. Phương pháp laser có thể kết hợp với kem bôi tại chỗ để tăng hiệu quả.
  • Peel da: lột da hóa học là một lựa chọn giúp xóa mờ vết thâm nhanh chóng. Các hoạt chất thường được sử dụng ở nồng độ cao: acid glycolic (AHA), acid salicylic (BHA), acid kojic, acid lactic, resorcinol, tretinoin. Tác dụng phụ của peel da: mẩn đỏ, rát da, khô và bong tróc.
  • Phương pháp áp lạnh: là thủ thuật dùng nitơ lỏng để phá hủy các tế bào sắc tố da. Phương pháp này áp dụng với sẹo thâm lâu năm ở chân.
  • Lăn kim vi điểm (Microneedling): là phương pháp dùng nhiều kim nhỏ để tạo tổn thương tại sẹo thâm. Cách này giúp kích thích sản sinh collagen để giảm sự xuất hiện của sẹo.

III. Cách phòng ngừa sẹo thâm ở chân

sẹo thâm ở chân seo-tham-o-chan

Đối với các vết thương ở chân, nếu không chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo. Vì vậy, để phòng ngừa sẹo thâm ở chân, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Chăm sóc vết thương đúng cách

1.1. Làm sạch vết thương

Làm sạch tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn mạnh: giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây viêm. Chỉ khi vết thương sạch sẽ mới nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo.

Các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn y tế, nước oxy già, povidone iod,… không được khuyến cáo dùng cho vết thương hở, vết bỏng. Nguyên nhân là do các dung dịch này gây đau xót và cản trở quá trình lành vết thương.

Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để xử lý vết thương nhờ các ưu điểm vượt trội sau:

  • Khả năng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm, virus tại vị trí tổn thương.
  • Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây khi tiếp xúc với vết thương.
  • Thành phần lành tính, không gây đau xót, kích ứng da.
  • Không cản trở quá trình lành thương tự nhiên, không để lại sẹo.
  • An toàn, không gây đề kháng.

Cách sử dụng dung dịch Dizigone:

  • Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone lên miệng vết thương.
  • Giữ tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
  • Sử dụng 4 – 5 lần/ngày.

1.2. Dưỡng ẩm

Sau khi làm sạch vết thương, bạn cần thực hiện bước dưỡng ẩm da. Việc dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm tình trạng khô da. Đồng thời, duy trì độ ẩm thích hợp còn giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn, hạn chế hình thành sẹo chân.

Bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần như vaseline, lô hội, panthenol. Để vết thương mau lành, bạn nên kết hợp dùng dung dịch Dizigonekem Dizigone Nano bac. Các phân tử Nano bạc thấm sâu vào da giúp duy trì độ sạch, chống nhiễm trùng. Ngoài ra, chiết xuất nha đam, tràm trà, hoa cúc còn giúp làm dịu vết thương, hạn chế ngứa và kích ứng da trong quá trình lên da non.

Lưu ý: chỉ bôi kem Dizigone khi vết thương đã khô se, không còn chảy dịch.

Dizigone

>>> Xem ngay: BỘ SẢN PHẨM DUNG DỊCH KHÁNG KHUẨN DIZIGONE 500ML – KEM DIZIGONE NANO BẠC

1.3. Băng vết thương

Với vết thương nhỏ như vết côn trùng cắn, mụn, trầy xước nhẹ thì không cần băng lại. Việc để vết thương thông thoáng giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.

Tuy nhiên, với vết thương rộng và sâu, bạn nên băng lại sau khi thoa kem dưỡng ẩm. Cách này sẽ giúp bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và tránh va chạm làm rách miệng vết thương. Chú ý tránh để băng dính nước và thay băng thường xuyên để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.

2. Chú ý ăn uống và thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc chăm sóc vết thương đúng cách thì chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng góp phần ngăn ngừa sẹo thâm ở chân. Một số lưu ý bạn nên thực hiện trong quá trình chăm sóc vết thương:

  • Kiêng các đồ ăn dễ mưng mủ và tạo sẹo: rau muống, thịt gà, xôi nếp, thịt bò,…
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa vitamin C, uống nhiều nước.
  • Không cào, gãi, bóc vảy vết thương.
  • Sử dụng kem chống nắng khi vết thương đã lành.
  • Massage vùng da tổn thương để kích thích tuần hoàn máu, hạn chế hình thành sẹo thâm.
  • Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương, bạn nên tới gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.

Trên đây là những bí quyết xóa sẹo thâm ở chân hiệu quả và an toàn. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần đánh giá kích thước và mức độ sẹo thâm để có lựa chọn phù hợp. Sẹo thâm ở chân hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn chăm sóc vết thương đúng cách. Để được tư vấn cách xử lý vết thương hở và xóa mờ sẹo, hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/seo-tham-o-chan-14656/feed/ 0
Tìm hiểu phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser https://dizigone.vn/xoa-seo-tham-o-chan-bang-laser-14654/ https://dizigone.vn/xoa-seo-tham-o-chan-bang-laser-14654/#respond Mon, 25 Apr 2022 02:55:36 +0000 https://dizigone.vn/?p=14654 Xóa sẹo thâm ở chân bằng laser là một trong những thủ thuật thẩm mỹ được nhiều người thực hiện. Phương pháp này đem lại hiệu quả vượt trội và tiết kiệm thời gian điều trị. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về cách thực hiện và độ an toàn của công nghệ laser. Cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser cần chuẩn bị những gì, chi phí bao nhiêu và những tác dụng phụ khi chiếu tia laser trong bài viết dưới đây.

xóa sẹo thâm ở chân bằng laser xoa-seo-tham-o-chan-bang-laser

I. Nguyên lý xóa sẹo thâm ở chân của công nghệ laser 

Nguyên lý xóa sẹo chân bằng laser là sử dụng một chùm ánh sáng có bước sóng lớn (khoảng 10.600 nm) để loại bỏ lớp da bên ngoài. Đồng thời, chùm tia này còn kích thích sản sinh tế bào da mới để thay thế các tế bào đã bị tổn thương. Từ đó, phương pháp này giúp làm mịn da, cải thiện màu sắc da đồng thời cũng giảm đau và giảm ngứa da.

Công nghệ laser có thể không điều trị hoàn toàn sẹo thâm lâu năm. Về bản chất, sử dụng tia laser sẽ tạo ra một vết sẹo mới thay thế vết sẹo thâm nhưng có màu sắc đồng đều hơn.

Các bác sĩ có thể lựa chọn nhiều loại laser với các bước sóng ánh sáng khác nhau để tác động lên sẹo thâm ở chân. Một số loại tia laser có tác dụng loại bỏ lớp da trên bề mặt. Tuy nhiên, cũng có loại laser chỉ tác động vào lớp trong da để phá hủy các tế bào hắc sắc tố mà không ảnh hưởng tới lớp da bề mặt.

Các loại laser được áp dụng phổ biến nhất hiện nay gồm có:

  • Laser fractional CO2, bước sóng 10.600 nm
  • Laser Er: YAG, bước sóng 2940 nm
  • Laser Nd: YAG, bước sóng 1064 nm
  • Laser xung màu (PDL)

II. Chuẩn bị trước khi thực hiện xóa sẹo thâm ở chân bằng laser 

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện xóa sẹo thâm ở chân bằng laser, bạn cần điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày sau đây:

  • Tránh sử dụng các loại thuốc chống đông máu để hạn chế nguy cơ chảy máu trong khi điều trị. Một số loại thuốc không được sử dụng: aspirin, thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thảo dược làm tăng nguy cơ chảy máu như tỏi hoặc ginkgo biloba (chiết xuất lá bạch quả).
  • Tránh dùng sản phẩm chăm sóc da chứa acid glycolic (AHA) và retinoid (retinol, adapalene, tretinoin,…) trong vòng 2 – 4 tuần.
  • Chống nắng cho da bằng cách sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên. Thủ thuật laser không được thực hiện cho những người bị rám nắng hoặc cháy nắng.
  • Hạn chế sử dụng các thủ thuật thẩm mỹ khác như peel da hóa học, tiêm collagen hoặc tẩy lông chân.
  • Bỏ thuốc lá ít nhất 2 tuần trước khi làm thủ thuật. Việc hút thuốc lá làm giảm khả năng phục hồi của da, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

xóa sẹo thâm ở chân bằng laser xoa-seo-tham-o-chan-bang-laser

Vào ngày làm thủ thuật xóa sẹo thâm ở chân bằng laser, người bệnh cần chú ý:

  • Không dùng các loại kem dưỡng da, chất khử mùi hoặc nước hoa,…
  • Đảm bảo da sạch sẽ, có thể rửa vết sẹo bằng dung dịch kháng khuẩn như Dizigone, cồn y tế,… để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng da.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

>>>Xem thêm: 5 sự thật bạn cần biết về sẹo

III. Quy trình xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

1. Lựa chọn quy trình điều trị

Trong quá trình tư vấn, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sẹo để quyết định phương pháp tốt nhất cho bạn. Các lựa chọn xóa sẹo thâm ở chân bằng laser bao gồm:

  • Laser bóc tách: giúp ngăn chặn sự xuất hiện của sẹo, mụn và nếp nhăn. Quá trình chiếu tia laser sẽ loại bỏ lớp da chết trên bề mặt da. Bác sĩ sẽ dùng laser CO2 fractional cho các vết sẹo sâu hoặc laser erbium cho vết sẹo trên bề mặt.
  • Laser không bóc tách: tia laser sẽ thâm nhập sâu hơn vào da để loại bỏ các hắc sắc tố. Ngoài ra, quy trình này cũng kích thích sản xuất collagen tự nhiên và hạn chế hình thành sẹo. Phương pháp này không tác động vào lớp da trên bề mặt.

Trong hai phương pháp này, sử dụng laser CO2 fractional đang được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Công nghệ này giúp tái tạo bề mặt da tốt hơn, tránh bị chảy máu nhiều.

2. Các bước thực hiện xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

Trước khi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sẹo thâm và đánh dấu vùng da bằng bút để xác định khu vực điều trị. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các bước xóa sẹo sau đây:

  • Làm sạch khu vực xung quanh vết sẹo bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
  • Có thể tiêm thuốc gây tê tại chỗ hoặc thoa kem gây tê lên vùng da bị sẹo.
  • Đặt một tấm khăn ướt hoặc gạc xung quanh vùng da sẹo để hấp thụ tia laser để tránh gây ảnh hưởng tới vùng da lành.
  • Chiếu tia laser qua mô sẹo. Để giảm nhiệt, bác sĩ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý làm mát.
  • Sau điều trị, vết sẹo sẽ được băng lại để bảo vệ.

3. Chăm sóc da sau khi xóa sẹo thâm ở chân

Khi thực hiện xong thủ thuật, vết sẹo thâm ở chân có thể còn đỏ hoặc bị sưng hay châm chích nhẹ. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da. Bôi kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ngày.

Kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên là một giải pháp an toàn và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Các phân tử nano bạc sẽ giúp duy trì độ sạch và các thành phần như lô hội, tràm trà giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng khăn mát để chườm giúp giảm sưng hoặc uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ nếu thấy xuất hiện cảm giác đau dữ dội.

Ngoài kem dưỡng ẩm, bạn cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày sau khi chiếu laser. Do khi thực hiện xong thủ thuật, da còn khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy bạn cần che chắn và chống nắng cho da và tránh sử dụng các loại tẩy tế bào chết có chứa thành phần acid.

Chú ý: 

  • Không cào gãi, bóc vảy vùng da vừa mới chiếu laser.
  • Không ăn các thực phẩm dễ mưng mủ và tạo sẹo như rau muống, thịt gà, đồ nếp, thịt bò,…
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh vết sẹo bị rách.
  • Kiểm tra vết thương hàng ngày để theo dõi tiến độ hồi phục da.
  • Mặc quần rộng, tránh cọ xát vào vết sẹo.

