Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Fri, 13 Jan 2023 09:56:34 +0000 vi hourly 1 Rôm sảy là gì? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhanh https://dizigone.vn/rom-say-14994/ https://dizigone.vn/rom-say-14994/#respond Mon, 06 Jun 2022 04:56:09 +0000 https://dizigone.vn/?p=14994 Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra nhiều bệnh da liễu, trong đó thường gặp nhất là rôm sảy. Bệnh rôm sảy có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy là loại bệnh lành tính nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng như: viêm nang lông, mụn nhọt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh rôm sảy, từ đó có cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất. 

rom-say rôm sảy

I. Rôm sảy là gì?

Bình thường, làn da có vai trò như một hàng rào chắn, ngăn chặn những tác nhân có hại như: hóa chất, vi khuẩn, tia cực tím,… xâm nhập vào bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, làn da có vai trò trong việc điều tiết nhiệt độ cơ thể. Các tuyến mồ hôi nằm ở lớp hạ bì hoặc lớp sâu của da được điều hòa bởi trung tâm kiểm soát nhiệt độ của não. Mồ hôi từ tuyến bài tiết được dẫn lên bề mặt da và được bốc hơi ra bên ngoài.

Rôm sảy (hay còn gọi là miliaria hoặc phát ban nhiệt) xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc, khiến mồ hôi không thể thoát ra bề mặt da. Khi đó, chúng sẽ bị mắc kẹt bên dưới bề mặt da gây ra tình trạng viêm nhẹ hoặc phát ban. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nang lông, mụn nhọt, nhiễm khuẩn nặng.

II. 4 dạng rôm sảy thường gặp

Dựa trên mức độ tắc nghẽn của ống dẫn mồ hôi mà bệnh rôm sảy thường gồm 3 dạng như sau:

1. Miliariastallina

Đây là dạng rôm sảy mức độ nhẹ nhất. Mồ hôi bị tắc lại ở lớp trên cùng của da gây ra tình trạng da bị sưng, xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti dễ vỡ. Dạng phát ban này không gây ngứa và đau đớn cho người bệnh, thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là ở người lớn.

2. Miliaria rubra

Lúc này, ống dẫn mồ hôi bị chặn ở phía sâu hơn, bên trong da. Vùng da bị rôm sảy sẽ trở nên sưng đỏ, ngừa ngáy nhiều hơn, cảm giác châm chích ở vị trí tổn thương.

3. Miliaria pustulosa

Mức độ ống dẫn mồ hôi bị chặn tương đương với miliaria rubra. Tuy nhiên, lúc này đã xuất hiện tình trạng bị viêm nhiễm, có mủ bên trong, gây ra cảm giác đau đớn nhiều hơn cho bệnh nhân. Dạng phát ban này gặp nhiều ở người lớn hơn là trẻ nhỏ.

4. Miliaria profunda

Đây là tình trạng ống dẫn mồ hôi bị tắc ở lớp hạ bì – một lớp sâu dưới da. Nó có thể bị tái phát thường xuyên và trở thành mạn tính nếu không được chữa trị đúng cách. Mồ hôi bị giữ lại sâu bên trong gây ra tổn thương sờ cứng, có màu giống da ngỗng.

III. Triệu chứng rôm sảy ở trẻ em và người lớn

rom-say rôm sảy 2

Các triệu chứng rôm sảy thường gặp ở cả trẻ em và người lớn là:

  • Vị trí thường xảy ra rôm sảy ở những vùng da dễ đổ mồ hôi. Điển hình như khuôn mặt, cổ, lưng, ngực, nách, nếp gấp ở khuỷu tay, háng,….
  • Ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu đỏ mọc riêng lẻ hoặc thành từng đám. Sau đó, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, cảm giác bị châm chích, sưng nhẹ tại vị trí bị rôm sảy.
  • Đối với trẻ sơ sinh: các bé sẽ thường xuyên quấy khóc, lười ăn. Chính vì thế rôm sảy ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

IV. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rôm sảy

1. Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Rôm sảy xuất hiện là kết quả của một hay nhiều nguyên nhân phổ biến sau:

  • Khí hậu ẩm ướt, sau quá trình tập thể dục khiến mồ hôi bài tiết ra nhiều, không thoát kịp ra bên ngoài, gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Tình trạng rôm sảy thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn toàn.
  • Mặc quần áo bó sát hoặc một số loại quần áo có thể giữ mồ hôi dẫn đến tình trạng rôm sảy.
  • Sử dụng quá nhiều kem dưỡng da cũng là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được bên ngoài.
  • Sự ma sát trên bề mặt da thường gây ra phát ban nhiệt. Ở người lớn thường gặp ở những phần cơ thể cọ xát với nhau như: giữa đùi trong hoặc dưới cánh tay. Còn với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phát ban thường xuất hiện ở cổ, nếp gấp da như nách, khuỷu tay và đùi.

2. Các yếu tố nguy cơ gây ra rôm sảy

Các yếu tố làm gia tăng tình trạng rôm sảy đó là:

  • Cơ thể dễ bị đổ mồ hôi.
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao.
  • Sử dụng các thuốc kích thích tuyến mồ hôi như: bethanechol, clonidine, neostigmine,….
  • Hội chúng morvan – đây là hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều.
  • Người sống ở vùng nhiệt đới có nguy cơ bị phát ban nhiệt cao hơn so với những người ỏ vùng khí hậu ôn đới.

V. Cách xử trí rôm sảy

rom-say rôm sảy 3

1. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm sảy

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý rôm sảy, giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông, thúc đẩy nhanh quá trình làm thương.

Một sản phẩm vệ sinh vùng da bị rôm sảy cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • An toàn, không gây kích ứng hay đau xót cho làn da.
  • Nên sử dụng các sản phẩm không màu, tránh làm mất thẩm mỹ và dính bẩn lên quần áo.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu giúp đánh bay rôm sảy. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu, thành phần chứa các ion muối khoáng có khả năng loại bỏ vi khuẩn hiệu quả, an toàn với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Sản phẩm được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng.

Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone xử lý rôm sảy:

  • Lấy một lượng dung dịch lau rửa trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy.
  • Dung dịch nhanh chóng khô lại, bạn không cần rửa lại bằng nước.

Thực hiện đều đặn 3-4 mỗi ngày, đặc biệt là khi cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi.

2. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)

Tùy thuộc vào tình trạng rôm sảy mà người bệnh có thể cần sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau như:

  • Thuốc kháng histamin H1 để giảm ngứa ngáy, khó chịu: clopheniramin, loratadin,….
  • Thuốc kháng sinh nhóm penicillin, cephalosporin để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Thuốc nhóm steroid trong trường hợp mắc rôm sảy mức độ nặng.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và xuất hiện nhiều tác dụng không mong muốn khác.

