Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Mon, 21 Mar 2022 03:24:44 +0000 vi hourly 1 5 cách trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên đơn giản – hiệu quả tại nhà https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-bang-thien-nhien-14222/ https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-bang-thien-nhien-14222/#respond Wed, 16 Feb 2022 04:03:50 +0000 https://dizigone.vn/?p=14222 Nội tiết tố trong cơ thể biến đổi đột ngột là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện các nốt mụn nội tiết. Chúng không những gây đau đớn, khó chịu mà khiến bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp. Xu hướng hiện nay, mọi người thường tìm đến các nguyên liệu từ thiên nhiên vừa an toàn – hiệu quả để xử lý loại mụn khó ưa này. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ 5 cách trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên đơn giản – hiệu quả tại nhà mà bạn cần biết.

trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên tri-mun-noi-tiet-bang-thien-nhien

I. 5 cách trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên đơn giản tại nhà 

Mụn nội tiết xuất hiện do nhiều yếu tố đó là:

  • Nguyên nhân bên trong: căng thẳng, ăn uống thiếu chất, cơ địa,… dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố.
  • Nguyên nhân bên ngoài: vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập, cư trú ở trên da.

Do đó, quá trình điều trị mụn nội tiết cần kết hợp giải quyết cả 2 yếu tố cả trong và ngoài cơ thể. Dưới đây là 5 cách trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên đã được áp dụng từ lâu đời:

1. Trị mụn nội tiết bằng rau má

Rau má có tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Rau má chứa các hoạt chất thuộc nhóm saponin và triterpenoid có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Uống rau má mỗi ngày sẽ giúp đào thải độc tố trong cơ thể, từ đó giúp da khỏe mạnh, hỗ trợ việc hồi phục, ngăn ngừa sẹo xấu.

Cách sử dụng:

Nguyên liệu: 200g rau má, 1 thìa cafe mật ong, 200ml nước sôi để nguội.

Thực hiện:

  • Rau má đem rửa sạch bằng nước.
  • Xay nhuyễn rau má vừa rửa, kết hợp với mật ong. Trong lúc xay, cho từ từ nước vào.
  • Lọc qua rây để lấy nước, cho vào bình và bảo quản lạnh.
  • Nên sử dụng rau má mỗi ngày để cải thiện làn da mụn của bạn.

2. Trị mụn nội tiết bằng rau diếp cá

Quercitrin và isoquercitrin trong rau diếp cá có tác dụng đào thải nội độc tố trong cơ thể, kháng khuẩn, chống viêm tốt. Rau diếp cá rất phổ biến, dễ tìm nên đây là một trong những phương pháp trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên được nhiều chị em ưa dùng.

mun noi tiet trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên

Cách sử dụng:

Nguyên liệu: 300g rau diếp cá, 200ml nước sôi để nguội.

Thực hiện:

  • Rửa rau diếp cá bằng nước sạch.
  • Xay nhuyễn cùng với 200ml nước, lọc lấy nước, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bạn nên sử dụng 1 ly nước rau diếp cá mỗi ngày.

3. Trị mụn nội tiết bằng sắn dây

Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, thường dùng để điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó, nó cải thiện tình trạng mụn, giúp da mịn màng, sáng khỏe.

Cách sử dụng:

Nguyên liệu: 2 thìa cafe bột sắn dây, 200ml nước ấm.

Thực hiện:

  • Hòa tan bột sắn dây với lượng nước trên đến khi tan hết.
  • Sử dụng mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc trưa để đạt hiệu quả cao nhất.

4. Trị mụn nội tiết bằng nghệ

Nghệ có lẽ là một nguyên liệu quá phổ biến trong việc điều trị mụn, mụn thâm. Thành phần nổi tiếng trong nghệ là các hợp chất thuộc nhóm curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo thâm hiệu quả.

Cách sử dụng:

Nguyên liệu: 1-2 thìa cafe bột nghệ, 10ml nước sôi để nguội.

Thực hiện:

  • Trộn bột nghệ với nước đến khi thành một khối bột nhão.
  • Vệ sinh tay và mặt sạch sẽ.
  • Bôi hỗn hợp nghệ lên vùng da bị mụn, để nguyên trong vòng 1 giờ.
  • Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Tần suất: 1 lần/ngày vào buổi tối.

5. Trị mụn nội tiết bằng trà xanh

Theo y học cổ truyền, trà xanh có vị đắng nhẹ, tính mát có công dụng thanh nhiệt, giải khát, bớt mụn nhọt. Ngoài ra EGCG – thành phần nổi trội trong lá trà xanh có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả.

mun noi tiet mụn nội tiết

Cách sử dụng: 

Nguyên liệu: 1 nắm lá trà xanh, nước.

Thực hiện:

  • Rửa lá trà xanh bằng nước sạch.
  • Đun sôi nước, cho lá trà xanh vào.
  • Đợi một thời gian để các tinh chất trong lá chè chiết hết ra nước.
  • Sau đó, bạn sử dụng bông thấm nước trà xanh thoa lên vùng da bị mụn, để trong 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.

Ngoài ra, bạn có thể uống nước trà xanh mỗi ngày để chữa lành và ngăn ngừa mụn từ bên trong.

Lưu ý: Không nên uống trà vào buổi tối để tránh tình trạng mất ngủ.

II. Đánh giá ưu, nhược điểm khi trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên

1. Ưu điểm khi trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên 

  • Các nguyên liệu phổ biến, dễ tìm, giá rẻ.
  • Cách thực hiện tương đối đơn giản.
  • Các phương pháp trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên từ bên trong không những xử lý làn da mụn mà còn rất tốt cho sức khỏe.

2. Nhược điểm khi trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên 

  • Cần kiên trì sử dụng lâu dài mới thấy được tác dụng, chỉ hiệu quả với tình trạng mụn ở mức độ nhẹ.
  • Với những nguyên liệu dùng để bôi trực tiếp lên vết mụn: Cách thực hiện mất nhiều thời gian; trong quá trình chế biến không đảm bảo vô khuẩn, dễ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nặng thêm tình trạng mụn hiện tại; nguyên liệu không đảm bảo chất lượng.

Tóm lại, các phương pháp trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên được trình bày ở trên tương đối an toàn nhưng hiệu quả trong xử lý tình trạng mụn nội tiết nặng là chưa cao. Bạn cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác như: sử dụng thuốc đường tại chỗ hoặc toàn thân tùy theo mức độ bệnh, xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da mặt một cách khoa học,…

>>> Xem ngay: Bí quyết trị mụn nội tiết dứt điểm đơn giản – hiệu quả tại nhà

III. Lưu ý khi trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên tại nhà

1. Chăm sóc da đúng cách

Các bước vệ sinh da mặt:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Sử dụng nước hoặc dầu tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm (nếu có), kem chống nắng. Nếu không dùng các sản phẩm này, bạn vẫn nên tẩy trang để loại bỏ lớp bụi bẩn, nhũ hóa lớp dầu thừa trên da. Từ đó, sữa rửa mặt có thể thấm sâu và làm sạch tốt hơn.
  • Rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính với da mặt. Da mặt bị mụn nội tiết không nên sử dụng những sữa rửa mặt có pH quá thấp hoặc quá cao, có tính tẩy rửa mạnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để lựa chọn cho da mặt một sản phẩm rửa mặt ưng ý nhất.
  • Kết hợp làm sạch da mặt bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Dizigone sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes gây mụn tại các nang lông. Việc sử dụng Dizigone trước các bước chăm sóc da khác là lựa chọn thông minh để da mặt đảm bảo sạch triệt để, phát huy tối đa công dụng của các bước dưỡng da về sau.

Dizigone

Bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone

  • Sử dụng các sản phẩm trị mụn đặc hiệu: Serum, kem/ gel/ lotion trị mụn… Các sản phẩm này sẽ chứa các hoạt chất như: AHA, BHA, acid azelaic, retinol, benzoyl peroxide… Việc lựa chọn sản phẩm nào tùy thuộc tính chất da, tình trạng mụn và nhu cầu chăm sóc của từng người.
  • Dưỡng da để cung cấp độ ẩm cần thiết nhất, đẩy nhanh quá trình hồi phục làn da bị mụn. Đây là bước chăm sóc quan trọng và không thể bỏ qua trong mọi chu trình skincare.

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ

Chế độ ăn uống:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sữa chua, các loại hạt nguyên chất: hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân,….
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo từ động vật.
  • Hạn chế dùng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, hạn chế uống nước ngọt, nước có ga, rượu, bia,….

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Ngủ đủ giấc do ban đêm là khoảng thời gian vàng trong quá trình trao đổi chất, phục hồi và tái tạo làn da. Với người trưởng thành nên ngủ từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày, buổi trưa ngủ khoảng 30 phút, buổi tối nên đi ngủ trước 22 giờ.

mun noi tiet mụn nội tiết

  • Thường xuyên giặt giũ chăn ga, gối do khi ngủ da mặt bạn tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt này. Vì vậy việc giữ ga gối luôn sạch sẽ là điều cần thiết để tránh vi khuẩn từ đó xâm nhập tấn công da mặt.

3. Kết hợp sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)

Các phương pháp điều trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên chỉ có hiệu quả trong trường hợp nhẹ. Với những người bị mụn nội tiết nặng, mọc trên mặt với số lượng lớn, thì lúc này bạn cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu.

Một số loại thuốc trị mụn nội tiết đó là:

  • Thuốc bôi tại chỗ: pair, acid salicylic, benzoyl peroxide, erylik, acnotin,… Các thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Thuốc dùng toàn thân: giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó đánh bay các nốt mụn nội tiết. Các nhóm thuốc thường sử dụng là estrogen và progesterone tổng hợp để đưa vào cơ thể

Lưu ý: Thuốc điều trị mụn nội tiết phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn đọc không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ cho da mặt và sức khỏe chung.

Hi vọng mọi người đã bổ sung cho bản thân những cách trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên đơn giản – an toàn nhất. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các dược sĩ đại học hỗ trợ bạn.

]]>
https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-bang-thien-nhien-14222/feed/ 0
Trị mụn nội tiết bằng thuốc nam: Thực hư hiệu quả, an toàn và những điều cần lưu ý https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-bang-thuoc-nam-14226/ https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-bang-thuoc-nam-14226/#respond Tue, 15 Feb 2022 07:27:16 +0000 https://dizigone.vn/?p=14226 Mụn nội tiết luôn là “kẻ thù số 1” đối với làn da của tất cả mọi người. Nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị hợp lý, chúng sẽ để lại nhiều tổn thương kém thẩm mỹ trên gương mặt. Hiện nay, việc trị mụn nội tiết bằng thuốc nam được khá nhiều người áp dụng. Hãy cùng nhau tìm hiểu các bài thuốc nam trị mụn nội tiết qua bài viết dưới đây.

tri mun noi tiet bang thuoc nam

I. 5 bài thuốc nam trị mụn nội tiết thông dụng 

Hiểu một cách đơn giản rằng, thuốc nam có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Chúng được trồng trọt, thu hái và chế biến tại Việt Nam. Dưới đây là 5 bài thuốc nam trị mụn nội tiết phổ biến bạn có thể tham khảo.

