Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Fri, 13 Jan 2023 10:25:10 +0000 vi hourly 1 Nấm móng tay và những điều cần biết https://dizigone.vn/nam-mong-tay-16148/ https://dizigone.vn/nam-mong-tay-16148/#respond Wed, 19 Oct 2022 05:15:49 +0000 https://dizigone.vn/?p=16148 Nấm móng tay là một căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm như nước ta chính là môi trường thuận lợi để các loại nấm sinh sôi và phát triển. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, làm cho người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp và gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy những điều bạn cần biết về căn bệnh này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

nam-mong-tay nấm móng tay

I. Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nấm móng tay có nguồn gốc chủ yếu từ 3 loại nấm:

  • Nấm sợi: chủ yếu do một số chủng Trichophyton spp.
  • Nấm men: chủ yếu do một số chủng nấm Candida
  • Nấm mốc 

Trong đó, nấm sợi là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. 

Nhiều trường hợp bị nấm khi tiếp xúc trực tiếp với người có nấm ngoài da, hoặc dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân: dụng cụ làm móng, khăn tay, bao tay… đã bị nhiễm trùng.

Nếu móng tay của bạn thường xuyên ẩm ướt, các loại nấm sẽ có cơ hội sinh sôi và phát triển thành bệnh.

Nấm sẽ gây ra nhiễm trùng móng tay khi chúng xâm nhập vào:

  • Vết cắt nhỏ, vết xước trên da xung quanh móng tay
  • Vết nứt trên móng tay 
  • Khoảng giữa các ngón tay

II. Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm móng tay

Mặc dù chúng ta có thể ngăn ngừa được những nguyên nhân gây nhiễm nấm móng tay trên, nhưng hãy nhớ rằng, luôn có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này. Cụ thể khi bệnh nhân có những đặc điểm như:

  • trên 65 tuổi
  • mắc bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến hoặc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như: AIDS, ung thư…
  • mắc bệnh về tuần hoàn
  • hay đeo móng tay giả 
  • để ngón tay ẩm ướt trong một thời gian dài mà không vệ sinh đúng cách
  • bị chấn thương móng tay hoặc vùng da quanh móng tay
  • làm việc thường xuyên trong môi trường ẩm ướt
  • sống chung với người từng hoặc đang bị nấm móng tay, hoặc tiền sử gia đình có người bị nấm móng tay
  • dùng bể bơi công cộng

Ngoài ra, nhiễm nấm móng tay cũng xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới và người cao tuổi.

III. Triệu chứng của nấm móng tay

Nấm móng tay có thể ảnh hưởng đến một phần móng, toàn bộ móng, thậm chí là nhiều móng. Để ý xem móng tay của bạn có ít nhất một trong những dấu hiệu, triệu chứng sau đây hay không:

  • màu trắng, ố vàng, nâu
  • móng tay giòn, dễ gãy vụn, hoặc dày 
  • móng tay cong
  • móng tay biến dạng, méo mó, hoặc bị teo
  • có mùi hôi

Nếu thấy móng tay của mình có các thay đổi trên thì khả năng rất cao bạn đã nhiễm nấm móng tay. Việc bạn nên làm ngay sau đó là đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. 

IV. Khả năng lây lan của nấm móng tay

Nấm móng tay có thể điều trị được nhưng nó cũng có khả năng lây lan rất nhanh và dễ tái phát nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách. 

Bệnh có khả năng lan từ móng tay này sang móng tay khác. Ban đầu, bệnh tiến triển ở phần móng, sau đó nhanh chóng xâm lấn và phá hủy các tế bào bên dưới móng.

Nấm móng tay cũng có nguy cơ lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Nguyên nhân do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ cá nhân như: khăn tắm, quần áo, bao tay…

V. Biến chứng của nấm móng tay

Nấm móng tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng làm giảm khả năng lao động, thường gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. May mắn là, hầu hết chúng có thể được điều trị thành công mà không có biến chứng sau đó. 

Cần đặc biệt quan tâm hơn với bệnh nhân đái tháo đường vì đây là đối tượng dễ bị biến chứng. Các biến chứng trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể bao gồm tổn thương móng hoặc mất vĩnh viễn, nhiễm trùng lan rộng. Một số ít trường hợp có thể phát triển thành bệnh viêm mô tế bào. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về da liễu. Tuy vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng do nấm móng tay thường có tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời.