>>>Xem ngay: Dizigone Nano Bạc – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

IV. Ưu điểm của phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

Xóa sẹo thâm ở chân bằng laser là một phương pháp hiện đại, có nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu quả nhanh chóng, làm mờ vết thâm và làm mịn da chỉ sau 1 lần điều trị.
  • Không cần thời gian nghỉ quá dài giữa các lần điều trị.
  • Chỉ dùng ánh sáng tác động lên bề mặt sẹo thâm nên không gây tổn thương vùng da lành xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
  • Bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị do được bác sĩ gây tê tại vị trí tổn thương.
  • Phương pháp laser kích thích sản sinh collagen, giúp vùng da bị sẹo mau chóng hồi phục.
  • Khả năng xóa sẹo gấp 5 – 10 lần so với dùng thuốc bôi ngoài da.
  • Ngoài tác dụng làm mờ sẹo, công nghệ laser còn giúp se khít lỗ chân lông và làm sáng da hiệu quả.

IV. Tác dụng phụ có thể gặp khi xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

Mặc dù xóa sẹo thâm ở chân bằng laser có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do quá trình thực hiện sử dụng ánh sáng và nhiệt nên bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ của việc chiếu tia laser phụ thuộc vào loại tia, mức độ nghiêm trọng của sẹo và màu sắc da.

Một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

  • Sưng tấy và chảy máu nhẹ.
  • Ngứa và đau đớn.
  • Thay đổi màu sắc da.
  • Tạo vảy và tổn thương vùng da xung quanh.

Các tác dụng phụ có thể biến mất sau vài ngày điều trị. Trong một số trường hợp, xóa sẹo bằng laser không đem lại hiệu quả, thậm chí tình trạng sẹo xấu hơn. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ hay đau dữ dội, áp xe hoặc chảy mủ, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

V. Giá tham khảo của phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

xóa sẹo thâm ở chân bằng laser xoa-seo-tham-o-chan-bang-laser

Phương pháp xóa sẹo chân bằng laser là thủ thuật thẩm mỹ nên sẽ không được bảo hiểm chi trả. Giá xóa sẹo thâm ở chân bằng laser cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có những yếu tố chung ảnh hưởng tới giá của phương pháp này, bao gồm:

  • Kích thước vết sẹo.
  • Tình trạng sẹo mới hay cũ.
  • Số lượng sẹo và số lần điều trị.

Thông thường, mức giá xóa sẹo thâm bằng laser dao động từ 1 – 4 triệu đồng tùy từng spa. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng phương pháp này, bạn nên đến các cơ sở uy tín thực hiện. Ngoài chi phí thực hiện thủ thuật laser, bạn còn mất chi phí chăm sóc da sau khi chiếu laser

Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser. Đây là một phương pháp hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí khá cao. Do đó, trước khi thực hiện, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cơ sở thẩm mỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn muốn tìm hiểu các phương pháp xóa sẹo thâm tại nhà hiệu quả, hãy vui lòng gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để được gặp chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/xoa-seo-tham-o-chan-bang-laser-14654/feed/ 0
Sẹo thâm ở mặt: 10 Bí quyết xử lý của chuyên gia https://dizigone.vn/seo-tham-o-mat-14652/ https://dizigone.vn/seo-tham-o-mat-14652/#respond Sat, 23 Apr 2022 01:35:59 +0000 https://dizigone.vn/?p=14652 Sẹo thâm ở mặt là tổn thương thường gặp gây ra bởi mụn trứng cá, thủy đậu, viêm da,… Những đốm thâm này khiến da kém sắc, không mịn màng. Vậy sẹo thâm trên mặt phải xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu 3 bí quyết loại bỏ sẹo thâm của chuyên gia trong bài viết dưới đây.

sẹo thâm ở mặt seo-tham-o-mat

I. Nguyên nhân gây sẹo thâm ở mặt 

Sẹo thâm ở mặt hình thành khi da sản xuất quá nhiều sắc tố melanin. Đây được gọi là chứng tăng sắc tố da, gây ra các đốm thâm trên mặt. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do:

  • Quá trình lão hóa da tự nhiên.
  • Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh ở phụ nữ.
  • Tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.

Các tổn thương da cũng có thể gây ra chứng tăng sắc tố da sau viêm (PIH). Một số tổn thương da gây ra sẹo thâm ở mặt là:

  • Mụn
  • Vết xước, vết cắt, vết bỏng
  • Tổn thương do tẩy lông mặt
  • Lông mọc ngược
  • Sử dụng mỹ phẩm sai cách khiến da nhạy cảm, mỏng hơn
  • Sẹo thâm do bệnh lý ngoài da: vảy nến, thủy đậu, viêm da tiếp xúc,…

Tăng sắc tố da không phải nguyên nhân duy nhất gây ra sẹo thâm ở mặt. Vì vậy, để biết chính xác, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy có bất kỳ dấu hiệu da đổi màu.

>>> Xem ngay: Chăm sóc da sau nặn mụn không thâm, không sẹo

II. 3 cách xử trí sẹo thâm ở mặt bằng phương pháp thiên nhiên 

Phương pháp thiên nhiên để xử lý sẹo thâm được áp dụng phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp. Bạn có thể tham khảo một số cách để loại bỏ sẹo thâm đỏ tại nhà dưới đây:

1. Nước cốt chanh

sẹo thâm ở mặt seo-tham-o-mat

Trong quả chanh có chứa acid citric và vitamin C. Đây là hai thành phần có khả năng làm sạch, tẩy tế bào chết và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Do đó, dùng nước chanh là một trong những phương pháp hiệu quả để loại bỏ các vết sẹo thâm mụn.

Cách làm:

  • Nguyên liệu: 1 quả chanh, 30ml nước ấm.
  • Vắt nước cốt chanh, pha với 30ml nước ấm.
  • Thoa hỗn hợp nước chanh lên vùng da sẹo thâm. Massage trong 1 – 2 phút sau đó để nguyên 30 phút.
  • Rửa lại mặt bằng nước ấm.

Lưu ý: Với da nhạy cảm, bạn có thể pha loãng nước chanh hơn nữa để không bị xót, kích ứng da.

2. Nghệ tươi

Nghệ tươi là nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp. Thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng làm mờ sẹo thâm nhanh chóng. Ngoài ra, nó cũng kích thích quá trình tổng hợp tế bào mới, ngăn hình thành sắc tố da melanin. Nghệ cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp vết thương mau lành.

Cách làm:

  • Nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi.
  • Rửa sạch, cắt bỏ vỏ, xay hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Dùng nước cốt đó thoa lên vết sẹo thâm. Giữ nguyên 15 – 20 phút.
  • Rửa sạch bằng nước.

sẹo thâm ở chân seo-tham-o-chan

Bạn nên sử dụng phương pháp này vào buổi tối vì nghệ có thể gây vàng da mặt tạm thời. Ngoài sử dụng nước nghệ, bạn có thể thái lát nghệ và đắp vào các đốm thâm.

3. Tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn. Vì vậy, sử dụng tỏi có thể ngăn vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong da. Bên cạnh đó, hoạt chất allicin có công dụng thúc đẩy tái tạo da mới đồng thời ngăn chặn hình thành sắc tố melanin. Vì vậy, sử dụng tỏi có thể làm mờ sẹo mụn ở mặt.

Cách làm:

  • Nguyên liệu: 1 củ tỏi
  • Bóc vỏ, ép lấy nước, pha loãng với vài giọt nước.
  • Dùng tăm bông chấm dung dịch tỏi lên vết sẹo thâm.
  • Để yên trong 15 phút sau đó rửa sạch với nước.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Tỏi có tính oxy hóa nên bạn không nên dùng nước tỏi nguyên chất cho da, đặc biệt là da nhạy cảm.

III. 4 cách điều trị tại chỗ cho sẹo thâm ở mặt bằng hoạt chất trị thâm

Điều trị sẹo thâm đỏ ở mặt bằng cách hoạt chất trị thâm là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Bởi phương pháp này tương đối an toàn và cho hiệu quả cao. Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi ngoài da chứa 4 thành phần sau đây:

1. Hydroquinone

sẹo thâm ở chân seo-tham-o-chan

Hydroquinone là thành phần phổ biến nhất trong các sản phẩm trị tăng sắc tố da và sẹo thâm. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này là làm giảm sản xuất melanin.

Mặc dù có thể làm mờ vết thâm hiệu quả nhưng hydroquinone cũng có một số tác dụng phụ như:

  • Kích ứng da, đặc biệt khi sử dụng nồng độ cao từ 6 – 10%.
  • Làm sáng vùng da xung quanh.

Hàm lượng hydroquinone tương đối an toàn là 2 – 4%, có thể sử dụng trong thời gian dài.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm chứa hydroquinone:

  • Không kết hợp với thành phần peroxide, resorcinol: benzoyl peroxide, hydrogen peroxide.
  • Có thể kết hợp với retinoids hoặc AHA, BHA.
  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày và tẩy tế bào chết thường xuyên.

2. Acid kojic

Nhiều người lựa chọn sử dụng acid kojic bôi ngoài da để điều trị sẹo thâm mụn. Đây là acid có nguồn gốc từ nấm Aspergillus oryzae có khả năng ức chế tyrosinase – loại enzym tham gia tổng hợp melanin. Vì vậy, acid kojic có thể làm mờ vết sẹo thâm ở mặt hiệu quả.

Nồng độ acid kojic 0,75% có hiệu quả tương đương với hydroquinone 4%. Để tăng hiệu quả, acid kojic thường kết hợp với acid glycolic (AHA).

Dù hiệu quả nhưng acid kojic cũng gây kích ứng da như ban đỏ, ngứa,… Vì vậy, bạn nên kiểm tra thử độ tương thích với da trước khi sử dụng. Ban đầu, có thể dùng 2-3 lần/tuần để theo dõi phản ứng da. Nếu sau 2 tuần da vẫn còn kích ứng, nên ngừng sử dụng acid kojic để chuyển sang sản phẩm khác.

3. Retinoids

sẹo thâm ở mặt seo-tham-o-mat

Một nhóm chất khác cũng được sử dụng trong điều trị sẹo thâm ở mặt là retinoids. Đây là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm mờ vết thâm theo thời gian.

Các hoạt chất chính được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da là retinol, adapalene, tretinoin. Trong đó, tretinoin được sử dụng để xử lý chứng tăng sắc tố da nghiêm trọng.

Để phát huy tối đa tác dụng, bạn cần dùng liên tục trong thời gian dài từ 3 – 6 tháng. Sử dụng nồng độ càng cao thì hiệu quả càng mạnh nhưng nguy cơ kích ứng da càng lớn.

Bên cạnh đó, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng tretinoin. Nhóm chất này không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, retinoids cũng làm tăng độ nhạy cảm của da với tia UV. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da.

4. Tẩy tế bào chết hóa học 

Chất tẩy tế bào chết hóa học acid có tác dụng loại bỏ lớp da trên cùng. Hai thành phần hay được sử dụng nhất là AHA (alpha hydroxy acid) như acid glycolic và BHA (beta hydroxy acid) như acid salicylic. Trong đó, AHA được ưu tiên hơn do nó hoạt động chủ yếu trên bề mặt da.

AHA phù hợp với da khô trong khi BHA phù hợp với da dầu và da nhạy cảm. Nhưng cũng giống với retinoids, tẩy tế bào chết AHA và BHA cũng làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Nếu dùng nồng độ cao từ 10% trở lên, da có thể bị kích ứng, ngứa, bong tróc da.