1. Bài thuốc nam trị mụn nội tiết từ kim ngân hoa

Theo y học cổ truyền, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm nhiễm. Thành phần gồm có các flavonoid, tannin,… giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

kim ngan hoa tri mun noi tiet bang thuoc nam

Kim ngân hoa

3 bài thuốc nam phổ biến trị mụn nội tiết từ kim ngân hoa:

  • Bài thuốc số 1: 20g kim ngân hoa kết hợp với 20g cam thảo sắc lấy nước uống .
  • Bài thuốc số 2: 12g kim ngân hoa, 12g bồ công anh, 4g sinh cam thảo, 2g cúc hoa đem sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc số 3: 20g kim ngân hoa, 16g bồ công anh, 12g hoàng cầm, 12g liên kiều, 12g tạo giác thích, 8g bối mẫu, 6g trần bì, 4g cam thảo, cũng đem phơi khô sau đó sắc với nước uống hằng ngày.

2. Bài thuốc nam trị mụn nội tiết từ bồ công anh

Tương tự như kim ngân hoa, bồ công anh cũng có vị ngọt, tính hàn. Nó có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Bên cạnh đó, bồ công anh còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, E, K, B1, B2, B6, canxi, sắt, magie, phosphor, kali, mangan,… có lợi cho cơ thể. Các thành phần này giúp điều trị nhiều bệnh lý về da liễu, trong đó có mụn nội tiết.

bo cong anh mun noi tiet

Bồ công anh

2 bài thuốc nam trị mụn nội tiết từ bồ công anh:

  • Bài thuốc số 1: chỉ cần 20-63g bồ công anh sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc số 2: mỗi loại 12g (bồ công anh, liên kiều, vòi voi, hạ khô thảo, ké đầu ngựa); mỗi loại 10g (cỏ mần trầu, kinh giới, kim ngân hoa). Các dược liệu sau khi đã phơi khô, đem sắc lấy nước uống hằng ngày.

3. Bài thuốc nam trị mụn nội tiết từ liên kiều

Liên kiều là vị thuốc có vị đắng, tính hàn. Nó có các công dụng như thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng tán kết, giảm viêm nhiễm hiệu quả.

2 bài thuốc trị mụn nội tiết từ liên kiều:

  • Bài thuốc số 1: 12g mỗi loại (liên kiều, cúc hoa, bồ công anh) đem sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc số 2: 12g mỗi loại (liên kiều, chích thảo, sơn chi tử, phòng phong), đem sắc lấy nước uống hằng ngày.

4. Bài thuốc nam trị mụn nội tiết từ diệp hạ châu

Diệp hạ châu có vị ngọt đắng, tính bình, công dụng giải độc, tiêu viêm, sát trùng, lưu thông khí huyết, lợi tiểu. Sử dụng diệp hạ châu với mục đích thải độc gan, tăng cường chức năng gan; giúp điều trị mụn nhọt và cân bằng nội tiết.

diep ha chau mun noi tiet

Diệp hạ châu

Bài thuốc nam trị mụn nội tiết từ diệp hạ châu: 12g diệp hạ châu, 12g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

5. Bài thuốc nam trị mụn nội tiết từ cây chó đẻ răng cưa

Thành phần hóa học của cây chó đẻ răng cưa bao gồm: flavonoid, alkaloid, phyllanthin, tanin có tác dụng điều trị mụn nhọt. Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Nó có công dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn hiệu quả.

Bài thuốc trị mụn nội tiết từ cây chó đẻ răng cưa: cây chó đẻ răng cưa đem phơi khô, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

II. Đánh giá hiệu quả của phương pháp trị mụn nội tiết bằng thuốc nam

1. Ưu điểm

  • Thành phần là các thảo dược từ tự nhiên, tương đối an toàn, lành tính.
  • Các thảo dược đều có ở Việt Nam nên dễ dàng mua được.
  • Mỗi bài thuốc kết hợp bởi nhiều thảo dược khác nhau. Chúng tăng cường tác dụng của nhau, hiệu quả trong quá trình điều trị mụn từ bên trong.

2. Nhược điểm

  • Phải có khả năng nhận biết, tìm mua được dược liệu chất lượng, tránh mua phải dược liệu giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Dược liệu đã chế biến chỉ nên sử dụng trong ngày. Một khi để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn vào nước sắc, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị mụn nội tiết.
  • Một bài thuốc thường kết hợp với quá nhiều dược liệu. Khi xảy ra phản ứng không mong muốn nào đó sẽ khó tìm được nguyên nhân.
  • Công đoạn chuẩn bị mất nhiều thời gian, sử dụng không được lâu dài.

Tóm lại, sử dụng thuốc nam để điều trị mụn nội tiết là một trong những phương pháp hiệu quả đối với những nốt mụn nội tiết mới xuất hiện, ở giai đoạn nhẹ. Trong những trường hợp mụn sưng to, chứa nhiều mủ, mụn xuất hiện nhiều thì phương pháp điều trị bằng đông y này chỉ mang tính bổ trợ. Lúc này, người bệnh đi khám da liễu để được đánh giá tình trạng mụn và tư vấn điều trị bằng các phương pháp tây y phù hợp nhất.

III. Lưu ý khi điều trị mụn nội tiết bằng thuốc nam

1. Xác định rõ nguồn gốc và chất lượng thuốc 

Hiện nay, việc làm giả hoặc trộn lẫn các loại dược liệu giả xảy ra rất phổ biến. Thực trạng có rất nhiều nơi làm giảm nồng độ hoạt chất, giảm hiệu quả điều trị. Nhiều trường hợp nguy hiểm hơn sẽ gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy khi tìm mua các nguồn nguyên liệu trên cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.

Thông thường, người không có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về y học cổ truyền sẽ rất khó phát hiện được dược liệu giả. Vì thế, bạn nên tìm mua thuốc nam tại các cơ sở uy tín. Nếu được, bạn nên nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc. Tốt nhất nên mua tại cơ sở trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng GACP.

mun noi tiet mụn nội tiết

Khi sử dụng các bài thuốc nam, cần quan tâm đến cơ địa và đáp ứng của người bệnh. Có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn nhất định như: dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,…. Lúc này bạn cần ngừng sử dụng bài thuốc nam , đi khám bác sĩ để được hỗ trợ xử lý các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Do các bài thuốc nam sử dụng rất nhiều loại dược liệu khác nhau, nên khi gặp tác dụng phụ bạn khó có thể biết được nguyên nhân thực sự do vị thảo dược nào gây nên. Vì vậy bạn nên lưu ý về sau không nên sử dụng tất cả các loại thảo dược có trong bài thuốc nam đó.

2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi dùng thuốc nam

Bên cạnh việc sử dụng thuốc nam để điều trị mụn nội tiết, bạn cần xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ.

Chế độ ăn uống:

  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ và trái cây để cung cấp một lượng thiết yếu vitamin, khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Hạn chế ăn rau muống, đồ nếp vì chúng có thể làm gia tăng tình trạng mưng mủ, nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.
  • Sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt như: hạnh nhân, óc chó, hạt điều chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm tình trạng dầu nhờn ở da.
  • Ưu tiên sử dụng dầu có nguồn gốc từ thực vật (dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu vừng) thay cho dầu ăn có nguồn gốc từ động vật.
  • Uống nước lọc thay vì các loại nước ngọt, nước có ga, rượu, bia.

Chế độ sinh hoạt:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày bằng các sản phẩm chăm sóc phù hợp với từng loại da. Tham khảo thêm sự tư vấn của các bác sĩ da liễu.
  • Từ bỏ thói quen chạm tay lên mặt khiến cho vi khuẩn tiếp cận da mặt một cách dễ dàng.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, màn.
  • Đi ngủ đúng giờ, tốt nhất là trước 22 giờ, không thức quá khuya. Ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.

>>> Xem ngay: Quy trình chăm sóc da mụn đúng cách – đơn giản – hiệu quả tại nhà

Trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về các phương pháp trị mụn nội tiết bằng thuốc nam. Hy vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức cần thiết. Nếu còn bất cứ vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 9482. Chúng tôi, với đội ngũ chuyên gia Dizigone sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

]]>
https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-bang-thuoc-nam-14226/feed/ 0
8 thực phẩm trị mụn nội tiết giúp bạn lấy lại làn da khỏe đẹp https://dizigone.vn/thuc-pham-tri-mun-noi-tiet-14224/ https://dizigone.vn/thuc-pham-tri-mun-noi-tiet-14224/#respond Fri, 11 Feb 2022 10:30:15 +0000 https://dizigone.vn/?p=14224 Mụn nội tiết xuất hiện chủ yếu do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Mụn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở nữ giới. Song song với quá trình điều trị bằng thuốc, các sản phẩm chăm sóc da thì việc bổ sung nguồn dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp đẩy lùi nhanh mụn nội tiết. Cùng theo dõi 8 thực phẩm trị mụn nội tiết giúp bạn lấy lại làn da khỏe đẹp dưới đây.

mun noi tiet mụn nội tiết

I. Nguyên tắc khi lựa chọn các thực phẩm trị mụn nội tiết

  • Xây dựng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. Bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu chất béo omega-3, có tác dụng giảm viêm, giúp điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá một cách hiệu quả và tự nhiên nhất.
  • Kiểm soát tốt đường huyết trong máu. Do khi ăn quá nhiều đồ ngọt, cơ thể sẽ kích thích sản sinh hormon insulin và các yếu tố tăng trưởng khác như IGF-1. Sự gia tăng đột ngột lượng hormon này làm tăng quá trình sừng hóa và sản xuất bã nhờn dư thừa, dẫn tới trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
  • Cắt bỏ sữa và whey protein. Đây cũng là các sản phẩm thúc đẩy quá trình sản sinh insulin và IGF-1, nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện mụn nội tiết.

II. 8 thực phẩm trị mụn nội tiết nên bổ sung hàng ngày

1. Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết nhất cho cơ thể. Vì vậy việc bổ sung rau xanh mỗi ngày tốt cho sức khỏe mọi người, kể cả những ai bị mụn nội tiết. Một số loại rau xanh chứa nhiều vitamin đó là: bông cải xanh, cải xanh, cải thìa, rau mầm, ….

2. Trái cây

Cùng với rau xanh thì trái cây là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trái cây chứa ít calo, là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin C – có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, giúp bảo vệ, chữa lành, tái tạo làn da bị mụn nội tiết. Bạn nên bổ sung các loại trái cây mỗi ngày: bưởi, cam, quýt, táo, nho, đào,….

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt đó là: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều,… chứa lượng chất xơ rất cao giúp làm giảm tình trạng dầu nhờn ở da. Chúng còn chứa một lượng lớn vitamin E giúp giải quyết hiệu quả tình trạng da mụn nội tiết.

