Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Fri, 22 Sep 2023 09:48:55 +0000 vi hourly 1 Mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị https://dizigone.vn/mun-trang-o-loi-tre-so-sinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-18302/ https://dizigone.vn/mun-trang-o-loi-tre-so-sinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-18302/#respond Fri, 22 Sep 2023 09:48:10 +0000 https://dizigone.vn/?p=18302 Mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như nhiễm nấm, tay chân miệng,… Điều đó làm các bậc cha mẹ bối rối vì không hiểu rõ dấu hiệu khác biệt của từng bệnh để xử trí cho con. Bài viết dưới đây giúp bạn nhận biết nhanh nguyên nhân và cách xử trí khi con xuất hiện mụn trắng ở lợi.

mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân gây mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh

Việc vệ sinh không đúng cách dẫn đến môi trường ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển, gây viêm nhiễm. Sau đây là một số bệnh lý gây ra bởi những nguyên nhân trên:

1.1. Nanh sữa/ đẹn

Dân gian thường gọi nanh sữa là đẹn để chỉ những đốm trắng trên lợi của trẻ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng nanh sữa ở trẻ sơ sinh là do trong quá trình hình thành răng sữa, các mảnh vụn tế bào chứa sản phẩm của biểu mô sừng hóa được lưu giữ trong xương hàm, tạo nên nanh sữa. Những nang này có vỏ mỏng và chứa keratin. 

Nếu nanh sữa xuất hiện ở vòm miệng, đó là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị kẹt dưới niêm mạc trong giai đoạn phát triển thai nhi.

Biểu hiện nanh sữa ở trẻ

Nanh sữa thường dễ dàng phát hiện qua các biểu hiện lâm sàng như các nốt trắng hoặc vàng nhạt dưới bề mặt niêm mạc của lợi hàm trên và dưới của trẻ. Mỗi nang có kích thước từ 2-3mm, và trong một số trường hợp lớn hơn có thể lên đến hàng cm. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là các tổn thương lành tính và thường tự tiêu biến trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, nanh sữa không tự biến mất mà bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ thường có biểu hiện như quấy khóc, bỏ bú. Khi kiểm tra miệng, mẹ có thể thấy quầng đỏ xung quanh niêm mạc trắng trên lợi. Lợi có thể sưng và có thể xuất hiện vết loét. Trẻ cũng có thể có sốt nhẹ, lơ mơ và mệt mỏi.

Nanh sữa có nguy hiểm không?

Tình trạng nanh sữa ở trẻ em không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thường thì nanh lợi chỉ tồn tại trong khoảng 2 tuần và tự biến mất.

Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh có tình trạng nanh sữa. Tuy nanh lợi không gây đau đớn, nhưng nếu bé bị sốt nhẹ hoặc khóc hơn, có thể tình trạng nanh sữa bị biến chứng. Bé có thể cảm thấy ngứa ngáy và đau nhức tại vị trí nanh sữa. Việc vệ sinh miệng không đúng cách trong thời gian này có thể gây viêm nhiễm, khiến các vùng bị sưng tấy, đỏ và có thể lở loét.

1.2. Nhiễm khuẩn, nấm

mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi cũng có thể do bị nhiễm vi khuẩn và nấm.

Nguyên nhân

Nấm Candida Albicans là nguyên nhân chính gây ra nhiễm nấm miệng ở trẻ em. Loại nấm này có mặt trong khoang miệng của 30-40% trẻ em với số lượng nhỏ và không gây hại khi nó duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, nấm sẽ phát triển và lan rộng nhanh chóng, gây ra bệnh nhiễm nấm miệng.

Có một số yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho nấm Candida Albicans phát triển và gây nhiễm nấm miệng ở trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến cho khoang miệng của bé chứa nhiều cặn sữa và thức ăn thừa, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện, làm cho trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm miệng, đặc biệt là trẻ sinh non thiếu tháng và trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
  • Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong miệng, tăng nguy cơ nhiễm nấm ở trẻ.
  • Sử dụng sản phẩm chứa Corticoid: Corticoid có tác dụng ức chế hệ miễn dịch. Trẻ có nguy cơ nhiễm nấm Candida cao khi phải sử dụng corticoid trong thời gian dài để điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
  • Mẹ nhiễm nấm Candida âm đạo: Nếu mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo trong quá trình mang thai và chuyển dạ, có nguy cơ lây nhiễm cao sang trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, việc trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti giả, đồ chơi… bị nhiễm vi khuẩn và nấm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm nấm miệng.

Triệu chứng của nấm miệng ở trẻ em

  • Triệu chứng trong miệng: Trẻ sẽ có xuất hiện các đốm và mảng màu trắng sữa hình tròn bám chắc và khó làm sạch trên lưỡi và niêm mạc miệng. Sau khi gỡ bỏ lớp mảng trắng, có thể thấy vết sưng đỏ và có thể chảy máu.
  • Da miệng khô và xuất hiện vết nứt và đỏ ở khóe miệng (viêm môi góc cạnh).
  • Hôi miệng do chất thải của nấm gây ra.
  • Triệu chứng khác: Trẻ có thể cảm thấy đau nhức hoặc nóng rát trong miệng, gây khó chịu khi ăn, dẫn đến việc trẻ biếng ăn hoặc bỏ bú. Có thể xuất hiện sốt nhẹ.

Nấm miệng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời và không dứt điểm, nấm miệng có thể gây ra các biến chứng sau đây:

  • Suy dinh dưỡng và chậm phát triển: Nấm miệng lan từ miệng xuống thực quản, gây khó nuốt và nôn trớ khi ăn, dẫn đến việc trẻ biếng ăn trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và làm trẻ chậm phát triển so với các bạn cùng lứa.
  • Viêm họng và viêm phế quản: Nấm có thể lan từ miệng xuống họng và tiếp tục tới cơ quan hô hấp của trẻ, gây ra viêm họng và viêm phế quản.

Khàn giọng và gây chậm nói: Nấm lan từ miệng xuống thanh quản có thể gây khó khăn trong việc phát âm và tập nói của trẻ, dẫn đến khàn giọng và giảm khả năng nói.

Để tránh những biến chứng này, cha mẹ phải điều trị kịp thời cho trẻ với phác đồ điều trị thích hợp để tránh tái nhiễm nấm. 

>>> Xem thêm: Cách chữa nấm miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả, ngăn ngừa tái phát

1.3. Bị tay chân miệng

tay-chan-mieng tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm do các loại virus thuộc họ Enterovirus gây ra, đặc biệt là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 gây ít biến chứng và thường tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Trái lại, trẻ mắc chủng Enterovirus 71 có nguy cơ tử vong cao. 

Biểu hiện trên niêm mạc miệng của trẻ bị chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra các tổn thương da dạng hồng ban và các vết nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối và đặc biệt là các bóng nước bên trong miệng của trẻ.

Tình trạng xuất hiện những mụn nước nhỏ có đường kính khoảng 2-3 mm trên niêm mạc miệng, má, lợi và mặt bên của lưỡi. Những bóng nước này nhanh chóng vỡ và tạo thành các vết loét, làm cho trẻ tăng tiết nước bọt. Điều này khiến em bé bị đau khi ăn và do đó trẻ dễ biếng ăn, quấy khóc

>>> Xem thêm: Nhận biết bệnh tay chân miệng qua 3 dấu hiệu điển hình

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm màng não do virus, viêm não và viêm cơ tim. 

  • Viêm màng não do virus là một bệnh nhiễm trùng, viêm hiếm gặp trong màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. 
  • Viêm não là một căn bệnh nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng, nhưng rất hiếm gặp. 
  • Viêm cơ tim cũng có thể xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp.

>>> Xem bài viết: 7 nguyên tắc chữa bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả nhất

2. Cách chăm sóc trẻ khi lợi nổi mụn trắng

Khi trẻ gặp phải các nốt mụn trắng trong miệng, có thể là cặn sữa mẹ hoặc nhiệt miệng thông thường. Tuy chúng không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi, nhưng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà sau:

viêm lợi trùm ở trẻ emviem-loi-trum-o-tre-em

Trong thời gian này, khi miệng bé có mụn trắng, mẹ có thể thực hiện lau nướu hàng ngày cho con đều đặn 2 lần/ngày. Sử dụng gạc hoặc vải mềm , thấm ẩm vào dung dịch Digizone rồi làm sạch nhẹ nhàng khoang miệng cho con. 

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Giặt sạch quần áo cho con, vệ sinh núm vú, đồ chơi và các vật dụng trẻ tiếp xúc thường xuyên để ngăn ngừa sự phát triển củavi khuẩn.
  • Thực phẩm dạng lỏng: Với trẻ ăn dặm, mẹ cho bé ăn cháo loãng, tính mát để giảm khó chịu, đau nhức khi ăn
  • Đồ ăn phù hợp: Tránh cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá mặn hoặc quá nóng, vì điều này có thể làm trẻ đau rát và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

3. Trẻ bị mụn trắng ở lợi khi nào cần đưa đi bác sĩ

Trẻ bị mụn trắng ở lợi thường lành tính và thường tự biến mất trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện sau, bạn nên đưa con đi thăm bác sĩ nha khoa:

  • Mụn trắng không giảm đi sau một thời gian dài hoặc trở nên nhiều hơn.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống do đau hoặc khó chịu.
  • Mụn trắng kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa, hoặc mệt mỏi.
  • Trẻ có các vết loét trong miệng, chảy máu, hoặc sưng quá mức.
  • Bố mẹ chưa có đầy đủ kiến thức để xử lý tình trạng của trẻ.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh nổi mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh. Nếu có bất cứ thắc mắc về tình trạng mụn sữa của con, mẹ hãy gọi ngay tới hotline 1900 9482 để được chuyên gia tư vấn nhanh nhất.

]]>
https://dizigone.vn/mun-trang-o-loi-tre-so-sinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-18302/feed/ 0
Giải mã Nystatin – Thuốc trị nấm miệng thông dụng nhất cho người bị nấm https://dizigone.vn/thuoc-nam-mieng-nystatin-11297/ https://dizigone.vn/thuoc-nam-mieng-nystatin-11297/#respond Mon, 29 Mar 2021 02:59:47 +0000 https://dizigone.vn/?p=11297 Nấm miệng là bệnh lý do sự sinh sôi và phát triển của loài nấm Candida trên niêm mạc miệng. Hiện nay, thuốc nấm miệng Nystatin là chỉ định phổ biến trong quá trình điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết nhất về loại thuốc này. Từ đó giúp bạn có các bước chăm sóc đúng cách để giải quyết triệt để tình trạng nấm miệng.  

thuoc-nam-mieng-nystatinthuốc nấm miệng Nystatin

I. Thành phần và dạng bào chế

Thành phần chính trong thuốc nấm miệng chính là Nystatin. Đây là hoạt chất chống nấm được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei. Nystatin liên kết với các sterol ở màng tế bào nấm làm biến đổi tính thấm và chức năng của màng, kali và các thành phần thiết yếu khác của tế bào nấm bị cạn kiệt. Từ đó, Nystatin giúp tiêu diệt được nhiều loại nấm men và có tác dụng tốt nhất trên Candida albicans.

Ngoài ra, trong nystatin còn chứa các tác dược: Natri carboxymethyl cellulose, methyl p-hydroxybenzoate (E218), propyl p-hydroxybenzoate (E216), natri metabisulphite (E223), saccarozo, saccharin natri, natri citrat, hương hoa hồi cố định, nước tinh khiết.

Thuốc chống nấm Nystatin nói chung có nhiều dạng bào chế như: viên uống, thuốc bôi tại chỗ, hỗn dịch, viên đặt âm đạo, thuốc bột. Riêng đối với thuốc Nystatin điều trị nấm miệng thường sử dụng dạng thuốc bột để pha hỗn dịch hoặc viên ngậm.

thuoc-nam-mieng-nystatinthuốc nấm miệng Nystatin

II. Khả năng hấp thu của thuốc nấm miệng Nystatin

Dù ở bất kỳ dạng bào chế nào, nystatin rất ít có khả năng hấp thu vào vòng tuần hoàn máu. Sự hấp thu nystatin qua đường tiêu hóa là không đáng kể. Hầu hết nystatin dùng đường uống được chuyển hóa qua phân dưới dạng không đổi. Do vậy, nystatin không có tác dụng trong điều trị nhiễm nấm toàn thân.

III. Nystatin được dùng trong những trường hợp nào?

Nystatin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Phòng ngừa và điều trị nhiễm nấm Candida ở khoang miệng, thực quản, đường ruột.
  • Hiệu quả trong dự phòng chống lại nấm Candida miệng từ những em bé được sinh ra khi mẹ bị nấm Candida âm đạo.

IV. Đối tượng không nên sử dụng hoặc thận trọng khi dùng thuốc nấm miệng Nystatin

Những đối tượng đã có tiền sử dị ứng với nystatin hay bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc đều không nên sử dụng.

Ngoài ra, một số trường hợp kể sau đây cũng cần thận trọng khi dùng thuốc nystatin:

  • Nystatin chứa sucrose. Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc suy giảm hoạt tính sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này. Điều này cũng cần được lưu ý ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Nystatin chứa propyl p-hydroxybenzoate và methyl p-hydroxybenzoate có thể gây ra các phản ứng dị ứng.
  • Nystatin chứa natri metabisulphite (E223) có thể gây ra phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và co thắt phế quản (hiếm gặp).

V. Cách sử dụng thuốc nấm miệng Nystatin an toàn – hiệu quả nhất

1. Đối tượng sử dụng Nystatin 

cach-chua-nam-mieng cách chữa nấm miệng

Nấm miệng là tình trạng gặp phải ở bất cứ đối tượng nào do những nguyên nhân sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, corticoid.
  • Suy giảm miễn dịch ở người bị bệnh bạch cầu, HIV, hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thư.
  • Nguyên nhân khác: hút thuốc lá, đeo răng giả,….

Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng khả năng miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại ở trong khoang miệng sinh sôi, phát triển. Từ đó, dẫn đến tình trạng nấm miệng. Vì vậy, cần sử dụng thuốc trị nấm kết hợp với dung dịch kháng khuẩn miệng để tiêu diệt triệt để các tế bào gây bệnh.

2. Cách sử dụng thuốc nấm miệng Nystatin cho từng đối tượng

Do việc không hấp thu vào máu, ít gây ra tác dụng toàn thân nên thuốc nystatin tương đối an toàn khi sử dụng trên mọi đối tượng. Tuy nhiên thuốc cần có đủ thời gian tiếp xúc tại khoang miệng để phát huy tối đa tác dụng. Do đó với mỗi đối tượng sẽ có cách dùng ứng với mỗi dạng bào chế khác nhau.

2.1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Dạng thuốc: Nystatin dạng bột để rơ lưỡi cho trẻ

Liều dùng:

  • Trẻ sơ sinh: ½ gói 1g mỗi lần, ngày 2 lần
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: 1 gói 1g mỗi lần, ngày rơ 2 lần.
  • Trong trường hợp nấm miệng nặng, mẹ có thể rơ cho bé ngày 3-4 lần.

Cách dùng:

  • Pha thuốc với ¼ muỗng cafe (tương đương 5ml) bằng nước sôi để nguội.
  • Dùng gạc rơ lưỡi thấm thuốc và rơ cho bé.
  • Giữ trong khoảng 20 phút, sau đó mới cho bé ăn hoặc bú lại.

Lưu ý:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sau khi hết triệu chứng quanh miệng, cần tiếp tục sử dụng nystatin ít nhất 48 giờ. Nếu sau 14 ngày điều trị vẫn còn triệu chứng, cần xem xét lại chẩn đoán.
  • Không nên pha thuốc quá loãng vì điều này có thể làm giảm hiệu quả tác dụng của thuốc.

>>> Xem bài viết: Cách chữa nấm miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả, ngăn tái phát

2.2. Người lớn

  • Với thuốc bột Nystatin: 2 gói mỗi lần, ngày 2 lần. Cách sử dụng tương tự như dùng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Với thuốc dạng viên ngậm hoặc hỗn dịch: 400.000-600.000 UI* 4 lần/ngày.

Đối với dạng hỗn dịch cần lắc đều trước khi dùng và nên giữ thuốc càng lâu càng tốt. Mục đích là để thuốc tiếp xúc được với vị trí bị tổn thương trước khi nuốt.

>>> Xem bài viết: Nấm miệng ở người lớn – Nguyên nhân và cách xử lý 

VI. Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc nấm miệng Nystatin

1. Tác dụng phụ của nystatin

Nystatin thường được dung nạp tốt ở tất cả các nhóm tuổi, ngay cả khi sử dụng kéo dài. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Nôn, buồn nôn
  • Với liều lượng lớn có thể gây tiêu chảy, đau dạ dày ruột
  • Phát ban, mày đay.
  • Hội chứng Steven-Johnson.
  • Quá mẫn, phù mạch.
  • Nếu tình trạng kích ứng tăng dần, bạn nên ngừng sử dụng Nystatin và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

thuoc-nam-mieng-nystatinthuốc nấm miệng Nystatin

2. Ảnh hưởng của thuốc nấm miệng Nystatin lên một số đối tượng cụ thể

2.1. Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh liệu thuốc nấm miệng Nystatin có ảnh hưởng đến thai nhi hay là thuốc có bài tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy, cần lưu ý:

  • Nystatin chỉ được kê đơn trong thời kỳ mang thai nếu những lợi ích có thể thu được lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
  • Tuy thuốc ít hấp thu qua đường tiêu hóa, cần cẩn trọng khi chỉ định nystatin cho phụ nữ đang cho con bú.

2.2. Người lái xe và vận hành máy móc

Nystatin không gây ảnh hưởng lên người lái xe hay vận hành máy móc nên mọi người có thể yên tâm sử dụng.

3. Tương tác thuốc 

Thuốc sẽ bị mất tác dụng kháng Candida albicans nếu dùng đồng thời với riboflavin phosphate (vitamin B2). Mọi người cần chú ý dùng cách xa nhau để các thuốc phát huy tốt tác dụng của chúng.

4. Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng, tránh đông lạnh.
  • Sau khi sử dụng, bảo quản cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà.
  • Kiểm tra kỹ hạn dùng, không sử dụng thuốc khi đã hết hạn.

5. Xử trí quá liều

  • Thuốc không bị hấp thu qua da và niêm mạc nên khi dùng quá liều hoặc tình cờ uống không gây ra độc tính toàn thân.
  • Nếu chẳng may nuốt quá nhiều thuốc xuống hệ thống tiêu hóa thì có thể xử lý bằng cách rửa dạ dày, sau đó dùng thuốc tẩy và điều trị hỗ trợ thích hợp.

6. Xử trí khi quên liều 

  • Dùng thuốc ngay sau khi đã nhớ ra liều bị quên.
  • Trong trường hợp liều nystatin bị quên kề với liều dùng tiếp đó thì bỏ qua liều quên và dùng thuốc theo đúng lịch trình.
  • Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều bị quên.

>>> Xem bài viết: Chế độ ăn uống cho người bị nấm miệng

Như vậy có thể thấy nystatin là thuốc trị nấm miệng tương đối an toàn và hiệu quả. Mọi người nên lưu ý cách sử dụng thuốc nystatin để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các Dược sĩ đại học giải đáp và tư vấn cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/thuoc-nam-mieng-nystatin-11297/feed/ 0
Cách xử lý nấm miệng tại nhà nhanh khỏi  https://dizigone.vn/cach-chua-nam-mieng-tai-nha-nhanh-khoi-7988/ https://dizigone.vn/cach-chua-nam-mieng-tai-nha-nhanh-khoi-7988/#respond Sat, 03 Oct 2020 03:41:48 +0000 https://dizigone.vn/?p=7988 Đau rát miệng, khó ăn uống, khó nói chuyện là những trở ngại thường gặp khi khoang miệng bị nấm. Tưởng chừng chỉ là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng trong nhiều trường hợp, chính người lớn cũng có thể trở thành nạn nhân. Tuy vậy, dù là nấm miệng ở người lớn hay trẻ em cũng đều chỉ có chung một nguyên tắc chữa trị: tiêu diệt nấm. Cùng tìm hiểu cách chữa nấm miệng tại nhà nhanh khỏi qua bài viết sau. 

chua-nam-mieng-tai-nha chữa nấm miệng tại nhà

I. Dấu hiệu nhận biết nấm miệng 

1. Dấu hiệu nấm miệng ở người lớn 

Nấm miệng gây ra những tổn thương màu kem trắng rất đặc trưng trong khoang miệng. Chúng có thể hơi phồng lên và rải rác ở nhiều vị trí. Phổ biến nhất là trên mặt lưỡi và bên trong má, nhưng cũng có thể ở vòm miệng, nướu, amidan hoặc cổ họng.

Khi quan sát kỹ, thương tổn do nấm có hình thái và màu sắc tương tự phô mai. Nếu chà sát hay đánh răng quá mạnh, vùng niêm mạc tổn thương có thể rách ra và chảy máu. 

Trong trường hợp nghiêm trọng, nấm không chỉ khu trú trong khoang miệng mà còn lan sâu xuống thực quản và ống tiêu hóa. Khi đó, người bệnh còn có các biểu hiện: 

  • Đau họng, khó nuốt 
  • Cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng
  • Sốt

2. Nấm miệng ở trẻ em 

cach-chua-nam-mieng cách chữa nấm miệng

Trẻ bị nấm miệng thường nằm trong độ tuổi từ 0 đến 3. Khác với người lớn, trẻ thường khó dùng lời để nói ra những khó chịu trong khoang miệng của mình. Bạn chỉ có thể nhận ra bệnh nấm miệng của con thông qua các dấu hiệu: 

  • Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ bỏ bú, bỏ ăn. 
  • Môi trẻ bị khô, nứt nẻ

Khi quan sát khoang miệng, lưỡi và các niêm mạc sẽ có nhiều mảng trắng. Nếu chỉ là cặn sữa, mảng trắng sẽ mờ đi nhiều chỉ sau một lần vệ sinh. Còn khi cạo, gãi mạnh tay nhưng không thấy mảng trắng trong miệng con suy giảm, bạn có thể chắc chắn: Con đang bị nấm miệng. 

>>> Xem bài viết: Cách chữa nấm miệng trẻ nhỏ hiệu quả, ngăn ngừa tái phát

II. Nguyên nhân gây nấm miệng 

Nấm miệng gây bởi thủ phạm chính là loài nấm Candida albicans. Chúng tồn tại trong khoang miệng của hầu hết mọi người, nhưng không phải ai cũng đều mắc bệnh. Tất cả là nhờ khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch và sự kìm hãm lẫn nhau của các vi sinh vật. 

Trẻ em là đối tượng hay gặp phải nấm miệng do sức đề kháng còn non nớt. Bên cạnh đó, tuyến nước bọt chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ bị khô miệng thường xuyên. Nước bọt chứa enzym diệt nấm và còn có vai trò đẩy cặn sữa, thức ăn xuống ống tiêu hóa. Thiếu hụt nước bọt là nguyên nhân quan trọng khiến nấm miệng sinh sôi nhiều trong khoang miệng trẻ em. 

tua-mieng-nam-mieng tưa miệng nấm miệng

Nấm Candida là nguyên nhân chính gây ra nấm miệng 

Ở người lớn, hệ thống miễn dịch đã được hoàn thiện nên thường ít gặp phải nấm miệng. Nấm chỉ có thể tấn công trong những điều kiện đặc thù như hệ miễn dịch suy giảm, có bệnh lý mắc kèm hay vệ sinh răng miệng kém. Vì vậy, tám đối tượng người lớn có nguy cơ bị nấm miệng cao nhất là: 

  • Bệnh nhân hen phế quản – sử dụng corticoid thường xuyên  
  • Bệnh nhân ung thư 
  • Bệnh nhân sử dụng kháng sinh dài ngày 
  • Bệnh nhân đái tháo đường 
  • Bệnh nhân HIV 
  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản 
  • Người niềng răng, đeo răng giả 
  • Người hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém  

Để chữa nấm miệng hiệu quả, người bệnh cần kiểm soát các bệnh lý này, hạn chế hút thuốc và chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ.  

>>> Xem bài viết: Nấm miệng ở người lớn: Nguyên nhân và cách xử lý

III. Cách chữa nấm miệng tại nhà nhanh khỏi 

Nấm miệng người lớn hay trẻ em đều chỉ có chung một nguyên tắc điều trị cơ bản: tiêu diệt nấm Candida. Có nhiều phương pháp để loại bỏ loài nấm này. Trong số đó, các phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là: 

1. Dùng các nước súc miệng có hoạt tính kháng nấm 

Nước súc miệng là lựa chọn đầu tiên nên áp dụng khi bị nấm miệng. So với việc dùng thuốc, các nước súc miệng có tính an toàn cao hơn, ít gây tác dụng phụ. Đồng thời, các nước súc miệng dễ dàng sử dụng và có thể dùng lâu dài để điều trị và dự phòng nấm tái lại.

chua-nam-mieng-tai-nha chữa nấm miệng tại nhà

Chữa nấm miệng tại nhà bằng nước súc miệng có khả năng kháng nấm 

Dung dịch kháng nấm phù hợp sẽ tác động trực tiếp lên vùng thương tổn, nhanh chóng tiêu diệt tác nhân nấm gây bệnh.Tuy nhiên, niêm mạc miệng là vốn luôn mỏng manh và rất dễ bị kích ứng. Vì vậy không phải dung dịch sát khuẩn nào cũng phù hợp để sử dụng, nhất là với đối tượng trẻ em. Theo các chuyên gia y tế, lựa chọn tối ưu nhất cho khoang miệng phải đạt được các tiêu chí: 

  • Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn nấm candida gây bệnh. 
  • Hiệu quả sát khuẩn nhanh, giúp nấm miệng nhanh khỏi.
  • Không gây khô, xót, kích ứng khoang miệng trong mỗi lần dùng. 
  • An toàn, không gây tác dụng phụ đến sức khỏe.
  • Được kiểm chứng chất lượng và cấp phép lưu hành.

Một số nước súc miệng xử lý nấm miệng tại nhà thông dụng nhất là:

  • Triclosan: Đây là hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm có mặt nhiều trong các loại xà phòng, sữa tắm và kem đánh răng. Hiệu quả của triclosan đã được đã được chứng nhận. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác minh nghi ngờ triclosan làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.
  • Chlorhexidine: Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tương đối mạnh, không gây xót, kích ứng niêm mạc khi dùng. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây ố vàng răng. Ngoài ra, nhiều đối tượng sẽ gặp các phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nên thử dùng một lượng nhỏ trước khi quyết định sử dụng hàng ngày.
  • Dizigone: Dung dịch kháng khuẩn, kháng nấm theo cơ chế ion EMWE. Hiệu quả kháng nấm mạnh chri sau 30 giây, không gây xót, kích ứng da khi dùng, an toàn cho mọi đối tượng. Vì vậy, đây được coi là lựa chọn tối ưu cho người bị nấm miệng. Chi tiết về sản phẩm được trình bày ở phần dưới.

2. Dùng thuốc kháng nấm tại chỗ chữa nấm miệng tại nhà

Chữa nấm miệng tại nhà bằng nystatin 

Thuốc kháng nấm tại chỗ là lựa chọn ưu tiên thứ 2 sau nước súc miệng. Thuốc kháng nấm có thành phần chính là các hoạt chất kháng nấm, được bào chế dạng gel bôi, viên ngậm hoặc hỗn dịch rơ lưỡi.