VI. Phương pháp điều trị nấm móng tay

Điều trị nấm móng tay thường là một quá trình lâu dài và tốn kém, chưa kể bệnh còn có xu hướng tái phát khá cao. Phần lớn bệnh khó điều trị và dai dẳng là do móng tay mọc chậm và nhận được rất ít máu. Tuy nhiên, với những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu và khoa học, chúng ta ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong việc điều trị. Cụ thể, có các dạng: thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống và các liệu pháp thay thế khác. Những thuốc có sẵn mà không cần kê đơn thường không được các chuyên gia khuyến nghị vì tác dụng của chúng chưa được đánh giá cao. 

1. Thuốc bôi tại chỗ cho nấm móng tay

Đây là loại thuốc bôi ngoài da và vùng móng tay, có tác dụng tiêu diệt nấm và một số mầm bệnh khác. Một số thuốc thường dùng: dạng dung dịch như: ciclopiroxolamin, dạng kem như: amorolfine, ketoconazole, terbinafine, miconazole, clotrimazole…

Bên cạnh đó, người ta cũng có thể tiến hành sơn móng tay hay dùng kem dưỡng chống nấm. Chẳng hạn như ciclopirox, được kê đơn cho những trường hợp nhiễm nấm móng tay nhẹ đến trung bình. Các thuốc này được sơn trực tiếp lên những móng tay bị nấm và vùng da xung quanh. Sơn trong vòng vài tháng, tùy vào loại nấm gây nhiễm trùng và mức độ nhiễm trùng. Phương pháp này phát huy hiệu quả nhất khi được sử dụng ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng.

Vì khó có thể xâm nhập và tiếp cận vào các lớp sâu của móng để điều trị tận gốc nên phương pháp bôi tại chỗ thường không mang lại hiệu quả cao như dùng viên uống. Tuy vậy, một số người vẫn lựa chọn phương pháp này vì ít gặp tác dụng phụ hơn.

2. Thuốc uống cho nấm móng tay 

Hầu hết thuốc uống trị nấm hiệu quả thường là những thuốc kê đơn. Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong các thuốc: fluconazole, griseofulvin, itraconazole, terbinafine. Với mỗi đối tượng là trẻ em hay người lớn thì liều lượng và cách dùng cũng sẽ khác nhau. Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Quá trình điều trị thường mất khoảng 4 tháng trước khi thay thế hoàn toàn móng bị nhiễm trùng bằng móng mới khỏe mạnh. Phương pháp này hiệu quả vì các thuốc vào trong cơ thể và xâm nhập được vào móng tay chỉ trong vòng vài ngày kể từ khi bắt đầu trị liệu.

Lưu ý: Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra: phát ban da và tổn thương gan. Thuốc không được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị suy tim sung huyết hoặc bệnh gan.

Trong một số trường hợp, để tăng hiệu quả điều trị, thuốc uống có thể phối hợp cùng thuốc bôi tại chỗ.

3. Một số liệu pháp điều trị thay thế

3.1. Phẫu thuật

Nếu nấm móng gây đau dữ dội, bạn nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật:

  • Móng tay dày có thể được loại bỏ hóa học bằng cách đắp hợp chất urê. Kỹ thuật này nên được tiến hành bởi bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên về da liễu.
  • Cắt bỏ phần móng bị nhiễm trùng để móng mới mọc vào vị trí của nó, tuy nhiên có thể mất gần một năm để móng mới mọc lại hoàn toàn. Đây cũng được coi là một phương pháp điều trị bổ trợ cho liệu pháp đường uống.
  • Liệu pháp kết hợp giữa uống, bôi và phẫu thuật sẽ làm tăng hiệu quả và giảm chi phí cho các đợt điều trị đang diễn ra.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chọn loại bỏ toàn bộ móng tay.

3.2. Điều trị bằng laser

Một trong những phương pháp điều trị nấm móng tay mới nhất là liệu pháp laser. Chùm tia laser có thể xuyên qua mô móng tay, phá vỡ và tiêu diệt nấm cùng các mầm bệnh khác. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ trong quá trình phẫu thuật. Các báo cáo cho thấy rằng liệu pháp laser có hiệu quả tương đương với liệu pháp y tế. Phương pháp điều trị này có thể rất tốn kém vì thường cần phải lặp lại nhiều lần. 