>>>Xem thêm bài viết: Rắc thuốc bột lên vết thương hở: lợi bất cập hại

3. Dưỡng ẩm, phục hồi, tái tạo da 

Với những vùng da đã bắt đầu khô lại, không còn mụn nước, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da để cung cấp độ ẩm cần thiết, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da và hồi phục tổn thương. Một số sản phẩm dưỡng ẩm phổ biến như: vaselin, nivea,…. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm kem Dizigone nano bạc. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính. Điển hình như tinh dầu tràm trà, cúc la mã, lô hội. Đây là những chất vừa có tác dụng dưỡng ẩm, vừa giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm da, kích thích tái tạo tế bào da mới.

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh là một trong các bước chăm sóc giúp xử lý nhanh tình trạng rôm sảy.

Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nên hạn chế các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hải sản vì dễ gây kích ứng, sưng đỏ vết thương. Ngoài ra bạn cũng không nên ăn rau muống, thịt gà đồ nếp vì dễ gây mưng mủ, tăng nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.

Về trang phục, nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.  Đồng thời, cần thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân như: chăn, ga, gối, màn,…

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cắt móng tay cho con để hạn chế việc bé cào gãi lên vùng da bị rôm sảy.

VI. Cách phòng ngừa rôm sảy

Để ngăn ngừa tình trạng rôm sảy, bạn cần:

  • Tránh mặc quần áo bó sát để tạo độ thoáng cho làn da. Hãy chọn những chất liệu có khả năng hút ẩm giúp ngăn mồ hôi tích tụ lại trên da.
  • Không sử dụng các loại kem bôi có thể chất đặc vì có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là các vùng da dễ đổ mồ hôi. Đối với – trẻ nhỏ đang sử dụng bỉm, cần thay rửa thường xuyên cho bé.
  • Tạo không gian sống luôn thoáng đãng, mát mẻ. Hãy sử dụng quạt hoặc điều hòa để lưu thông không khí trong những ngày thời tiết nắng nóng.

VII. Kết luận

Rôm sảy là bệnh da liễu lành tính. Nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các dược sĩ đại học tư vấn và giải đáp.

]]>
https://dizigone.vn/rom-say-14994/feed/ 0
Rôm sảy ở cổ, mặt em bé: Làm gì để khỏi nhanh? https://dizigone.vn/rom-say-o-co-14417/ https://dizigone.vn/rom-say-o-co-14417/#respond Thu, 24 Mar 2022 03:44:54 +0000 https://dizigone.vn/?p=14417 Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt (miliaria) là vấn đề da liễu xảy ra khi thời tiết nóng bức, ẩm ướt, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Rôm sảy tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu trẻ không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn như: viêm nang lông, mụn nhọt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin cụ thể hơn về bệnh rôm sảy ở cổ – mặt em bé, từ đó có cách chăm sóc và xử lý hiệu quả. 

Rôm sảy ở cổ rom-say-o-co

 

I. Chẩn đoán phân biệt rôm sảy ở cổ, mặt

1. Biểu hiện bệnh rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy thường có các biểu hiện sau đây:

Biểu hiện chung:

  • Vị trí bị rôm sảy thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như: cổ, ngực, lưng, nách, nếp gấp khuỷu tay và háng.
  • Biểu hiện là các nốt sẩn đỏ hoặc hồng, mọc thành từng đám. Hoặc xuất hiện các nốt mụn nước giống màu da, dễ vỡ, đôi khi xen lẫn các mụn mủ trắng.
  • Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên quấy khóc.

Biểu hiện riêng:

Dựa trên độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị chặn, phát ban nhiệt chia làm 4 loại đó là:

  • Miliaria crystallina: là dạng phát ban nhiệt nhẹ nhất, tác động đến ống dẫn mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Biểu hiện dưới dạng mụn chứa dịch bên trong, dễ vỡ.
  • Miliaria rubra hay còn gọi là nhiệt gai: vết sưng đỏ, ngứa, cảm giác châm chích ở vùng da bị rôm sảy.
  • Miliaria pustulosa: nốt phát ban nhiệt bị viêm và chứa mủ.
  • Miliaria profunda: tổn thương sâu đến lớp hạ bì, mồ hôi không thoát ra được, bị giữ lại sâu bên trong da. Tổn thương là các nốt sần 1-3 mm, cứng, có màu như da ngỗng.

    >>>Xem thêm bài viết: Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và 4 điều mẹ cần làm để xử lý

2. Phân biệt rôm sảy với chàm sữa

Rôm sảy và chàm sữa đều là những bệnh da liễu lành tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này dẫn đến việc điều trị sai cách, nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh ở trẻ.

Rôm sảy thường xuất hiện vào thời điểm nắng nóng, oi bức, khi ống mồ hôi của trẻ bị tắc nghẽn. Còn chàm sữa thường gặp khi thời tiết lạnh và khô.

chàm

Hình ảnh chàm sữa trên mặt trẻ sơ sinh

Rôm sảy thường mọc thành từng đám, ở các vùng da tiết nhiều mồ hôi như: trán, cổ, ngực, lưng, nách, bẹn,… gây đau rát, khó chịu cho trẻ. Còn chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má, những lần tái phát có thể mọc ở trán, thân; vùng da bị chàm thường tạo vảy, rất khô; trẻ bị chàm sẽ có thêm các triệu chứng của bệnh viêm mũi, hen suyễn.
>>>Xem thêm bài viết: Chàm sữa (viêm da cơ địa): Xử lý đúng cách để đạt hiệu quả nhanh

II. Nguyên nhân và nguyên tắc điều trị rôm sảy ở cổ, mặt

1. Nguyên nhân hình thành rôm sảy ở cổ, mặt

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ do sự tắc nghẽn của các ống dẫn mồ hôi, khiến mồ hôi không thoát ra ngoài, gây nên nốt sần, mụn nước kèm ngứa ngáy, khó chịu cho làn da bé. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng này đó là:

  • Ống dẫn mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh: tình trạng này hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Khi các cơ quan, ống dẫn chưa phát triển đầy đủ khiến mồ hôi không thoát hết ra bên ngoài, làm tích tụ bụi bẩn, dầu thừa dưới da gây ra tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
  • Mặc nhiều quần áo hoặc chất liệu quần áo không thoáng mát: điều này cũng rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, mồ hôi tích tụ lại gây ra rôm sảy.
  • Thời tiết nắng nóng: cơ thể tăng tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường, khi đó da bé dễ bị rôm sảy, nhất là các vị trí ra nhiều mồ hôi như: cổ, lưng,
  • Trẻ bị sốt cao: khi bị sốt cao, thân nhiệt của trẻ tăng cao. Cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi hạ nhiệt, dẫn đến tình trạng rôm sảy xuất hiện.
  • Trẻ bị dị ứng: nhiều trẻ có thể bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da, bột giặt chứa chất tẩy rửa mạnh. Điều này sẽ khiến làn da của trẻ trở nên mẫn cảm, mẩn đỏ, ngứa ngáy, dễ nổi rôm sảy.