Một số thuốc kháng nấm tại chỗ thường gặp:

  • Nystatin: có dạng bột pha hỗn dịch, viên ngậm bao đường, an toàn cho cả trẻ sơ sinh
  • Miconazole gel: Gel bôi xử lý nấm miệng cho trẻ trên 4 tháng tuổi và người lớn. Ở Việt Nam, thuốc phổ biến nhất chứa hoạt chất này là Daktarin
  • Amphotericin B (5 ml hoặc 1 viên ngậm 10 mg x 4 lần /ngày)

3. Dùng thuốc kháng nấm toàn thân chữa nấm miệng tại nhà

Các trường hợp nặng hơn, nấm miệng phải được tiêu diệt bằng thuốc kháng nấm toàn thân. Thuốc được đưa vào cơ thể theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy mức độ nấm và thể trạng của người bệnh. Phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nên cần dùng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc kháng nấm toàn thân thường dùng:

  • Fluconazole
  • Itraconazole
  • Voriconazole
  • Amphotericin B

Lưu ý khi dùng thuốc kháng nấm toàn:

  • Chỉ dùng cho trường hợp nấm nặng, lan tỏa toàn thân
  • Dùng thuốc sau khi đã có sự thăm khám và mua theo đơn kê của bác sĩ
  • Dùng đúng liều, đủ thời gian để tránh tác dụng phụ.

IV. Dizigone –  Dung dịch kháng nấm chuyên dụng hiệu quả nhanh 

dizigone 500ml

Dizigone là một trong những dung dịch súc miệng hiếm hoi đáp ứng đủ các tiêu chí của sản phẩm kháng nẩm ưu việt. Được mệnh danh là “thứ nước kỳ diệu nhất thế kỷ 20”, Dizigone là giải pháp đột phá mới trong xử lý nấm miệng. Tác dụng diệt nấm nhanh và mạnh đến từ các chất oxy hóa như HClO, ClO-…  Đặc biệt, đây cũng chính là những thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối. Thử nghiệm tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ đã cho ra kết quả: Dizigone tiêu diệt 100% nấm Candida và các vi khuẩn gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. 

Dizigone tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm trong 30 giây theo thử nghiệm Quatesr 1 -Bộ Khoa học Công nghệ

Chứng nhận chất lượng của Dizigone được cấp bởi bộ Khoa học Công nghệ

1. Những ưu điểm vượt trội của Dizigone trong xử lý nấm miệng 

  • Tác dụng kháng nấm mạnh mẽ, tiêu diệt cả vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
  • Hiệu quả nhanh, cải thiện rõ rệt chỉ sau vài ngày sử dụng
  • Khử mùi hôi miệng do nấm miệng, tổn thương khoang miệng hiệu quả.
  • Không gây xót, kích ứng niêm mạc miệng, kể cả vùng niêm mạc bị trợt loét.
  • An toàn tuyệt đối cho người dùng, kể cả trẻ sơ sinh hay người cao tuổi, người đang mắc bệnh nền.
  • Dùng kết hợp được với thuốc kháng nấm để đạt hiệu quả nhanh hơn.
  • Có thể dùng vệ sinh răng miệng hàng ngày, dự phòng nấm tái phát.

2. Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng 

nấm miệng nam_mieng

Hiệu quả xử lý nấm miệng người lớn tại nhà bằng Dizigone 

nấm miệng nam-mieng

nấm miệng nam mieng

nấm miệng nam mieng

nam-mieng nấm miệngPhản hồi của khách hàng sau khi xử lý nấm miệng tại nhà bằng Dizigone

3. Cách dùng dung dịch Dizigone xử lý nấm miệng tại nhà

Với trẻ em, Dizigone sẽ giúp đánh bay nấm miệng chỉ sau một tuần. Cách sử dụng cho các bé sơ sinh hoặc chưa biết súc miệng: 

  • Thấm dung dịch vào gạc sạch 
  • Rơ lưỡi, vệ sinh toàn bộ khoang miệng cho con 
  • Thực hiện 2-3 lần/ngày, duy trì trong một tuần để khỏi dứt điểm
  • Duy trì rơ lưỡi 2-3 lần/tuần sau khi khỏi bệnh để ngừa tái nhiễm nấm. 

Với người lớn hoặc trẻ đã biết súc miệng, cách sử dụng càng đơn giản. Chỉ 3 lần súc miệng mỗi ngày với dung dịch Dizigone, mảng trắng trong miệng sẽ mờ đi nhanh chóng. Không chỉ diệt triệt để nấm, Dizigone còn giúp vệ sinh khoang miệng, khử mùi hôi, khắc phục các tình trạng viêm loét, nhiệt miệng. Để tối ưu hiệu quả, cần súc miệng mỗi lần tối thiểu 30 giây, không cần súc lại bằng nước. 

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua nước súc miệng Dizigone qua Shopee: 

dizigone_mua hàng

Xử lý nấm miệng chỉ sau một tuần sử dụng dung dịch Dizigone

  • Hiệu lực kháng nấm mạnh, tiêu diệt hoàn toàn nấm Candida 
  • Hiệu quả nhanh, loại bỏ 100% chỉ sau 30 giây tiếp xúc
  • Không gây khô, xót niêm mạc miệng 
  • Khử mùi hôi miệng hiệu quả 
  • An toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 
  • Được kiểm chứng chất lượng và được cấp phép lưu hành 

Nấm miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Xử lý nấm miệng sẽ không khó nếu hiểu rõ mục tiêu điều trị và áp dụng phương pháp phù hợp. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là một trong những lựa chọn đáng để cân nhắc khi đang bị nấm miệng. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách trị nấm miệng, gọi ngay HOTLINE 19009482. 

Tham khảo: Mayoclinic

]]>
https://dizigone.vn/cach-chua-nam-mieng-tai-nha-nhanh-khoi-7988/feed/ 0
Cách điều trị tưa lưỡi ở người lớn dứt điểm https://dizigone.vn/cach-dieu-tri-tua-luoi-o-nguoi-lon-dut-diem-7285/ https://dizigone.vn/cach-dieu-tri-tua-luoi-o-nguoi-lon-dut-diem-7285/#comments Thu, 10 Sep 2020 09:10:18 +0000 https://dizigone.vn/?p=7285 Nhắc đến tưa lưỡi, chúng ta thường nghĩ ngay đến đối tượng là trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế căn bệnh này cũng có thể gặp ở người lớn trong một số trường hợp. Nó khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu và bất tiện khi ăn uống hay nói chuyện. Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị tưa lưỡi ở người lớn dứt điểm tại nhà trong bài viết dưới đây.

tua-luoi-o-nguoi-lon tưa lưỡi ở người lớn

Tại sao tưa lưỡi xuất hiện ở người lớn, có nguy hiểm không?

Tưa lưỡi hay nấm miệng ở người lớn hay trẻ nhỏ phần lớn đều do nấm Canida gây ra. Bình thường, trong khoang miệng người vẫn có nấm Candida với số lượng vừa phải và được kiểm soát. Nhưng trong một số trường hợp, chúng có cơ hội phát triển mạnh và quá mức gây ra các triệu chứng của bệnh tưa lưỡi.

Một số trường hợp tưa lưỡi có thể xuất hiện ở người lớn

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu. Sức đề kháng không đủ khả năng chống lại vi sinh vật trong đó có nấm khiến chúng gây bệnh. Tình trạng này hay gặp ở người sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch (corticoid), bệnh nhân HIV/AIDS, ung thưđiều trị ung thư, có cấy ghép tạng.
  • Bệnh nhân đái tháo đường. Khi điều trị đái tháo đường hoặc kiểm soát bệnh chưa tốt, có thể tạo cơ hội cho nấm Candida có phát triển mạnh trong khoang miệng do nước bọt có chứa một lượng đường lớn.
  • Nhiễm nấm Canida âm đạo. Nấm Canida cũng là tác nhân gây ra nhiễm trùng âm đạo. Nếu vệ sinh không tốt, nấm có thể theo đường tay để lên miệng.
  • Thuốc. Các loại thuốc corticoid dạng hít chữa hen phế quản hoặc kháng sinh phổ rộng làm xáo trộn sự cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể. Chúng vô tình tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh.
  • Một số tình trạng răng miệng khác. Người đeo răng giả, gặp tình trạng gây khô miệng, cấu tạo vòm họng khác thường hoặc hút thuốc lá có nguy cơ bị nấm miệng cao hơn người bình thường. 

Tưa lưỡi ở người lớn có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh tưa lưỡi không quá đáng ngại nếu bạn có sức đề kháng khỏe mạnh. Tuy nhiên ở người có hệ thống miễn dịch yếu, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, khó kiểm soát và hồi phục hơn. Bên cạnh đó, tưa lưỡi có thể gây đau đớn, khó chịu trong việc giao tiếp và ăn uống của người bệnh.

>>> Xem bài viết: Nấm miệng ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị.

Các cách điều trị tưa lưỡi ở người lớn dứt điểm

Phương pháp dân gian

Rau ngót

tua-luoi-o-nguoi-lon tưa lưỡi ở người lớn rau ngót

Rau ngót là loài rau phổ biến trên mâm cơm người Việt

Rau ngót là loài cây rất dễ tìm và lành tính. Sử dụng cách làm dưới đây từ 2 – 3 lần mỗi ngày, sau 3 ngày các triệu chứng sẽ cải thiện đáng kể:

  • Lấy một nắm rau ngót tươi, non (khoảng 10g) đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Giã/xay vắt lấy nước trong.
  • Dùng ngón tay trỏ đã quấn băng gạc/vải xô khô, sạch nhúng vào phần nước đã lọc.
  • Tiến hành nhẹ nhàng lau lưỡi và những phần nhiễm nấm trong miệng bằng tay quấn băng gạc. Tránh cọ xát gây tổn thương niêm mạc.

Nước trà xanh:

tua-luoi-o-nguoi-lon tưa lưỡi ở người lớn nước trà xanh

Trà xanh có tính kháng khuẩn hiệu quả.

Trà xanh được biết đến với công dụng kháng khuẩn rất hiệu quả. Do đó, nước đun từ lá trà xanh có khả năng diệt nấm Canida gây nấm miệng. Cách làm rất đơn giản:

  • Rửa sạch lá trà xanh, cho vào nồi với vài hạt muối rồi đun sôi.
  • Tiến hành đánh tưa lưỡi với nước lá trà xanh tương tự như nước giã rau ngót.

Cỏ mực – mật ong:

tua-luoi-o-nguoi-lon tưa lưỡi ở người lớn cỏ nhọ nồi cỏ mực

Cỏ mực được dùng làm thuốc

Cây cỏ mực hay gọi là nhọ nồi mọc dại ở nhiều nơi và thường được dùng làm thuốc chữa bệnh. Loài cây có khả năng diệt nấm khi kết hợp với mật ong theo cách dưới đây:

  • Lấy phần lá cỏ mực rửa sạch, để ráo rồi giã lấy nước. 
  • Lọc lấy nước trong rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ tương ứng 10:1. 
  • Sử dụng bông /khăn xô mềm bôi/thấm  hỗn hợp trên vào lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ. 
Các phương pháp thiên nhiên tuy đã có từ lâu đời nhưng vẫn chưa đầy đủ các bằng chứng khoa học. Cần đảm bảo các nguyên liệu sử dụng sạch sẽ, nguồn gốc rõ ràng, không tồn đọng.thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo vệ thực vật. Hơn nữa, việc thực hiện các phương pháp thiên nhiên cũng khá cầu kỳ không phù hợp nếu bạn bận rộn. Vì vậy, bạn đọc nên cân nhắc trước khi lựa chọn.

>>> Xem bài viết: Mẹo trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian.

Phương pháp hiện đại

Để giải quyết tưa lưỡi một cách dứt điểm không tái phát thì đầu tiên cần phải loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh nếu có thể. 

Loại bỏ yếu tố nguy cơ

  • Bệnh nhân đái tháo đường, phải thực hiện kiểm soát chỉ số đường huyết của mình  theo đúng chỉ định điều trị của mình. 
  • Bệnh nhân dùng corticoid dạng hít để điều trị hen phế quản, phải súc miệng ngay sau khi sử dụng. Người bệnh sử dụng kháng sinh phổ rộng dài ngày nên đổi sang kháng sinh phổ hẹp hơn.
  • Người gặp tình trạng khô miệng cần tăng cường bổ sung nước mỗi ngày và đeo khẩu trang để giữ ẩm miệng họng khi cần thiết.
  • Bệnh nhân có cấu tạo vòm họm khác thường, hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng kém nên chú ý việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu có thể, cân nhắc bỏ thuốc lá.
  • Người đeo răng giả: Tháo răng giả vào ban đêm, đảm bảo răng giả vừa khít và không gây kích ứng và làm sạch răng giả hàng ngày. 

 Loại bỏ nấm Canida gây bệnh 

tua-mieng-nam-mieng tưa miệng nấm miệng

Kết hợp với việc loại trừ nguyên nhân, người bệnh cần đẩy lùi sự phát triển của nấm. Tùy vào mức độ trầm trọng của tưa lưỡi sẽ có hướng chữa trị phù hợp. Thông thường, các dung dịch sát khuẩn súc miệng sẽ giúp loại bỏ được nấm nhanh chóng – an toàn.

Tưa lưỡi nhẹ, mới mắc nên súc miệng với nước muối sinh lý sau khi vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Tưa lưỡi ở mức độ trung bình hoặc súc miệng nước muối không hiệu quả thì cần sử dụng dung dịch sát khuẩn khác hiệu quả hơn. Miệng chính là phần đầu của ống tiêu hóa, có niêm mạc nhạy cảm và mỏng manh. Vì vậy, các yêu cầu đặt ra để chọn nước sát khuẩn an toàn mà phù hợp rất cao:

Các yêu cầu của một dung dịc nước sát khuẩn khoang miệng diệt nấm

  • Hiệu lực tác dụng mạnh, phổ kháng nấm bao gồm Canida.
  • Hiệu quả nhanh, tránh gây hiện tượng phải ngậm nước súc miệng quá lâu.
  • An toàn, không gây đau xót, không kích ứng cho niêm mạc miệng – họng.
  • Không tác dụng phụ,  không cần súc miệng lại với nước.
  • Màu trong suốt, dễ quan sát tiến triển các mảng tưa lưỡi.
  • Đã được kiểm định về chất lượng, hiệu quả và cấp phép lưu hành


Dung dịch súc miệng Dizigone 500ml

Dizigone là dung dịch sát khuẩn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trên đề ra. Đây là sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại EMWE đến từ Châu Âu. EMWE kháng khuẩn nhờ các ion oxi hóa mạnh, tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên rất an toàn và không đề kháng. Hiệu quả trên nấm Canida là diệt 100% trong 30 giây.