4. Nguồn chất béo lành mạnh

Gồm có dầu ô liu, dầu dừa, dầu hướng dương,… không những tốt cho sức khỏe mà còn thúc đẩy nhanh quá trình điều trị mụn nội tiết. Vì vậy, bạn nên sử dụng các dầu thực vật thay cho dầu động vật.

5. Sữa chua

Trong sữa chua có chứa một lượng lớn enzyme có lợi cho đường ruột. Việc bổ sung sữa chua mỗi ngày sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp đào tạo độc tố trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa tác nhân gây mụn từ bên trong.

mun noi tiet mụn nội tiết

6. Nguồn protein chất lượng

Cá hồi, hải sản, đậu phụ, trứng,… giúp bổ sung một lượng lớn protein cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ tốt cho quá trình trị mụn nội tiết.

7. Nước uống không đường

Nên sử dụng nước lọc, nước uống không có ga thay thế đồ uống ngọt, nhiều ga hiện nay.

Nên uống nước trà xanh – thành phần có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả, giảm đáng kể tình trạng mụn nội tiết từ trung bình đến nặng. Lưu ý, không nên uống vào buổi tối do trà xanh có thể gây mất ngủ.

Có thể bổ sung nước chanh không đường mỗi ngày. Do trong chanh chứa acid citric có khả năng chống oxy hóa, giúp cải thiện các vấn đề về mụn gây ra. Lưu ý: không uống nước chanh vào lúc đói vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

8. Các gia vị cho món ăn

Các loại gia vị: nghệ, gừng, hạt tiêu đen, tỏi, quế,… có khả năng chống viêm tương đối hiệu quả. Bạn có thể bổ sung trong các món ăn của gia đình. Tuy nhiên, các loại dược liệu này có tính nóng nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, không cải thiện được tình trạng mụn của bạn.

>>>Xem ngay: Mụn nội tiết: 6 điều bạn cần biết để xử lý nhanh chóng – hiệu quả

III. 6 thực phẩm cần tránh khi bị mụn nội tiết

1. Rau muống

Rau muống kích thích sản sinh collagen một cách quá nhanh dẫn đến việc xuất hiện sẹo lồi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy, các chuyên gia da liễu khuyên rằng người bị mụn nội tiết nên hạn chế ăn rau muống.

2. Đồ nếp

Đồ nếp như xôi sẽ làm tăng nguy cơ mưng mủ, khiến các nốt mụn nội tiết có thể nặng thêm dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

cham soc da mun viem chăm sóc da mụn viêm

Da bị viêm nặng hơn khi ăn đồ nếp

3. Đồ ăn nhanh

Người bị mụn nội tiết cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, pizza, bánh mỳ, gà rán,…. Do chúng chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, phụ gia không tốt cho sức khỏe, gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn nặng hơn.

4. Đồ chứa nhiều đường

Elastin và collagen là các protein cần thiết trong quá trình tái tạo và duy trì độ đàn hồi của làn da. Khi ăn quá nhiều đường, sẽ làm đứt gãy các protein này, ngăn cản quá trình hồi phục của tổn thương do mụn nội tiết gây ra.

5. Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng sẽ làm tăng lượng nhiệt trong cơ thể, kích ứng da, các nốt mụn có thể đỏ lên, gia tăng tình trạng viêm nhiễm.

6. Các loại chất béo từ động vật

Dầu mỡ, nội tạng từ động vật chứa một lượng lớn acid béo bão hòa. Lượng acid béo này quá lớn sẽ gây sức ép đối với các tuyến hoạt động dưới da. Gây ức chế khả năng bài tiết của da, làm da dễ nổi mụn hơn.

IV. Điều chỉnh lối sống giúp xử lý mụn nội tiết hiệu quả

1. Tránh hút thuốc 

Thành phần nicotin có trong thuốc lá không tốt cho sức khỏe của mọi người. Nó không những gây ra các nốt mụn nội tiết mà còn kèm theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: ung thư phổi, các bệnh lý về tim mạch. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc vừa giúp giảm các triệu chứng mụn gây ra đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Tránh rượu bia, chất kích thích 

Rượu bia, đồ uống có cồn hay các chất kích thích làm tăng mạnh nồng độ estradiol là hormone sinh dục nữ. Chính điều này làm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến lỗ chân lông bị bít tắc, hậu quả là mụn xuất hiện.

3. Tránh stress, căng thẳng 

Căng thẳng, stress là “kẻ thù” đối với làn da của bạn:

Căng thẳng gây ảnh hưởng đến da thông qua trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận. Chúng sản xuất ra một loạt các hormone gây căng thẳng như: corticotropin, glucocorticoid, epinephrine.

mun noi tiet mụn nội tiết

Ngoài ra, căng thẳng còn làm chậm quá trình tiêu hóa, làm phát triển quá mức các vi khuẩn không tốt. Điều này làm mất cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột. Dẫn đến niêm mạc ruột tăng tính thấm, nguy cơ cao dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gián tiếp gây ra tình trạng nổi mụn ở da.

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc và đúng giờ vừa tốt cho làn da vừa nâng cao sức khỏe của bản thân. Ban đêm là thời điểm tốt nhất để da tiến hành quá trình trao đổi chất. Lúc này các mạch máu trên da giãn ra, đưa đầy đủ lượng oxy cần thiết cung cấp cho da, giúp da tự phục hồi, ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa. Giấc ngủ ngon sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các tế bào da hoạt động, khiến da trở nên tươi sáng, mịn màng hơn. Một người trưởng thành cần ngủ từ 6-8 giờ/ngày, giấc ngủ trưa khoảng 15-30 phút, tối nên đi ngủ trước 22 giờ.

5. Chăm sóc da mặt hàng ngày

Hằng ngày, da bạn phải tiếp xúc với nhiều khói bụi bên ngoài. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và làm xuất hiện mụn.

Để xác định mình thuộc loại da nào, bạn có thể áp dụng cách làm sau đây:

Bước 1: rửa thật sạch mặt

Bước 2: để da ở trạng thái tự nhiên trong 2 giờ

Bước 3: xác định loại da

  • Da thường: khi bạn cảm nhận da mềm mại, không bong tróc, khô hay nhiều dầu.
  • Da dầu: bóng toàn bộ mặt, đổ dầu nhiều.
  • Da khô: da bị khô căng, khó chịu do thiếu độ ẩm.
  • Da hỗn hợp: vùng chữ T có dầu, các vùng khác khô hoặc bình thường.

Với mỗi làn da khác nhau mà bạn cần lựa chọn các sản phẩm chăm sóc phù hợp. Các bước chăm sóc da cơ bản như sau:

  • Làm sạch da mặt: Tẩy trang kỹ càng, dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
  • Sử dụng các kem/ gel đặc trị mụn tùy thuộc tính chất da và loại mụn cần loại bỏ.
  • Cấp ẩm và dưỡng ẩm da đầy đủ.

>>>Xem ngay: Quy trình chăm sóc da mụn đúng cách – đơn giản – hiệu quả tại nhà

Lưu ý: hạn chế thói quen đưa tay lên mặt để làm giảm tình trạng mụn xuất hiện nhiều hơn, những nốt mụn trở nên nặng hơn.

Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn đọc những điều cần biết về các thực phẩm trị mụn nội tiết. Cần chăm sóc cơ thể từ bên trong để đẩy lùi tận gốc loại mụn khó chịu này. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề nào, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia da lieu giải đáp cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/thuc-pham-tri-mun-noi-tiet-14224/feed/ 0
Mụn nội tiết nên uống gì để cải thiện nhanh chóng? https://dizigone.vn/mun-noi-tiet-nen-uong-gi-14220/ https://dizigone.vn/mun-noi-tiet-nen-uong-gi-14220/#respond Thu, 10 Feb 2022 03:06:02 +0000 https://dizigone.vn/?p=14220 Mụn nội tiết xuất hiện do nhiều nguyên nhân: rối loạn hormone, vi khuẩn, di truyền, stress. Bên cạnh các phương pháp điều trị bên ngoài, mọi người cần phải điều trị cả từ bên trong cơ thể để giúp loại bỏ tối đa nguyên nhân gây ra mụn nội tiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải mã câu hỏi “mụn nội tiết nên uống gì để cải thiện nhanh chóng?”

mun noi tiet mụn nội tiết

I. 3 thuốc uống điều trị mụn nội tiết

Khi xuất hiện mụn nội tiết, bạn cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố. Dựa vào mức độ bị mụn, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc hoặc không dùng thuốc cho bạn. Sử dụng thuốc đường toàn thân giúp điều trị mụn nội tiết từ bên trong. Vậy mụn nội tiết nên uống gì? Cùng theo dõi một số loại thuốc uống trị mụn nội tiết dưới đây:

1. Thuốc Diane-35

Xuất xứ: Đức

Thành phần hoạt chất chính: gồm có Ethinylestradiol (0,035 mg) và Cyproteron acetat (2 mg), trong đó:

  • Ethinylestradiol có tác dụng điều chỉnh sự tổng hợp của globulin gắn kết với hormone giới tính trong huyết tương (SHBG), từ đó làm tăng tác dụng kháng gonadotropin.
  • Cyproteron acetat là chất đối vận cạnh tranh với thụ thể androgen, ức chế sự tổng hợp androgen tại tế bào đích, dẫn đến làm giảm nồng độ androgen trong máu.

Do đó, Diane-35 dùng để điều trị mụn trứng các mức độ vừa đến nặng do nhạy cảm với androgen.

Liều dùng: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Để điều trị mụn nội tiết gây ra, bạn có thể dùng 1 viên Diane-35 /ngày.

Lưu ý:

  • Những tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc đó là: buồn nôn, đau bụng, thay đổi cân nặng, đau đầu. Các tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp đó là: đau ngực, khó thở, phù hoặc đau chân, yếu bất thường, ngất xỉu, thay đổi giọng nói, vàng da hoặc mắt, ho ra máu, khối u ở vú, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
  • Bạn nên báo cáo các thuốc đang sử dụng với bác sĩ trước khi điều trị bằng Diane-35.

Giá tham khảo: 150.000 – 160.000 VNĐ/hộp 21 viên.

2. Thuốc Aldactone

Xuất xứ: Thái Lan

Thành phần hoạt chất chính: Spironolactone – chất đối kháng cạnh tranh với aldosterone, giúp làm giảm nồng độ hormone androgen trong cơ thể. Từ đó, kiểm soát mụn nội tiết ở cả nam và nữ.

Liều dùng: tùy thuộc vào tình trạng mụn của người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra các mức liều khác nhau từ 25-200mg/ngày.

Lưu ý:

  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Aldactone.
  • Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như: kinh nguyệt không đều, đau vú, hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, khát nước, khô miệng, tăng nồng độ kali máu.
  • Bệnh nhân suy thận, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú không nên sử dụng.

Giá tham khảo: khoảng 300.000 VNĐ/hộp 100 viên.