2. Nguyên tắc điều trị rôm sảy ở cổ, mặt

Để điều trị rôm sảy ở cổ, mặt, cha mẹ cần nắm vững những nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ làn da cho trẻ, đặc biệt là các khu vực tiết nhiều mồ hôi bằng các sản phẩm chăm sóc phù hợp.
  • Luôn tạo độ thoáng mát cho da bé, đặc biệt vào thời điểm oi bức, nắng nóng.
  • Kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xử lý rôm sảy cho trẻ.

Mục đích của quá trình điều trị rôm sảy cho trẻ là loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da, tạo độ thông thoáng cho các lỗ chân lông, làm mềm da, tăng sự đàn hồi cho làn da bé.

III. 3 sản phẩm hỗ trợ xử lý rôm sảy ở cổ, mặt hiệu quả nhanh nhất

1. Kem bôi Yoosun rau má

Rôm sảy ở cổ rom-say-o-co

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần gồm có:

  • Chiết xuất rau má, vitamin E, B5 có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa rát, thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương do rôm sảy.
  • Chlorhexidine: có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn thường trú trên da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

Đánh giá sản phẩm:

Ưu điểm: thành phần tương đối an toàn, lành tính, không gây kích ứng cho da bé, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị rôm sảy.

Nhược điểm: kem dễ bám dính trên quần áo, khó rửa sạch.

Giá thành: dao động 20 000VNĐ/tuýp 25g.

2. Kem bôi Kemembe

Rôm sảy ở cổ rom-say-o-co

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần gồm có nano curcumin, tinh chất cúc la mã, kẽm oxy, vitamin E, dầu hạnh nhân, lanolin, sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, dưỡng ẩm cho làn da bé.

Đánh giá sản phẩm:

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Nhược điểm: dễ bám dính lên quần áo.

Giá thành: dao động 60 000VNĐ/tuýp 20g

3. Bộ sản phẩm Dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Là sản phẩm được xử lý bằng công nghệ EMWE tạo ra sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh chóng và mạnh mẽ như: HClO, ClO-, OH-,…. Thành phần có cơ chế hoạt động tương tự như cách hệ miễn dịch bảo vệ của cơ thể, hoàn toàn lành tính, phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ.

Kem Dizigone Nano bạc

Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chế Nano bạc siêu phân tử. Được chiết xuất từ lô hội, cúc la mã, tinh dầu tràm trà,… Dizigone giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, kích thích tái tạo tế báo da mới, ngăn ngừa sẹo xuất hiện.

Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone:

  • Vệ sinh vùng da bị rôm sảy cho bé bằng dung dịch Dizigone. Cha mẹ có thể pha loãng với nước sau đó lau người cho trẻ. Để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da vừa làm sạch. Massage nhẹ nhàng.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: các mẹ không sử dụng kem dưỡng da khi vùng da còn đang chảy dịch.

Giá tham khảo:

Dizigone

 

>>>Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

IV. Những điều cần tránh khi bé bị rôm sảy ở cổ, mặt

Khi bé bị rôm sảy ở cổ, mặt, cha mẹ cần lưu ý những một số điều sau đây:

Giữ cho làn da của bé luôn được sạch sẽ và thông thoáng, tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo bó sát, không thấm mồ hôi.

Tránh sử dụng bỉm cho bé. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cha mẹ cần thay bỉm thường xuyên. Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi đóng bỉm.

Không cho bé đi dưới trời nắng nóng, trong khoảng từ 10 giờ đến 16 giờ.

Không nên thoa quá nhiều kem dưỡng da hoặc phấn rôm cho bé. Bởi hành động này rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông làm nặng thêm tình trạng phát ban nhiệt.

Theo dõi bé thường xuyên, không để bé tự ý cào gãi vào các vết rôm sảy. Cha mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ.

Không nên cho bé ăn những đồ hải sản như: tôm, cua, cá,…, có thể gây kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây như: táo, cam, quýt,… bổ sung lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ. Cha mẹ cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.

Nếu được phát hiện, chăm sóc đúng cách, bệnh rôm sảy ở trẻ sẽ được điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ hậu quả nào cho da bé. Nếu cha mẹ còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để tìm ra giải pháp hữu ích nhất cho các bé.

]]>
https://dizigone.vn/rom-say-o-co-14417/feed/ 0
Rôm sảy ở bà bầu: Giải mã nguyên nhân và đi tìm biện pháp https://dizigone.vn/rom-say-o-ba-bau-14414/ https://dizigone.vn/rom-say-o-ba-bau-14414/#respond Mon, 21 Mar 2022 03:59:20 +0000 https://dizigone.vn/?p=14414 Rôm sảy xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là sự rối loạn hoạt động bài tiết mồ hôi. Tình trạng này xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bài viết sau đây hãy cùng nhau giải mã nguyên nhân gây rôm sảy ở bà bầu và đi tìm biện pháp giải quyết vấn đề này.

rôm sảy ở bà bầu rom-say-o-ba-bau

I. 5 yếu tố gây rôm sảy – phát ban ở bà bầu

Khi da bài tiết quá nhiều mồ hôi và bã nhờn, chúng sẽ không thể thoát hết ra ngoài, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây ra rôm sảy – phát ban. Vấn đề da liễu này hay gặp ở phụ nữ có thai do những yếu tố sau:

1. Thân nhiệt tăng cao

Từ tháng thứ 4 trở đi, trọng lượng cơ thể của bà bầu tăng lên nhanh chóng. Vì vậy thân nhiệt thai phụ lúc này có xu hướng cao hơn người bình thường. Để điều hòa thân nhiệt, cơ thể sẽ tăng tiết bã nhờn và mồ hôi, nhiều nhất ở các vị trí dưới cánh tay, cổ, ngực và vùng bẹn. Trong giai đoạn này, nếu các mẹ không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, các chất bẩn tích tụ trên da sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cư trú trên da (điển hình là P.acnes) sinh sôi và phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng rôm sảy, phát ban, viêm nang lông.

2. Rối loạn nội tiết tố

Trong giai đoạn mang thai, nồng độ các hormone trong cơ thể tăng cao, đặc biệt là estrogen và progesteron. Hai loại hormone này chủ yếu do buồng trứng tiết ra, có tác dụng hình thành lên các mạch máu, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Chính sự gia tăng đột ngột nồng độ hormone khiến cơ thể bị mất cân bằng, gia tăng tình trạng tiết chất nhờn gây ra nhiều vấn đề về da liễu như: rôm sảy, mụn nhọt,….