Cách súc miệng với Dizigone xử lý tưa lưỡi ở người lớn

  • Sử dụng để súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không pha loãng.
  • Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây.
  • Nhổ ra và không cần súc lại bằng nước. 

nấm miệng nam-mieng

nấm miệng nam mieng

nấm miệng người lớn nam-mieng

nấm miệng người lớn nam-mieng

nấm miệng người lớn nam-mieng

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone xử lý tưa lưỡi ở người lớn 

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua dung dịch kháng khuẩn Dizigone qua Shopee: 

dizigone_mua hàng

Nếu tình trạng tưa miệng không được cải thiện sau khi súc miệng bằng nước sát khuẩn, cần đến trung tâm y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thuốc kháng nấm hoặc phác đồ điều trị bổ sung phù hợp. Lưu ý, tưa miệng không phổ biến với người trưởng thành khỏe mạnh. Nếu bạn không nằm trong các trường hợp nguy cơ bị tưa miệng, nên đi thăm khám.để xác định các bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguyên nhân khác không.

Phòng tránh bệnh tưa lưỡi ở người lớn 

  • Vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng và súc miệng ít nhất hai lần mỗi ngày, có thể dùng chỉ nha khoa. Định kỳ kiểm tra năng miệng tại nha khoa..
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế lượng thực phẩm chứa đường có thể khuyến khích sự phát triển của nấm candida. Bổ sung sinh dưỡng đầy đủ và các thực phẩm chứa lợi khuẩn (sữa chua, phô mai).
  • Đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ đã kể trên, nên loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh tối đa để tránh tưa miệng quay lại.

Bài viết hy vọng cung cấp kiến thức cho độc giả về cách điều trị tưa lưỡi ở người lớn dứt điểm, an toàn và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc mắc và cần tư vấn về sản phẩm Dizigone vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

]]>
https://dizigone.vn/cach-dieu-tri-tua-luoi-o-nguoi-lon-dut-diem-7285/feed/ 5
5+ thuốc trị nấm lưỡi hiệu quả tại nhà bạn cần biết  https://dizigone.vn/5-thuoc-tri-nam-luoi-hieu-qua-tai-nha-cha-me-nen-biet-7502/ https://dizigone.vn/5-thuoc-tri-nam-luoi-hieu-qua-tai-nha-cha-me-nen-biet-7502/#respond Thu, 10 Sep 2020 08:25:47 +0000 https://dizigone.vn/?p=7502 Nấm lưỡi (hay còn gọi với tên tưa lưỡi) là bệnh do một loài nấm men có tên khoa học Candida albicans gây ra. Sự phát triển của chúng tạo ra những mảng trắng trên mặt lưỡi, khiến niêm mạc miệng và lưỡi bị tổn thương, gây đau rát khoang miệng và tạo mùi hơi thở khó chịu cho người bệnh. Để xử lý nấm lưỡi nhanh chóng, hãy cùng Dizigone tìm hiểu 5+ thuốc trị nấm lưỡi an toàn – dễ sử dụng. 

thuoc-tri-nam-luoi thuốc trị nấm lưỡi

I. Khi nào cần dùng thuốc điều trị nấm lưỡi? 

Để xử lý nấm lưỡi dứt điểm, nguyên tắc điều trị chính là tiêu diệt nấm Candida gây bệnh và loại bỏ điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển tái lại. Có nhiều phương pháp để diệt nấm Candida như: Dùng nước súc miệng có hoạt tính kháng nấm hay dùng thuốc kháng nấm tại chỗ/ toàn thân. 

Với khả năng diệt nấm mạnh mẽ, thuốc kháng nấm là giải pháp điều trị cho đáp ứng tốt. Đồng thời, thuốc kháng nấm cũng áp dụng được cho nhiều trường hợp nấm nặng, lan tỏa nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, thuốc kháng nấm lại không phải là giải pháp đầu tay trong điều trị nấm lưỡi. Thuốc thường được dùng khi:

  • Người bệnh sử dụng nước súc miệng có hoạt tính kháng nấm trong vài tuần không cải thiện.
  • Người bệnh nấm miệng nặng, lâu ngày, có lan tỏa tới nhiều cơ quan khác.
  • Người bệnh bị suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhanh.
Thuốc kháng nấm tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng không đúng cách hay sai liều lượng. Vì vậy, các thuốc này cần dùng dưới hướng dẫn của dược sĩ hoặc theo đơn kê của bác sĩ. Trước khi dùng thuốc kháng nấm, người bệnh cần tham khảo kỹ thông tin để tránh gặp phải những tác hại khôn lường cho sức khỏe.

II. 5 thuốc trị nấm lưỡi hiệu quả tại nhà

1. Nystatin

Nystatin là thuốc kháng nấm thông dụng nhất, dùng được cho cả người lớn và trẻ em bị nấm lưỡi.

Dạng bào chế: Gói bột rơ lưỡi, hỗn dịch uống, viên nén, viên nang,…

Cơ chế tác dụng: Nystatin là một polyen – kháng sinh chống nấm được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei. Nystatin có tác dụng chống nấm do liên kết với các sterol ở màng tế bào nấm, làm biến đổi tính thấm và chức năng của màng. Từ đó, kali và các thành phần tế bào thiết yếu khác bị cạn kiệt, khiến nấm Candida suy yếu và chết dần đi. Nystatin nhạy cảm với nấm men và tác dụng tốt trên nấm Candida albicans. Thuốc không có tác dụng với vi khuẩn, động vật nguyên sinh và virus.

Chống chỉ định và thận trọng:

  • Không dùng nystatin cho người có quá mẫn với nystatin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc. Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc ngay và có biện pháp xử lý thích hợp.
  • Nystatin chỉ dùng xử lý nấm tại chỗ, không dùng cho nhiễm nấm toàn thân.
  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai, thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng phụ: Ít gặp, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, nhất là khi dùng liều cao.

>>> Xem bài viết: Giải mã Nystatin – Thuốc nấm miệng thông dụng nhất cho người bị nấm 

2. Miconazol 

thuoc-nam-mieng-daktarin thuốc nấm miệng daktarin

Miconazol điều trị nấm lưỡi thường được bán tại nhà thuốc với tên biệt dược quen thuộc là Daktarin.

Dạng bào chế: Thuốc mỡ, kem, gel…

Cơ chế tác dụng: Miconazol là một imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn bằng cách làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào nấm, vi khuẩn. Vị trí tác dụng trên màng tế bào chưa rõ. Do thay đổi tính thấm, màng tế bào không còn khả năng hoạt động như một hàng rào ngăn chặn thất thoát, làm cho kali và
các thành phần thiết yếu khác của tế bào bị cạn kiệt. Miconazol có tác dụng đối với các loại nấm như: Aspergillus spp., Cryptococcus neoformans, Pseudallescheria boydii. Thuốc cũng có tác dụng với một số vi khuẩn Gram dương gồm Staphylococci và Streptococci

Chống chỉ định: 

  • Dùng cho bé dưới 4 tháng tuổi hoặc người bệnh có phản xạ nuốt kém (do nguy cơ bị ngạt thở)
  • Quá mẫn với miconazol hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tổn thương gan.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Phối hợp với warfarin, astemizol, cisaprid

Thận trọng và lưu ý khi dùng: 

  • Phải bôi cách xa bữa ăn hoặc ít nhất 10 phút sau ăn. Trong trường hợp có thể, phải giữ thuốc trong miệng 2 – 3 phút trước khi nuốt.
  • Phải thận trọng dùng dạng thuốc này cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Không được bôi sâu vào họng và phải bôi mỗi lần một lượng nhỏ để tránh nguy cơ bị ngạt thở.
  • Thuốc chứa alcohol, không nên dùng cho người bị bệnh gan, nghiện rượu, động kinh, ngay cả người mang thai.

Tác dụng phụ: Có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy

>>> Xem bài viết: Sự thật bạn cần biết về thuốc nấm miệng Dartarin (Miconazol) 

3. Clotrimazol

thuoc-tri-nam-luoi thuốc trị nấm lưỡi

Clotrimazole là thuốc kháng nấm dùng tại chỗ, thuộc phân nhóm imidazol.

Dạng bào chế: Viên ngậm, dung dịch, kem bôi…

Cơ chế tác dụng: Clotrimazol là một thuốc chống nấm tổng hợp thuộc nhóm imidazol phổ rộng, được dùng điều trị tại chỗ các trường hợp bệnh nấm trên da. Cơ chế tác dụng của clotrimazol là liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm.

Chống chỉ định: Người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng và lưu ý khi dùng: 

  • Không dùng clotrimazol cho điều trị nhiễm nấm toàn thân.
  • Không dùng clotrimazol đường miệng cho trẻ dưới 3 tuổi, vì chưa xác định hiệu quả và độ an toàn.
  • Phải điều trị thuốc đủ thời gian mặc dù các triệu chứng có thuyên giảm. Sau 4 tuần điều trị, nếu không đỡ cần khám lại.

4. Fluconazol

thuoc-tri-nam-luoi thuốc trị nấm lưỡi

Fluconazol là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc tổng hợp triazol chống nấm mới. Đây là thuốc kháng nấm đường uống, dùng để xử lý nấm lưỡi nặng. Fluconazol được dành cho người bệnh không dung nạp các thuốc trị nấm thông thường hoặc khi các thuốc này không có tác dụng.

Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, bột pha hỗn dịch, hỗn dịch uống.

Cơ chế tác dụng: Fluconazol có tác dụng chống nấm do làm biến đổi màng tế bào, tăng tính thấm màng tế bào. Từ đó, thuốc làm thoát các yếu tố thiết yếu (ví dụ amino acid, kali) và làm giảm nhập các phân tử tiền chất (ví dụ purin
và pyrimidin tiền chất của DNA). Fluconazol tác động bằng cách ức chế cytochrom P450 14-alpha-demethylase, ngăn chặn tổng hợp ergosterol là sterol chủ yếu ở màng tế bào nấm. So với các thuốc nhóm imidazol, Fluconazol tac động chọn lọc hơn trên enzym màng tế bào nấm, ít gây ức chế enzym của cơ thể người nên ít tác dụng phụ hơn.

Chống chỉ định: 

  • Quá mẫn với fluconazol hoặc với bất kỳ một tá dược nào trong thành phần của thuốc.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp

Thận trọng và lưu ý khi dùng: 

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy chức năng thận hoặc gan, rối loạn nhịp tim
  • Chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ, không nên dùng cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt; buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…

5. Amphotericin B 

thuoc-tri-nam-luoi thuốc trị nấm lưỡi

Amphoterincin B là thuốc kháng trị nấm lưỡi tác dụng mạnh, có thể dùng đường bôi tại chỗ hoặc đường uống/ tiêm tĩnh mạch.

Dạng bào chế: Viên nén, viêm ngậm, hỗn dịch, bột pha tiêm…

Cơ chế tác dụng: Amphotericin B là kháng sinh chống nấm theo cơ chế gắn vào sterol (chủ yếu là ergosterol) ở màng tế bào nấm, làm biến đổi tính thấm của màng. Amphotericin B cũng gắn vào sterol bào chất của người (chủ
yếu cholesterol) nên giải thích được một phần độc tính của thuốc đối với người.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với amphotericin B hoặc với bất cứ một thành phần nào trong chế phẩm.

Thận trọng và lưu ý khi dùng: 

  • Theo dõi chức năng thận và gan khi dùng thuốc theo đường toàn thân.
  • Với phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa đủ dữ liệu an toàn nên chỉ dùng khi thật cần thiết.

Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn; ngứa, kích ứng, phát ban; sốt, rét run, đau cơ, đau đầu…

III. Dizigone – Giải pháp xử lý nấm lưỡi hiệu quả, không dùng thuốc 

dizigone 500ml

Thuốc trị nấm lưỡi cho hiệu quả tốt, nhưng tiềm ần nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu muốn xử lý nấm lưỡi tại nhà, giải pháp đầu tay được các chuyên gia y tế khuyến cáo là sử dụng các nước súc miệng kháng nấm. Người bệnh có thể tự mua các sản phẩm này tại nhà thuốc mà không cần đơn kê của bác sĩ. Tác dụng của nước súc miệng kháng nấm nhanh – mạnh, đồng thời an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thực tế lại không có nhiều nước súc miệng đạt hiệu quả kháng nấm cao.

Tại Việt Nam, Dizigone là một trong những nước súc miệng hiếm hoi đáp ứng đủ các tiêu chí sử dụng cho người bệnh nấm miệng: 

  • Khả năng diệt nấm nhanh và mạnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY – được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1, Bộ Khoa học Công nghệ. 
  • An toàn tuyệt đối cho người bệnh và cả trẻ sơ sinh – theo nghiên cứu tại trung tâm Dược lý, Đại học Y Hà Nội 
  • Không gây đau xót, không gây kích ứng với niêm mạc miệng.
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, không tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. 

Vì vậy, dung dịch sát khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu để xử lý nhanh nấm miệng tại nhà. 

nấm miệng nam mieng

nấm miệng nam-mieng

nấm miệng nam mieng

nam-mieng nấm miệng

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone xử lý nấm lưỡi

Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua nước súc miệng Dizigone xử lý nấm lưỡi: 

dizigone_mua hàng

III. Một số lưu ý để phòng ngừa nấm lưỡi quay lại

1. Đối với trẻ sơ sinh

  • Định kỳ rơ lưỡi cho trẻ với dung dịch sát khuẩn Dizigone. 
  • Sau khi bú mẹ, ăn dặm nên cho trẻ uống 1 chút nước tránh lắng đọng sữa, đồ ăn thừa trong miệng trẻ. 
  • Ngâm, rửa đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone để diệt bào tử nấm tiềm ẩn.
  • Chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để tăng cường sức đề kháng.
  • Không dùng kháng sinh phổ rộng, corticoid cho trẻ nếu không thực sự cần thiết. 
  • Mẹ nên đảm bảo đầu vú được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú trực tiếp/ vắt sữa. 