Để sử dụng hiệu quả các hoạt chất này, bạn cần có một quy trình chăm sóc da sẹo thâm mụn hiệu quả. Thứ tự sử dụng các sản phẩm trị sẹo:

  • Làm sạch da bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Bạn nên kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone để ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn.
  • Toner cấp ẩm, cân bằng da.
  • Tẩy tế bào chết hóa học hoặc serum trị thâm.
  • Dưỡng ẩm: sử dụng các thành phần như hyaluronic acid, panthenol, lô hội, tràm trà,… Bạn có thể tham khảo kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc, kem dưỡng ẩm Kiehl’s hoa cúc,…

Dizigone

IV. Đánh bay sẹo thâm ở mặt bằng 3 phương pháp công nghệ cao 

Hiện nay, có một số thủ thuật thẩm mỹ được sử dụng để loại bỏ sẹo thâm ở mặt:

  • Liệu pháp laser: bác sĩ sẽ chiếu laser để loại bỏ vết sẹo thâm. Đây là phương pháp hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chiếu tia laser cũng tiềm ẩn nguy cơ làm thay đổi màu da, ngứa và kích ứng da, đặc biệt với da nhạy cảm.
  • Peel da hóa học: là một phương pháp mạnh hơn so với các sản phẩm tẩy tế bào chết acid thông thường. Peel da sẽ tác động vào các lớp sâu dưới da. Vì vậy, nó loại bỏ hầu hết sẹo thâm nhưng cũng cần thời gian phục hồi da lâu hơn. Peel da gây bong tróc, kích ứng da nghiêm trọng.
  • Microdermabrasion hay mài da vi điểm: là thủ thuật xâm lấn tối thiểu áp dụng cho trường hợp sẹo thâm mụn, đốm đồi mồi, nám. Quy trình này bao gồm dùng một dụng cụ có bề mặt mài mòn để loại bỏ lớp tế bào chết trên da. Sau đó, phun các hạt oxit nhôm hoặc natri carbonat mịn để đưa da về trạng thái bình thường. Phương pháp này có thể khiến da bị kích ứng hoặc sưng tấy tạm thời.

Điều trị sẹo thâm mụn ở mặt bằng công nghệ cao là lựa chọn sau cùng vì chi phí khá cao. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp sẹo thâm lâu năm khi các phương pháp không có hiệu quả. Do đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và máy móc hiện đại nên bạn cần tới các cơ sở làm đẹp uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Các phương này không áp dụng cho những người dễ bị tăng sắc tố sau viêm (PIH) hoặc người sử dụng isotretinoin trong vòng 6 tháng qua.

V. Những điều cần tránh khi điều trị sẹo thâm ở mặt

Vì da mặt khá nhạy cảm nên bạn cần thận trọng khi lựa chọn các phương pháp điều trị sẹo thâm. Sau đây là những điều cần tránh khi xử trí sẹo thâm:

  • Không dùng các chất tẩy trắng trên da vì chúng có thể gây bỏng nghiêm trọng, đặc biệt với vết thương mới lên da non hoặc ngay sau khi nặn mụn.
  • Không sử dụng sản phẩm trị thâm chứa steroid. Ngoài ra, cần thận trọng với thành phần chứa thủy ngân như mercuric, calomel, quicksilver,…
  • Tránh bóc tách, làm trầy xước sẹo thâm mụn để không làm tổn thương da nặng hơn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cản trở quá trình lành vết thương như rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, hải sản, đồ ăn cay nóng,…
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, không tẩy trang kỹ, lạm dụng tẩy tế bào chết,…

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, bạn cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong nhiều trường hợp, sẹo thâm ở mặt có thể tự mờ đi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, để nhanh chóng xóa sẹo thâm, bạn nên sử dụng các phương pháp điều trị sẹo thâm. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để điều trị sẹo thâm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá mức độ và kích thước sẹo thâm. Nếu cần giải đáp thắc mắc về cách xử lý sẹo thâm tại nhà, bạn vui lòng gọi tới số HOTLINE: 19009482 để gặp chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/seo-tham-o-mat-14652/feed/ 0
Sẹo rỗ ở mũi: Cách ngăn ngừa và khắc phục tại nhà hiệu quả https://dizigone.vn/seo-ro-o-mui-14528/ https://dizigone.vn/seo-ro-o-mui-14528/#respond Sat, 16 Apr 2022 06:55:50 +0000 https://dizigone.vn/?p=14528 Sẹo rỗ ở mũi là những vết sẹo sâu thường không tự khỏi. Bị sẹo rỗ tuy không gây nguy hại tới sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy có thể ngăn ngừa và khắc phục sẹo rỗ ở mũi bằng cách nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu cách xóa sẹo rỗ ở mũi tại nhà hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

sẹo rỗ ở mũi seo-ro-o-mui

I. Nguyên nhân gây sẹo rỗ ở mũi

Bất kỳ tổn thương ngoài da nào đều có khả năng để lại sẹo. Trong đó, nguyên chính gây sẹo rỗ ở mũi gồm có:

  • Mụn: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Các loại mụn như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ sau khi khỏi đều có khả năng để lại sẹo rỗ. Tình trạng sẹo rỗ ở mũi thường gặp ở lứa tuổi dậy thì do thay đổi nội tiết tố. Rối loạn hoặc các bệnh gây ra mụn trên da đều có khả năng gây ra sẹo rỗ.
  • Thủy đậu: có thể gây ra các mụn nước nhỏ li ti trên da. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, bệnh nhân thường hay gãi làm vỡ mụn nước. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị sẹo rỗ ở mũi.
  • Bệnh nhiễm khuẩn: do tụ cầu hoặc liên cầu gây viêm nhiễm ở nang lông hoặc vết thương hở nhiễm trùng đều có khả năng để lại sẹo rỗ.
  • Chăm sóc da sai cách: việc nặn mụn và sử dụng sai mỹ phẩm có thể làm tổn thương da dẫn tới sẹo rỗ ở mũi. Do không vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là không loại bỏ dầu thừa vùng mũi là nguyên nhân chính gây mụn và sẹo rỗ.

II. Cách ngăn ngừa sẹo rỗ ở mũi hiệu quả

1. Chăm sóc da mụn đúng cách

Để loại bỏ mụn và ngăn ngừa sẹo rỗ ở mũi, bạn cần thực hiện các bước chăm sóc da sau đây:

  • Làm sạch da gồm 2 bước: làm sạch sơ bộ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sau đó, bạn nên sử dụng dung dịch sát trùng như dung dịch kháng khuẩn Dizigone để loại bỏ vi khuẩn gây mụn P.acnes.
  • Tẩy tế bào chết vùng mũi: giúp bề mặt da thông thoáng, loại bỏ dầu thừa, hạn chế mụn. Bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết 1 – 2 lần trên ngày bằng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học.
  • Sử dụng kem trị mụn: giúp làm khô cồi mụn và loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
  • Dưỡng ẩm da: sau khi làm sạch da và lấy nhân mụn, bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da, giảm kích ứng. Việc dưỡng ẩm còn giúp da phục hồi nhanh hơn, tránh để lại sẹo rỗ. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm như Dizigone Nano Bạc, Vaseline,…
  • Chống nắng cho da: bạn cần sử dụng kem chống nắng ban ngày để bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời như giảm vết thâm mụn, tăng tốc độ hồi phục da, giảm hình thành sẹo rỗ ở mũi.

Với các trường hợp tổn thương da do thủy đậu hoặc vết thương hở, bạn cần thực hiện 2 bước làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn và dưỡng ẩm để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, giúp hạn chế sẹo rỗ ở mũi.

Dizigone

Bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

2. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Ngoài chăm sóc da, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa sẹo rỗ. Các chú ý trong ăn uống và sinh hoạt giúp bạn tăng sức đề kháng và cải thiện làn da tổn thương:

  • Không ăn các thực phẩm gây mưng mủ, tạo sẹo, tăng tiết bã nhờn như rau muống, thịt gà, xôi nếp, thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ hoặc các đồ ăn cay nóng.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa vitamin C như cam, quýt, bưởi,…
  • Uống đủ nước, tránh uống rượu, nước ngọt có ga, đồ uống nóng.
  • Không hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, tránh stress, căng thẳng, vận động quá sức.
  • Không nặn mụn, gãi ngứa làm vỡ mụn nước, hạn chế chạm tay lên mặt.
  • Vệ sinh khăn mặt, chăn màn thường xuyên.

III. Cách cải thiện sẹo rỗ ở mũi tại nhà

1. Cải thiện sẹo rỗ ở mũi bằng phương pháp dân gian

Sử dụng phương pháp dân gian để cải thiện sẹo rỗ ở mũi là cách làm mà nhiều người áp dụng. Đây là cách tương đối an toàn, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả khá tốt.

Để làm mờ vết sẹo rỗ, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu dưới đây:

  • Vitamin E: có khả năng chống oxy hóa, dưỡng ẩm và phục hồi da. Đồng thời, vitamin E còn kích thích sản sinh collagen tự nhiên, giúp làm đầy sẹo lõm. Cách làm: sử dụng 1 viên nang vitamin E và thoa đều lên vùng sẹo rỗ ở mũi. Giữ nguyên 15 phút sau đó rửa sạch với nước hoặc sữa rửa mặt.
  • Nghệ và sữa chua: kết hợp 2 thành phần này vừa giúp giảm sẹo thâm và sẹo rỗ ở mũi. Thành phần curcumin có khả năng giảm tổng hợp melanin, chống viêm và tăng sinh collagen. Acid lactic trong sữa chua giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể đắp mặt nạ nghệ và sữa chua cho vùng mũi từ 3 – 4 lần/tuần.

chăm sóc da mụn tuổi dậy thì cham-soc-da-mun-tuoi-day-thi

Một số chú ý khi áp dụng phương pháp tự nhiên trị sẹo rỗ ở mũi:

  • Không áp dụng cho sẹo rỗ sâu, sẹo rỗ lâu năm.
  • Sử dụng nguyên liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng.
  • Không dùng cho sẹo bị chảy mủ hoặc có vết thương hở trên da.
  • Bạn cần sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần mới có hiệu quả rõ ràng.

2. Sử dụng kem trị sẹo rỗ

Kem trị sẹo rỗ là giải pháp hiệu quả nhanh chóng hơn các biện pháp tự nhiên. Cơ chế hoạt động của kem trị sẹo rỗ là kích thích sản sinh collagen tự nhiên, lấp đầy vết sẹo. Ngoài ra, các loại kem này còn kết hợp tác dụng chống viêm, ngăn ngừa mụn, dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da.

Cách sử dụng kem trị sẹo rỗ hiệu quả:

  • Làm sạch da bằng sữa rửa mặt kết hợp dung dịch kháng khuẩn.
  • Thoa kem trị sẹo lên vùng mũi. Massage nhẹ nhàng để kem thấm đều.
  • Sau đó, bôi một lớp mỏng kem dưỡng ẩm để thúc đẩy quá trình phục hồi da.

Lưu ý khi dùng kem trị sẹo rỗ ở mũi:

  • Không bôi kem lên sẹo rỗ chưa khô hoặc chảy mủ.
  • Sử dụng liên tục từ 4 – 8 tuần.

Hiện nay, có rất nhiều loại kem trị sẹo rỗ đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho da. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm kem trị sẹo sau đây:

  • Kem trị sẹo Scar Esthetique.
  • Hiruscar Post Acne.
  • Kem trị sẹo rỗ Scar Care.

IV. Can thiệp y tế điều trị sẹo rỗ ở mũi

1. Ghép da

Ghép da là phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị sẹo rỗ ở mũi, đặc biệt là sẹo rỗ đáy nhọn.