3. Thuốc trị mụn Imanok

Xuất xứ: Việt Nam

thuoc tri mun noi tiet Imanok thuốc trị mụn nội tiết Imanok

Thành phần hoạt chất chính: là Isotretinoin thuộc nhóm retinol có tác dụng giảm kích thước và ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, từ đó làm giảm sự bài tiết chất nhờn, hiệu quả trong quá trình điều trị mụn nội tiết.

Liều dùng: liều khởi đầu ở mức 0,5-1 mg/kg mỗi ngày chia làm 2 lần dùng trong 15 đến 20 tuần. Liều tối đa là 2 mg/kg mỗi ngày trong trường hợp mụn trứng cá rất nặng hoặc bệnh khởi đầu ở ngực hoặc lưng.

Thuốc nên uống trong bữa ăn, không được nhai viên thuốc.

Lưu ý:

  • Các tác dụng phụ của thuốc là: ảo giác, tê tay chân, mờ mắt, đau đầu, động kinh, đau dạ dày, chán ăn, vàng da, rối loạn tiêu hóa, khô môi, ngứa, phát ban, đau khớp,….
  • Không sử dụng thuốc cho các đối tượng sau: bệnh nhân suy gan, suy thận, ngộ độc vitamin A, người tăng lipid máu, phụ nữ có thai và cho con bú.Kh
  • Không kết hợp thuốc với tetracyclin.
  • Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.
  • Thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc cần che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng mỗi ngày.

Giá tham khảo: 150.000 VNĐ/hộp 20 viên.

II. 3 thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mụn nội tiết 

1. Viên uống bổ sung L-lysine kích thích sản sinh collagen Now L-lysine 

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần hoạt chất chính: chứa L-lysine là một acid amin thiết yếu nhưng cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung từ bên ngoài vào. Việc tăng đột biến nồng độ hormone Androgen bao gồm Dihydrotestosterone (DHT) và testosterone kéo theo sự tăng sinh tế bào. Vì vậy, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dầu thừa tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng mụn xuất hiện. Loại acid amin này có tác dụng ngăn cản sự phát triển của DHT, từ đó làm giảm sự gia tăng của hormone androgen, giúp cân bằng nội tiết và giảm mụn hiệu quả.

Liều dùng: Uống 1 viên, ngày 1-2 lần, chỉ sử dụng cho người lớn trong lúc bụng đói.

Lưu ý: 

  • Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị mụn nội tiết.
  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em.

Giá tham khảo: 330.000 VNĐ/lọ 100 viên.

2. Viên uống bổ sung kẽm trị mụn Zinc for Acne Puritan’s Pride

Xuất xứ: Mỹ

Zinc for Acne Puritan’S Pride

Thành phần hoạt chất chính: chứa Zinc giúp làm lành vết thương, giảm tiết lượng bã nhờn, kìm hãm quá trình sừng hóa nang lông. Đồng thời, sản phẩm chứa các vitamin A, C, E, B6 có tác dụng chống lại tế bào gốc tự do có hại cho cơ thể, tăng trưởng các tế bào mới.

Liều dùng: Sử dụng ngày 2 lần sau ăn trưa và ăn tối, 1 viên/lần.

Lưu ý:

  • Không dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị mụn nội tiết.

Giá tham khảo: 450 000 VNĐ/lọ 100 viên.

3. Viên uống Hoa Thiên

Xuất xứ: Viên uống Hoa Thiên xuất xứ tại Việt Nam

Thành phần hoạt chất chính:

  • Vitamin A, E: có tác dụng chống lão hóa, làm mềm da.
  • Isoflavon: điều hòa sự rối loạn hormone sinh dục nữ estrogen, ngăn ngừa mụn nội tiết.
  • L-lysine, dầu gấc có tác dụng chống các gốc tự do, chống lão hóa, tăng tái tạo da, làm đẹp da.
  • Collagen giúp căng da, giảm nếp nhăn.
  • Lô hội giúp dưỡng ẩm, chống tình trạng khô da.
  • Các dược liệu: ngưu tất, quy râu, thục địa, ích mẫu tăng lưu thông khí huyết, tăng lượng máu đến nuôi dưỡng da giúp da luôn hồng hào, rạng ngời.

Liều dùng: mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên, sau ăn sáng và ăn trưa 30 phút.

Lưu ý:

  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
  • Tạm dừng sử dụng trong những ngày có kinh nguyệt.
  • Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị mụn nội tiết.

Giá tham khảo: 180 000VNĐ/lọ 30 viên nang

III. 3 thức uống từ thiên nhiên giúp cải thiện mụn nội tiết hiệu quả

1. Rau má

Rau má chứa lượng lớn Saponin và triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, đồng thời nó còn hỗ trợ trong quá trình hồi phục da, ngăn ngừa sẹo xấu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g rau má rửa sạch, có thể ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Vớt rau má ra xay nhuyễn cùng với 1 thìa cafe mật ong, cho 200ml vào xay cùng.
  • Lọc lấy nước uống, nên sử dụng đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Bột sắn dây

Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 thìa cafe bột sắn dây pha cùng với 200ml nước ấm, khuấy đều cho bột sẵn tan hết.
  • Bạn nên uống vào buổi sáng hoặc trưa để phát huy tối đa tác dụng của sắn dây.

3. Trà xanh

mun noi tiet mụn nội tiết

Trong trà xanh có chứa nhóm hợp chất catechin: GC, EGC, ECG, EGCG có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình mau lành các vết mụn.

Cách thực hiện:

  • Lá trà đem rửa sạch, sau đó pha cùng với nước sôi.
  • Đợi một thời gian để cho các tinh chất trong trà xanh chiết hết ra nước, sau đó bạn có thể sử dụng hằng ngày.

Lưu ý : không nên uống trà vào buổi tối do nó có chứa cafein, dễ gây mất ngủ.

IV. Lưu ý khi điều trị mụn nội tiết 

1. Tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc

Đối với những người cần phải sử dụng thuốc điều trị mụn nội tiết cần chú ý:

  • Tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc, thay thế thuốc, thay đổi liều dùng của thuốc.
  • Khi gặp bất cứ phản ứng phụ nào cần ngừng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

2. Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý 

Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học không những tốt cho sức khỏe, đẩy lùi được nhiều loại bệnh mà còn thúc đẩy nhanh quá trình lành thương do mụn nội nội tiết. Trước khi đi tìm câu trả lời cho “mụn nội tiết nên uống gì? “, bạn nên:

  • Bổ sung đầy đủ rau xanh, các loại đậu, hoa quả để cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế ăn rau muống, xôi, thịt gà trong quá trình bị mụn nội tiết do nguy cơ làm mưng mủ vết thương, để lại sẹo xấu.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không uống nước ngọt, bia, rượu.
  • Không ăn đồ chiên rán, cay nóng, thức ăn nhanh.

Bên cạnh đó, bạn nên giặt giũ chăn, màn, ga, gối thường xuyên để giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện mụn.

3. Chăm sóc da đúng cách 

Tẩy trang là bước không thể thiếu trong chăm sóc da mặt

Làn da của bạn cần được chăm sóc mỗi ngày để làm sạch bụi bẩn, dầu thừa, cung cấp dưỡng chất cần thiết, giúp da luôn mịn màng, rạng rỡ. Dưới đây là các bước chăm sóc da cơ bản mà bạn cần biết:

  • Bước 1: cần rửa tay sạch bằng xà phòng.
  • Bước 2: tẩy trang da mặt bằng nước hoặc dầu tẩy trang thích hợp. Lưu ý: các bạn không trang điểm cũng cần tẩy trang trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
  • Bước 3: rửa sạch lại mặt bằng các sản phẩm phù hợp cho từng làn da.
  • Bước 4: cân bằng lại độ ẩm cho da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm.

Mọi người nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

>>>Xem ngay: Mụn nội tiết: 6 điều bạn cần biết để xử lý nhanh chóng – hiệu quả

4. Những điều cần tránh

  • Không được chạm tay lên mặt, ngăn chặn nguy cơ đưa vi khuẩn tiếp xúc nhanh hơn với da mặt.
  • Không thức khuya, cản trở quá trình trao đổi chất của làn da, khiến da thiếu sức sống, gia tăng các vấn đề về mụn.
  • Tránh căng thẳng kéo dài ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, gây rối loạn nội tiết tố và kéo theo mụn xấu xuất hiện.

Hi vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn làm rõ được vấn đề “mụn nội tiết nên uống gì cho an toàn và hiệu quả nhất?” Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các dược sĩ Đại học tư vấn và giải đáp cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/mun-noi-tiet-nen-uong-gi-14220/feed/ 0
Omega 3 trị mụn nội tiết có hiệu quả không? Cách dùng như nào hợp lý? https://dizigone.vn/omega3-tri-mun-noi-tiet-14068/ https://dizigone.vn/omega3-tri-mun-noi-tiet-14068/#respond Thu, 27 Jan 2022 06:37:29 +0000 https://dizigone.vn/?p=14068 Sử dụng omega 3 có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm các bệnh lý tim mạch, cải thiện não bộ, làm sáng mắt. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến tác dụng trị mụn nội tiết của omega 3. Vậy omega 3 trị mụn nội tiết có thực sự hiệu quả không? Dùng Omega 3 như thế nào cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách bổ sung omega 3 để cải thiện tình trạng mụn nội tiết trong bài viết dưới đây.

omega 3 mun noi tiet omega 3 mụn nội tiết

I. Omega 3 là gì?

Omega 3 là một loại acid béo không bão hòa hay acid béo không no. Đây là loại acid thiết yếu nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được. Vì vậy, muốn dùng omega 3 trị mụn nội tiết, bạn cần phải bổ sung qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng.

Có rất nhiều loại acid béo omega 3 khác nhau nhưng phổ biến nhất là alpha-linolenic acid (ALA), eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA). Các chất này tham gia vào nhiều cấu trúc trong cơ thể: tế bào thần kinh, thị giác,… mang lại nhiều lợi ích như:

  • Chống viêm
  • Chống trầm cảm
  • Cải thiện chức năng não bộ
  • Giảm nguy cơ hình thành các vấn đề tim mạch như vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, đột quỵ

II. Vai trò của omega 3 trong điều trị mụn nội tiết

1. Omega 3 điều hòa nội tiết tố

Nguyên nhân gây mụn nội tiết chính là do sự gia tăng nồng độ hormon nội tiết androgen. Hormon này có khả năng điều hòa hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn.

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa omega 3 và nồng độ hormon nội tiết tố androgen. Khi nồng độ acid béo omega 3 tăng cao sẽ làm giảm nồng độ hormon androgen. Do đó, việc cung cấp omega cho cơ thể sẽ hạn chế quá trình tiết bã nhờn. Kết quả là tình trạng nổi mụn nội tiết cũng sẽ dần dần giảm đi.