2. Đối với trẻ nhỡ, người lớn

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách 2 lần mỗi ngày.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền có thể gây nấm nếu có: đái tháo đường, trào ngược dạ dày,… 
  • Súc miệng bằng dung dịch Dizigone 4-5 lần/ngày. 

Bài viết cung cấp những kiến thức khoa học cho độc giả về các thuốc điều trị nấm lưỡi tại nhà. Mọi thắc mắc mắc và cần tư vấn về sản phẩm Dizigone vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.

]]>
https://dizigone.vn/5-thuoc-tri-nam-luoi-hieu-qua-tai-nha-cha-me-nen-biet-7502/feed/ 0
Nấm miệng do răng giả: Khó tin nhưng là sự thật https://dizigone.vn/nam-mieng-do-rang-gia-kho-tin-nhung-la-su-that-7543/ https://dizigone.vn/nam-mieng-do-rang-gia-kho-tin-nhung-la-su-that-7543/#respond Thu, 10 Sep 2020 07:12:47 +0000 https://dizigone.vn/?p=7543 Nấm miệng do sự phát triển mạnh của loài nấm men Candida trong khoang miệng. Răng giả là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy loài nấm này gây bệnh. Vì vậy, người đeo răng giả cần vệ sinh khoang miệng rất cẩn thận để ngăn ngừa nguy cơ nấm phát triển. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng giải mã nguyên nhân nấm miệng do răng giả và cách xử lý nấm hiệu quả nhất. 

nam-mieng-do-rang-gia nấm miệng do răng giả

I. Nguyên nhân răng giả gây ra nấm miệng

Người đeo răng giả thường gặp nhiều khó khăn trong vệ sinh khoang miệng hơn bình thường nên dễ dẫn tới nhiễm nấm miệng. 

Một số nguyên nhân gây nấm miệng ở người đeo răng giả:

  • Sử dụng một hàm răng giả chưa phù hợp. Răng giả không vừa khít gây những tổn thương, trầy xước nhỏ tại niêm mạc miệng. Điều này tạo lỗ hổng cho nấm tấn công, gây ra viêm nhiễm.
  • Không tháo răng giả trước khi đi ngủ. Mô nướu sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục. Một số trường hợp bị kích ứng và nướu răng sưng đỏ nếu đeo răng giả liên tục cả ngày và đêm. Viêm sưng nướu cũng tạo lỗ hổng cho nấm xâm nhập và phát triển. Vì vậy, bạn nên tháo răng giả vào ban đêm, kể cả răng giả toàn phần hay giả bán phần.
  • Không làm sạch răng giả thường xuyên. Nấm và vi khuẩn có thể tích tụ trên răng giả và gây nhiễm trùng. Người dùng răng giả nên tháo răng giả vào buổi tối, rửa sạch và ngâm trong dung dịch sát khuẩn. Sau mỗi bữa ăn, cũng nên vệ sinh răng giả hoặc súc miệng cẩn thận.
  • Không kiểm tra định kỳ răng giả: Kiểm tra răng định kỳ giúp đảm bảo răng giả vẫn đảm bảo chất lượng tốt cũng như điều chỉnh lại nếu cần. Hơn nữa, nha sĩ sẽ phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng phát sinh của bạn để ngăn chặn sớm. Nếu bạn không tới nha khoa kiểm tra răng định kì sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng nấm miệng.

II. Cách phòng ngừa nấm miệng do răng giả 

Để ngăn ngừa nấm miệng xuất hiện, người đeo răng giả cần lưu ý vệ sinh khoang miệng cẩn thận hàng ngày. Đây là bước chăm sóc quan trọng để loại bỏ các yếu tố nguy cơ cho nấm candida phát triển và gây bệnh.

1. Những điều cần lưu ý khi đeo răng giả để bảo vệ khoang miệng khỏi nấm candida

  • Tháo và rửa sạch răng giả sau khi ăn. Bạn nên xối nước sạch để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn từa bám trên răng giả. Khi rửa; lưu ý đặt răng giả lên một chiếc khăn giấy hoặc đổ đầy nước vào bổn để tránh làm vỡ răng giả nếu không may làm rơi.
  • Xử lý răng giả cẩn thận. Khi làm sạch răng giả, lưu ý nhẹ tay để không làm cong/ hỏng nhựa hoặc móc cài trên bộ răng.
  • Làm sạch miệng sau khi tháo răng giả. Sử dụng bàn chải có lông mềm hoặc khăn gạc để làm sạch lưỡi, má và vòm miệng sau khi tháo răng giả. Khi vệ sinh miệng, cần kiểm tra và loại bỏ bất kỳ chất kết dính răng giả nào còn sót lại trên nướu.

nam-mieng-do-rang-gia nấm miệng do răng giả

Vệ sinh hàm răng giả cẩn thận để phòng ngừa nấm miệng do răng giả 

  • Chải răng giả hàng ngày. Tháo và vệ sinh răng giả một cách nhẹ nhàng hàng ngày. Ngâm và chải răng bằng bàn chải có lông mềm và chất tẩy rửa răng giả không ăn mòn để loại bỏ thức ăn, mảng bám và các cặn bẩn khác. Nếu bạn sử dụng keo dán răng giả, hãy làm sạch các rãnh khớp với nướu răng để loại bỏ chất kết dính còn sót lại. Không sử dụng chất tẩy rửa răng giả bên trong miệng mà cần tháo ăng và rửa bên ngoài.
  • Ngâm răng giả qua đêm. Hầu hết các loại răng giả cần giữ ẩm để giữ hình dạng. Đặt răng giả vào nước hoặc dung dịch ngâm răng giả qua đêm. Kiểm tra với nha sĩ về việc bảo quản răng giả qua đêm đúng cách. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về dung dịch làm sạch và ngâm.
  • Rửa sạch răng giả trước khi đưa lại vào miệng, đặc biệt nếu sử dụng dung dịch ngâm răng giả. Những dung dịch này có thể chứa các hóa chất độc hại gây nôn mửa, đau đớn hoặc bỏng nếu nuốt phải.
  • Lên lịch khám răng định kỳ. Người đẹo răng giả cần tái khám nha khoa định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng giả theo quy trình chuẩn của nha sĩ. Một số điều chỉnh sẽ được thực hiện để đảm bảo răng giả vừa vặn với khuôn hàm, tránh bị trượt gây khó chịu. Đồng thời, nha sĩ cũng kiểm tra bên trong miệng để phát hiện sớm những tổn thương niêm mạc khác.
  • Tái khám ngay nếu răng giả bị lỏng lẻo. Gặp nha sĩ ngay lập tức nếu răng giả của bạn bị lung lay. Hàm răng giả lỏng lẻo có thể gây kích ứng, lở loét và nhiễm trùng.

2. Những điều nên tránh khi đeo răng giả 

  • Dụng cụ làm sạch có tính mài mòn. Tránh bàn chải lông cứng, kem đánh răng hay nước súc miệng có tính tẩy mạnh. Khả năng mài mòn quá mức có thể làm hỏng răng giả.
  • Kem đánh răng làm trắng. Thuốc đánh răng được quảng cáo với công dụng làm trắng nhanh và mạnh thường chứa peroxide. Chất này có thể làm biến đổi màu răng giả.
  • Sản phẩm có chất tẩy trắng. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy trắng nào vì chúng có thể làm răng giả yếu đi và đổi màu. Không ngâm răng giả có gắn kim loại trong dung dịch chứa clo vì clo có thể làm xỉn màu và ăn mòn kim loại.
  • Nước nóng. Tránh nước nóng hoặc nước sôi vì nhiệt độ quá cao có thể làm cong răng giả.

III. Cách xử lý nấm miệng ở người đeo răng giả

Muốn điều trị nấm miệng tận gốc, cần tiêu diệt hoàn toàn nấm candida – nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Đồng thời, kết hợp vệ sinh khoang miệng cẩn thận là giải pháp hiệu quả để loại bỏ các yếu tố nguy cơ cho nấm phát triển. 

1. Loại bỏ các mảng nấm trong khoang miệng

chua-nam-mieng-tai-nha chữa nấm miệng tại nhà

Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn có tác dụng diệt nấm là lựa chọn đầu tay khi bị nấm miệng 

Các mảng nấm sẽ được loại bỏ dưới tác động của dung dịch sát khuẩn có tác dụng trên nấm Candida. Người bệnh thực hiện súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh. Nên dùng liên tục 4-5 lần/ngày đến khi mảng nấm được đánh bay hoàn toàn. Với nấm miệng, đây là giải pháp được lựa chọn đầu tiên do tính tiện dụng, an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Một số dung dịch súc miệng cho hiệu quả tốt trên nấm Candida: Dizigone; Triclosan, Chlorhexidine… 

Nếu súc miệng 2-3 tuần chưa thấy cải thiện nhiều, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để sử dụng các thuốc kháng nấm đường bôi, ngậm, uống hoặc tiêm. Các thuốc này cần dùng theo đúng chỉ định vì tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Thông thường, nó chỉ được áp dụng với các trường hợp nấm miệng nặng, lan tỏa tới nhiều cơ quan khác; trên nền cơ thể người bệnh có suy giảm miễn dịch hay có nhiều bệnh lý nền.

>>> Xem bài viết: 7 cách chữa nấm miệng tại nhà đơn giản nhất 

2. Loại bỏ, ngăn ngừa nấm phát triển trên răng giả

Răng giả cần được vệ sinh sau mỗi cuối ngày và sau mỗi bữa ăn. Sau khi ăn, bạn nên tháo răng giả và dùng bàn chải mềm vệ sinh mặt ngoài của vòm răng. Nên sử dụng dung dịch sát khuẩn thay vì kem đánh răng để hạn chế việc răng giả bị mòn.

Trước khi đi ngủ, tháo răng giả ra vệ sinh tương tự như khi kết thúc bữa ăn. Sau đó, ngâm bộ răng trong dung dịch sát khuẩn để đảm bảo sạch sẽ sau một ngày dài.

nam-mieng-do-rang-gia nấm miệng do răng giả

Loại bỏ, ngăn ngừa nấm phát triển trên răng giả

IV. Dizigone – giải pháp xử lý nấm miệng do răng giả đơn giản, hiệu quả

Không phải dung dịch kháng khuẩn nào cũng được lựa chọn sử dụng cho nấm miệng. Nó phải vừa đảm bảo hiệu quả tiêu diệt nấm candida; vừa an toàn và dịu nhẹ với niêm mạc miệng nhạy cảm.

Để xử lý hiệu quả nấm miệng, nhất là cho người đeo răng giả, các dung dịch sát khuẩn phải đạt được các tiêu chí:

  • Hiệu lực diệt nấm mạnh, tiêu diệt hoàn toàn nấm Candida gây bệnh 
  • Hiệu quả nhanh. Không cần tiếp xúc với niêm mạc miệng và răng giả quá lâu vẫn đảm bảo hiệu quả diệt nấm.
  • Không gây đau xót, không kích ứng cho niêm mạc miệng – họng, không bào mòn răng giả.
  • Không tác dụng phụ, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng 
  • Màu trong suốt, dễ quan sát tiến triển các mảng nấm miệng và tránh làm ố răng giả.
  • Đã được kiểm định về chất lượng, hiệu quả và cấp phép lưu hành.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone vượt qua đầy đủ các tiêu chí trên, đã và đang được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ EMWE tiên tiến và hiện đại đến từ Châu Âu. Công nghệ EMWE diệt nấm, diệt khuẩn thông qua các chất và ion có tính oxi hóa mạnh như HClO. Cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên an toàn tuyệt đối. Dizigone không chứa kháng sinh, không gây đề kháng. Khả năng diệt sạch 100% nấm Canfiada CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY – đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ. Đây chính là giải pháp xử lý nấm miệng do răng giả đơn giản mà hiệu quả, an toàn.

Dung dịch súc miệng diệt nấm tác dụng nhanh Dizigone 

Cách xử lý nấm miệng do răng giả với Dizigone

  • Vệ sinh khoang miệng: Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không pha loãng. Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây. Nhổ ra và không cần súc lại bằng nước
  • Vệ sinh răng giả: Sau mỗi bữa ăn dùng bàn chải lông mềm nhúng/xịt dung dịch Dizigone để chải mặt ngoài vòm răng tối thiểu trong 30 giây. Trước khi đi, ngủ vệ sinh bộ răng giả tương tự. Sau đó, ngâm bộ răng trong trong dung dịch Dizigone pha loãng 2 lần hoặc không cần pha loãng. Giữ tối thiểu 30 giây sau đó dùng khăn sạch thấm khô và cất nơi khô ráo, sạch sẽ.

nấm miệng nam mieng

nấm miệng nam mieng

nấm miệng nam mieng

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng 

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua dung dịch kháng khuẩn Dizigone qua Shopee:dizigone_mua hàng

>>> Xem bài viết: Mẹo trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian.

Bài viết cung cấp cho bạn đọc có đủ kiến thức để đẩy lùi và phòng ngừa nấm miệng khi đeo răng giả. Mọi thắc mắc về sản phẩm Dizigone xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

]]>
https://dizigone.vn/nam-mieng-do-rang-gia-kho-tin-nhung-la-su-that-7543/feed/ 0
Bị nấm miệng nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi? https://dizigone.vn/bi-nam-mieng-nen-kieng-an-gi-de-nhanh-khoi-7517/ https://dizigone.vn/bi-nam-mieng-nen-kieng-an-gi-de-nhanh-khoi-7517/#comments Thu, 10 Sep 2020 06:47:20 +0000 https://dizigone.vn/?p=7517 Nấm miệng do sự tấn công của loài nấm men Candida gây ra sự đau đớn và khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt. Hạn chế một số thực phẩm khi bị nhiễm nấm có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Bị nấm miệng kiêng ăn gì?

nam-mieng-kieng-an-gi nấm miệng kiêng ăn gì

I. 5 loại thực phẩm cần kiêng khi bị nấm miệng

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự cân bằng vi sinh trong cơ thể. Một chế độ ăn không phù hợp có thể làm mất sự cân bằng  này và dẫn đến nấm miệng hoặc làm nấm miệng nặng hơn. 

1. Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột

Đường chính là nguồn thức ăn ưa thích của loài nấm khuẩn Candida. Một phần tinh bột khi nhai cũng sẽ được enzym amylase trong nước bọt phân cắt thành đường. Vì vậy, ăn quá nhiều đồ ngọt/tinh bột sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho loại nấm men này phát triển mạnh mẽ hơn và gây bệnh trong khoang miệng. Đó là lý do những người bị bệnh đái tháo đường là đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm Candida cao.

Các loại thực phẩm bạn cần hạn chế thu nạp vào cơ thể là: đường, bánh kẹo, bánh nướng, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp,… Tuy nhiên, dù hạn chế nhưng vẫn không nên loại bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn, sẽ khiến cơ thể thiếu dưỡng chất.

benh-choc-lo-kieng-an-gi bệnh chốc lở kiêng ăn gì

Kẹo, bánh ngọt làm nghiêm trọng thêm nấm miệng

2. Hải sản

Các loại hải sản có nhiều khả năng gây dị ứng và làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Điều có thể các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do nấm Candida trở nên trầm trọng hơn.

Các loại hải sản nên tránh là: cá biển, tôm, cua, mực, bạch tuộc, sứa,…

3. Đồ ăn cay nóng

Thức ăn cay nóng làm tình trạng tổn thương, lở loét nghiêm trọng hơn như: gây sưng tấy, đau xót…Hơn nữa, chúng còn làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, gây suy giảm chức năng bài tiết độc tố của gan và thận, dẫn đến gia tăng các triệu chứng nhiễm nấm Candida. 

Các thức ăn cay nóng nên tránh là: ớt, tương ớt, hạt tiêu, mù tạt,…

4. Đồ ăn nhiều chất béo

Đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, đồ xào/chiên rán … là những loại thực phẩm giàu chất béo xấu. Các thực phẩm này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của nấm Candida và làm bệnh nặng hơn.

Đồ ăn chứa chất béo thúc đẩy sự phát triển của nấm

5. Chất kích thích

Chất kích thích gây hại có chứa trong nhiều sản phẩm phẩm: cà phê, nước có ga, rượu, bia… Các sản phẩm này có thể gây ra sự mất cân bằng vi sinh của cơ thể và làm nấm Candida sinh nhiều độc tố hơn.

>>> Xem bài viết: Chế độ ăn uống khi bị nấm miệng.

II. Khi bị nấm miệng nên ăn uống gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế và tránh xa khi bị nấm miệng, vẫn có những loại đồ ăn tốt cho tình trạng bệnh của cơ thể.

1. Sữa chua 

Thực tế, sữa chua không có tác dụng diệt nấm Candida, nhưng nó vẫn thường được dùng để trị nấm miệng. Điều này là do sữa chua được chứng minh là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào. Cung cấp nhiều sữa chua cho cơ thể giúp hệ vi sinh trong khoang miệng được thiết lập cân bằng. Từ đó, kìm hãm và giảm bớt sự phát triển của nấm và khả năng gây bệnh trên người.

Hơn nữa, người bệnh nấm miệng sẽ bị khó nuốt, đau xót niêm mạc miệng khi ăn, nhai. Do đó, sữa chua có thể chất mềm và thơm ngon rất phù hợp.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng nhiều loại sữa chua có chứa đường. Vì vậy, để bổ sung lợi khuẩn ngăn chặn nấm miệng, cần chọn sữa chua không đường. 

nam-mieng-benh-nhan-ung-thu nấm miệng bệnh nhân ung thư sữa chua

Sữa chua bổ sung nhiều lợi khuẩn, giúp cải thiện nấm miệng nhanh chóng hơn 

2. Nước chanh

Nước chanh có tính sát khuẩn nên có khả năng diệt được một số loại vi khuẩn và nấm. Chỉ với 1 thìa nước cốt chanh hòa vào nước ấm để súc miệng hoặc uống sẽ giúp cải thiện nấm miệng.

Tuy nhiên, không nên quá nôn nóng mà sử dụng nước chanh đậm đặc. Điều này chỉ khiến vết thương bị đau xót, thậm chí khó lành do acid mạnh trong nước chanh.

3. Bột nghệ kết hợp tiêu đen

Kết quả của những thử nghiệm quy mô nhỏ đã chứng minh bột nghệ kết hợp với tiêu đen có khả năng diệt Candida albican . 

Cách làm đơn giản: Trộn nửa thìa cà phê bột nghệ với 1 chút tiêu đen pha trong nước ấm. Hỗn dịch thu được dùng để uống và súc miệng giúp chữa nấm miệng.

4. Vitamin C 

Vitamin C có khả năng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Do đó, tăng khả năng chống lại sự phát triển của nấm Candida. Bổ sung vitamin C là biện pháp hữu hiệu với nấm miệng do hệ miễn dịch bị suy giảm.

Các thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung vào cơ thể: Ổi, cam, rau ngót, rau chùm ngây,…

>>> Xem bài viết: Mẹo chữa nấm miệng bằng phương pháp dân gian

III. Cần làm gì để nấm miệng nhanh khỏi? 

1. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm xử lý nấm miệng tác dụng nhanh 

chua-nam-mieng-tai-nha chữa nấm miệng tại nhà

Chế độ ăn phù hợp giúp hỗ trợ đẩy lùi nấm từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nấm Candida gây bệnh không thể bị tiêu diệt chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn. Để loại bỏ nấm nhanh chóng, cần áp dụng những giải pháp tác động trực tiếp đến tổ chức nấm. 

Có nhiều giải pháp xử lý nấm miệng. Trong đó, các dung dịch súc miệng thường là giải pháp đầu tay do không cần kê đơn, dễ áp dụng tại nhà, hiệu quả nhanh. Ngoài ra, súc miệng bằng dung dịch kháng nấm cũng ít gây tác dụng hơn việc dùng thuốc kháng nấm đường bôi/ ngậm hay uống.

Tuy nhiên, khoang miệng là nơi nhạy cảm; niêm mạc miệng mỏng manh và dễ bị kích ứng. Các dung dịch kháng khuẩn được có khả năng diệt nấm mạnh, dược chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng không nhiều. Dung dịch súc miệng phải đáp ứng được các yếu tố khắt khe dưới đây:

  • Có tác dụng mạnh, phổ kháng nấm bao gồm nấm men Candida.
  • Hiệu quả nhanh. Tránh gây hiện tượng phải ngậm nước súc miệng quá lâu ở người lớn hoặc quấy khóc khi đánh tưa lưỡi quá lâu ở trẻ em.
  • An toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, không gây đau xót, không kích ứng cho niêm mạc miệng – họng.
  • Không tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài
  • Màu trong suốt, dễ quan sát tiến triển các mảng nấm miệng
  • Đã được kiểm định về chất lượng, hiệu quả và cấp phép lưu hành

2. Dizigone – Dung dịch súc miệng diệt 100% nấm miệng chỉ trong vòng 30 giây 

dizigone 500ml

Để đáp ứng các tiêu chí trên, dung dịch kháng khuẩn Dizigone đã ra đời, mang đến giải pháp diệt nấm nhanh cho người bị nấm miệng. Nếu đang bị làm phiền bởi mảng nấm trắng và cảm giác nóng rát khoang miệng, Dizigone chính là lựa chọn dành cho bạn nhờ những ưu thế tuyệt vời:

  • Khả năng diệt nấm mạnh mẽ. Dizigone loại bỏ 100% nấm candida gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Hiệu quả đã được kiểm chứng tại trung tâm Quateset – Bộ Khoa học Công Nghệ.
  • Tác dụng nhanh chóng. Chỉ sau 2-3 ngày súc miệng với Dizigone, các triệu chứng bệnh đã giảm đáng kể; khoang miệng sạch sẽ và giảm mùi.
  • An toàn tuyệt đối. Dizigone tác dụng theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên; dùng được cho mọi đối tượng người bệnh, không gây tác dụng phụ.
  • Không gây xót, kích ứng niêm mạc miệng, kể cả vùng có tổn thương, trợt loét.

Hiệu quả của nước súc miệng Dizigone đã được kiểm chứng qua thực tế của hàng ngàn người sử dụng. Dizigone đánh bay mảng nấm trắng ở cả người lớn và trẻ em.

nấm miệng nam-mieng

nấm miệng nam mieng

nấm miệng nam mieng

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua dung dịch kháng khuẩn Dizigone qua Shopee: 

dizigone_mua hàng

Cách súc miệng với Dizigone loại bỏ tưa lưỡi

  • Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không pha loãng.
  • Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây.
  • Nhổ ra và không cần súc lại bằng nước. 

Cách rơ lưỡi bằng Dizigone cho trẻ nhỏ bị nấm miệng

  • Cha mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thao tác đánh tưa lưỡi. 
  • Đặt trẻ nằm ngửa thoải mái, kê đầu cao nhẹ
  • Dùng 1 miếng gạc (khăn xô)  mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ và nhúng  vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
  • Lau nhẹ nhàng mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa. Nếu 2 bên má, trên vòm miệng, môi cũng thấy nấm, dùng miếng gạc mới vệ sinh cả các vùng này.
Nếu tình trạng nấm miệng không được cải thiện sau khi dùng nước sát khuẩn thì nên đến ngay trung tâm y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng nấm hoặc phác đồ điều trị bổ sung phù hợp.

Bài viết mong rằng đã giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn phù hợp khi bị nấm miệng. Việc kết hợp với sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone, người bệnh có thể giúp đẩy lùi nấm miệng nhanh hơn, hiệu quả và an toàn hơn. Mọi thắc mắc về nấm miệng xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482. 

]]>
https://dizigone.vn/bi-nam-mieng-nen-kieng-an-gi-de-nhanh-khoi-7517/feed/ 6
Sự thật về thuốc trị nấm miệng Daktarin (Miconazol) https://dizigone.vn/su-that-ve-thuoc-nam-mieng-daktarin-7518/ https://dizigone.vn/su-that-ve-thuoc-nam-mieng-daktarin-7518/#respond Tue, 08 Sep 2020 09:08:57 +0000 https://dizigone.vn/?p=7518 Khi nói đến thuốc trị nấm miệng, Daktarin là một trong những cái tên đầu tiên được nhiều người nghĩ tới. Nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng đều chứng minh khả năng diệt nấm vô cùng hiệu quả của loại thuốc này. Để thuốc phát huy tác dụng tối ưu, việc hiểu về thuốc và cách sử dụng đúng là vô cùng quan trọng. Qua bài viết này, hãy cùng cập nhật những thông tin hữu ích để trị nấm miệng bằng Daktarin an toàn nhất.  

thuoc-nam-mieng-daktarin thuốc nấm miệng daktarin

I. Daktarin là thuốc gì? Thuốc dùng cho trường hợp nào? 

1. Dạng đóng gói và giá tiền

  • Dạng bào chế: dạng gel, màu trắng, vị cam.
  • Quy cách đóng gói: tuýp trắng 10g, tương đương 20mg hoạt chất kháng nấm
  • Giá tham khảo: 49.000vnđ/tuýp.

2. Thành phần dược chất và tá dược 

Thành phần chính cho tác dụng kháng nấm của Daktarin là Miconazole. Đây là một hoạt chất kháng nấm thuộc nhóm Imidazole.

Miconazole có hoạt tính kháng nấm khá mạnh, tiêu diệt được nấm Candida (nguyên nhân chính gây nấm miệng) và một số loài nấm da thông thường khác. Ngoài ra, Miconazole còn có hoạt tính kháng khuẩn, đã được chứng minh hiệu quả trên một số loài trực khuẩn gram dương và cầu khuẩn.

Cơ chế tác dụng của Miconazole là ức chế sinh tổng hợp ergosterol – thành phần cấu tạo nên màng tế bào nấm. Do sự thay đổi cấu trúc của lớp vỏ lipid này, tế bào nấm bị hoại tử và dần chết đi.

Ngoài Miconazole, trong thành phần gel Daktarin còn có các nhóm tác dược khác:

  • Cồn (hàm lượng 7.85mg/ 1g gel thuốc): dung môi hòa tan
  • Nước tinh khiết: dung môi hòa tan
  • Glycerol: dung môi hòa tan
  • Tinh bột khoai tây: tá dược độn
  • Polysorbate 20: chất diện hoạt
  • Natri saccharin: chất tạo vị ngọt
  • Hương ca cao: chất tạo vị ngọt
  • Hương cam: chất tạo hương thơm

3. Đối tượng sử dụng và cách dùng

Thuốc Daktarin được dùng cho trẻ trên 4 tháng tuổingười lớn trong các trường hợp: Nấm Candida ở miệng và hầu họng.

thuoc-nam-mieng-daktarin thuốc nấm miệng daktarin

Thuốc Daktarin chữa nấm miệng cho trẻ sơ sinh

3.1. Cách sử dụng thuốc trị nấm miệng Daktarin: 

  • Đối với trẻ sơ sinh từ 4 -24 tháng tuổi: Đong khoảng 1.25ml gel Daktarin (khoảng 1/4 thìa cà phê), thấm gel vào gạc rơ lưỡi hoặc ngón tay sạch để thoa lên vùng bị nấm. Thực hiện 4 lần/ngày sau bữa ăn. 
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Đong khoảng 2.5ml gel Daktarin (khoảng 1/2 thìa cà phê), thấm gel vào gạc rơ lưỡi hoặc ngón tay sạch để thoa lên vùng bị nấm. Thực hiện 4 lần/ngày sau bữa ăn.