Cách thực hiện ghép da gồm 2 bước: loại bỏ vết sẹo và ghép da thay thế. Da thay thế được các bác sĩ sử dụng là da sau tai của bệnh nhân. Khi ghép da xong, vết sẹo sẽ được khâu lại hoặc sử dụng steri – strips (băng dính thay thế chỉ khâu) hay keo dán làm lành vết thương.

Lưu ý khi ghép da:

  • Không được lột hoặc bóc da đang bong ra để tránh chảy máu.
  • Hạn chế phơi nắng.
  • Tránh dùng các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da trong quá trình hồi phục vết thương.

2. Chấm sẹo TCA

sẹo rỗ ở mũi seo-ro-o-mui

Chấm sẹo TCA hay còn gọi là TCA cross là phương pháp được sử dụng để điều trị sẹo rỗ ở mũi hiệu quả. Phương pháp này sử dụng acid trichloroacetic (TCA) giúp tái tạo da mới.

Loại acid này khi tiếp xúc với sẹo có tác dụng phá hủy nền sẹo, loại bỏ lớp da chết và tạp chất gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, TCA cũng kích thích tăng sản sinh collagen và elastin làm đầy sẹo.

Sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng sẹo rỗ sẽ được cải thiện, màu sắc da cũng tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, acid trichloroacetic còn có khả năng chống lão hóa da, giúp da săn chắc, mịn màng hơn.

Lưu ý: TCA có thể gây bỏng da, đặc biết là những làn da đang dùng retinoid, AHA, BHA. Vì vậy, bạn nên tránh dùng các sản phẩm chứa những chất trên ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện chấm sẹo TCA. Ngoài ra, trước và sau khi dùng TCA, bạn cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da tốt nhất.

3. Siêu mài mòn da

Phương pháp siêu mài mòn da hay mài da vi điểm (microdermabrasion) là thủ thuật y tế áp dụng nhiều trong điều trị sẹo rỗ. Mục đích của phương pháp là tái tạo bề mặt da bằng cách ma sát và đánh bóng da. Sau đó, sử dụng dụng cụ chuyên dùng làm sạch da chết và các tinh thể sót lại.

Có hai kiểu siêu mài mòn da sử dụng tinh thể thạch anh hoặc dùng mũi kim cương. Trong đó, siêu mài mòn da bằng mũi kim cương được đánh giá là an toàn hơn khi điều trị ở khu vực gần mắt và vùng da nhạy cảm.

Áp dụng phương pháp này có thể gây sưng tấy hoặc kích ứng da tạm thời. Vì vậy, bạn cần thực hiện chăm sóc da theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để làm dịu làn da, giúp vết thương mau hồi phục.

4. Lăn kim vi điểm RF

Lăn kim vi điểm RF sử dụng sóng điện từ RF có nhiệt độ từ 52 – 55ºC

Sóng RF sẽ thâm nhập vào sâu trong lớp hạ bì để kích thích sản sinh collagen. Khi đó, sẹo rỗ sẽ được lấp đầy khiến da trở nên mịn màng hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là giảm nguy cơ tăng sắc tố da sau điều trị và an toàn đối với da.

sẹo seo

Công nghệ RF thường được kết hợp với PRP (huyết tương giàu tiểu cầu). Sau khi lăn kim vi điểm, bác sĩ sẽ thoa trực tiếp PRP lên vùng sẹo. PRP cũng giúp tăng sinh collagen, tái tạo tế bào và chữa lành các tổn thương nhanh chóng. 2 phương pháp kết hợp sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị sẹo rỗ ở mũi.

5. Chiếu laser

Chiếu laser để điều trị sẹo, trong đó có sẹo rỗ là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, chi phí điều trị sẹo bằng laser tương đối đắt đỏ. Đồng thời, phương pháp này cũng có nguy cơ gây tổn thương da nghiêm trọng nếu áp dụng không đúng cách.

Hiện nay có 2 loại laser được sử dụng là laser bóc tách và laser không bóc tách. Điểm khác biệt cơ bản giữa 2 loại laser này là:

  • Laser bóc tách: tác dụng trên bề mặt giúp loại bỏ lớp tế bào chết ngoài cùng. Những tổn thương nhỏ do tia laser gây ra sẽ kích hoạt hệ thống tự chữa lành của cơ thể bằng cách tăng sinh collagen làm đầy sẹo. Loại tia laser được áp dụng: laser CO2 fractional, laser erbium.
  • Laser không bóc tách: có khả năng thâm nhập sâu hơn, phá vỡ mạch máu bên dưới. Da sẽ tự bong tróc một cách tự nhiên. Phương pháp này không gây tổn thương tới lớp tế bào trên cùng. Đồng thời, nó cũng được coi là cách trị sẹo rỗ ở mũi an toàn do không gây ra vết thương hở. Tuy nhiên, người điều trị có thể gặp tác dụng phụ như sưng đỏ, nổi mụn hoặc nhiễm trùng.

Trên đây là những phương pháp giúp khắc phục sẹo rỗ ở mũi hiệu quả và an toàn. Trước khi áp dụng các cách trị sẹo rỗ trên, bạn cần tới khám bác sĩ da liễu để xác định đúng loại sẹo rỗ. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sẹo rỗ ở mũi nếu chăm sóc da đúng cách. Nếu cần tư vấn cách xử lý sẹo tại nhà, bạn vui lòng gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/seo-ro-o-mui-14528/feed/ 0
Sẹo lồi xuất hiện do đâu? Làm gì để xử lý? https://dizigone.vn/seo-loi-xuat-hien-do-dau-14526/ https://dizigone.vn/seo-loi-xuat-hien-do-dau-14526/#respond Wed, 13 Apr 2022 07:01:22 +0000 https://dizigone.vn/?p=14526 Sẹo lồi là một vết sẹo lớn, dày hơn so với bề mặt da. Sẹo lồi có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể khi bạn bị chấn thương. Sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể nguyên nhân dẫn tới sẹo lồi và cách xử lý an toàn – hiệu quả nhất.

sẹo lồi seo-loi

I. Sẹo lồi là gì? Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi

1. Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là kết quả của sự phát triển quá mức các nguyên bào sợi sau tổn thương da. Chúng tạo một vết sẹo dày, rộng, nhô cao hơn bề mặt da, có thể có màu hồng, đỏ, màu da hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh. Những đối tượng từ 10 đến 30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất, trong đó nữ giới có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn nam giới.

2. Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi?

Sẹo lồi có thể hình thành trong vòng vài tháng đến vài năm sau khi gặp chấn thương. Các dấu hiệu nhận biết sẹo lồi đó là:

  • Sẹo lồi thường xuất hiện ở các vùng da căng, cử động thường xuyên đó là: ngực, lưng, bả vai. Một số trường hợp gặp ở vùng da ít cử động, ít sức căng như dái tai.
  • Sẹo nhô cao hơn bề mặt da, không đều.
  • Da bóng, không lông, không sần nổi lên.
  • Kích thước các vết sẹo đa dạng, tùy thuộc vào kích thước của vết thương ban đầu và khi sẹo lồi ngừng phát triển. Chúng có thể phát triển vượt ra khỏi ranh giới của tổn thương da ban đầu.
  • Kết cấu đa dạng, từ mềm đến cứng.
  • Màu sắc đa dạng: hồng, đỏ, nâu hoặc đỏ tía, tùy thuộc vào màu da của bạn.
  • Ngứa ngáy, khó chịu, không được thoải mái tại vùng da bị sẹo lồi.

II. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra sẹo lồi

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành sẹo lồi là do sự sản sinh collagen quá mức của các nguyên bào sợi tại vị trí có thương tổn như: vết rách da do tai nạn, vết cắt do phẫu thuật, bỏng da, mụn trứng cá, nhiễm trùng da,….

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng việc hình thành sẹo lồi đó là:

1. Tổn thương không được xử lý đúng cách

Khi gặp vết thương hở ngoài da, bạn cần tiến hành quá trình vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, dị vật tồn tại trên bề mặt da, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Đồng thời, khi băng bó vết thương cần tạo độ thoáng nhất định, nếu băng chặt quá sẽ làm gia tăng sự phát triển của vi sinh vật yếm khí. Đồng thời vết thương bị căng kéo, xê lệch, không bằng phẳng.

sẹo lồi seo-loi

Với những ai gặp vấn đề về mụn, việc nặn mụn trứng cá không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong, gây hại cho da và nguy cơ để lại sẹo lồi rất cao.

2. Chế độ ăn uống không khoa học

Trong quá trình điều trị vết thương hở, đặc biệt là quá trình vết thương bắt đầu lên da non, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa việc hình thành sẹo xấu, trong đó có sẹo lồi. Các thực phẩm như: rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng, đồ nếp làm tăng sản sinh quá mức lượng collagen, dẫn đến nguy cơ cao xuất hiện sẹo lồi. Vì vậy, mọi người cần lưu ý tránh dùng những thực phẩm này trong quá trình điều trị vết thương hở.

3. Các yếu tố khác

  • Cơ địa: Những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ gặp các vết sẹo lồi cao hơn người bình thường.
  • Di truyền: Sẹo lồi có thể xuất hiện trong cùng một gia đình.
  • Màu da: Sẹo lồi thường xuất hiện ở những người có nước da nâu hoặc da đen, người da trắng sẽ ít gặp sẹo lồi hơn.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị sẹo lồi hơn nam giới.
  • Tuổi: Sẹo lồi xuất hiện nhiều nhất trong độ tuổi từ 10 đến 30.

III. Cách phòng ngừa sẹo lồi

1. Bảo vệ làn da tránh khỏi những tổn thương

Hãy cố gắng tránh làm da bị tổn thương vì ngay cả những vết thương nhỏ như tình trạng lông mọc ngược, vết cắt, vết xước cũng có thể kích thích sẹo lồi phát triển. Bên cạnh đó, việc xỏ khuyên trên cơ thể, xăm hình, phẫu thuật thẩm mỹ,… cũng là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gặp sẹo lồi.

2. Thực hành chăm sóc tốt vết thương hở

Trong cuộc sống hằng ngày, việc tránh được các vết thương hở là điều hết sức khó khăn. Do vậy, bạn cần bỏ túi cho bạn thân cách chăm sóc tổn thương da đúng nhất để ngăn ngừa tình trạng xuất hiện sẹo lồi. Dưới đây là bước chăm sóc da cơ bản bạn cần biết.

2.1. Vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vùng da tổn thương. Việc loại sạch bụi bẩn, các tế bào chết giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của làn da, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là lựa chọn tối ưu giúp sát trùng, làm sạch vết thương hiệu quả. Dizigone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu, chứa các ion muối khoáng như: OH-, ClO-, HClO,…, Sản phẩm có công dụng:

  • Tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây.
  • Không kích ứng, không gây đau xót cho da, có thể dùng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
  • Không ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi của vết thương.
  • Không nhuộm phẩm màu, không làm mất thẩm mỹ.

Dizigone

Sản phẩm có mặt tại nhiều bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc và được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

Cách sử dụng: 

Dùng bông đã thấm dung dịch Dizigone vệ sinh vùng da bị tổn thương. Để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.

Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày với những vết thương nhỏ, và có thể tăng tần suất lên 4-5 lần/ngày với những tổn thương trên diện rộng.

2.2. Dưỡng ẩm cho da

Dưỡng da giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, tăng độ đàn hồi cho vùng da tổn thương, hạn chế tình trạng căng kéo, thúc đẩy quá trình hồi phục của da.