2. Omega 3 ngăn ngừa mụn viêm

Ban đầu, mụn nội tiết hình thành do sự tích tụ tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Quá trình này tạo ra một môi trường kín tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Khi có mặt của vi khuẩn, mụn nội tiết dễ bị viêm nhiễm với biểu hiện sưng đỏ và gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Theo các nghiên cứu khoa học, 2 loại omega 3 là EPA và DHA được chứng minh có hoạt tính chống viêm hiệu quả. Bổ sung omega 3 giúp giảm các phản ứng viêm do giảm tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin (PG). Vì vậy, omega 3 đóng vai trò quan trọng trong trường hợp mụn nội tiết sưng đỏ.

Omega 3 còn là acid béo tham gia vào cấu trúc lớp sừng. DHA tạo lên hàng rào giữ ẩm và bảo vệ da khỏi tác động xấu từ bên ngoài. Do đó, khi sử dụng omega3 hàng ngày sẽ giúp da trở nên khỏe mạnh, mịn màng và tươi trẻ.

mun noi tiet mụn nội tiết

>>> Xem bài viết: Những điều cần làm ngay để thoát khỏi mụn viêm

3. Omega 3 ngừa thâm và hạn chế sẹo

Khi điều trị mụn nội tiết, người bệnh thường phải sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như benzoyl peroxide, BHA, retinol, tretinoin. Tác dụng không mong muốn chung của các hoạt chất này là làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, bạn cần sử dụng các biện pháp chống nắng để bảo vệ da.

Ngoài sử dụng kem chống nắng thì bổ sung omega 3 cũng giúp hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời lên da. Do omega 3 đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Đặc biệt là 2 chất EPA và DHA sẽ giúp giảm đáng kể tính nhạy cảm của da. Nhờ vào khả năng này omega 3 sẽ hạn chế được vết thâm.

Chất EPA còn củng cố lớp collagen tự nhiên, làm chậm quá trình lão hóa da. Đồng thời, omega 3 còn thúc đẩy quá trình phục hồi da sau khi nặn mụn. Từ đó, nó góp phần hạn chế hình thành sẹo.

III. Cách bổ sung omega 3 trị mụn nội tiết 

Khi bổ sung omega 3, bạn cần tìm hiểu hàm lượng EPA và DHA cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo của FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), một người không được dùng quá 3000mg EPA và DHA mỗi ngày. Nhu cầu bổ sung Omega 3 hàng ngày với một số đối tượng như sau:

  • Người bình thường khỏe mạnh: cần tối thiểu 250 – 500 mg EPA và DHA mỗi ngày. Phụ nữ cần khoảng 1100 mg/ngày, nam giới cần 1600mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: khoảng 500mg mỗi ngày trong suốt thai kỳ, có thể tăng lên vào cuối thai kỳ để cung cấp dưỡng chất hình thành não bộ và thần kinh của trẻ (khoảng 1400mg/ngày).
  • Người mắc bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành cần khoảng 1g EPA và DHA mỗi ngày.
  • Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp: cần 2000 EPA và DHA trong ngày.

Với trường hợp bị mụn nội tiết, bạn có thể bổ sung omega 3 qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng. Bạn có thể tham khảo cách bổ sung omega 3 trị mụn nội tiết dưới đây:

1. Qua chế độ ăn 

1.1. Bổ sung Omega 3 từ động vật

Omega 3 là acid béo có nhiều trong các loại dầu cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu,… Ngoài ra, một số loại thịt và trứng cũng chứa một lượng omega 3 nhất định. Do đó, bạn có thể bổ sung omega 3 hàng ngày bằng cách chế biến các món ăn từ cá và trứng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần để cung cấp đủ lượng omega 3 cần thiết trong quá trình trị mụn nội tiết và nhu cầu của cơ thể. Hàm lượng omega 3 trong một số loại cá và hải sản:

  • Cá thu: 100g cá chứa khoảng 5,134 mg Omega 3.
  • Cá hồi: 100g miếng phi lê chứa 2260 mg Omega 3.
  • Dầu gan cá tuyết: 2664 mg Omega 3/ mỗi muỗng canh.
  • Hàu: 565mg Omega 3 có trong 6 con hàu sống.

Khi ăn cá, bạn cần chú ý đến một số độc tố phổ biến như: thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCBs). Theo kinh nghiệm dân gian, loại cá càng lớn thì càng chứa nhiều chất độc này. Vì vậy, bạn nên chọn những loại cá nhỏ, sạch, nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, bạn không nên ăn quá nhiều cá, đặc biệt là phụ nữ có thai và đang cho con bú.

1.2. Bổ sung Omega 3 từ thực vật

Trong thực vật chứa nhiều acid béo omega 3 dạng ALA. Dạng omega 3 này không tác động trực tiếp tới mụn nội tiết. Nhưng theo các nghiên cứu, cơ thể con người có thể chuyển hóa khoảng 10% ALA thành EPA và DHA. Mặc khác, chất này còn có khả năng phục hồi hàm lượng vitamin E, vitamin C có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, vitamin E và C đóng vai trò chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua thực phẩm giàu ALA.

Để cung cấp ALA cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các loại hạt ngũ cốc như: hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, hạt gai dầu hoặc rau cải bó xôi, đậu nành,… Hàm lượng Omega 3 trong một số thực vật:

  • Hạt chia: 28g hạt chứa khoảng 4915 mg Omega 3.
  • Hạt óc chó: 28g (khoảng 7 quả) chứa 2542 mg Omega 3/
  • Đậu nành: 100g chứa 1443 mg Omega 3.

omega 3

2. Qua thực phẩm chức năng 

Bên cạnh bổ sung omega 3 trị mụn nội tiết qua chế độ ăn, nhiều người lựa chọn các thực phẩm chức năng như dầu cá. Cách này giúp người bệnh kiểm soát được lượng omega 3 bổ sung và hạn chế được các tác dụng phụ nếu dùng quá liều.

Trong 1000 mg dầu cá thường chứa khoảng 300 mg EPA và DHA. Vì vậy, thông thường mỗi người sẽ cần uống từ 1 – 2 viên mỗi ngày kèm với lượng Omega 3 bổ sung qua chế độ ăn. Nếu dùng quá liều Omega 3 có thể gây ra tác dụng phụ như: tiêu chảy, chảy máu chân răng, chảy máu cam, hạ huyết áp, mất ngủ.

Ngoài dầu cá, bạn có thể sử dụng tảo biển, đặc biệt là vi tảo. Đây là một nguồn triglyceride khác cung cấp EPA và DHA. Dầu tảo là lựa chọn thay thế dành cho những người ăn chay hoặc dị ứng với cá và hải sản.

Một số đối tượng không nên sử dụng thực phẩm chức năng chứa Omega 3 trị mụn nội tiết:

  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai: do thuốc làm giảm tác dụng của Omega 3.
  • Người huyết áp cao: dầu cá có tác dụng hạ huyết áp nhẹ. Vì vậy, khi dùng đồng thời, tác dụng hạ huyết áp sẽ mạnh hơn.
  • Người có rối loạn đông máu: omega 3 làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với các thuốc chống đông.
  • Người dùng thuốc giảm cân Orlistat: có thể giảm hấp thụ dầu cá. Bạn nên dùng 2 thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Người dị ứng cá và hải sản: có thể bị mẩn đỏ da, viêm họng, khó thở,…

>>> Xem thêm: Mình đã hết 90% mụn viêm nặng chỉ sau 1 tuần

IV. Lưu ý khi dùng omega 3 trị mụn nội tiết

Để dùng Omega 3 trị mụn nội tiết đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý:

  • Uống đúng liều lượng cho phép: theo hướng dẫn của bác sĩ, không quá 3000mg/ngày. Bạn cần điều chỉnh liều lượng khi mụn nội tiết giảm dần.
  • Uống đúng giờ: Sử dụng Omega 3 vào buổi sáng để cơ thể hấp thu tốt hơn. Bạn nên uống omega 3 sau khi ăn.Vì omega 3 tan trong dầu sẽ được hấp thu tối đa khi dùng với bữa ăn có chất béo.
  • Không lạm dụng thực phẩm chức năng: mỗi ngày uống từ 1 – 2 viên là đủ. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc trị mụn nội tiết.
  • Bạn cần kết hợp bổ sung omega 3 từ dầu cá và chế độ ăn hàng ngày.
  • Ngừng sử dụng và báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.

Omega 3 không chỉ hiệu quả trong điều trị mụn nội tiết mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch và não bộ. Vì vậy, bạn cần bổ sung omega hàng ngày qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng omega 3 đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế các tác dụng phụ. Để biết thêm về cách điều trị mụn nội tiết, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482. Chuyên gia của Dizigone sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.

]]>
https://dizigone.vn/omega3-tri-mun-noi-tiet-14068/feed/ 0
Bí quyết trị mụn nội tiết dứt điểm đơn giản – hiệu quả tại nhà https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-14064/ https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-14064/#respond Tue, 25 Jan 2022 03:18:35 +0000 https://dizigone.vn/?p=14064 Điều trị mụn nội tiết không đơn giản vì mụn có thể tái phát nhiều lần. Dù đã ăn uống khoa học và chăm sóc da đúng cách nhưng không ít người phải đau đầu với mụn nội tiết. Vậy có những cách nào để trị dứt điểm mụn nội tiết? Cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách chữa mụn nội tiết hiệu quả và không tái phát trong bài viết dưới đây.

mun noi tiet mụn nội tiết

I. Nguyên tắc trị mụn nội tiết 

Nguyên nhân chính gây mụn nội tiết liên quan tới rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là hiện tượng tăng nồng độ hormon androgen ở cả nam và nữ. Androgen có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Khi nồng độ androgen tăng cao, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông. Dầu thừa kết hợp tế bào chết, chất bẩn và vi khuẩn trên da hình thành lên mụn nội tiết.

Chính vì vậy, nguyên tắc để điều trị dứt điểm mụn nội tiết là loại bỏ tất cả nguyên nhân gây mụn bằng cách:

  • Dùng thuốc điều chỉnh nội tiết tố.
  • Thay đổi lối sống để cân bằng nội tiết trong cơ thể.
  • Chăm sóc da đúng cách nhằm hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Bạn cần phối hợp các biện pháp theo hướng dẫn của bác sĩ để rút ngắn quá trình điều trị mụn nội tiết và hạn chế mụn tái phát trở lại.

II. Mụn nội tiết có trị dứt điểm được không?

Quá trình điều trị phức tạp, kéo dài đòi hỏi sự kiên nhân của người bệnh. Vì vậy, nhiều người thường chán nản, bỏ điều trị khiến mụn nội tiết mãi không hết, thậm chí ngày càng nặng. Hơn nữa, sau khi điều trị khỏi, người bệnh vẫn có thể bị lại trong thời gian ngắn. Điều này làm nhiều người nghi ngờ không thể điều trị dứt điểm mụn nội tiết được.

Tuy nhiên, sự thật là mụn nội tiết hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Dù nguyên nhân gây mụn nội tiết bên trong hay bên ngoài đều có thể được xử lý dứt điểm. Bạn cần phát hiện sớm các dấu hiệu mụn nội tiết và tiến hành kết hợp các biện pháp theo nguyên tắc điều trị.