3. Chất liệu quần áo

Quần áo dày, cứng, bó sát khiến da bí bách, ẩm ướt, không được thông thoáng, mồ hôi tích tụ trong nang lông và dẫn đến rôm sảy. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều viêm nhiễm khác như: viêm nang lông, hăm da,…

4. Thời tiết nắng nóng

Nhiệt độ môi trường cao khiến thân nhiệt tăng cao. Khi đó cơ thể tăng tiết mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt. Hậu quả là có thể khiến da bị rôm sảy, mẩn ngứa và phát ban.

5. Dị ứng với một số yếu tố khác

Phụ nữ khi mang thai thường nhạy cảm hơn nhiều với các chất gây dị ứng. Một số chất thường gặp như: nước giặt, nước xả vải, nước hoa, màu nhuộm vải,…. Hậu quả sẽ khiến làn da bị kích ứng, xuất hiện các vết rôm sảy, phát ban.

II. Dấu hiệu – Vị trí thường gặp rôm sảy, phát ban ở bà bầu

rôm sảy kết tinh rom-say-ket-tinh

1. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy

  • Biểu hiện của rôm sảy, phát ban là những nốt mụn giống như vết cắn màu hồng hoặc đỏ trên da, có thể ngứa hoặc cảm thấy như kim châm.
  • Có thể kèm thêm các mụn nước nhỏ, mụn mủ trắng xen kẽ.
  • Rôm sảy, phát ban xuất hiện thành từng đám hoặc mảng lớn ở các vùng da nếp gấp, có hoạt động bài tiết mồ hôi nhiều.
  • Sau một thời gian, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại và bắt đầu bong vảy, ít để lại sẹo.

2. Vị trí thường gặp rôm sảy, phát ban

Rôm sảy – phát ban thường xuất hiện tại các vị trí có nhiều nếp gấp trên da đó là:

  • Nếp gấp ở bên dưới vú.
  • Nếp gấp ở bụng dưới phình ra cọ xát vào đỉnh mu.
  • Lưng, đùi trong, nách.
  • Nếp gấp ở khuỷu tay, vùng cổ.
  • Có thể xuất hiện ở vùng bẹn.

III. Giải pháp xử trí rôm sảy – phát ban ở bà bầu

Rôm sảy – phát ban là tổn thương da liễu lành tính. Nếu được xử lý đúng cách, các tổn thương sẽ hoàn toàn biến mất sau vài ngày. Dưới đây là các cách xử trí tình trạng rôm sảy – phát ban an toàn và hiệu quả dành cho các mẹ bầu.

1. Trị rôm sảy – phát ban bằng các nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên vừa an toàn, lành tính là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ bầu. Một số nguyên liệu thiên nhiên chưa rôm sảy – phát ban hiệu quả đó là:

1.1. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng lá sài đất

Sài đất có vị chua ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm tốt, hiệu quả trong quá trình xử lý các vết rôm sảy, mẩn ngứa.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 300 g lá sài đất, 2 thìa cafe muối biển, nồi sạch.
  • Rửa lá sài đất bằng nước sạch, sau đó ngâm lá trong nước muối pha loãng đảm bảo loại bỏ tối đa bụi bẩn.
  • Sau đó vớt lá ra, cho vào nồi chứa nước sạch, đun sôi.
  • Dùng nước lá sài đất để vệ sinh cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là những vị trí bị rôm sảy – phát ban.

1.2. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng lá trà xanh

trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên tri-mun-noi-tiet-bang-thien-nhien

Lá trà xanh chứa hợp chứa phenol có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trên da. Đặc biệt là thành phần EGCG trong lá trà xanh có khả năng chống oxy hóa, kích thích tái tạo làn da.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 2 nắm lá trà xanh, 2 thìa cafe muối biển, nồi sạch.
  • Rửa sạch lá trà xanh bằng nước, làm sạch một lần nữa trong nước muối pha loãng.
  • Vớt lá ra, cho vào nồi chứa nước sạch, đun sôi.
  • Lấy nước trà xanh vừa đun sôi, để ấm, sau đó vệ sinh khắp cơ thể mẹ bầu.

1.3. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng lá khế

Lá khế có vị chua, tính mát, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như: vitamin C, magie, kẽm, sắt,… có tác dụng điều trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 200g lá khế, 2 thìa muối biển, nồi sạch.
  • Lá khế rửa bằng nước sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng.
  • Vớt lá khế cho vào nồi chứa nước sạch, đun sôi.
  • Đợi nước ấm, dùng lá khế để vệ sinh cơ thể.

1.4. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực, liên thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cung cấp dưỡng chất cho da, cải thiện tình trạng rôm sảy ở mẹ bầu.

Cách làm:

  • Nguyên liệu: 100 g lá nhọ nồi, 2 thìa cafe muối biển, máy xay.
  • Lá nhọ nồi được rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Sau khi vớt ra đem xay nhuyễn, lọc lấy dịch.
  • Pha loãng với nước sau đó sử dụng để vệ sinh vùng da bị rôm sảy.

1.5. Trị rôm sảy bằng quả mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có vị đắng, tính hàn, không độc thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, rôm sảy.

rôm sảy ở bà bầu rom-say-o-ba-bau

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng, 1 thìa cafe muối biển, máy xay có rây lọc.
  • Mướp đắng bỏ hạt, rửa sạch sau đó thái thành từng lát nhỏ.
  • Cho mướp đắng, muối vào máy xay.
  • Sử dụng dịch mướp đắng để thoa lên vùng da bị rôm sảy.

Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên này có một số nhược điểm:

  • Quá trình thực hiện mất thời gian, nguy cơ nhiễm tạp chất, bụi bẩn vào nguyên liệu khi chế biến.
  • Có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng trên các mụn nước đã bị vỡ, hoặc chứa dịch bên trong.

Vì vậy mẹ bầu cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng các nguyên liệu dân gian để điều trị rôm sảy.

2. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – giải pháp xử trí rôm sảy ở mẹ bầu

Dizigone là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến EMWE đến từ châu Âu, thành phần chứa các ion muối khoáng như: HClO, ClO-, OH-,…. Sản phẩm sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho các mẹ bầu bị rôm sảy bởi những ưu điểm sau:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trên da một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
  • An toàn tuyệt đối cho bà bầu nhờ cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên.
  • Không gây kích ứng, hay gây xót cho da.
  • Sử dụng được ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Không gây nhuộm màu da như nhiều sản phẩm kháng khuẩn khác trên thị trường như: povidon iod, xanh methylene,….