Kem dizigone nano bạc là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, có chứa các thành phần an toàn – lành tính như:

  • Nano bạc: công nghệ nano tiên tiến từ châu Âu giúp tiêu diệt 650 loại vi sinh vật gây bệnh mà vẫn dịu nhẹ, an toàn cho làn da.
  • D-panthenol kết hợp với lô hội có tác dụng dưỡng ẩm, dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
  • Tinh chất cúc la mã kết hợp với tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, phục hồi tái tạo vùng da bị hư tổn, ngăn ngừa sẹo và thâm xuất hiện.

Như vậy, ngoài khả năng dưỡng ẩm, dizigone nano bạc còn là loại kem kháng khuẩn, chăm sóc vết thương, giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Lưu ý: Bạn chỉ sử dụng dizigone nano bạc hay bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm nào khi vết thương đã khô se, không còn hiện tượng chảy dịch.

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

>>>Xem ngay: Dizigone Nano Bạc – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

2.3. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)

Trong các trường hợp chấn thương nặng, ngoài vệ sinh da sạch sẽ bạn cần sử dụng thêm các loại thuốc điều trị, ví dụ như:

  • Các thuốc kháng histamin H1: loratadin, clopheniramin,… để giảm ngứa ngáy khó chịu.
  • Các thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen, natri diclofenac,….
  • Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như: các cephalosporin, penicillin,….

2.4. Xây dựng chế độ ăn uống – sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành thương.
  • Hạn chế ăn rau muống, thịt bò, trứng, thịt gà, đồ nếp khi bị vết thương hở, đặc biệt là khi vết thương đang trong quá trình lên da non. Không nên ăn hải sản, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ vì dễ gây kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu tại vùng tổn thương.

Chế độ sinh hoạt:

  • Ngủ nghỉ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, lo âu.
  • Tạo không gian thoáng mát, tạo độ thông thoáng cho vết thương.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh bó sát vào vết thương.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân thường xuyên.

IV. Cách xử lý sẹo lồi an toàn – hiệu quả

Xử lý sẹo lồi mục đích để giải quyết vấn đề thẩm mỹ, giúp làm phẳng, mềm vết sẹo, giúp vùng da bị sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh. Các phương pháp điều trị sẹo lồi phổ biến hiện nay đó là:

1. Điều trị nội khoa

  • Tiêm corticosteroid: Corticosteroid có khả năng ức chế alpha 2-macroglobulin, chất này có tác dụng ức chế enzyme collagenase. Khi đó, lượng collagenase tăng lên, làm chậm quá trình tăng sinh collagen. Đối với những sẹo lồi nhỏ, dùng triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml) trong vòng 6-12 tháng. Tuy nhiên, cần giới hạn về số lần thực hiện vì corticosteroid có thể làm suy yếu các mô lành xung quanh vết sẹo.
  • Bleomycin: đây là một chất chuyển hóa của một chủng vi khuẩn có trong đất. Nó giúp cải thiện sự xuất hiện của sẹo, giảm đau đớn và ngứa ngáy tại vị trí tổn thương.

2. Điều trị ngoại khoa

sẹo lồi seo-loi

  • Phẫu thuật: sau ít nhất 1 năm, sẹo lồi có thể được cắt bỏ và đóng lại bằng chỉ khâu. Với những trường hợp vết cắt không thể khép lại được, bác sĩ sẽ chèn xuống bên dưới chất bành trướng mô, mục đích để cắt và đóng sẹo lại mà không làm căng da.
  • Phương pháp áp lạnh: bác sĩ sẽ làm đông lạnh mô sẹo bằng nitơ lỏng để giúp làm phẳng sẹo. Phương pháp này đạt hiệu quả từ 50-70%. Nếu kết hợp với việc tiêm steroid trong quá trình áp lạnh thì tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị lên đến 84%.
  • Liệu pháp laser: có hiệu quả với vết sẹo mới hình thành. Các tia laser hoạt động bằng cách đốt cháy và làm phẳng các vết sẹo trên cao, giúp làm sáng các sắc tố đỏ và hồng trong vết sẹo.

3. Xạ trị

Sử dụng tia phóng xạ giúp dự phòng tái phát sẹo lồi xuất hiện sau cắt bỏ. Nên thực hiện sau 2 tuần đầu khi cắt bỏ sẹo, đây là thời gian các nguyên bào sợi đang phát triển.

Phương pháp xạ trị kết hợp với cắt bỏ sẹo đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát lên đến 88%. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể gặp phải là tăng sắc tố, ung thư da.

Điều trị sẹo lồi tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian. Vì vậy bạn cần cố gắng ngăn ngừa tối đa tổn thương và có cách chăm sóc da khoa học nếu không may gặp phải chấn thương. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/seo-loi-xuat-hien-do-dau-14526/feed/ 0
Nguyên nhân gây sẹo thâm và 4 cách loại trừ hiệu quả https://dizigone.vn/nguyen-nhan-gay-seo-tham-14524/ https://dizigone.vn/nguyen-nhan-gay-seo-tham-14524/#respond Thu, 07 Apr 2022 02:05:02 +0000 https://dizigone.vn/?p=14524 Khi có tổn thương ngoài da, các sợi collagen bị hủy hoại, nguy cơ cao xuất hiện sẹo xấu. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, các vết sẹo sẽ sẫm màu, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân gây sẹo thâm, từ đó có các cách loại trừ an toàn – hiệu quả nhất.

sẹo thâm seo-tham

I. Nguyên nhân gây sẹo thâm

Sẹo được phân thành nhiều loại khác nhau như: sẹo lõm, sẹo phì đại,… Chúng làm thay đổi kết cấu da, màu sắc hoặc tông da của bạn.

Đối với sẹo thâm, một số nguyên nhân khiến vết sẹo đổi màu đó là:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong quá trình chữa lành. Khi đó, mô sẹo sẽ bị nhiễm sắc tố trở thành sẹo thâm.
  • Quá trình viêm nhiễm vết thương lâu lành. Điều này gây xáo trộn sự cân bằng các thành tố da, dẫn tới tăng sinh sắc tố melanin.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Màu da: thường những người có nước da trung bình và sẫm màu sẽ nguy cơ xuất hiện sẹo thâm lớn hơn so với những người có làn da trắng.

II. 3 cách ngăn ngừa sẹo thâm

1. Điều trị tổn thương da càng sớm càng tốt

Điều trị mụn ngay khi chúng mới xuất hiện hạn chế việc xuất hiện các mụn viêm to và sâu. Từ đó, chúng ta có thể ngăn ngừa được quá trình hình thành sẹo xấu. Quá trình điều trị mụn cần thực hiện theo các bước cụ thể sau đây:

1.1. Vệ sinh da đúng cách

Mục đích của bước chăm sóc này giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết, giúp tăng hiệu quả của các bước điều trị tiếp theo. Đối với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là với làn da đang bị mụn, bạn cần thăm khám bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm làm sạch phù hợp nhất cho bạn.

Dizigone – dung dịch kháng khuẩn hiệu quả đối với các nốt mụn

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại EMWE đến từ châu Âu, chứa thành phần là các ion muối khoáng: OH-, HClO, ClO-,…, sản phẩm có tác dụng:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho da, chủ yếu là P.acnes một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Không gây đau xót hay kích ứng, ngay cả với những làn da nhạy cảm nhất.
  • Sản phẩm an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi.
  • Dung dịch không màu, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Cách sử dụng: 

  • Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn dùng tăm bông đã thấm dung dịch dizigone châm lên các vết mụn. Không cần rửa lại với nước.
  • Bạn có thể sử dụng 4-5 lần/ngày, sản phẩm vừa có khả năng làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.

>>>Xem thêm: Sử dụng Dizigone có giúp ngăn ngừa sẹo?

1.2. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần thiết)

Khi vi khuẩn xâm nhập càng nhiều khiến tình trạng viêm càng nặng, tổn thương càng sâu dưới da, dẫn tới nguy cơ xuất hiện sẹo xấu càng cao. Vì vậy, trong những trường hợp cần thiết bạn cần sử dụng các thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc dẫn đến làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: trái cây, rau củ, các loại hạt ngũ cốc, sữa, sữa chua,… bạn cần kiêng ăn một số loại thực phẩm sau đây để ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện sẹo thâm:

  • Thịt bò: chứa một lượng lớn protein nên khi sử dụng thịt bò trong quá trình liền sẹo sẽ làm cho da sạm màu và để lại sẹo thâm. Đồng thời, thịt bò làm quá trình tăng sinh collagen diễn ra ồ ạt và làm xuất hiện sẹo lồi.
  • Thịt gà: khiến vết thương hở lâu lành, nguy cơ xuất hiện sẹo màu thâm đỏ.
  • Trứng: đẩy nhanh việc tăng sinh collagen khiến vết sẹo lồi lên đồng thời vùng da quanh đó có màu loang lổ, không đều màu.
  • Rau muống có chứa chất Madecassol, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc xuất hiện sẹo lồi và thâm.
  • Hải sản làm tăng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến các vết thương hở làm chúng lâu lành, nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.
  • Đường, muối, rượu, bia, café, đồ ăn cay nóng, đồ nếp là kẻ thù của mọi loại sẹo, trong đó có sẹo thâm, vì vậy bạn cần loại bỏ chúng nhanh chóng.

3. Những điều cần lưu ý khác

  • Không tự ý nặn mụn: việc nặn mụn không đúng cách, nặn mụn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn trên tay dễ dàng xâm nhập khiến các vết mụn nặng thêm. Bên cạnh đó, nhân mụn không được lấy hết sẽ khiến các vết mụn tiếp tục sưng viêm, nguy cơ cao xuất hiện sẹo thâm về sau.

chăm sóc da mụn cham-soc-da-mun

  • Không cạy vảy: khi vết thương bắt đầu quá trình ăn da non, bạn sẽ thấy một lớp vảy màu đen ở trên bề mặt da. Việc dùng tay để cạy lớp vảy đi sẽ khiến cho quá trình lành thương bị cản trở, tổn thương hở tiếp tục xuất hiện và khiến vết thương chậm lành. Vì vậy, bạn hãy để vảy bong ra một cách tự nhiên, hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm.

III. 4 cách xử lý sẹo thâm tại nhà

1. Sử dụng kem chống nắng

Việc làn da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên nhân xuất hiện sẹo thâm. Vì vậy, bạn cần che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Trong quá trình điều trị sẹo thâm, bạn cần kết hợp việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhằm cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, thúc đẩy quá trình hồi phục của làn da.

Kem dưỡng da Dizigone nano bạc là một gợi ý đáng lưu tâm dành cho bạn nhờ có chứa các thành phần:

  • Nano bạc: được sản xuất trên công nghệ nano tiên tiến từ châu Âu giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà vẫn dịu nhẹ, an toàn với mọi loại da.
  • D-panthenol kết hợp với lô hội: giúp dưỡng ẩm, dịu da, giảm viêm ngứa.
  • Tinh chất cúc la mã kết hợp với tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kích thích phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa sẹo thâm.

Bạn nên sử dụng kem Dizigone Nano Bạc hằng ngày để dưỡng ẩm – phục hồi da sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lên vùng da có vết thương hở. Khi đó, các dưỡng chất không được hấp thu như mong muốn mà còn làm chậm quá trình phục hồi thương tổn tự nhiên.