3.2. Một số lưu ý khi dùng thuốc Daktarin trị nấm miệng 

  • Tránh thoa gel vào sâu trong cổ họng, nhất là với đối tượng sử dụng là em bé vì có thể gây nghẹt thở.
  • Không nuốt gel ngay và cố gắng giữ gel trong miệng càng lâu càng tốt sau khi bôi.
  • Việc điều trị nên được tiếp tục trong ít nhất một tuần sau khi các triệu chứng đã biến mất.
  • Nếu người bệnh sử dụng răng giả, nên tháo răng mỗi tối trước khi đi ngủ và chà rửa vệ sinh răng bằng gel Daktarin.
  • Trong trường hợp dùng quá liều, người bệnh có thể bị nôn mửa và tiêu chảy. Giải pháp cho các tình trạng này chỉ là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ vì chưa có thuốc giải đặc hiệu.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nấm miệng.

4. Thời hạn sử dụng và cách bảo quản 

  • Daktarin có thời hạn sử dụng 3 năm (kể từ ngày sản xuất)
  • Điều kiện bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30°C
  • Nếu thuốc có mùi vị bất thường, cần ngừng sử dụng vì thuốc đã bị biến chất trong quá trình bảo quản.

II. Thuốc Daktarin có an toàn không? 

1. Tính an toàn của Daktarin 

  • Daktarin không gây kích ứng tại chỗ, không gây độc khi dùng đơn liều hay lặp lại.
  • Daktarin không gây độc tính di truyền và không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

2. Những đối tượng chống chỉ định hoặc cần thận trọng khi dùng Daktarin 

Daktarin chống chỉ định cho các đối tượng bệnh nhân: 

  • Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi; hoặc trẻ trên 4 tháng tuổi mà có phản xạ nuốt chưa hoàn thiện.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chuyển hóa chính qua enzym CYP3A4:
    • Thuốc điều trị rối loạn lipid máu (gây ức chế enzym HMG-CoA reductase) như Simvastatin và Lovastatin.
    • Thuốc an thần, gây ngủ như Triazolam và Midazolam.
    • Thuốc có chứa hoạt chất Ergot Alkaloids
    • Các hoạt chất có tác dụng kéo dài khoảng QT như astemizole, cisapride, dofetilide, mizolastine, pimozide, quinidine, sertindole và terfenadine.

thuoc-nam-mieng-daktarin thuốc nấm miệng daktarin

Daktarin cần được dùng thận trọng cho các trường hợp:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 4 tháng đến 2 tuổi): Theo dõi tình trạng bé trong quá trình dùng thuốc để đảm bảo gel Daktarin không làm tắc cổ họng bé.
  • Phụ nữ mang thai: Chưa có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc cho đối tượng này. Vì vậy, nên tránh dùng Daktarin cho phụ nữ mang thai nếu có thể.
  • Phụ nữ cho con bú: Không rõ Daktarin có bài tiết qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến em bé bú mẹ hay không. Do đó, cần cẩn trọng kê đơn cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

3. Bốn tác dụng không mong muốn phổ biến nhất của Daktarin 

3.1. Gây nghẹt thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Do cấu trúc gel đặc, thuốc trị nấm miệng Daktarin có thể gây nghẹt thở cho em bé, đặc biệt trong độ tuổi từ 4 tháng đến 2 tuổi. Để tránh tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý khi dùng thuốc cho bé:

  • Không bôi gel vào sâu trong cổ họng của bé.
  • Trong mỗi lần dùng thuốc, nên chia lượng gel cần dùng thành nhiều phần nhỏ để bôi từ từ.
  • Quan sát bé cẩn thận để xem bé có dấu hiệu nghẹn hay không.
  • Không bôi gel vào núm vú của mẹ để trị nấm trong trường hợp mẹ vẫn còn trong thời gian cho con bú.

3.2. Gây rối loạn tiêu hóa 

Đây được coi là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc trị nấm miệng Daktarin. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến là:

  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Khó chịu ở miệng
  • Nôn mửa
  • Chảy máu

Theo các nghiên cứu lâm sàng, các tác dụng phụ này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Cụ thể, tỷ lệ buồn nôn và nôn ở trẻ em là 13.0%; tỷ lệ nôn trớ là 8.7%. Trong khi đó, tỷ lệ gặp biến chứng tiêu hóa ở người lớn là ít hơn: buồn nôn (4.5%), khó chịu ở miệng (3.4%), khô miệng (2.3%), nôn (1.1%).

thuoc-nam-mieng-daktarin thuốc nấm miệng daktarin

Daktarin có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn ở cả trẻ em và người lớn 

3.3. Gây tương tác bất lợi khi dùng cùng thuốc khác 

Miconazole – thành phần hoạt chất chính trong Daktarin làm ức chế sự chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa qua hệ thống enzym CYP3A4 và CYP2C9. Từ đó, Daktarin làm tăng và/hoặc kéo dài tác dụng của các thuốc bị ức chế, bao gồm cả các tác dụng phụ.

Một ví dụ điển hình của trường hợp này là việc sử dụng đồng thời thuốc chống đông máu wafarin và gel trị nấm Daktarin. Tương tác giữa hai thuốc làm tăng quá mức tác dụng chống đông máu của wafarin, gây hiện tượng chảy máu cam, nôn ra máu, đi tiểu ra máu…

Để ngăn ngừa các tương tác này, cần tránh dùng Daktarin trị nấm miệng khi đang dùng các thuốc chuyển hóa qua CYP3A4 và CYP2C9. Nếu vẫn dùng, cần giảm liều các thuốc đang sử dụng và theo dõi nông độ thuốc trong huyết tương để có điều chỉnh phù hợp.

3.4. Cẩn trọng nếu tổn thương lớn, dùng lâu ngày 

Thuốc kháng nấm nhóm imidazole thường có độc tính cao hơn nhóm triazole do tính chọn lọc trên enzym của tế bào nấm và người chưa cao. Enzyme 14-α- demethylase ở người tham gia tổng hợp cholesterol – nguồn gốc các hormone sinh dục. Khi thuốc hoạt động không chỉ ức chế enzym của vi khuẩn mà còn ức chế enzyme này của cơ thể. Từ đó, Daktarin sẽ ức chế tổng hợp các steroid của tuyến thượng thận gây ra các tác dụng phụ trên hệ sinh dục nếu sử dụng lâu ngày hoặc hấp thu thuốc quá nhiều. 

>>> Xem thêm: Chế độ ăn khi bị nấm miệng.

III. Giải pháp xử lý nấm miệng an toàn, hiệu quả bằng Dizigone

1. Giới thiệu về Dizigone 

Daktarin có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt nấm Candida, nhưng vẫn còn một số tác dụng phụ. Với trẻ dưới 4 tháng và các đối tượng đang dùng các thuốc như đã nêu ở mục 3.3, nấm miệng cần được xử lý theo cách khác. 

Một giải pháp hữu hiệu được áp dụng để đánh bay nấm miệng là sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên, không phải dung dịch sát khuẩn nào cũng có thể dùng được cho khoang miệng. Chúng chỉ được dùng để xử lý nấm miệng nếu đạt các tiêu chí khắt khe dưới đây:

Tiêu chỉ của một dung dịch sát khuẩn dùng cho khoang miệng

  • Tác dụng diệt nấm mạnh, phổ kháng nấm bao gồm Candida.
  • Hiệu quả nhanh, không cần tiếp xúc với khoang miệng quá lâu những vẫn đảm bảo tác dụng diệt nấm. 
  • Không gây đau xót, không kích ứng cho niêm mạc miệng – họng, không cần súc miệng lại với nước.
  • Không tác dụng phụ, không gây đề kháng, an toàn với cả trẻ nhỏ.
  • Màu trong suốt, dễ quan sát tiến triển các mảng tưa lưỡi.
  • Đã được kiểm định về chất lượng, hiệu quả và cấp phép lưu hành

Một trong số ít các dung dịch sát khuẩn đảm bảo được các tiêu chí trên là Dizigone. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn hiện đại EMWE từ Châu Âu.có thể tiêu diệt tận gốc các mảng nấm miệng. Công nghệ EMWE kháng khuẩn nhờ các chất và ion oxy hóa mạnh – tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên rất an toàn và không gây đề kháng. Sản phẩm hiện đã và đang được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để xử lý nấm miệng.

2. Cách súc miệng với Dizigone loại bỏ tưa lưỡi ở người lớn 

  • Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không pha loãng.
  • Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây.
  • Nhổ ra và không  cần súc lại bằng nước. 

nấm miệng nam-mieng

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng 

nấm miệng nam mieng

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng 

3. Cách xử lý tưa lưỡi với Dizigone ở trẻ nhỏ bị nấm miệng

  • Cha mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thao tác đánh tưa lưỡi. 
  • Đặt trẻ nằm ngửa thoải mái, kê đầu cao nhẹ
  • Dùng 1 miếng gạc (khăn xô)  mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ và nhúng  vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
  • Lau nhẹ nhàng mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa. Nếu 2 bên má, trên vòm miệng, môi cũng thấy nấm, dùng miếng gạc mới vệ sinh cả các vùng này.

nấm miệng nam mieng

Mẹ hài lòng khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng cho con

Nếu các triệu chứng của nấm miệng không được cải thiện.sau khi đã sử dụng nước sát khuẩn thì nên đến ngay trung tâm y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng nấm hoặc phác đồ điều trị bổ sung phù hợp.

Bài viết hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức về thuốc Daktarin và cách đẩy lùi nấm miệng tận gốc. Mọi thắc mắc về Dizigone xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

]]>
https://dizigone.vn/su-that-ve-thuoc-nam-mieng-daktarin-7518/feed/ 0
Làm gì khi bé bị tưa lưỡi nặng? https://dizigone.vn/lam-gi-khi-be-bi-tua-luoi-nang-7504/ https://dizigone.vn/lam-gi-khi-be-bi-tua-luoi-nang-7504/#respond Tue, 08 Sep 2020 08:37:26 +0000 https://dizigone.vn/?p=7504 Tưa lưỡi hay nấm lưỡi là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời hoặc chưa biết cách chăm sóc hợp lý sẽ dẫn tới bé bị tưa lưỡi nặng. Vậy phải làm gì để giải quyết triệt để tình trạng này, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Các dấu hiệu bé bị tưa lưỡi nặng

Bé bị tưa lưỡi sẽ xuất hiện:

  • Các tổn thương màu trắng kem/ trắng xám hơi gồ lên trên lưỡi, má trong. Đôi khi xuất hiện trên vòm miệng, lợi và amidan.
  • Niêm mạc mẩn/sưng đỏ, bỏng rát hoặc đau nhức có thể nghiêm trọng đến mức gây khó ăn hoặc khó nuốt.
  • Đôi khi có chợt máu nhẹ nếu tổn thương bị cọ xát hoặc xây xát
  • Khóe miệng đỏ, khô nứt; có thể mất vị giác.

Khi tưa lưỡi trở nặng và nghiêm trọng, những tổn thương có thể lan xuống sâu đến thực quản của bé. Hậu quả, bé nuốt đau/nuốt khó, nhai cũng đau, cảm giác như thức ăn bị mắc lại ở cổ. Điều này dẫn đến hiện tượng trẻ quấy khóc và không chịu bú và có thể sốt cao.
Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị ho hoặc tiêu chảy do nấm đã lan sang đường tiêu hóa và hô hấp.

Cha mẹ cần nhận biết mức độ bệnh tưa lưỡi của con

2. Các hậu quả nguy hiểm của tưa lưỡi.

Cha mẹ nếu không phát hiện sớm tình trạng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ thì bệnh có thể sẽ tiến triển nghiêm trọng. Khoang miệng liên thông với cả ống tiêu hóa và đường hô hấp. Vì vậy, nấm gây bệnh có khả năng xâm nhập vào các cơ quan khác của cơ thể, nhất là hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa.

  • Hệ tiêu hóa: Nấm tấn công xuống ruột làm rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng. Hậu quả là khiến trẻ kém hấp thu, tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn. Một số, trường hợp nấm có thể tới gan.
  • Hệ hô hấp: Nấm cũng có khả năng tới phổi gây ho, viêm phổi, viêm phế quản.

3. Các thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ

3.1. Các thuốc kháng sinh chống nấm

Nystatin

Thuốc chống nấm Nystatin có cấu trúc polyen, tác dụng tốt trên nấm Canida.

Cơ chế kháng nấm của thuốc thông qua gắn với sterol của màng tế bào nấm nhạy cảm và thay đổi tính thấm của chúng khiến kali và thành phần thiết yếu bị thoát ra ngoài. Từ đó, thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt nấm. 

Tuy nhiên, quá trình phân giải của Canida tạo ra chất Candium có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các biểu hiện hay gặp là: dị ứng, nổi mề đay, ban đỏ, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài.

Ba mẹ ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ cho trẻ nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc tác dụng phụ đáng ngờ.

Thống chống nấm Nystatin

Miconazol

Thuốc kháng nấm Miconazol thuộc nhóm imidazol tổng hợp, tác dụng tốt trên loài nấm Canida.

Cơ chế kháng nấm thông qua ức chế enzym tổng hợp ergosterol. Đây là thành phần quan trọng của màng tế bào nấm gây ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào nấm.

Thuốc kháng nấm imidazole thường có độc tính cao hơn nhóm triazole do tính chọn lọc trên enzym của tế bào nấm và người chưa cao. Thêm vào đó, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng  phụ như: đi ngoài, buồn nôn,…

Fluconazol

Fluconazol là thuốc kháng nấm triazole tổng hợp có tác dụng trên Canida.

Thuốc hoạt động bằng cách ức chế cyp P450 14 – α – demethylase. Từ đó ngăn chặn tổng hợp ergosterol là sterol chủ yếu ở màng tế bào nấm (chọn lọc hơn nhóm imidazol). Thuốc vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, muốn nôn, nôn, đi ngoài.

Fluconazol thường được chỉ định trên người bệnh không dung nạp các thuốc trị nấm thông thường khác hay khi các thuốc này không có tác dụng.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm. Vì vậy, các thuốc kháng sinh chống nấm để điều trị cho trẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ. Nếu muốn tự điều trị tại nhà, cha mẹ nên sử dụng dung dịch sát khuẩn để rơ lưỡi loại bỏ nấm cho bé mà không cần phải uống thuốc. 