Cách sử dụng:

  • Sử dụng dung dịch Dizigone vệ sinh lên vùng da bị rôm sảy – phát ban, để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.
  • Nên sử dụng 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Dizigone

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

3. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)

Nếu vệ sinh da sạch sẽ, tình trạng rôm sảy sẽ được loại bỏ sau vài ngày mà không gây hại gì cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều mẹ bầu cơ địa dị ứng nghiêm trọng, có thể phải kết hợp sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như:

  • Các thuốc kháng histamin H1 giảm ngứa ngáy, khó chịu như: loratadin, clopheniramin,….
  • Các thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs: ibuprofen, diclofenac,….
  • Kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn: các penicillin, cephalosporin,….

Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

IV. Những điều bà bầu cần tránh khi bị rôm sảy

Trong quá trình vệ sinh, chăm sóc vùng da bị rôm sảy, các mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau để tăng cường hiệu quả điều trị:

  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu từ sợi tự nhiên, ví dụ như cotton giúp giảm mồ hôi và ma sát, hạn chế tổn thương cho da. Quần áo khi bị ướt cần thay càng sớm càng tốt.
  • Tạo không gian làm việc, nghỉ ngơi mát mẻ, thông gió tốt.
  • Chườm nước mát lên vùng da phát ban, giảm kích ứng, ngứa rát.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như: bia, rượu, café,….
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi, cần có sự giám sát và theo dõi của bác sĩ.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ những thông tin cần thiết nhất về vấn đề rôm sảy ở bà bầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia y tế tư vấn và giải đáp cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/rom-say-o-ba-bau-14414/feed/ 0
7 điều mẹ cần biết về rôm sảy kết tinh https://dizigone.vn/rom-say-ket-tinh-14410/ https://dizigone.vn/rom-say-ket-tinh-14410/#respond Fri, 18 Mar 2022 03:04:24 +0000 https://dizigone.vn/?p=14410 Rôm sảy kết tinh là thể nhẹ nhất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè. Tình trạng này khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết biểu hiện của rôm sảy kết tinh và cách xử lý hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu 7 điều mẹ cần biết về rôm sảy kết tinh để chăm sóc bé tốt nhất trong bài viết dưới đây.

rôm sảy kết tinh rom-say-ket-tinh

I. Rôm sảy kết tinh là gì? 

Rôm sảy kết tinh hay Miliaria crystallina là bệnh lý ngoài da liên quan tới sự tắc nghẽn hoặc viêm sưng ống tiết mồ hôi. Loại rôm sảy này chỉ xuất hiện khi tuyến mồ hôi ở bề mặt lớp trên cùng bị ảnh hưởng.

Biểu hiện của rôm sảy kết tinh bao gồm:

  • Xuất hiện mụn nước trong suốt dưới da, kích thước từ 1 – 2 mm.
  • Mụn nước trông giống giọt mồ hôi, rất dễ vỡ. Khi vỡ ra, các nốt rôm dễ để lại vảy trên da.
  • Không có biểu hiện viêm sưng hay ngứa da.
  • Mụn thường lan rộng trên đầu, cổ và thân trên: ngực, vai, lưng. Đôi khi rôm sảy cũng xuất hiện ở kẽ nách hoặc háng.
  • Không để lại sẹo trên da.

Các tổn thương do rôm sảy kết tinh có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, chúng có thể quay lại khi gặp điều kiện thuận lợi như tiếp xúc với khí hậu nóng ẩm, mặc quần áo chật chội, không thoáng khí.

II. Nguyên nhân gây rôm sảy kết tinh 

rôm sảy kết tinh rom-say-ket-tinh

Nguyên nhân chính gây ra rôm sảy là do ống tiết mồ hôi bị bít tắc. Điều này dẫn tới mồ hôi bị chảy ngược từ tuyến mồ hôi vào lớp biểu bì hoặc hạ bì. Mồ hôi không thoát ra được hình thành nên các mụn nước trong suốt dưới da.

Rôm sảy kết tinh hình thành do sự tắc nghẽn xảy ra ở gần bề mặt da ở lớp sừng của tầng biểu bì. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn tuyến mồ hôi, khiến mồ hôi không thoát ra được gồm có:

  • Ống tiết mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành.
  • Môi trường khí hậu nóng ẩm.
  • Hoạt động thể thao cường độ cao.
  • Sốt cao.
  • Bệnh nhân nhập viện hoặc nằm liệt giường trên nệm chống thấm nước.
  • Mặc quần áo chống thấm mồ hôi hoặc dán các loại băng chống thấm lên da.

Ngoài ra, một số bệnh và phương pháp điều trị có liên quan tới sự hình thành rôm sảy kết tinh như:

  • Hội chứng tăng tiết mồ hôi do dùng thuốc: bethanechol, clonidine, neostigmine hoặc isotretinoin.
  • Bệnh di truyền: hội chứng Morvan và bệnh giả rối loạn nhịp tim loại 1
  • Phản ứng có hại với thuốc hóa trị liệu.
  • Xạ trị.
  • Hội chứng Stevens – Johnson.
  • Nhiễm khuẩn hình thành màng sinh học gây tắc nghẽn ống tiết mồ hôi.

III. Ai thường bị rôm sảy kết tinh?

Rôm sảy kết tinh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào bị tăng tiết mồ hôi hoặc sống trong vùng khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, đối tượng thường bị rôm sảy nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ từ 2 tuần tuổi trở xuống.

Ngoài ra, rôm sảy kết tinh có thể gặp ở những người di chuyển từ vùng khí hậu ôn đới sang vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm bị sốt cao. Người bị rôm dễ bị tái phát lại khi gặp điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa.

IV. Chẩn đoán phân biệt rôm sảy kết tinh

1. Với các loại rôm sảy khác 

rôm sảy kết tinh rom-say-ket-tinh

Ngoài rôm sảy kết tinh, bạn có thể gặp 3 dạng khác của rôm sảy là Miliaria rubra, Miliaria pustulosa và Miliaria profunda. Chẩn đoán phân biệt rôm sảy kết tinh được dựa vào mức độ sâu của ống tiết mồ hôi bị tắc nghẽn và đặc điểm mụn nước:

  • Rôm sảy kết tinh: mụn nước trong suốt, dễ vỡ, không gây sưng viêm, ngứa da. Sự tắc nghẽn xảy ra ở lớp sừng trên cùng.
  • Miliaria rubra hay còn gọi là gai nhiệt. Chúng xuất hiện do sự tắc nghẽn ở lớp sâu dưới da và thường liên quan tới viêm. Biểu hiện chính là các nốt ban đỏ lớn, sưng, gây ngứa da. Mụn nước hay xuất hiện ở vùng da có nếp gấp ở cổ, nách và vùng da bị ma sát với quần áo.
  • Miliaria pustulosa: tương tự như Miliaria rubra nhưng mụn nước chứa nhiều dịch mủ
  • Miliaria profunda: là trường hợp hiếm gặp tác động sâu nhất tới lớp hạ bì. Biểu hiện là các nốt sần, cứng, có màu đỏ. Chúng thường xuất hiện ở đầu chi và thân trên.