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

3. Sử dụng các phương pháp dân gian

Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính, dễ kiếm để xóa mờ sẹo thâm tại nhà là mong muốn của nhiều người. Một số nguyên liệu có tác dụng trị sẹo thâm tương đối hiệu quả là:

  • Nghệ tươi: Thành phần chính của nghệ tươi là curcumin có tác dụng điều trị các vết thâm do sẹo để lại hiệu quả. Hơn nữa, nghệ có tính kháng viêm cao, giúp cải thiện tốt tình trạng sẹo thâm.
    Cách thực hiện: Bạn hãy lựa chọn các củ nghệ già, rửa sạch, sau đó giã nát, lấy lượng dịch thu được bôi lên các vết sẹo thâm.
  • Dầu oliu: Chứa nhiều vitamin A, E giúp làn da mịn màng, se khít lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình phục hồi làn da bị sẹo thâm.
    Cách thực hiện: Rửa sạch mặt, dùng vài giọt dầu oliu xoa đều vào lòng bàn tay sau đó massage nhẹ nhàng lên mặt.
    Cần lưu ý rửa mặt lại bằng nước ấm để tránh lượng dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Chanh tươi: Chứa acid citric có tác dụng tẩy đi các tế bào chết, từ đó giúp giảm thâm, mờ sẹo nhanh chóng.
    Cách thực hiện: Rửa mặt sạch sẽ, sử dụng nước cốt chanh thoa lên vùng da bị sẹo thâm.
    Nếu da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng, không nên áp dụng phương pháp này vì dễ gây đau rát, khó chịu khi dùng.

Các phương pháp xử lý sẹo thâm tại nhà cần kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Sử dụng kem trị thâm

Một số các sản phẩm trị thâm phổ biến trên thị trường hiện nay đó là:

  • Kem trị sẹo thâm La Roche Posay: sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, thành phần có chứa: niacinamide, LHA, piroctone olamine có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đỏ mụn, hạn chế sẹo thâm hiệu quả.
  • Kem trị sẹo thâm Klirvin: sản phẩm có xuất xứ từ Nga, chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: sáp ong, dầu mè, tinh chất nghệ, cây niên thảo. Nhờ vậy, nó có tác dụng dưỡng da, ngăn ngừa mụn và thâm, an toàn cho người sử dụng.
  • Kem trị thâm Melano CC đến từ Nhật Bản: có chứa vitamin C, E… Những hoạt chất này giúp tăng khả năng thẩm thấu, làm mờ các vết thâm do mụn để lại.

IV. Can thiệp y tế điều trị sẹo thâm

1. Điều trị bằng laser

Điều trị bằng laser IPL thường là lựa chọn tối ưu trong quá trình xử lý các vết sẹo thâm. Cách này giúp đẩy nhanh chu kỳ thay đổi, tái tạo và khôi phục lại tế bào da tự nhiên.

Tuy nhiên mọi người cần kiên trì thực hiện từ 2 đến 3 lần điều trị. Mỗi lần điều trị cách nhau ít nhất 2 tháng. Đối với những vết sẹo lớn, cần được tiến hành phẫu thuật trước. Sau đó sử dụng laser để loại bỏ các vết sẹo nông hình thành sau phẫu thuật.

2. Microdermabrasion

Đây là phương pháp điều trị tẩy tế bào chết tiên tiến, giúp loại bỏ lớp tế bào biểu bì. Thúc đẩy đẩy nhanh chu kỳ thay đổi tế bào da tự nhiên. Từ đó giúp giảm sự xuất hiện của sẹo thâm , khiến vùng da điều trị của bạn đều màu hơn.

3. Microneedling (lăn kim vi điểm) 

sẹo seo

Microneedling hỗ trợ giải quyết bất kỳ vấn đề nào về da bao gồm cả việc loại bỏ sẹo thâm. Phương pháp này sử dụng kim 1,5mm hoặc 2 mm xuyên qua lớp bề mặt của da. Bằng cách tạo ra các vi chấn thương kích thích quá trình tái tạo tự nhiên của cơ thể. Từ đó, Microneedling tạo ra collagen để phục hồi khối lượng và độ đàn hồi cho da.  Ngoài ra, Microneedling còn giúp loại bỏ đi các tế bào chết, giúp da trở nên đều màu hơn.

4. Lột da bằng hóa chất (peel da)

Đây là phương pháp thẩm mỹ lâu đời và còn được áp dụng đến ngày nay. Phương pháp peel da sử dụng các acid có nồng độ cao loại bỏ lớp tế bào chết trên cùng. Quy trình này thâm nhập vào các lớp dưới hạ bì kích thích phản ứng tái tạo da tự nhiên. Do đó, quá trình lột da bằng hóa chất giúp làm mờ vết sẹo thâm và hỗ trợ xóa sẹo. Hóa chất thường được các bác sĩ da liễu sử dụng đó là: Acid trichloroacetic (TCA), acid glycolic, acid salicylic.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích nhất liên quan đến nguyên nhân cũng như cách điều trị các vết sẹo thâm. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các Dược sĩ đại học tư vấn cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/nguyen-nhan-gay-seo-tham-14524/feed/ 0
Sẹo rỗ lâu năm có điều trị được không? https://dizigone.vn/seo-ro-lau-nam-14485/ https://dizigone.vn/seo-ro-lau-nam-14485/#respond Tue, 05 Apr 2022 03:02:46 +0000 https://dizigone.vn/?p=14485 Sẹo rỗ từ lâu đã là một cơn ác mộng với những chị em bị mụn trứng cá. Đây là loại sẹo vô cùng khó chịu và điều trị khá khó khăn, đòi hỏi thời gian tính kiên trì cao. Nếu vô tình không chữa trị kịp thời, liệu sẹo rỗ lâu năm có trị được không? Hay sẹo rỗ sẽ theo bám bạn suốt đời? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

sẹo rỗ lâu năm seo-ro-lau-nam

I. Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ lâu năm

1. Do điều trị mụn trứng cá không đúng cách

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất và chiếm đến 85% các trường hợp bị sẹo rỗ lâu năm. Khi bị mụn trứng cá, nếu không điều trị đúng cách hoặc nặn mụn không đúng cách sẽ khiến các nốt mụn bị tổn thương, gây viêm nhiễm. Điều này gây phá hủy cấu trúc liên kết của collagen và elastin ở hạ bì và trung bì tạo thành những vết lõm gọi là sẹo rỗ. Việc để sẹo rỗ lâu năm không điều trị kịp thời sẽ làm cho các sợi xơ (rễ sẹo) kéo bề mặt da sẹo lõm xuống, càng lâu dài càng khô cứng và chắc chắn, viền sẹo rõ hơn… kiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

2. Do thủy đậu

Người mắc bệnh thủy đậu sau khi khỏi nếu không chữa trị kịp thời sẽ có khả năng để lại các vết sẹo lõm tương đối lớn. Sẹo rỗ do thủy đậu để lại thường có bề mặt rộng hơn so với sẹo do mụn trứng cá để lại nhưng lại nông hơn, mọc rải rác khắp cơ thể.

>>>Xem thêm: Xử lý thủy đậu nhanh, không còn e ngại sẹo thâm, sẹo lõm 

3. Các nguyên nhân khác

Ngoài 2 nguyên nhân chủ yếu trên, sẹo rỗ lâu năm còn xuất phát từ những vết thương trên da, viêm nang lông hoặc nặn mụn không hợp vệ sinh… Bên cạnh đó, khi bề mặt da bị tổn thương do va chạm té ngã cũng để lại sẹo rỗ.

II. Sẹo rỗ lâu năm có thể điều trị được hay không?

Tất cả các loại sẹo trên da đều có thể điều trị được. Tuy nhiên, sẹo rỗ lâu năm là một tình trạng rất khó để có thể điều trị khỏi hoàn toàn 100%, nhất là với những tổn thương nghiêm trọng thì hiệu quả điều trị chỉ đạt được 90% là cao nhất. Vì:

  • Khi hình thành sẹo lõm, da bị tổn thương làm biến đổi các cấu trúc biểu bì, các collagen bị đứt gãy làm da lõm xuống. Khả năng nối lại các đứt gãy 100% là rất khó.
  • Tổn thương trên bề mặt da một khi để càng lâu, các chân sẹo bị xơ hóa ăn sâu và bám càng chắc vào da sẽ gây nhiều khó khăn cho việc điều trị sẹo.
  • Một số người có cơ địa đáp ứng kém do di truyền – thiếu hụt dưỡng chất bẩm sinh, hệ thống chất nền như collagen, elastin quá mỏng khiến cơ chế chữa lành của cơ thể kém hiệu quả. Vô tình ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị sẹo.

>>> Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở đúng cách, không xót, mau lành, hạn chế sẹo

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị sẹo rỗ lâu năm

Hiệu quả điều trị sẹo rỗ lâu năm phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

1. Tuổi tác và cơ địa

Càng lớn tuổi, khả năng sản sinh collagen tự nhiên cũng giảm dần theo thời gian. Bề mặt da càng nhanh lão hóa, khả năng hồi phục da cũng giảm đi rõ rệt. Do đó, điều trị sẹo rỗ càng sớm sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Từ đó, hiệu quả của việc điều trị cũng cao hơn. Bên cạnh tuổi tác, cơ địa của mỗi người cũng quyết định đến khả năng đầy sẹo nhanh hay chậm. Những người có hệ miễn dịch kém, khả năng lành thương tự nhiên lâu hơn. Kết quả của các phương pháp điều trị cũng giảm đi nhiều so với người có hệ miễn dịch tốt,…

2. Người điều trị

Trình độ của bác sĩ điều trị quyết định trực tiếp đến hiệu quả của phương pháp được lựa chọn. Phác đồ điều trị của bác sĩ có hữu hiệu hay không cũng phụ thuộc vào tay nghề. Bởi vậy, việc điều trị sẹo rỗ lâu năm nên được thực hiện bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn. Nên lựa chọn bác sĩ đã được đào tạo lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

3. Cơ sở điều trị

sẹo seo

Muốn điều trị sẹo rỗ hiệu quả, an toàn, tốt nhất bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín nhiều năm, đội ngũ bác sĩ da liễu điều trị chuyên nghiệp. Chỉ có những đơn vị có đầy đủ giấy phép hoạt động cũng như điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật điều trị hiện đại, môi trường điều trị vô khuẩn… theo yêu cầu mà Bộ Y tế đề ra mới đủ điều kiện trở thành cơ sở điều trị sẹo rỗ trong sự lựa chọn của bạn.

4. Phương pháp điều trị hợp lý 

Mỗi loại sẹo, mức độ sẹo khác nhau cần có các phương pháp điều trị khác nhau. Việc bạn lựa chọn đúng phương pháp điều trị tương đương với việc bạn đã hoàn thành được 50% chặng đường điều trị sẹo rỗ lâu năm của mình.

IV. Phương pháp điều trị hiện nay

1. Phương pháp bóc tách đáy sẹo (Subcision)

Subcision là phương pháp điều trị tình trạng sẹo rỗ lâu năm hiệu quả nhất hiện nay. Bằng cách sử dụng một kim y khoa để tiến hành đâm xuyên qua bề mặt da, giúp giải phóng bề mặt da ra khỏi các sợi xơ cứng bên dưới da của chân sẹo. Phương pháp này tạo điều kiện cho quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng và hiệu quả từ sâu bên trong. Đây cũng là phương pháp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn, kỹ thuật cao, và kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị.