3.2. Dung dịch sát khuẩn diệt nấm

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để diệt nấm khá tiện dụng và hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, hiện nay rất ít dung dịch sát khuẩn được khuyến cáo rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Do chúng ít đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí an toàn, hiệu quả khi dùng trên trẻ nhỏ. 

Tiêu chí

  • Tác dụng diệt nấm mạnh, giúp việc rơ lưỡi thực hiện trên trẻ trong thời gian ngắn nhưng vẫn hiệu quả.
  • Phổ tác dụng bao gồm loài nấm Canida.
  • Không gây đau xót, không gây kích ứng: Hạn chế hiện tượng trẻ quấy khóc, sợ hãi mỗi khi cha mẹ rơ lưỡi cho bé.
  • Màu trong suốt giúp dễ quan sát tiến triển các mảng nấm.
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, không tác ngoại ý.
  • Phải được kiểm chứng an toàn cả với trẻ sơ sinh.

Dung dịch sát khuẩn Dizigone là 1 trong số ít các dung dịch sát khuẩn sở hữu các tiêu chí khắt khe trên. Hơn nữa, Dizigone là sản phẩm áp dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ Châu Âu rất hiệu quả trong tiêu diệt nấm. Cơ chế diệt nấm của Dizigone thông qua các ion oxi hóa mạnh, khá giống cơ chế miễn dịch tự nhiên như: HClO, ClO, OH*,… nên rất an toàn. Do vậy, sản phẩm hiện đang được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia y tế.

Các bước rơ lưỡi với dung dịch sát khuẩn cho trẻ

Bước 1: Rửa tay

Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thao tác đánh tưa lưỡi. Điều này giúp ngăn ngừa đưa vi khuẩn và nấm xâm nhập vào miệng trẻ.

Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa

Việc tạo một tư thế thoải mái, an toàn nhất cho trẻ rất quan trọng. Điều này giúp trẻ không bị căng thẳng, sợ hãi cũng như để cha mẹ dễ dàng thực hiện thao tác. Tư thế tốt nhất nên đặt trẻ nằm ngửa, kê đầu hơi cao nhẹ lên đùi phụ huynh hoặc gối mỏng.

Bước 3: Đánh tưa lưỡi (rơ lưỡi)

  • Dùng 1 miếng gạc (khăn xô)  mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ 
  • Nhúng  ngón tay quấn băng gạc vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
  • Thực hiện lau:
    Nhẹ nhàng lau mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa. Nếu 2 bên má, trên vòm miệng, môi cũng thấy nấm, dùng miếng gạc mới vệ sinh cả các vùng này.

Niềm vui của khách hàng khi bé bị tưa lưỡi nặng đã khỏi hoàn toàn sau khi dùng Dizigone

4. Cha mẹ và bé cần làm gì để phòng tránh tưa lưỡi quay lại

Sau khi đẩy lùi được tưa lưỡi, bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm trở lại. Vì vậy, mẹ cần thực hiện tốt việc phòng tránh bệnh. Điều này chỉ đạt chỉ đạt hiệu quả cao tối đa khi áp dụng với cả mẹ và bé. 

Bé nên được cha mẹ thực hiện các biện pháp: 

  • Định kỳ rơ lưỡi cho trẻ với dung dịch sát khuẩn Dizigone. 
  • Sau khi bú mẹ, ăn dặm nên cho trẻ uống 1 chút nước tránh lắng đọng sữa, đồ ăn thừa trong miệng trẻ. 
  • Ngâm, rửa đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone để diệt bào tử nấm tiềm ẩn.
  • Chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để tăng cường sức đề kháng.
  • Không dùng kháng sinh phổ rộng, corticoid cho trẻ nếu không thực sự cần thiết. 

Mẹ cần thực hiện các biện pháp: 

  • Đảm bảo đầu vú được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú trực tiếp/ vắt sữa. 
  • Tránh hôn vào miệng bé. 
  • Người mẹ nhiễm nấm âm đạo khi mang thai, cần điều trị dứt điểm để không lây sang con. 

Bài viết cung cấp kiến thức giúp cha mẹ có biện pháp xử lý kịp thời khi bé bị tưa lưỡi nặng. Mọi thắc mắc về sản phẩm Dizigone xin liên hệ hotline 19009482

Tham khảo: Tưa miệng ở trẻ em

]]>
https://dizigone.vn/lam-gi-khi-be-bi-tua-luoi-nang-7504/feed/ 0
Mảng trắng trong miệng trẻ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tưa lưỡi https://dizigone.vn/mang-trang-trong-mieng-tre-dau-hieu-nguy-hiem-canh-bao-tua-luoi-7302/ https://dizigone.vn/mang-trang-trong-mieng-tre-dau-hieu-nguy-hiem-canh-bao-tua-luoi-7302/#respond Mon, 31 Aug 2020 07:14:40 +0000 https://dizigone.vn/?p=7302 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp nhất của bệnh tưa lưỡi (nấm miệng). Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là những mảng trắng trong miệng trẻ, trẻ quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn. Ngay khi phát hiện những triệu chứng này, cha mẹ nên tìm kiếm biện pháp xử lý kịp thời để bé khỏi bệnh nhanh chóng – an toàn. 

mang-trang-trong-mieng-tre mảng trắng trong miệng trẻ

I. Nguyên nhân xuất hiện các mảng trắng trong miệng trẻ 

Thông thường có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện các mảng trắng trong miệng của trẻ đó là: Tưa lưỡi (nấm miệng) hoặc cặn sữa. Cha mẹ thường dễ nhầm lẫn giữa 2 nguyên nhân.này nên có thể đưa ra xử trí chưa phù hợp với bé.

1. Cặn sữa

Cặn sữa là hiện tượng các mảng màu trắng đục giống như váng sữa đọng lại ở cuống lưỡi hoặc đầu lưỡi của trẻ. Các mảng này hình thành do lượng sữa dư bám lại trên lưỡi.sau khi trẻ bú mẹ mà không được vệ sinh đúng cách.

Các trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít gặp hiện tượng này hơn các bé có ăn bổ sung sữa công thức. Điều đó là do các loại sữa công thức thường đậm đặc và dễ lắng đọng hơn sữa mẹ. Những trẻ dùng sữa bình và nằm ngủ khi vẫn đang ngậm bình cũng có nguy cơ cao hơn.

2. Tưa lưỡi (nấm miệng/ tưa miệng)

Tưa lưỡi hay nấm miệng là hiện tượng loài nấm men Candida albicans phát triển mạnh trong khoang miệng. Chúng tạo thành các mảng trắng (đôi khi xám) trên mặt lưỡi, có thể lan sang 2 má, vòm họng và môi.

tua-mieng-nam-mieng tưa miệng nấm miệng

Trẻ bị tưa lưỡi do nhiều nguyên nhân:

  • Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng chưa đủ mạnh nên dễ dàng bị tấn công bởi nhiều tác nhân có hại như nấm. 
  • Dùng thuốc ở trẻ nhỏ cũng có thể dẫn đến tưa lưỡi. Một số trường hợp bé điều trị viêm họng,.viêm tai giữa bằng kháng sinh; hen phế quản bằng corticoid đường hít;….
  • Quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh cũng vô tình gây mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng do loại trừ cả những lợi khuẩn. Do đó, nấm có cơ hội phát triển và gây bệnh.
  • Corticoid gây ức chế miễn dịch cũng tạo điều kiện cho nấm có điều kiện phát triển.
  • Lắng đọng sữa, đồ ăn dặm do vệ sinh chưa đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây ra nấm miệng. Chúng sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng thuận lợi cho nấm phát triển. 
  • Lây nhiễm nấm từ mẹ khi đầu vú của mẹ bị nhiễm nấm. Mẹ bị viêm âm đạo do nấm Canida khi sinh con sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.

3. Cách phân biệt tưa lưỡi và cặn sữa khi có mảng trắng trong miệng trẻ

Cặn sữa có thể được loại bỏ rất dễ dàng. Chỉ cần tráng miệng cho bé bằng vài thìa nước, phần lớn mảng trắng sẽ bị rửa trôi đi. Với những cặn trắng bám dính chắc hơn, cha mẹ rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé bằng nước muối sinh lý 1-2 lần là sạch hẳn. Cặn sữa thường gặp nhiều ở các bé dùng sữa công thức do sữa bột thường đặc hơn sữa mẹ.

Trái lại, nấm miệng bám dính chặt hơn và cần nhiều thời gian để xử lý. Ngay cả khi rơ miệng nhiều lần, mảng trắng cũng khó biến mất. Việc cố cạy bỏ mạnh thậm chí có thể khiến bé bị chảy máu. Bé dễ kích động, cáu kỉnh, quấy khóc, thậm chí sợ bú do tưa lưỡi khiến bé đau đớn, nhất là khi nuốt.

mang-trang-trong-mieng-tre mảng trắng trong miệng trẻ

II. Các thuốc trị tưa lưỡi (nấm miệng) phổ biến hiện nay

1. Nystatin

Nystatin là thuốc kháng nấm polyen có tác dụng tốt trên nấm Canida.

Thuốc tưa lưỡi Nystatin kháng nấm bằng cách gắn với sterol của màng tế bào nấm nhạy cảm và thay đổi tính thấm của chúng khiến kali và thành phần thiết yếu bị thoát ra ngoài. Từ đó, thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt nấm. Nystatin ít tan trong nước nên có thể dùng để rơ lưỡi hiệu quả.

Tuy nhiên, chất candium tạo ra khi nấm Canida bị phân giải bởi Nystatin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các triệu chứng thường gặp khi dùng nystatin là: dị ứng, nổi mày đay, phát ban đỏ, rối loạn tiêu hoá.

Cha mẹ dừng sử dụng thuốc cho trẻ nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc tác dụng phụ đáng ngờ.

2. Daktarin 

Daktarin là thuốc trị nấm miệng dạng gel với thành phần hoạt chất chính là miconazol. Miconazol thuộc nhóm imidazol tổng hợp và đã có nhiều bằng chứng khoa học về khả năng diệt nấm Candida.

Miconazol hoạt động thông qua cơ chế ức chế enzym tổng hợp ergosterol – thành phần quan trọng của màng tế bào nấm. Từ đó, nó ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào nấm. 

Thuốc kháng nấm nhóm imidazol thường có độc tính cao hơn nhóm triazol do tính chọn lọc trên enzym của tế bào nấm và người chưa cao. Thêm vào đó, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng  phụ như: đi ngoài, buồn nôn, nôn…, dùng bôi ngoài có thể xảy ra phỏng rát.

III. Dizigone – Giải pháp xử lý tưa lưỡi (nấm miệng) hiệu quả, an toàn

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn ứng dụng công nghệ EMWE đến từ Châu Âu, đem lại giải pháp đột phá mới cho nấm miệng. Dizigone hoạt động thông qua các phân tử và ion có tính oxy hóa mạnh như HClO, HO-, ClO*; tương tự cơ chế bảo vệ tự nhiên của các tế bào miễn dịch. Nhờ đó, Dizigone đảm bảo an toàn tuyệt đối và không gây tác dụng phụ. 

Điểm ưu việt nhất của Dizigone là khả năng kháng nấm NHANH – MẠNH – HIỆU QUẢ. Thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ đã chứng minh Dizigone tiêu diệt 100% nấm Candida CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Nhờ đó, Dizigone giúp mảng trắng trong miệng trẻ bay sạch chỉ sau vài ngày rơ miệng. Bé khỏi đau rát khoang miệng, giảm quấy khoc, ăn uống và ngủ nghỉ ngoan hơn.

>>> Xem thêm bài viết: Con đã khỏi nấm miệng sau bao ngày mẹ trông mong 

IV. Ba bước loại bỏ tưa lưỡi (nấm miệng) cho bé tại nhà

Bước 1: Rửa tay

Cha mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thao tác đánh tưa lưỡi. Việc này giúp ngăn ngừa đưa vi khuẩn và nấm xâm nhập vào miệng trẻ.

Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa

Chuẩn bị một tư thế thoải mái, an toàn nhất cho trẻ rất quan trọng. Điều này giúp trẻ không bị căng thẳng, sợ hãi cũng như để cha mẹ dễ dàng thực hiện thao tác. Trẻ nên được đặt nằm ngửa, đầu gác nhẹ lên đùi phụ huynh hoặc gối mỏng.

Bước 3: Đánh tưa lưỡi (rơ lưỡi)

  • Dùng 1 miếng gạc (khăn xô) mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ 
  • Nhúng ngón tay quấn băng gạc vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
  • Thực hiện lau nhẹ nhàng lau mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa. Nếu 2 bên má, trên vòm miệng, môi cũng thấy nấm, dùng miếng gạc mới vệ sinh cả các vùng này.

tưa lưỡi

Đánh tưa lưỡi tại nhà cho bé

V. Một số lưu ý dành cho cha mẹ khi trẻ bị tưa lưỡi (nấm miệng)

  • Các thao tác đánh tưa lưỡi phải thực hiện nhẹ nhàng và nhanh chóng, tránh trẻ quấy khóc và sợ hãi.
  • Không thể đánh sạch hết các mảng trắng trong lần đầu tiên, cố gắng cạo sạch.hoàn toàn chúng có thể gây tổn thương cho trẻ dẫn tới nhiễm trùng. Dùng gạc/khăn xô chà xát quá mạnh cũng có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.
  • Thực hiện vệ sinh miệng cho trẻ sau khi bú, ăn dặm bằng cách:.cho trẻ uống 1 chút nước sau khi ăn, không để trẻ nằm ăn quá lâu.
  • Nấm miệng có thể lây nên cần vệ sinh đầu ti mẹ, núm bình sữa trước và sau khi cho trẻ bú.

Bài viết giúp cha mẹ trang bị kiến thức chăm sóc trẻ một cách an toàn và khoa học. Mọi thắc mắc mắc cần giải đáp về sản phẩm Dizigone, vui lòng liên hệ HOTLINE:19009482 hoặc 0964619482.

Tham khảo: Thuốc trị nấm miệng.

]]>
https://dizigone.vn/mang-trang-trong-mieng-tre-dau-hieu-nguy-hiem-canh-bao-tua-luoi-7302/feed/ 0