2. Với các bệnh da liễu khác 

Triệu chứng mụn nước của rôm sảy kết tinh cũng tương tự với một số bệnh lý khác như:

  • Bệnh ngoài da do virus: herpes simplex hoặc virus thủy đậu varicella
  • Nhiễm nấm Candida.
  • Viêm nang lông do vi khuẩn.
  • Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hoặc ban đỏ do nhiễm độc neonatorum.
  • Phát ban do thuốc, thường là biểu hiện cấp tính gây ra mụn mủ.
  • Bệnh Grover.
  • Côn trùng đốt.

Tuy nhiên, rôm sảy kết tinh không có triệu chứng viêm sưng hay ngứa da. Ngoài ra, rôm có thể khỏi sau vài ngày. Sau khi khỏi, da xuất hiện các mảng bong vảy, không để lại sẹo.

V. Rôm sảy kết tinh có nguy hiểm không? 

Rôm sảy kết tinh là thể nhẹ nhất của rôm sảy. Bệnh này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên hoặc khi khí hậu mát mẻ hơn. Chúng chỉ xuất hiện trên bề mặt, không gây ra viêm nhiễm hay đau đớn nên không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị rôm sảy kết tinh cũng sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều. Nếu mẹ không xử lý sớm, mụn nước vỡ ra rất dễ bị nhiễm trùng hoặc có thể tiến triển thành rôm sảy đỏ hay rôm sâu. Chính vì vậy, khi phát hiện trên da bé xuất hiện mụn nước li ti, mẹ hãy kiểm tra tổn thương da kỹ hơn để xác định bệnh và tìm cách xử lý kịp thời.

VI. Điều trị rôm sảy kết tinh 

Điều kiện khí hậu nóng và đổ mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu gây ra rôm sảy kết tinh. Do đó, phương pháp điều trị chủ yếu là giảm tiết mồ hồi và bít tắc ống tiết mồ hôi. Từ đó, nó giúp kiểm soát mụn nước hiệu quả hơn.

rôm sảy kết tinh rom-say-ket-tinh

Để giúp bé cảm thấy thoải mái và tránh nguy cơ nhiễm trùng da, mẹ nên chăm sóc da cho bé theo 2 bước sau:

  • Vệ sinh mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng da.
  • Dưỡng ẩm: làm mềm da, giảm kích ứng và cảm giác khó chịu. Đồng thời, dưỡng ẩm giúp mụn nước mau lành, hạn chế hình thành vảy sau khi khỏi.

1. Vệ sinh mụn nước

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lựa chọn dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Khả năng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm, virus.
  • Hiệu quả nhanh và duy trì tác dụng trong thời gian dài.
  • Thành phần lành tính, không gây kích ứng da.
  • An toàn với da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Không tổn thương tế bào hạt và nguyên bào sợi, không cản trở quá trình hồi phục tổn thương.
  • Không chứa kháng sinh, corticoid, không gây đề kháng.
  • Không màu, không mùi, không gây mất thẩm mỹ.

Dựa trên các tiêu chí khắt khe ở trên, các chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ sinh da cho bé. Dung dịch Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE với cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên. Vì vậy, dung dịch đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với trẻ nhỏ.

Cách sử dụng:

2. Dưỡng ẩm

Vì da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên bất kỳ tổn thương nào đều có thể khiến bé khó chịu. Đặc biệt, rôm sảy kết tinh tuy không gây ngứa nhưng mụn nước rất dễ vỡ và đóng vảy làm khô da bề mặt. Do đó, thoa kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, dịu mát, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Mặt khác, cung cấp độ ẩm cho da còn giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Những loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên như lô hội, tràm trà, … phù hợp với da nhạy cảm của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo kem dưỡng Dizigone Nano Bạc. Ngoài khả năng dưỡng ẩm và phục hồi da, các phân tử Nano Bạc còn giúp kéo dài tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng.

Dizigone

Cách sử dụng:

  • Sau khi làm sạch da với dung dịch Dizigone, mẹ bôi một lớp mỏng kem Dizigone Nano bạc cho bé. Ngày sử dụng 2 – 3 lần.
  • Chú ý: chỉ bôi kem khi nốt mụn nước đã khô se, không chảy dịch.

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

Ngoài việc chăm sóc tổn thương do rôm, mẹ có thể dùng thêm thuốc hạ sốt nếu như bé sốt cao. Việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng nước mát để giảm nhiệt, giúp bé thoải mái hơn.

VII. Cách phòng ngừa rôm sảy kết tinh

Rôm sảy kết tinh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào không chỉ có trẻ em. Vì vậy, bạn cần chú ý những điều sau để phòng ngừa :

  • Tránh mặc quần áo bó sát, chống thấm mồ hôi. Mặc quần áo mềm, nhẹ, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế vận động quá sức.
  • Cởi bỏ quần áo ướt, bẩn, loại bỏ các miếng băng dán gây bí da.
  • Sử dụng điều hòa không khí nếu thời tiết quá nóng bức.
  • Thường xuyên tắm với nước mát vào mùa hè cho bé. Tránh dùng quá nhiều xà phòng hoặc chất làm sạch, sát trùng da chứa cồn. Sau khi tắm xong, mẹ hãy để da bé khô tự nhiên, hạn chế dùng khăn lau.
  • Tránh dùng các loại kem dưỡng da chứa thành phần dầu khoáng gây bít tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Ngủ trong phòng thông thoáng, mát mẻ, không sử dụng chăn đệm chống thấm nước.
  • Bổ sung nhiều vitamin, uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, cay nóng hoặc dầu mỡ.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rôm sảy kết tinh. Đây là một bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và khỏi hẳn nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Nếu cần tư vấn chi tiết cách xử lý rôm sảy ở trẻ nhỏ, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/rom-say-ket-tinh-14410/feed/ 0
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và 4 điều mẹ cần làm để xử lý https://dizigone.vn/rom-say-o-tre-so-sinh-14357/ https://dizigone.vn/rom-say-o-tre-so-sinh-14357/#respond Wed, 16 Mar 2022 03:57:05 +0000 https://dizigone.vn/?p=14357 Vào mùa hè oi bức, trẻ thường hay bị rôm sảy, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân ban đầu của rôm sảy được cho là do quấn tã khiến mồ hôi không thoát được, gây các nốt ban đỏ trên da. Trẻ bị rôm sảy rất ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi. Vậy rôm sảy ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi trẻ bị rôm sảy phải làm sao để giúp trẻ thoải mái hơn? Cùng chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết sớm rôm sảy ở trẻ sơ sinh để có thể xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh rom say o tre so sinh

I. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong vài tuần đầu đời. Rôm sảy có 3 dạng chính gồm: rôm sảy kết tinh (Miliaria crystallina), rôm sảy đỏ (Miliaria ruba), rôm sảy sâu (Miliaria profunda) và Miliaria pustulosa.