VII. Cách phòng ngừa nấm móng tay

Nếu không muốn bản thân mắc phải một thứ bệnh bất tiện và dai dẳng như nấm móng tay, bạn cần phải đảm bảo được lối sống sinh hoạt hàng ngày đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ. Để làm được điều này, hãy rèn luyện cho bản thân những thói quen sau:

  • Rửa tay chân thường xuyên. Rửa tay sau khi bôi thuốc hoặc chạm vào móng tay bị nhiễm trùng. Dưỡng ẩm cho móng tay sau khi rửa.
  • Cắt móng tay thẳng theo chiều ngang, dùng dũa làm phẳng các cạnh. Khử trùng bộ dụng cụ làm móng sau mỗi lần sử dụng.
  • Tránh cạo hoặc tỉa phần da xung quanh móng tay.
  • Nên để móng tay ngắn, khô, sạch sẽ. Hạn chế sờ, cắn móng tay.
  • Thường xuyên đeo găng tay cao su khi rửa bát, giặt giũ hoặc làm những công việc liên quan đến nước.
  • Lau khô bàn tay sau khi tắm rửa, đặc biệt là vùng giữa các ngón tay.
  • Làm móng ở những nơi tin cậy, đảm bảo an toàn và khử trùng dụng cụ thường xuyên.
  • Hạn chế sơn móng tay và làm móng tay giả, tốt nhất là nên bỏ.
  • Không sử dụng chung khăn tắm, bao tay, quần áo… với người khác, đặc biệt là người đã từng hoặc đang bị nấm.

Nấm móng tay là một trong những bệnh da liễu rất phổ biến và gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Do vậy, bạn cần giữ cho mình thói quen vệ sinh cũng như chăm sóc bản thân đúng cách ngay từ đầu để không vướng phải căn bệnh này. Nếu nhận thấy những thay đổi ở móng tay thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để phát hiện bệnh. Không nên để bệnh có cơ hội tiến triển nhanh và lây lan cho người khác. Bạn cũng cần nói với những người thân thiết của mình về tình trạng nhiễm nấm gặp phải để họ có thể đề phòng.

]]>
https://dizigone.vn/nam-mong-tay-16148/feed/ 0
Nấm móng, nấm kẽ và cách chữa dứt điểm https://dizigone.vn/nam-mong-nam-ke-va-cach-dieu-tri-dut-diem-196/ https://dizigone.vn/nam-mong-nam-ke-va-cach-dieu-tri-dut-diem-196/#respond Mon, 21 May 2018 22:05:27 +0000 https://dizigone.vn/?p=196 Thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Trong đó, nấm móng, nấm kẽ là căn bệnh phổ biến vào mùa hè và có khả năng lây lan rất nhanh. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khó chữa dứt điểm, dai dẳng. Nếu không phát hiện sớm và chữa đúng cách, căn bệnh tưởng như đơn giản này sẽ trở thành bệnh mãn tính gây nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. 

nam mong nam ke va cach chua tri dưt diem

Biểu hiện của nấm móng, nấm kẽ tay – chân

  • Nấm móng, nấm kẽ thường gặp ở những người sống trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém. Bệnh bắt đầu với biểu hiện là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới các đầu móng tay, móng chân. Lớp tế bào sừng trên bề mặt móng trở nên dày hơn, hơi sần. Móng trở nên giòn, dễ dãy, xuất hiện các kẽ nứt li ti.
  • Da tại vùng kẽ ngón tay và kẽ ngón chân khô, ngứa ngáy. Có thể xuất hiện mụn nước, nếu vỡ ra sẽ gây loét. Vùng kẽ móng có hiện tượng nhiễm trùng da với triệu chứng mẩn đỏ, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bệnh trở nặng, móng sẽ chuyển sang màu xanh xám hoặc đen. Các lớp sừng bong dần, có mùi hôi tanh.
  • Bệnh nấm móng, nấm kẽ khi mới xuất hiện chỉ ở một hoặc hai móng. Nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng lan sang các ngón khác. Nó làm hủy hoại móng và khiến móng trở nên xấu xí. Nếu viêm có thể gây mưng mủ, đau và làm ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh.