Trong trường hợp mụn nội tiết rất nặng, bạn cần báo cho bác sĩ để tìm ra phương án xử lý phù hợp nhất. Bạn không cần quá lo lắng vì ngày nay có nhiều phác đồ đã được chứng minh hiệu quả và an toàn trong điều trị mụn nội tiết. Dưới đây là những thuốc và phương pháp hỗ trợ được sử dụng trong phác đồ trị mụn nội tiết.

III. 4 thuốc điều trị mụn nội tiết hiệu quả nhanh 

Dùng thuốc điều trị mụn nội tiết là giải pháp tối ưu nhất để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Đồng thời, một số thuốc còn giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm trùng vùng da mụn. Có 4 nhóm thuốc được sử dụng để điều trị mụn nội tiết hiệu quả nhanh:

1. Thuốc Retinoids

Đại diện: Isotretinoin và tretinoin.

Cơ chế tác dụng: Thuốc là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng kích thích quá trình tái tạo tế bào. Tretinoin làm bong lớp tế bào chết bề mặt giúp mở lỗ chân lông. Từ đó, thuốc giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và loại bỏ các chất kích ứng gây mụn. Ngoài ra, retinoid cũng giảm sản xuất bã nhờn, chống viêm và giảm nguy cơ sẹo xấu trên mặt.

Chỉ định: Điều trị mụn nội tiết vừa và nặng.

Cách dùng:

  • Retinoids tại chỗ (tretinoin): Bôi thuốc lên các nốt mụn ngày 1 lần vào buổi tối. Sử dụng 2 – 3 lần/tuần, sau đó có thể sử dụng hàng ngày nếu da đáp ứng tốt.
  • Retinoids đường uống (isotretinoin): Uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau khi ăn no. Liều lượng tùy thuộc tình trạng mụn cụ thể, dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng:

  • Phải thử phản ứng kích ứng trước khi dùng thuốc bôi ngoài da.
  • Bạn nên dùng từ nồng độ thấp đến cao khi da đáp ứng tốt.
  • Kết hợp dưỡng ẩm và chống nắng cẩn thận để hạn chế tác dụng phụ của retinoids.

mun noi tiet mụn nội tiết

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao với trường hợp mụn nội tiết và nhiều loại mụn khác.
  • Dễ mua và sử dụng hơn thuốc tránh thai và kháng androgen.

Nhược điểm:

  • Gây kích ứng da: nóng rát, châm chích, khô da, bong tróc và ngứa.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi.

>>> Xem bài viết: Retinol có tác dụng gì với da mụn? Cách dùng đúng và hiệu quả nhất

2. Thuốc tránh thai

Đại diện: Norgestimate, norethindrone, drospirenone. Cả 3 loại đều chứa estrogen nồng độ thấp kết hợp với các dạng progestin khác nhau.

Cơ chế tác dụng: Thuốc tránh thai chứa cả estrogen và progestin có thể làm giảm lượng androgen trong cơ thể.

Chỉ định: Điều trị mụn nội tiết ở mức độ vừa phải ở phụ nữ.

Đối tượng sử dụng:

  • Phụ nữ có kinh nguyệt và cần tránh thai.
  • Có dấu hiệu cường androgen như rậm lông.
  • Phụ nữ có vấn đề phụ khoa như rong kinh.
  • Người không đáp ứng với thuốc bôi ngoài da hoặc kháng sinh đường uống.

Cách dùng: Uống vỉ thuốc 21 ngày hoặc 28 ngày (có 7 ngày uống giả dược). Sử dụng 1 viên/ngày.

Lưu ý khi dùng:

  • Chỉ dùng thuốc chứa 2 thành phần estrogen và progestin. Nếu dùng thuốc chứa progestin đơn độc có thể làm tình trạng mụn nặng hơn. Vì progestin cũng là một androgen yếu.
  • Uống thuốc đúng liều, đúng thời gian.
  • Nếu quên không uống theo giờ uống thuốc hàng ngày, bạn cần uống ngay viên đã quên.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao trong điều trị mụn nội tiết và phòng ngừa tái phát.
  • Giá thành hợp lý.

Nhược điểm:

  • Thuốc phải dùng liên tục trong thời gian dài, dễ bị quên thuốc, giảm tác dụng điều trị.
  • Gây ra nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, tăng cân, đau vú.
  • Không sử dụng cho người có rối loạn đông máu, huyết áp cao, tiền sử ung thư vú, bệnh gan, tiểu đường, người béo phì hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú,…

3. Thuốc kháng androgen

Đại diện: Spironolactone.

Cơ chế tác dụng: Thuốc spironolactone là loại thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, khi dùng spironolactone cũng ức chế hoạt động của hormon androgen. Từ đó, thuốc giúp hạn chế sản xuất bã nhờn, giảm bít tắc lỗ chân lông.

Chỉ định: Điều trị mụn nội tiết cho phụ nữ, thường kết hợp với thuốc tránh thai.

Cách dùng: Dùng thuốc sau bữa ăn vào tuần trước kỳ kinh nguyệt. Liều lượng từ 50 – 100mg/ngày. Thông thường, liều ban đầu là 25mg/ngày và tăng dần nếu bệnh nhân đáp ứng tốt.

Lưu ý khi dùng:

  • Dùng thuốc trước 18 giờ để tránh đi tiểu về đêm.
  • Uống thuốc kèm sữa hoặc thức ăn khi bị khó chịu dạ dày.
  • Sử dụng thuốc cùng một thời điểm trong ngày trong suốt quá trình điều trị mụn nội tiết.

Ưu điểm:

  • Có thể dùng cho người có bệnh lý huyết khối.
  • Hiệu quả cao.
  • Giá thành hợp lý.

Nhược điểm:

  • Gây ra nhiều tác dụng phụ: kinh nguyệt không đều, đau vú, khô miệng, khát nước, tiểu nhiều.
  • Không dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp vì nguy cơ hạ huyết áp quá mức khi phối hợp thuốc.
  • Không dùng được cho nam giới và phụ nữ mang thai.

4. Thuốc kháng sinh

Đại diện: Clindamycin, tetracyclin, erythromycin.

Cơ chế tác dụng: chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn phổ biến như P. acnes.

Chỉ định: Mụn nội tiết nặng có dấu hiệu viêm và nhiễm trùng.

Cách dùng và lưu ý: Phụ thuộc tình trạng mụn nội tiết. Tuy nhiên không sử dụng kháng sinh trị mụn quá 3 tháng.

  • Kháng sinh tại chỗ: kết hợp với hoạt chất trị mụn như benzoyl peroxide, acid azelaic hoặc tretinoin.
  • Kháng sinh đường uống: không kết hợp cùng kháng sinh bôi tại chỗ.

Liều dùng tham khảo theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ với kháng sinh Clindamycin:

  • Tại chỗ: gel hoặc lotion, dung dịch nồng độ 1%, bôi 1 – 2 lần/ngày.
  • Đường uống: liều dùng từ 150mg – 450mg, dùng 2 lần/ngày tùy mức độ mụn.

Clindamycin

Ưu điểm: Tác dụng mạnh với mụn nội tiết có nhiễm khuẩn.

Nhược điểm:

  • Dễ gây kích ứng da: mẩn đỏ, ngứa.
  • Gây hiện tượng kháng thuốc, đặc biệt khi bôi tại chỗ.

Trên đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn nội tiết. Sau khi đi khám da liễu, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra phương án điều trị với các thuốc tùy theo tình trạng mụn. Để mụn nội tiết nhanh khỏi, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng để tránh các tác dụng phụ và làm mụn nặng hơn.

IV. 5 phương pháp hỗ trợ điều trị mụn nội tiết hiệu quả tại nhà 

Ngoài các thuốc chống viêm và điều hòa nội tiết, bạn có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng mụn. Dưới đây là 5 cách giúp bạn điều trị mụn nội tiết hiệu quả tại nhà.

1. Dùng thực phẩm chức năng 

Dùng thực phẩm chức năng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để xử lý mụn nội tiết. Các thực phẩm chức năng có công dụng điều hòa nội tiết tố, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số thành phần có trong thực phẩm chức năng có tác dụng tốt với mụn nội tiết:

  • Omega 3: Là acid béo có khả năng chống viêm do ức chế chất gây viêm PGE2 và LTB4. Ngoài ra, omega 3 cũng có tác dụng ức chế sản xuất hormon androgen và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Bạn có thể bổ sung omega 3 qua dầu cá hoặc dầu hạt lanh. Mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung tối thiểu 250 – 500 mg omega 3 (EPA và DHA). Gợi ý sản phẩm: Omega 3 Flaxseed Oil.
  • Kẽm: Là chất chống oxy hóa và chống viêm, giảm tiết bã nhờn quan trọng. Ngoài ra, kẽm cũng hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất như omega 3, vitamin A. Liều lượng kẽm cho phép khoảng 8 – 11mg/ngày ở người lớn. Ngoài bổ sung đường uống, bạn có thể kết hợp bôi sản phẩm chứa kẽm với liều lượng vừa đủ. Gợi ý sản phẩm: Ogaland.
  • Vitamin A: Ngoài dẫn xuất vitamin A (tretinoin, isotretinoin), bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin A với tác dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng vitamin A quá liều (lớn hơn 10.000 IU), đặc biệt là phụ nữ có thai. Gợi ý sản phẩm: Blackmores.

Thực phẩm chức năng có hiệu quả tốt và an toàn với người bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa mụn nội tiết. Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Trị mụn nội tiết bằng phương pháp thiên nhiên 

Sử dụng các loại thảo dược để trị mụn nội tiết cũng được nhiều người quan tâm. Vì phương pháp này tương đối an toàn, dễ thực hiện và ít tác dụng phụ. Bạn có thể dùng một trong số các dược liệu sau đây để hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn nội tiết:

  • Bột sắn dây: có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, trong sắn dây còn chứa hợp chất isoflavonoid có hoạt tính tương tự estrogen. Chính vì thế, sắn dây còn có tác dụng điều hòa nội tiết tố. Bạn có thể sử dụng 1 – 2 cốc nước sắn dây uống hàng ngày.
  • Rau má: có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhờ chứa các saponin và triterpenoid. Vì vậy, sử dụng rau má giúp giảm mụn sưng đỏ, hạn chế nhiễm trùng. Đồng thời, hoạt chất trong rau má còn có tác dụng phục hồi tổn thương, thúc đẩy tái tạo da và liền sẹo. Bạn có thể ép khoảng 200 grau má lấy nước để uống hàng ngày.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân trong thời gian điều trị cần thay đổi chế độ ăn uống để làm giảm các triệu chứng của mụn nội tiết. Dưới đây là những thực phẩm người bị mụn nội tiết nên ăn:

  • Protein: cá hồi, cá thu, hàu, trứng, hải sản giàu omega 3; thịt trắng như thịt gà, sữa hạt óc chó, hạt hạnh nhân.
  • Rau củ: rau màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn, bí xanh, rau thơm và các loại đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng.
  • Trái cây: cam, quýt, bưởi, táo, nho, lê,…
  • Dầu thực vật: dầu hạt chia, dầu hạt lanh, dầu oliu.
  • Đồ uống: nước lọc, trà xanh, trà hoa cúc, trà kim ngân.

mun noi tiet mụn nội tiết

Khi xây dựng chế độ ăn, bạn cần lưu ý đến nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo, bánh mỳ, ngũ cốc, sữa, đường trắng. Đây là những thực phẩm làm tăng nồng độ insulin, kéo theo các hormon khác là IGF – 1. Hormon này gia tăng khiến lớp sừng dày lên, tăng sản xuất bã nhờn, làm mụn nội tiết trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn thực phẩm chiên rán, đồ hộp, đồ đông lạnh và các loại nước có ga, bia, rượu.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp kiểm soát tình trạng mụn nội tiết tốt hơn. Một số thói quen bạn cần tránh làm trong khi điều trị mụn nội tiết:

  • Hút thuốc lá.
  • Thức khuya, ăn khuya.
  • Uống rượu bia, dùng chất kích thích.
  • Thói quen chạm tay lên mặt.
  • Làm việc quá sức, để cơ thể mệt mỏi, stress, căng thẳng.
  • Không vệ sinh chăn gối, khăn mặt, gội đầu thường xuyên.