Sau đây là những dấu hiệu chung để nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

1. Mụn nước 

Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt xuất hiện trên da trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là những mụn nước li ti dưới da. Với những bé có làn da sáng thì mụn nước có thể có màu đỏ. Mặt khác, rôm sảy ở trẻ nhỏ có da sẫm màu, mụn nước có thể chuyển thành màu nâu hoặc xám.

Mụn nước có thể xuất hiện rải rác trên da hoặc tập trung thành từng đám. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da được che kín hoặc nhiều nếp gấp như dưới cánh tay, cổ, lưng, ngực, đặc biệt là vùng quấn tã. Ngoài ra, rôm sảy cũng có thể xuất hiện ở mặt và trên đầu.

Mụn nước rôm sảy rất dễ nhiễm vi khuẩn. Khi đó, các mụn nước có thể chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Khi bị nhiễm khuẩn, trẻ có thể bị sốt, người nóng ran và đổ nhiều mồ hơn hơn.

Mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu khác biệt giữa 3 dạng rôm sảy phổ biến:

  • Rôm sảy kết tinh: mụn nước màu trong suốt, giống như những giọt mồ hôi. Dạng rôm sảy này không sưng đỏ và không bị viêm.
  • Rôm sảy đỏ: mụn nước có màu đỏ nằm rải rác hoặc mụn nước li ti tập trung trên nền da đỏ. Mụn nước bị viêm, sưng và có thể gây đau.
  • Rôm sảy sâu: các mụn nước nằm sâu trong da giống như mụn nhọt. Chúng thường có màu sắc gần giống với màu da.
  • Miliaria pustulosa: biểu hiện tương tự như rôm sảy đỏ nhưng bên trong mụn nước thường chứa đầy dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn nước có thể gây đau đớn, dễ vỡ, đóng vảy hoặc chảy máu.

>>>Xem ngay: 5 bệnh thường gặp gây mụn nước ở mặt và cách xử lý an toàn

2. Ngứa

Triệu chứng phổ biến khác của rôm sảy ở trẻ sơ sinh bao gồm ngứa râm ran, cảm giác như kim châm. Trẻ sơ sinh chưa thể nói ra được, nhưng bé sẽ thể hiện sự khó chịu bằng nhiều cách khác nhau như: thường xuyên cử động chân tay, vặn mình. Trẻ cũng thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc liên tục. Vì bị ngứa nên trẻ sẽ có thể khó ngủ hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh rom say o tre so sinh

Hầu hết các dạng rôm sảy đều gây ngứa trừ rôm sảy kết tinh. Cảm giác ngứa ngáy có thể khiến bé cào gãi làm vỡ mụn nước. Nếu mẹ không xử lý kịp thời, mụn nước có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng tổn thương da dễ gây sẹo, cần nhiều thời gian để chữa lành và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của bé.

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất rõ ràng, nhất là vào thời tiết nóng bức. Triệu chứng của rôm sảy sẽ dần thuyên giảm và không gây khó chịu quá nhiều. Tuy nhiên, bé cần được đưa đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao
  • Nhiễm trùng da: mụn nước lan rộng và chảy mủ.
  • Rôm sảy không khỏi sau 3 ngày điều trị tại nhà.
  • Trẻ mệt mỏi, không bú được, nằm li bì.

II. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi mồ hôi không thoát ra ngoài được. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sơ sinh có tuyến mồ hôi nhỏ và khả năng điều hòa thân nhiệt kém. Vì vậy, ống tiết mồ hôi rất dễ bị tắc nghẽn, giữ mồ hôi lại hình thành các mụn nước dưới da. Mức độ tắc nghẽn của ống tiết mồ hôi là cơ sở để phân loại rôm sảy:

  • Rôm sảy kết tinh: sự tắc nghẽn xảy ra ở lớp sừng trên cùng.
  • Rôm sảy đỏ: do ống tiết mồ hôi bị tắc nghẽn ở lớp biểu bì hoặc hạ bì.
  • Rôm sảy sâu: xảy ra do mồ hôi bị giữ lại ở lớp hạ bì.

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều khả năng bị rôm sảy hơn người lớn là do:

  • Trẻ thường xuyên phải quấn rã, mặc nhiều quần áo để tránh bị lạnh.
  • Trẻ sơ sinh có nhiều vùng da nếp gấp giữ nhiệt và dễ đổ mồ hôi hơn.
  • Trẻ tiếp xúc với các nguồn nhiệt, sống ở điều kiện ấm áp hơn bình thường.
  • Dùng thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm: có thể chặn các tuyến mồ hôi. Ví dụ như bôi thuốc mỡ chứa bạc hà lên ngực để trị ho có thể gây ra rôm sảy ở ngực. Hoặc rôm sảy ở mặt do khi trẻ bú sữa mẹ sẽ bị dính lanolin mà bôi vào núm vú.
  • Do sốt cao khiến cơ thể nóng lên, tăng tiết mồ hôi.
  • Dùng dầu gội, sữa tắm chứa xà phòng gây kích ứng da.

III. Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh tại nhà 

rôm sảy ở trẻ sơ sinh rom-say-o-tre-so-sinh

Nguyên tắc để điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh là làm mát, giảm ngứa và chống viêm da. Do đó, mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:

1. Xử lý mụn nước trên da

1.1. Làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn

Làm sạch mụn nước là bước quan trọng giúp ngăn chặn nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt với dạng rôm sảy có dấu hiệu sưng viêm, chảy dịch mủ.

Nếu chỉ dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh da thì không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, mẹ cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh da cho trẻ. Tiêu chí để lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cho trẻ sơ sinh:

  • Khả năng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh trên da.
  • Hiệu quả nhanh, duy trì tác dụng kéo dài.
  • An toàn với da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
  • Thành phần lành tính, dịu nhẹ, không gây đau xót, kích ứng da.
  • Không chứa kháng sinh, corticoid, xà phòng.
  • Không gây tổn thương tế bào mới, không cản trở quá trình phục hồi da.
  • Không màu, không gây đề kháng.

Các dung dịch sát trùng thông thường như cồn y tế, nước oxy già không thích hợp cho trẻ sơ sinh. Mặc dù có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhưng các thuốc sát trùng này gây đau xót và cản trở quá trình tái tạo da.