nam mong tay cach chua tri dut diem

Nguyên nhân gây bệnh nấm móng, nấm kẽ

  • Bệnh nấm kẽ móng tay móng chân do một số chủng nấm và vi khuẩn gây ra. Do vậy, bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển. Chân là nơi thường dễ bị nấm móng nhất.
  • Bên cạnh đấy còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm móng, nấm kẽ như: Do đi găng tay, tất, giày không thay thường xuyên khiến mồ hôi tiết ra ở chân và tay không thoát ra được. Hoặc để chân ướt đi giày, đi ngủ tạo môi trường ẩm khiến vi nấm xuất hiện.
  • Những người nông dân làm ruộng hoặc công nhân làm việc ở môi trường ẩm ướt có nguy cơ cao mắc bệnh Việc thường xuyên hoạt động ở bể bơi, phòng tập thể thao cũng là yếu tố nguy cơ gây lây nhiễm nấm móng cao.
  • Gia đình có người mắc bệnh cũng là nguy cơ khiến lây lan bệnh sang cho những người khác do dùng chung đồ cá nhân với người bệnh. Ngoài ra, những người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch cũng có khả năng cao nhiễm nấm móng.
  • Bên cạnh đó, nguồn nước ô nhiễm có chứa mầm bệnh. Việc tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng là những yếu tố khiến người bệnh dễ dàng bị nhiễm bệnh nấm móng nấm kẽ.

nguyen-nhan-gay-nam-mong-nam-ke

Cơ chế gây bệnh nấm móng nấm kẽ

  • Từ những vùng kẽ tay, kẽ chân vệ sinh kém, các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng tiêu diệt các tế bào da và vi khuẩn có lợi trên bề mặt da, gây ngứa hoặc mẩn đỏ, làm da đổi màu.
  • Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chúng sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong móng. Chúng ăn mòn và làm mục móng khiến móng trở nên giòn,.dễ vỡ, làm vùng da xung quanh móng theo đó bị tổn thương và viêm nhiễm. 
  • Những bệnh nhân có tiền sử viêm da, viêm phế quản, tiểu đường,.hen suyễn là những đối tượng dễ bị nấm tấn công và gây bệnh. 

Cách chữa nấm móng, nấm kẽ thông thường

  • Nấm móng, nấm kẽ là căn bệnh khá khó chữa. Bệnh có thể dễ dàng tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách. Việc chữa nấm móng đòi hỏi phải kiên trì trong khoảng thời gian dài.
  • Trước khi chữa bệnh phải xét nghiệm để phát hiện loại nấm nhiễm phải là loại gì. Sau đó lựa chọn thuốc uống và thuốc bôi chữa hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài việc chữa bằng thuốc, nấm móng tay chân cũng có thể được chữa bằng lazer. Hay trường hợp nhiễm trùng quá nặng cần phải can thiệp phẫu thuật cắt bỏ phần móng bị nhiễm trùng hoặc cắt bỏ gốc móng. Trong và sau khi chữa, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ việc giữ gìn vệ sinh móng.
  • Luôn giữ cho móng được khô ráo, thường xuyên lau rửa móng và khu vực xung quanh. Sát khuẩn bằng dung dịch sát trùng sát khuẩn mạnh và an toàn như Dung dịch Dizigone. nhằm ngăn chặn nấm lan sang cách móng khác và diệt nấm tại móng chân bị nhiễm trùng.

Dung dịch dizigone 300ml

Cách xử lý nấm móng hiệu quả bằng Dizigone như thế nào

  • Người bệnh có thể lau rửa trực tiếp Dizigone lên vùng da nhiễm nấm móng nấm kẽ hàng ngày, không cần rửa lại bằng nước.
  • Dizigone có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm dựa trên khả năng oxy hóa tương tự như hệ thống miễn dịch của cơ thể…. Có thể diệt khuẩn vùng da bị nhiễm nấm một cách mạnh mẽ.
  • Khả năng diệt khuẩn của Dizigone đã được kiểm định tại Quatest 1. Dizigone có phổ tác dụng rất rộng: cả vi khuẩn Gram(+) và Gram(-), vi nấm. Dizigone diệt khuẩn hiệu quả chỉ sau 30 giây và không gây đề kháng
  • Môi trường nhiễm vi khuẩn khiến tình trạng nấm kéo dài và trầm trọng hơn. Dizigone diệt sạch vi khuẩn giúp hạn chế tái phát trở lại.

Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi nếu bạn cần thêm các thông tin về điều trị bệnh nấm móng, nấm kẽ hoặc sử dụng sản phẩm. Hotline 24/7: 1900 9482 và 0988.410.182

]]>
https://dizigone.vn/nam-mong-nam-ke-va-cach-dieu-tri-dut-diem-196/feed/ 0