Ngoài việc hạn chế những việc trên, bạn cần tạo những thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục thường xuyên, thư giãn cơ thể bằng yoga hoặc thiền, đi ngủ sớm và thức dậy sớm, không ăn sau 6 giờ tối,…

5. Chăm sóc da đúng cách

Biện pháp cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng trong việc điều trị mụn nội tiết là chăm sóc da đúng cách. Các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng làm xẹp nốt mụn, hạn chế viêm và phục hồi da tốt hơn. Nguyên tắc chăm sóc da mụn nội tiết gồm có 4 bước:

  • Làm sạch da bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Vệ sinh mụn nội tiết bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để loại bỏ vi khuẩn gây mụn.
  • Sử dụng các hoạt chất trị mụn như: AHA, BHA, retinol, acid azelaic, benzoyl peroxide,…
  • Dưỡng ẩm cho da.

Nhiều người thường bỏ qua bước vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn. Tuy nhiên, bước này rất quan trọng khi điều trị mụn nội tiết lâu ngày có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng.

Các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ có khả năng kháng khuẩn yếu nên không thể làm sạch sâu. Vì thế, sử dụng dung dịch kháng khuẩn sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây mụn.

Hiện nay chỉ có một số rất ít sản phẩm phù hợp với đặc điểm của da mặt. Trong đó, dung dịch kháng khuẩn Dizigone đang được rất nhiều người tin dùng nhờ tác dụng nhanh mạnh, không gây đau xót, kích ứng da khi sử dụng. Đồng thời, Dizigone không cản trở quá trình tái tạo da và không gây mất thẩm mỹ khi dùng trên mặt.

Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:

  • Sau khi rửa mặt, thấm dung dịch Dizigone ra bông tẩy trang rồi lau toàn bộ da mặt.
  • Để dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa mặt lại bằng nước.
  • Kết hợp với kem dưỡng Dizigone nano bạc để bổ sung độ ẩm, dưỡng chất, giúp da phục hồi tốt hơn.

thuốc bôi mụn rộp sinh dục thuoc-boi-mun-rop-sinh-duc

>>> Xem bài viết: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

V. Kết luận

Mụn nội tiết có thể điều trị dứt điểm nếu bạn tuân thủ nguyên tắc điều trị. Mỗi phương pháp chữa mụn nội tiết đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn cần đi gặp bác sĩ da liễu để xác định tình trạng mụn và có phương án phù hợp nhất. Nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình trị mụn nội tiết, hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để được chuyên gia của Dizigone tư vấn và giải đáp.

]]>
https://dizigone.vn/tri-mun-noi-tiet-14064/feed/ 0
Mụn nội tiết: 6 điều bạn cần biết để xử lý nhanh chóng – hiệu quả https://dizigone.vn/mun-noi-tiet-14022/ https://dizigone.vn/mun-noi-tiet-14022/#respond Thu, 20 Jan 2022 07:43:23 +0000 https://dizigone.vn/?p=14022 Mụn nội tiết là một trong những bệnh lý ngoài da rất phổ biến liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mặc dù mụn nội tiết tố không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu các kiến thức cơ bản về mụn nội tiết để có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả tình trạng này.

mun noi tiet mụn nội tiết

I. Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là loại mụn liên quan đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi đột ngột các hormone có thể xuất hiện tình trạng nổi mụn trên da. Khi hormone tiết ra nhiều dẫn tới da bị nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên mụn nội tiết tố.

Vào giai đoạn dậy thì, mụn nội tiết thường tập trung ở vùng chữ T trên khuôn mặt (vùng trán, sống mũi, hai bên cánh mũi). Tuy nhiên, khi trưởng thành, mụn có xu hướng tập trung ở vùng dưới cằm và xung quanh xương quai hàm. Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện mụn nội tiết ở má, lưng, ngực.

Những dấu hiệu khác giúp bạn có thể nhận biết mụn nội tiết sớm nhất:

  • Mụn mọc nhiều dù bạn đã qua tuổi dậy thì, dễ tái phát sau thời gian điều trị.
  • Mụn nội tiết có nhiều dạng khác nhau như mụn bọc, mụn mủ, u nang. Các nang mụn bị sưng đỏ và gây đau đớn khó chịu mỗi khi chạm vào.
  • Mụn nội tiết thường xuất hiện theo chu kỳ mỗi tháng 1 lần vào trước chu kỳ kinh nguyệt. Dù đã bước vào tuổi mãn kinh nhưng mụn vẫn mọc hàng tháng và thường ở đúng 1 vị trí.

II. Nguyên nhân gây mụn nội tiết

1. Nguyên nhân chính

Nguyên nhân chính gây ra mụn nội tiết là do sự gia tăng quá mức lượng hormone androgen. Hormone này rất cần thiết cho quá trình phát triển và sinh sản ở cả nam và nữ. Ngoài ra, hormone androgen cũng điều hòa hoạt động tiết bã nhờn trên da.

Nếu không sớm điều chỉnh nội tiết tố, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động liên tục, tiết nhiều dầu hơn. Khi đó, dầu thừa sẽ tích tụ lại gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, các nang lông bị đóng lại tạo môi trường kỵ khí giúp vi khuẩn gây mụn phát triển, điển hình là vi khuẩn Propionibacterium acnes. Cuối cùng, tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn sẽ tạo lên mụn nội tiết với biểu hiện viêm sưng, nóng, đỏ, đau.

mun noi tiet mụn nội tiết

Ảnh 1: mụn nội tiết do sự gia tăng quá mức lượng hormone androgen

2. Những yếu tố nguy cơ gây mụn nội tiết

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới rối loạn nội tiết tố và hình thành mụn nội tiết như:

  • Tuổi dậy thì: Là khoảng thời gian nhạy cảm khi nồng độ androgen tăng cao trong máu ở cả nam và nữ.
  • Thời kỳ kinh nguyệt và mãn kinh ở phụ nữ: Có sự thay đổi nồng độ hormone estrogen, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
  • Stress, căng thẳng, mệt mỏi: Có thể gây nổi mụn nội tiết tương tự như trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể phải chịu áp lực cao, lượng hormon androgen sẽ tiết ra nhiều hơn.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán có thể làm gia tăng mụn nội tiết. Đặc biệt là nam giới sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá có nguy cơ bị mụn nội tiết nhiều hơn. Bên cạnh đó, thói quen ăn khuya, không kiểm soát lượng thức ăn cũng dễ làm phát sinh mụn.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
  • Mắc một số bệnh lý liên quan tới nội tiết tố như: Hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tinh hoàn, suy tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh lý vùng hạ đồi – tuyến yên,…
  • Thói quen chăm sóc da không tốt: Vệ sinh da không sạch sẽ, sử dụng sai mỹ phẩm, thường xuyên chạm tay lên mặt,… làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây mụn.

III. Đối tượng dễ bị mụn nội tiết 

Thông thường, rối loạn nội tiết tố thường bắt đầu xảy ra ở tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị mụn nội tiết nếu có nhiều yếu tố nguy cơ ở trên.

Theo các số liệu thống kê, nữ giới là đối tượng dễ bị mụn nội tiết hơn nam giới. Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể gặp ở nhiều thời kỳ:

  • Thời kỳ kinh nguyệt.
  • Thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Trong độ tuổi từ 20 – 29, nữ giới có nguy cơ bị mụn cao hơn do đây là độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Nếu lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian này thì khả năng bị mọc mụn nội tiết tố sẽ tăng cao hơn. Khi bước sang tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh (từ 40 – 49 tuổi), nguy cơ xuất hiện mụn cũng sẽ giảm đi nhiều.

VI. Điều trị mụn nội tiết

Khác với các loại mụn thông thường như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, trứng cá, mụn nội tiết rất khó điều trị. Những sản phẩm làm sạch da thông thường không thể xử lý dứt điểm loại mụn này. Vì vậy, bạn cần sử dụng các loại thuốc uống hoặc bôi ngoài da tùy từng tình trạng cụ thể.

  • Trường hợp nhẹ: Có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn để xử lý.
  • Trường hợp nặng: Phải sử dụng thuốc uống do bác sĩ kê đơn, kết hợp với thuốc bôi ngoài da để đạt hiệu quả tốt nhất. Do các nang mụn nằm sâu dưới da nên chỉ sử dụng các loại thuốc bôi rất khó tác động tới mụn.

Sau đây là một số thuốc sử dụng để điều trị mụn nội tiết:

1. Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da có hiệu quả trong trường hợp mụn nội tiết nhẹ. Tác dụng chính của thuốc là loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Đồng thời, thuốc giúp giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Các sản phẩm bôi ngoài da thường chứa các hoạt chất trị mụn sau:

  • Benzoyl peroxide (BPO): Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, BPO hiệu quả với mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ.
  • AHA: Là một acid tan trong nước. Acid này hoạt động chủ yếu trên bề mặt làm bong lớp da chết, thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế tích tụ bụi bẩn trên da.
  • BHA: Có tác dụng tương tự AHA nhưng hoạt chất này có thể thấm sâu vào da do có đặc tính tan trong dầu. Ngoài ra, BHA còn có tác dụng kháng viêm.
  • Retinoids: Có nguồn gốc từ vitamin A, có tác dụng trị mụn, giảm thâm và chống lão hóa cho da. Retinoids được sử dụng nhiều nhất là retinol, adapalene, tretinoin.
  • Acid azelaic: Có tác dụng giảm mụn viêm do nhiễm khuẩn, hạn chế thâm và sẹo do mụn. Acid azelaic thường được kết hợp với các các hoạt chất khác để tăng hiệu quả điều trị.

mun noi tiet mụn nội tiết

Ảnh 2: Các sản phẩm bôi ngoài da có chứa các hoạt chất điều trị mụn

Các hoạt chất trị mụn thường gây kích ứng da, khô da, bong tróc khi sử dụng ở nồng độ cao. Vì vậy, khi bắt đầu sử dụng bạn nên dùng với nồng độ thấp theo khuyến cáo của bác sĩ da liễu.