Để thay thế các thuốc sát trùng trên, chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone cho trẻ nhỏ. Đây là dung dịch đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ kháng khuẩn EMWE với cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên. Vì vậy, sử dụng dung dịch Dizigone đảm bảo tiêu diệt 100% vi khuẩn gây bệnh và an toàn đối với bé. Hiệu quả của Dizigone đã được kiểm chứng thông qua thử nghiệm Quatest – 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

1.2. Dưỡng ẩm cho da

Sau khi làm sạch da, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ. Kem dưỡng ẩm có vai trò làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, duy trì độ ẩm cho da còn giúp quá trình hồi phục tổn thương diễn ra nhanh hơn, tránh để lại sẹo.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ có thể kết hợp sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone với kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Các phân tử nano bạc giúp duy trì tác dụng kháng khuẩn và các chiết xuất tự nhiên như lô hội, tràm trà giúp làm mát da, giảm ngứa cho trẻ.

Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone:

Dizigone

  • Lau rửa vùng da bị rôm sảy của bé bằng dung dịch Dizigone. Đợi dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
  • Khi vết mụn khô se, thoa một lớp kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc.
  • Sử dụng 3 – 4 lần/ngày.

>>>Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

2. Giảm ngứa

Với những trẻ có triệu chứng ngứa râm ran, thường xuyên quấy khóc, mẹ có thể sử dụng nước ấm hoặc chườm khăn ấm để giúp bé thoải mái hơn.

Mẹ không nên sử dụng xà phòng hoặc dầu gội chứa chất diện hoạt như natri lauryl sulfat. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng các sữa tắm chứa nguyên liệu tự nhiên sẽ an toàn cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp dân gian để làm nước tắm giúp giảm ngứa và ngừa rôm sảy cho trẻ như:

  • Lá khế: lấy một nắm lá khế rửa sạch và đun nước tắm. Mẹ có thể bỏ thêm một chút muối. Đun sôi khoảng 5 phút và chắt lấy nước cốt. Pha nước đủ ấm để tắm cho bé.
  • Mướp đắng: dùng quả mướp đắng giã nát hoặc xay nhỏ rồi lọc lấy nước nguyên chất. Hòa loãng với nước ấm vừa đủ để tắm cho trẻ sơ sinh.
  • Lá trà xanh: lấy lá trà đun sôi với nước và rửa cho bé, đặc biệt là vùng quấn tã 2 – 3 lần/ngày hoặc mỗi khi bé đi tiểu xong.

Chú ý: Mẹ cần lựa chọn nguyên liệu sạch, không chứa thuốc trừ sâu và sơ chế cẩn thận. Cách giảm ngứa này không áp dụng cho trường hợp mụn nước đã vỡ, mưng mủ hoặc nhiễm trùng nặng. Sau khi tắm với nước lá, mẹ nên tắm lại bằng nước sạch.

Nếu các cách trên không hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa hoặc thuốc bôi corticoid. Ngoài ra, trẻ có thể dùng kem dưỡng da calamine để làm mềm da, giảm kích ứng và ngứa da.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh rom-say-o-tre-so-sinh

3. Làm mát, giảm tiết mồ hôi cho bé

Khi bé bị nóng quá có thể xuất hiện rôm sảy trên da. Vì vậy, biện pháp làm mát sẽ giúp giảm các triệu chứng của rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để làm mát cho bé:

  • Dùng quạt hoặc máy lạnh để làm mát phòng ở của bé.
  • Mặc ít quần áo, hạn chế quấn tã hoặc bỉm.
  • Tắm nước mát thường xuyên hoặc dùng khăn ẩm để chườm mát.
  • Lau khô mồ hôi, đặc biệt vùng da có nếp gấp.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bú đủ sữa mẹ.
  • Nếu trẻ bị sốt cao, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài các biện pháp trên, mẹ có thể sử dụng phấn rôm để thấm hút mồ hôi, giúp da khô thoáng. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho bé:

  • Thoa phấn rôm khi da khô ngay sau khi tắm, không thoa khi mồ hôi nhiều.
  • Không sử dụng phấn rôm trực tiếp trên da bé, đặc biệt là vùng sinh dục, vùng da có nếp gấp. Thay vào đó, mẹ đổ phấn ra tay và xoa đều lên da.
  • Không mở quạt khi thoa phấn rôm để tránh trẻ hít phải gây tổn thương đường hô hấp.
  • Ngừng sử dụng khi bé có dấu hiệu bị mẩn đỏ, ngứa hoặc da quá khô.

4. Sử dụng các thuốc điều trị rôm sảy

Các trường hợp rôm sảy nghiêm trọng hoặc không tự khỏi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticoid để giảm ngứa và chống viêm. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ đối với trẻ như chậm phát triển, tổn thương xương. Vì vậy, mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, mụn nước sưng đỏ, chảy mủ, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh bôi ngoài da hoặc thuốc đặt trực tràng. Tùy vào tình trạng của bé, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ hợp lý. Mẹ nên tuân thủ hướng dẫn điều trị để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.

IV. Cách chăm sóc da phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Để giảm nguy cơ mắc rôm sảy ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện cách chăm sóc da sau đây:

  • Vệ sinh da hàng ngày: Mẹ nên sử dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ lau rửa, sinh da cho bé. Chú ý vệ sinh sạch vùng da quấn tã, vùng da có nếp gấp.
  • Dưỡng ẩm, làm dịu da: Thoa kem dưỡng ẩm như kem Dizigone Nano bạc vào vùng da quấn tã để chống hăm da, giảm ngứa và ban đỏ.

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

Ngoài ra, khi chăm sóc bé, mẹ cũng cần chú ý những điều sau:

  • Tránh để bé mặc quần áo nặng hoặc nằm lâu trong nôi hay địu khiến trẻ bị nóng quá.
  • Không đưa trẻ ra ngoài trời nóng, sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm mát phòng.
  • Lựa chọn quần áo rộng, thoáng mát, mỏng nhẹ, đặc biệt trong thời tiết mùa hè.
  • Giữ chỗ ngủ của bé thông thoáng, tránh dùng nhiều tấm lót chống thấm nước.
  • Theo dõi trẻ sơ sinh để phát hiện kịp thời triệu chứng ra mồ hôi nhiều, ban đỏ hoặc ngứa.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị quá nóng từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, mẹ cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng, quần áo của trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn. Khi thấy rôm sảy không tự hết sau vài ngày mà có dấu hiệu lan rộng, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu cần được tư vấn cách chăm sóc trẻ sơ sinh và phòng ngừa các bệnh ngoài da khác, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/rom-say-o-tre-so-sinh-14357/feed/ 0