  • Ưu điểm: người điều trị sẽ thấy được hiệu quả sẹo đầy một cách rõ rệt và nhanh chóng. Liệu trình ngắn và tiết kiệm tối đa chi phí tài chính (giao động khoảng 2 – 3 triệu/ lần điều trị).
  • Nhược điểm: đây là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ gây cảm giác đau và chảy máu nhẹ trong quá trình thực hiện. Cùng với đó phương pháp này để lại các vết đỏ trên bề mặt da và chúng sẽ biến mất trong 2 – 3 tuần.

sẹo rỗ seo-ro

2. Laser Co2 Fractional

Bằng việc sử dụng bước sóng Laser 10.600nm, Laser Fractional CO2 lợi dụng tính chất của các tia Laser tác động sâu vào bên trong bóc tách và làm đầy sẹo. Các tia Laser tác động chính xác vào vùng điều trị, nhắm vào từng mạch máu cụ thể. Quy trình này không xâm lấn hay làm tổn thương các mô da lành xung quanh. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị sẹo rỗ nặng, đặc biệt là vết sẹo rỗ lâu năm

  • Ưu điểm: khắc phục được các nhược điểm trên da như thâm, nám, sẹo rỗ,…Ngoài ra, sử dụng laser còn giúp làm mờ vết thâm và giúp da trắng sáng đều màu hơn, tác dụng nhanh chóng trong điều trị sẹo rỗ.
  • Nhược điểm: quy trình này thường khiến da bị sưng và đỏ trong khoảng 5 ngày nhưng lại. Đây cũng là dạng công nghệ làm đẹp cao cấp nên cần sử dụng những thiết bị tiên tiến có mức giá đắt. Điều này đồng nghĩa với việc, bảng giá điều trị và chăm sóc da bằng Laser Fractional CO2 sẽ luôn cao hơn so với những hình thức khác.

3. PRP – huyết tương giàu tiểu cầu

PRP là một phương pháp trị liệu siêu tái tạo và phục hồi da với tế bào tự thân được sử dụng lần đầu vào năm 1987 bởi M. Ferrari (1987). Bằng cách lấy trực tiếp một lượng máu nhỏ trong cơ thể chính bệnh nhân đó, đem ly tâm tách hồng cầu ra khỏi huyết tương giàu tiểu cầu. Lợi dụng các yếu tố tăng trưởng như IGF, KGF, VEGF…có trong tiểu cầu, phương pháp này kích thích sự tăng sinh tế bào sừng, sự tổng hợp collagen, elastin và hyaluronic acid. Từ đó thúc đẩy tăng sinh tế bào, kích thích hình thành mạch máu mới, tái tạo collagen. Nhờ đó mang lại hiệu quả cải thiện da sẹo một cách toàn diện. Mức giá của liệu pháp này dao động từ 1 – 4 triệu đồng/ 1 lần điều trị.

  • Ưu điểm: thích hợp điều trị sẹo rỗ lâu năm cho mọi loại da, mọi lứa tuổi và cả những trường hợp đã trị sẹo rỗ bằng các phương pháp khác nhưng không thành công. Phục hồi da khô, da nhão, rối loạn sắc tố da, cải thiện các dấu hiệu lão hóa…
  • Nhược điểm: chống chỉ định dùng phương pháp này cho bệnh nhân bị ung thư máu, đang xạ trị,…

4. Liệu pháp trị sẹo 3IN1

Laser Fractional CO2 kết hợp huyết tương giàu tiểu cầubóc tách đáy sẹo đang là cách trị sẹo được rất nhiều bác sĩ da liễu tin dùng. Sau khi bóc tách phần chân sẹo chai cứng ra khỏi lớp xơ dưới da bằng thủ thuật bóc tách đáy sẹo, các bác sĩ sẽ tạo tổn thương trên bề mặt da bằng Laser Fractional CO2. Dựa vào cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể, những vi tổn thương do tia laser kích thích cơ thể làm đầy sẹo và tái tạo da. Cuối cùng, huyết tương giàu tiểu cầu PRP sẽ được thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trên. Các lỗ tổn thương nhỏ li ti do laser giúp PRP dễ dàng thấm sâu vào bên trong da, chữa lành vết thương và tăng sinh sản xuất ra các tế bào mới.

  • Ưu điểm: là liệu pháp mang lại hiệu quả cao cho các trường hợp sẹo rỗ lâu năm nặng.
  • Nhược điểm: Do kết hợp từ 3 phương pháp nên giá thành của phương pháp trị liệu này khá cao. Quy trình tiến hành yêu cầu tay nghề bác sĩ điều trị phải thực sự có kinh nghiệm.

5. Phương pháp mài da

Mài da là phương pháp tái tạo bề mặt da bằng cách mài mòn vùng da bị tổn thương. Phương pháp cơ học này thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô. Có 2 phương pháp siêu mài mòn da:

  • Siêu mài mòn da bằng tinh thể thạch anh.
  • Siêu mài mòn da bằng mũi kim cương.

sẹo rỗ lâu năm seo-ro-lau-nam

Khi sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên, lớp biểu bì sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Quy trình này thâm nhập đến lớp hạ bì nhú hoặc dạng lưới, giúp tái tạo các protein của da. Phương pháp này hiệu quả trong việc điều trị các loại sẹo nông lâu năm. Điển hình như sẹo hộp nông và sẹo lòng chảo nông.

  • Ưu điểm: Thời gian điều trị ngắn, không đau, không cần gây mê và ít biến chứng.
  • Nhược điểm: Phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như ban đỏ, da nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi sắc tố da,… và không có tác dụng với các vết sẹo sâu.

6. Cấy mỡ

Kĩ thuật cấy mỡ bao gồm 2 giai đoạn: Lấy mảnh ghép và đặt mảnh ghép. Phương pháp này sẽ tiêm những mẫu chất béo vừa và nhỏ vào làm đầy vùng da có sẹo. Kết quả sẽ thấy rõ rệt sau tối đa khoảng 3 tháng

  • Ưu điểm: Đây là liệu pháp có chi phí thấp, có sẵn. Không có nguy cơ bị đào thải hay gây dị ứng cho các vùng da khác. Bên cạnh đó, màu da cũng đều hơn

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Sẹo rỗ lâu năm có điều trị được không? Một khi hình thành sẹo rỗ, da của bạn đã bị tổn thương rất nặng, việc để lâu năm sẽ rất khó chữa. Vì vậy, bạn nên điều trị tình trạng sẹo rỗ của mình càng sớm càng tốt. Mọi thắc mắc xin gọi tới HOTLINE: 19009482 để được chuyên gia tư vấn sớm nhất.

]]>
https://dizigone.vn/seo-ro-lau-nam-14485/feed/ 0
Top 7 phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả nhất hiện nay https://dizigone.vn/phuong-phap-dieu-tri-seo-ro-14487/ https://dizigone.vn/phuong-phap-dieu-tri-seo-ro-14487/#respond Fri, 01 Apr 2022 02:12:08 +0000 https://dizigone.vn/?p=14487 Mụn trứng cá đi qua để lại di chứng khó chịu là những vết sẹo lồi lõm trên da. Đặc biệt là sẹo rỗ – nỗi đau mà chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua. Bạn tự hỏi làm cách nào để xóa bỏ sẹo rỗ, đưa làn da của mình trở về tuổi đôi mươi bóng loáng mịn màng? Hãy tham khảo ngay 7 phương pháp điều trị sẹo rỗ dưới đây và lựa chọn cho làn da của bản thân phương pháp phù hợp nhất nhé! 

sẹo rỗ seo-ro

I. Sẹo rỗ là gì  

Sẹo rỗ là 1 trong những di chứng tổn thương và nặng nề nhất do mụn trứng cá nặng hay thủy đậu gây ra. Chúng là những hõm sâu trên da với nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau. Khi da bị viêm nhiễm hay tổn thương, cơ thể sẽ lập tức kích hoạt cơ chế tự làm lành vết thương. Tuy nhiên, do mụn trứng cá làm đứt gãy những mô liên kết, cấu trúc da tại đây thoái hóa không thể khôi phục về như trạng thái da ban đầu. Kèm theo đó các tế bào da không thể tự sản sinh collagen và elastin lấp đầy các vết thương. Điều này vô tình làm bề mặt vùng da bị tổn thương hình thành những vết sẹo rỗ gồ ghề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh.

II. Cách phân loại sẹo rỗ

Khi tìm hiểu về phương pháp điều trị sẹo rỗ, bước đầu tiên bạn không được phép bỏ qua chính là xác định loại sẹo mà mình đang mắc phải. Hiện nay, có thể phân biệt các loại sẹo rỗ theo 3 thước đo dưới đây:

1. Theo tuổi sẹo

Dưới 6 tháng: Là loại sẹo có màu đỏ tươi, do các mao mạch mới tăng sinh đến nuôi dưỡng vùng mô bị tổn thương bởi mụn viêm. Nếu can thiệp điều trị kịp thời trong giai đoạn này, hiệu quả điều trị có thể lên tới 80-95% (gần như có thể đưa da trở về trạng thái ban đầu )

Từ 6 tháng đến 1 năm: Ở giai đoạn này, quá trình tăng sinh collagen và quá trình các mạch máu đến nuôi dưỡng cho đáy sẹo giảm xuống. Sẹo từ màu đỏ chuyển sang màu đen thâm và da bước vào giai đoạn thoái hóa làm cho việc điều trị sẹo trở nên khó khăn hơn.

Sau 1 năm: Màu da vùng sẹo không còn thâm mà chuyển thành gần giống với màu da bình thường hay còn gọi là sẹo cố định. bên dưới đáy sẹo không còn các mạch máu tăng sinh, thay vào đó là các sợi xơ (rễ sẹo) giúp vùng da sẹo bám dính, kéo da sẹo lõm xuống làm sẹo ổn định. Sẹo càng lâu dài càng khô cứng và chắc chắn, viền sẹo rõ hơn… dẫn đến việc điều trị sẹo khó khăn hơn, cần sự can thiệp như phóng dính đáy sẹo, cắt xơ… mới có thể kích thích, phục hồi da được.

2. Theo màu sắc

sẹo rỗ seo-ro

3. Theo hình thái sẹo

Có 3 loại sẹo thường gặp trên da:

3.1. Sẹo đáy nhọn – Ice Pick Scar

Ice pick scar là loại sẹo có đáy sâu hơn 1mm, miệng sẹo nhỏ. Loại sẹo này hay gặp ở vùng mũi, vùng cánh mũi, vùng trán hay vùng cằm. Đây là những nơi có nhiều mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, làm viêm nhiễm lỗ chân lông gây tổn thương hệ thống collagen ở vùng trung bì. Một điểm cần lưu ý rằng sẹo đáy nhọn rất dễ nhầm lẫn với lỗ chân lông lớn. Việc nhận định sai lầm sẽ khiến việc điều trị không đúng đích mà còn vô tình khiến sẹo rỗ trên da trở nên trầm trọng hơn.

3.2. Sẹo lòng chảo – Rolling Scar

Rolling Scar là loại sẹo thường được tìm thấy trên má, có dạng lõm xuống như một hố tròn lượn sóng và tương đối sâu với kích thước từ 2-3mm, lớn hơn sẹo đáy nhọn 2 đến 3 lần. Loại sẹo này thường gặp trong trường hợp nặn mụn không đúng cách để lại những vết trợt trên da.

3.3. Sẹo hộp (sẹo đế vuông ) – Boxcar Scar

Boxcar scar là loại sẹo có thể tích lớn nhất trong 3 loại sẹo chính. Loại sẹo này có đáy sâu hơn, viền sẹo ngày càng thô ráp, nổi gờ trên bề mặt da và ngày càng xơ hóa theo thời gian. Thường bắt gặp sẹo hộp khi da bị tổn thương bởi thủy đậu hoặc các tác nhân bên ngoài.

Tuy nhiên, trên mỗi cá thể da thường sẽ bắt gặp sự kết hợp của 2 hoặc ba loại sẹo. Nếu xử lý một mụn bọc bị viêm không đúng cách, ổ viêm sẽ lan ra tạo thành 4 đến 5 mụn viêm nhỏ xung quanh. Khi kết hợp các loại sẹo này với nhau, chúng ta có thêm 3 loại sẹo nữa, đó là:

  • IR: đáy nhọn – lòng chảo
  • RB: Lòng chảo – hộp
  • IB: đáy nhọn – hộp

sẹo rỗ seo-ro

Đây là 6 loại sẹo cơ bản trong phác đồ điều trị mụn của các bác sĩ da liễu. Với mỗi phương pháp điều trị sẹo khác nhau trên các loại sẹo khác nhau, sẽ có các nguyên lý, các đích lâm sàng khác nhau. Một khi hiểu được cấu trúc của các loại sẹo, bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả và chất lượng nhất.