Ngoài ra, các chất trên cũng làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn phải thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da tốt hơn.

2. Thuốc uống

2.1. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đường uống có hiệu quả trong trường hợp bị mụn nội tiết nặng. Loại thuốc này có thành phần chính là ethinylestradiol và một số thành phần khác như: drospirenone, norgestimate, norethindrone.

Các chất này giúp ức chế cơ thể sản sinh ra nhiều androgen. Vì vậy thuốc tránh thai giúp cân bằng nồng độ hormone nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó, thuốc làm giảm hình thành mụn nội tiết ở cằm và vùng da khác, đặc biệt là vào giai đoạn rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Loại thuốc này có các tác dụng phụ như đau vú, tăng cân, phù chân, đau nửa đầu, hình thành cục máu đông, nôn, buồn nôn, ảnh hưởng thị giác,…

Vì vậy, một số đối tượng không được sử dụng thuốc tránh thai để điều trị mụn nội tiết, cụ thể:

  • Người có bệnh lý tim mạch: huyết khối, tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân ung thư vú, mắc bệnh gan, tiểu đường,…
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Những người có ý định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ có biểu hiện cường androgen như rậm lông, rối loạn kinh nguyệt….
  • Nam giới không được dùng thuốc tránh thai điều trị mụn nội tiết.

Để sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn nên đi khám sàng lọc các bệnh lý liên quan và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

2.2. Thuốc kháng androgen

Thuốc kháng androgen có tác dụng giảm nồng độ hormone androgen trong cơ thể. Từ đó, thuốc giúp kiểm soát mụn nội tiết ở cả nam và nữ.

Thuốc kháng androgen thường được sử dụng để điều trị mụn nội tiết là spironolactone (biệt dược Aldactone). Thuốc này thường được kết hợp với thuốc tránh thai và các loại kem bôi ngoài da để đạt hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Kinh nguyệt không đều.
  • Đau vú.
  • Hạ huyết áp (do thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp).
  • Đau đầu, chóng mặt, khát nước, khô miệng,…
  • Tăng nồng độ Kali máu.

Một số đối tượng có bệnh lý về thận hoặc ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung không nên sử dụng nhóm thuốc này. Ngoài ra, nếu bạn đang có thai thì thuốc kháng androgen cũng không phải lựa chọn phù hợp. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

mun noi tiet mụn nội tiết

Ảnh 2: Thuốc kháng androgen Spironolactone

2.3. Các thuốc khác

Ngoài các nhóm thuốc nêu trên, bạn cũng có thể dùng isotretinoin để ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, thúc đẩy quá trình làm bong lớp sừng. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ như gây khô da, bong tróc, kích ứng mạnh.

Lưu ý trước khi lựa chọn isotretinoin điều trị mụn nội tiết:

  • Không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi (gây quái thai, dị tật bẩm sinh)
  • Không kết hợp thuốc với tetracyclin.
  • Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.

Trong trường hợp mụn nội tiết có sự xuất hiện của vi khuẩn P. acnes, bạn có thể dùng kháng sinh nhóm cyclin (tetracylclin) để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh trị mụn nội tiết cần có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, khiến mụn trở nên rất khó điều trị.

Điểm chung của 2 loại thuốc này là làm tăng tính nhạy cảm của da đối với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc, bạn cần áp dụng các biện pháp chống nắng cho da: thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài trời.

Trường hợp mụn nội tiết nặng, bác sĩ có thể sử dụng corticoid đường uống để điều hòa nội tiết tố.

V. Cách chăm sóc da khi bị mụn nội tiết

Điều trị mụn nội tiết là cuộc chiến lâu dài và cần phải kiên trì. Để xử lý mụn nội tiết tố, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc với quy trình chăm sóc da đúng cách. Quy trình chăm sóc da mụn nội tiết gồm 3 bước:

  • Làm sạch da: Kết hợp sữa rửa mặt và dung dịch kháng khuẩn
  • Sử dụng thuốc/ kem bôi trị mụn nội tiết.
  • Dưỡng ẩm cho da.

1. Làm sạch da

Làm sạch da cẩn thận là bước chăm sóc không thể bỏ qua nếu muốn xử lý nhanh mụn nội tiết. Bước chăm sóc này giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn trên da. Với những người bị mụn nội tiết nặng và có thói quen nặn mụn thường xuyên, cần phải chú ý làm sạch da để tránh bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, làm sạch thông thường bằng sữa rửa mặt có nhiều nhược điểm. Những sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh thường chứa nhiều chất kích ứng da, khiến da nóng rát và dễ nổi mụn hơn. Ngược lại, sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ thì không thể làm sạch sâu, hiệu quả. Để khắc phục nhược điểm này, giải pháp tối ưu là kết hợp làm sạch da bằng hai bước sau.

1.1. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Những loại sữa rửa mặt có độ pH khoảng 5,5 – 6 được các chuyên gia da liễu đánh giá dịu nhẹ, lành tính, phù hợp với nhiều loại da.

1.2. Vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn

Sử dụng dung dịch sát khuẩn sau bước rửa mặt sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn trên da. Các dung dịch sát khuẩn làm sạch sâu cũng giúp cho các thuốc bôi trị mụn nội tiết hoạt động hiệu quả hơn.

Để lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp với da mặt, bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:

  • Hiệu lực sát khuẩn mạnh: Tiêu diệt được vi khuẩn trên da, đặc biệt là vi khuẩn P.acnes.
  • Hiệu quả nhanh: Giúp cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng.
  • Thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn, không gây khô da và kích ứng da.
  • Không làm cản trở quá trình phục hồi da sau khi loại bỏ nhân mụn nhờ không làm tổn thương nguyên bào sợi và yếu tố hạt.
  • Không màu, không mùi, không gây mất thẩm mỹ khi bôi lên da.

Các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn y tế, oxy già, povidone iod không đáp ứng được các tiêu chí này. Chính vì vậy, các chuyên gia da liễu khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là sản phẩm kháng khuẩn thế hệ mới áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu. Cơ chế kháng khuẩn của Dizigone tương tự cách mà miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể người. Vì vậy, dung dịch Dizigone đem lại hiệu quả vượt trội nhưng vẫn đảm bảo an toàn, lành tính và dịu nhẹ với da mặt.

thuốc bôi mụn rộp sinh dục thuoc-boi-mun-rop-sinh-duc

Ảnh 3: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone đến từ Châu Âu

Cách sử dụng dung dịch Dizigone để vệ sinh da mặt:

  • Đổ dung dịch ra bông tẩy trang.
  • Lau toàn bộ khuôn mặt, đặc biệt là vùng có mụn nội tiết.
  • Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
  • Sau đó, bạn có thể bôi thuốc trị mụn và thực hiện các bước dưỡng da khác.
  • Làm sạch da với Dizigone 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

mụn viêm mun-viem

mụn viêm mun-viem

mụn viêm mun-viem

mụn viêm mun-viem

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone xử lý mụn 

>>> Xem thêm: https://dizigone.vn/bo-san-pham-dizigone-khang-khuan-6013/

2. Dưỡng ẩm cho da

Sau khi làm sạch, làn da thường có biểu hiện khô rát. Do đó, bạn cần phải dưỡng ẩm cho da để bù lại lượng ẩm đã mất đi trong quá trình làm sạch. Nếu không cấp ẩm ngay, da sẽ tiết nhiều dầu hơn để cân bằng lại. Điều này có thể làm gia tăng tình trạng bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, sử dụng các thuốc trị mụn thường gây châm chích, kích ứng và bong tróc da. Khi đó, dưỡng ẩm sẽ làm dịu da nhanh chóng, giảm bớt cảm giác khó chịu.

Để cải thiện nhanh chóng tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần như vitamin E, lanolin, glycerin, acid hyaluronic, panthenol, … Ngoài ra, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như lô hội, chiết xuất hoa cúc, trà xanh,… cũng là một giải pháp hữu hiệu.

Một trong các kem dưỡng ẩm được nhiều người yêu thích là kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Ngoài các thành phần tự nhiên, sản phẩm còn có các phân tử nano bạc có tác dụng kháng khuẩn, duy trì độ sạch và độ ẩm cho da.

VI. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị mụn nội tiết

1. Chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống cũng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mụn nội tiết. Khi nổi mụn, bạn nên ăn một số thực phẩm sau:

  • Rau xanh và trái cây: súp lơ, rau chân vịt, cải xoăn, bí đao, cà rốt,…
  • Trái cây có múi: cam, quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
  • Thịt gà, cá, trứng, các loại đậu (đỗ) để bổ sung protein.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, yến mạch, gạo lứt, sữa hạt.
  • Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu, bơ làm từ hạt.
  • Vitamin và khoáng chất: vitamin D, dầu gan cá chứa omega 3, vitamin B12, kẽm,…

Tuy nhiên, để tránh làm tình trạng mụn nội tiết nghiêm trọng hơn bạn cần hạn chế:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, cơm trắng, bánh mỳ, nước ngọt, nước uống có ga, trái cây ngọt như mít, sầu riêng, vải, nhãn,…
  • Đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa động vật: phô mai.
  • Các loại thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò, thịt chó.
  • Đồ uống có cồn: bia, rượu.

mun noi tiet mụn nội tiết

Ảnh 4: Chế độ ăn uống nhiều rau xanh và vitamin sẽ giúp tình trạng mụn viêm cải thiện

2. Chế độ sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng tới kết quả điều trị mụn nội tiết. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày cho hợp lý, cụ thể:

  • Chăm sóc da đúng cách: vệ sinh da hàng ngày, hạn chế nặn mụn, đưa tay lên mặt, trang điểm.
  • Tránh đi ra ngoài nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ mỗi ngày. Bôi kem chống nắng kể cả trời râm.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya thường xuyên.
  • Uống nhiều nước để tăng cường thải độc ra khỏi cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên làm toát nhiều mồ hôi.
  • Hạn chế hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

>>> Xem bài viết: Cách xử lý mụn viêm hiệu quả, an toàn và không thâm sẹo 

VII. Kết luận

Mụn nội tiết khó xử lý hơn những loại mụn thông thường. Quá trình điều trị thường kéo dài gây áp lực cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ hướng dẫn điều trị thì có thể kiểm soát được tình trạng này. Để mụn nội tiết nhanh khỏi, bạn cần kết hợp với chăm sóc da đúng cách và thay đổi lối sống hàng ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc về mụn nội tiết, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482 để được chuyên gia tư vấn sớm nhất.

]]>
https://dizigone.vn/mun-noi-tiet-14022/feed/ 0