III. Nguyên nhân dẫn đến sẹo rỗ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sẹo rỗ. Theo các chuyên gia da liễu, sẹo rỗ thường hay xuất hiện khi :

1. Nặn mụn không đúng cách

Tổn thương do nặn mụn không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sẹo rỗ. Những sợi tế bào liên kết trong da bị tác động dẫn đến đứt gãy, tổn thương. Một khi bị viêm nhiễm, quá trình sản sinh collagen tự lấp đầy của da cũng bị giảm xuống, lâu dần nặng thêm hình thành nên tình trạng sẹo rỗ.

2. Sẹo do thủy đậu

Là một trong những bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Sau khi các mụn nước của thủy đậu biến mất, bề mặt da còn sót lại những vết thâm gây ngứa cực kỳ khó chịu. Việc điều trị không kịp thời, chăm sóc không đúng cách làm cho da bị viêm nhiễm. Hậu quả là các sợi tế bào da bị đứt, hình thành lên sẹo rỗ “ trơ ” rất khó chữa.

Thủy đậu để lại những vết sẹo rất khó chữa

3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý

Các thực phẩm như rau muống hay đồ nếp gây ảnh hưởng cực xấu đến sẹo. Các loại thức ăn nhanh hay bia rượu cũng gián tiếp cản trở quá trình làm lành vết thương của da, vô tình tạo điều kiện hình thành nên sẹo rỗ.

4. Rửa mặt không đúng cách

Việc rửa mặt không đúng cách như kỳ cọ mạnh tay bằng khăn cũng là nguyên nhân khiến làn da dễ bị viêm nhiễm, tổn thương. Từ đó tạo điều kiện hình thành các ổ viêm, lâu dần hoại tử và trở thành sẹo rỗ.

5. Do điều trị mụn viêm nhiễm không kịp thời

Mụn chính là những u nang phát triển do sự tích tụ của dầu, bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông trong da. Nếu như không hỗ trợ điều trị mụn kịp thời, các u nang trở thành những ổ viêm. Theo thời gian, chúng hoại tử và để lại các vết sẹo lồi lõm trên bề mặt da.

6. Người có cơ địa sẹo

Do các yếu tố di truyền, bẩm sinh (thiếu hụt dưỡng chất bẩm sinh, hệ thống chất nền như collagen, elastin quá mỏng). Những người này mặc dù chăm sóc vết thương rất cẩn thận nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng bị sẹo rỗ. Những người này cần có một chế độ ăn uống khoa học hợp lý cũng như tuân thủ tuyệt đối các kiêng kị sau khi chấn thương.

IV. Thời gian điều trị sẹo rỗ thích hợp, mang lại kết quả tốt nhất

1. Giai đoạn ổ viêm sưng viêm

Đây là giai đoạn cơ thể tự làm lành vết thương. Sau khi bị thương, cơ thể lập tức tạo thành một lớp vảy bảo vệ da tránh các vi trùng và các yếu tố bên ngoài. Giai đoạn này các chuyên gia khuyến cáo nên bảo vệ các lớp vảy bằng cách sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn như kem hay dung dịch kháng khuẩn. Đặc biệt là những dung dịch kháng khuẩn có chứa nano bạc – có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm vượt trội trong thời gian dài.

>>>Xem ngay: Dizigone Nano Bạc – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

2. Giai đoạn da bắt đầu quá trình phục hồi, tái tạo

Ở giai đoạn này, lớp vảy bảo vệ da ở giai đoạn 1 bắt đầu khô và rụng đi. Cơ thể sẽ sản sinh ra một loại protein và collagen có tác dụng hình thành da và mô liên kết. Đây là thời điểm bạn cần cấp ẩm cho da bằng các kem dưỡng ẩm.

3. Giai đoạn da phục hồi hoàn thiện

Ở giai đoạn này, một collagen khác sẽ thay thế cho loại trước đó cùng với các nguyên bào sợi xơ làm miệng ổ viêm co lại. Nếu như không điều trị kịp thời, da sẽ thiết lập nên cấu trúc gọi là sẹo để tăng sức bền cho vết thương. Đây cũng là thời điểm điểm thích hợp nhất để áp dụng các phương pháp điều trị sẹo rỗ.

V. Các phương pháp điều trị sẹo rỗ hiện nay 

1. Phương pháp lăn kim siêu vi điểm RF

sẹo seo

Lăn kim siêu vi điểm RF là công nghệ sử dụng một đầu kim với mũi kim nano siêu nhỏ, tích hợp sóng RF tạo ra những tổn thương nhỏ trên bề mặt da. Với cơ chế thâm nhập sâu vào lớp hạ bì, sóng RF sẽ kích thích quá trình tăng sinh collagen giúp làm lành tổ chức tế bào da, tái tạo lại mang lại cho bạn một làn da mới. Phương pháp này sẽ cho người dùng thấy được hiệu quả rõ ràng sau từng lần điều trị. Làn da phục hồi nhanh hơn so với chỉ lăn kim thông thường. Bạn có thể sinh hoạt lại bình thường sau thời gian ngắn, không cần nghỉ dưỡng, ăn uống không kiêng cữ. Đây là phương pháp được các bác sĩ da liễu khuyên dùng trong điều trị sẹo rỗ mức độ nhẹ.

2. Phương pháp điều trị bằng hóa chất CROSS

Cross là một phương pháp điều trị sẹo rỗ bằng cách chấm acid trichloracetic (TCA) ở nồng độ cao lên vết sẹo. Với cơ chế kích hoạt sự tăng sinh các thành phần của da như collagen, elastin và các chất nền. TCA tạo ra phản ứng viêm tại chỗ. Từ đó da hình thành các sợi collagen mới, từ đó làm đầy tổ chức sẹo. Phương pháp này đã được công nhận về tác dụng cải thiện độ sâu của hõm sẹo cũng như miệng sẹo trên da. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho cả các vết sẹo sâu như sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông. Liệu pháp này không tốn kém nhưng lại mang lại hiệu quả và an toàn khá cao. Tuy nhiên, chống chỉ định phương pháp này ở nhóm sẹo lõm chưa ổn định và sẹo có kích thước lớn hơn 3mm.

3. Điều trị sẹo rỗ bằng Laser Fractional CO2

Laser Fractional CO2 là phương pháp sử dụng các tia Laser. Phương pháp này sử dụng Laser 10.600nm tác động sâu vào bên trong bóc tách và làm đầy sẹo. Các tia Laser tác động chính xác vào vùng điều trị, nhắm vào từng mạch máu cụ thể. Chúng không xâm lấn hay làm tổn thương các mô da lành xung quanh. Quy trình này khắc phục được các nhược điểm trên da như thâm, nám, sẹo rỗ,… Tuy nhiên phương pháp này hường khiến da bị sưng và đỏ trong khoảng 5 ngày.

Ngoài ra, sử dụng laser còn giúp làm mờ vết thâm và giúp da trắng sáng đều màu hơn. Đây là phương pháp có tác dụng nhanh chóng trong điều trị sẹo rỗ. Đặc biệt, phương pháp này mang lại hiệu quả cao khi điều trị sẹo rỗ nặng, sẹo rỗ lâu năm. Tuy nhiên, đây là dạng công nghệ làm đẹp cao cấp nên cần sử dụng những thiết bị tiên tiến. Điều này đồng nghĩa với bảng giá điều trị sẽ luôn cao hơn so với những hình thức khác.

4. Phương pháp bóc tách đáy sẹo (Subcision)

Bóc tách đáy sẹo hay còn gọi là bóc tách vi điểm là phương pháp sử dụng một kim y khoa để tiến hành đâm xuyên qua bề mặt da. Phương pháp này giúp giải phóng bề mặt da ra khỏi các sợi xơ cứng dưới da của chân sẹo. Tạo điều kiện cho quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng và hiệu quả từ sâu bên trong. Nhược điểm của phương pháp bóc tách đáy sẹo chính là để lại các vết đỏ trên bề mặt da. Cùng với đó, đây là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ gây cảm giác đau và chảy máu nhẹ trong quá trình thực hiện. Giá của phương pháp này giao động khoảng 2 – 3 triệu/ lần điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

sẹo rỗ seo-ro

5. Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp mài da (Dermabrasion)

Dermabrasion là phương pháp mài da với kỹ thuật điều trị sẹo rỗ bằng cách tái tạo bề mặt da. Có 2 phương pháp siêu mài mòn da:

  • Siêu mài mòn da bằng tinh thể thạch anh.
  • Siêu mài mòn da bằng mũi kim cương.

Bằng cách sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên, phương pháp này sẽ lấy đi lớp da cũ hư tổn và tái tạo một lớp da mới, mượt và sáng hơn thay thế cho làn da hư tổn ban đầu chỉ với 1 lần điều trị duy nhất (với các tình trạng sẹo nhẹ). Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp có thể gây ra các tác dụng phụ như ban đỏ, da nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi sắc tố da,… Dermabrasion là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị các loại sẹo nông như sẹo hộp nông và sẹo lòng chào nông.

6. Điều trị sẹo rỗ bằng Punch Excision / Elevation

Cơ chế điều trị của Punch Excision / Elevation chính là gây ra những vết sẹo mới nhỏ hơn, mờ hơn những vết sẹo sâu ban đầu. Bằng cách sử dụng một thiết bị đục lỗ, phương pháp này loại bỏ mô sẹo, sau đó đóng lại bằng chỉ khâu. Các vết sẹo được điều trị thường cách nhau khoảng 4 – 5 mm để ngăn ngừa lực kéo da quá mức, tránh những tác động xấu về mặt thẩm mỹ. Phương pháp này thường được chỉ định trong điều trị sẹo đáy nhọn và sẹo đáy vuông sâu.

7. Sử dụng chất làm đầy (Dermal filler)

Dermal filler là phương pháp sử dụng acid Hyaluronic (HA) –  một chất có trong dịch và mô của cơ thể. Sau khi tiêm vào da, HA lập tức tạo thành một khối mô làm đầy vùng da của sẹo rỗ. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các chất làm đầy sẹo rỗ khác như: mỡ tự thân, poly-L lactic acid (PLLA), calcium hydroxylapatite (CaHA). Hình thức này thường được áp dụng cho sẹo đáy tròn, thời gian duy trì hiệu quả tương đối cao.

Ngoài ra, còn có các phương pháp như lăn kim, dùng huyết tương giàu tiểu cầu PRP, ghép da,…

VI. Lưu ý khi chăm sóc da sẹo rỗ

  • Nên can thiệp điều trị càng sớm càng tốt
  • Cần vệ sinh da sạch trước khi áp dụng các biện pháp chăm sóc da
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc da đã được hướng dẫn (Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da, các mỹ phẩm an toàn,…)
  • Kiêng các thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sẹo như rau muống, đồ nếp, các thực phẩm có tính tanh,…
  • Thiết lập cho bản thân có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.

Để chữa trị những phiền toái do mụn trứng cá để lại, đặc biệt là sẹo rỗ, bạn nên đến khám tại các trung tâm da liễu có uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Hoặc muốn được tư vấn thêm về da liễu, bạn vui lòng gọi tới HOTLINE: 1900 9482 hoặc đăng ký tại đây để được chuyên gia tư vấn sớm nhất nhé.

]]>
https://dizigone.vn/phuong-phap-dieu-tri-seo-ro-14487/feed/ 0