Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Fri, 13 Jan 2023 08:51:17 +0000 vi hourly 1 Loét miệng ở bệnh nhân HIV: Nguyên nhân và giải pháp https://dizigone.vn/loet-mieng-hiv-16138/ https://dizigone.vn/loet-mieng-hiv-16138/#respond Fri, 21 Oct 2022 12:04:22 +0000 https://dizigone.vn/?p=16138 Loét miệng HIV là căn bệnh thường gặp ở những người nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch (HIV). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 40-50% người nhiễm HIV phát triển các biến chứng ở miệng do hệ thống miễn dịch suy yếu. Loét miệng HIV thường dai dẳng và gây đau đớn. Vì thế chúng có thể. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng giải đáp ở bài viết dưới đây.

loet-mieng-hiv hoét miệng HIV

I. Nguyên nhân loét miệng HIV

Vị trí loét miệng HIV hay xảy ra trên vòm miệng, hai bên trong má, vùng amidan hoặc lưỡi. 5 nguyên nhân gây loét miệng HIV bao gồm:

1. Loét miệng do Herpes miệng (hay còn gọi là mụn rộp)

Những người nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) gặp khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh do hệ thống miễn dịch suy yếu. Vì thế họ dễ mắc các bệnh do các tác nhân từ môi trường như virus, nấm hay vi khuẩn. Một trong những loại virus phổ biến nhất mà mọi người dễ mắc phải là Herpes simplex ( Herpes miệng).

Mụn rộp, loét miệng HIV thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ trong miệng. Khi chúng xuất hiện bên ngoài môi, chúng trông giống như mụn nước. Các mụn nước này có thể gây bỏng loét và đau đớn cho người bệnh.

2. Loét Aphthous

Loét Aphthous (loét áp-tơ) là những vết loét gây đau đớn có thể phát triển trên mô mềm bên trong miệng. Chúng thường nhỏ, có màu trắng hoặc xám. Những người bị suy giảm miễn dịch có thể mắc vết loét nghiêm trọng và khả năng tái phát cao.

3. Mụn cóc do virus HPV (sùi mào gà)

HPV là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến nhất. Virus HPV thường gây mụn cóc sinh dục nhưng chúng cũng có thể xuất hiện ở môi hay miệng do quan hệ tình dục bằng miệng. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 10% nam giới và 3.6% nữ giới bị nhiễm HPV ở miệng. Chúng được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư hầu họng và ung thư vòm họng ở người trưởng thành.

Hầu hết các mụn cóc thường có màu trắng, đôi lúc có thể là màu hồng hoặc xám. Mụn cóc do HPV thường không gây đau đớn nhưng chúng có thể chảy máu nếu bạn vô tình chạm phải.

Trong vòng 2 năm, đa số trường hợp nhiễm trùng HPV ở miệng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến ung thư hầu họng với 1 số triệu chứng như: ho ra máu, khó nuốt, đau khi nuốt, đau hoặc sưng hàm hay khối u ở cổ hoặc má. Nếu bạn các triệu chứng kể trên, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra chính xác.

>> Xem thêm: Sùi mào gà ở môi, miệng, họng: Dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả

4. Candida (Nấm miệng)

Như đã nói ở trên, bệnh nhân HIV có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm nấm, virus hoặc vi khuẩn. Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men xuất hiện dưới dạng các mảng trắng, hơi vàng hoặc đỏ ở bất kỳ vị trí nào bên trong miệng. Chúng thường gây nóng rát tại vị trí loét và khô miệng. Trong một số trường hợp, loét miệng HIV do nấm có thể gây ra các vết nứt quanh miệng hoặc chảy máu khi vô tình lau phải. Ngoài ra, chúng cũng có thể lan đến cổ họng nếu không được điều trị.

5. Bệnh nướu răng và khô miệng

HIV có thể làm cho tuyến nước bọt sưng lên, dẫn đến giảm sản xuất nước bọt và gây khô miệng. Nước bọt có vai trò bảo vệ răng và nướu khỏi mảng bám và giúp chống lại nhiễm trùng. Nếu không có nước bọt, răng và nướu dễ bị mảng bám phát triển. Điều này có thể dẫn đến bệnh nướu răng làm nướu bị sưng và đau nhiều.

II. Giải pháp xử trí loét miệng HIV

Một số các trường hợp loét miệng HIV thường tự hồi phục: herpes miệng, loét áp-tơ thường kéo dài từ 1-2 tuần mà không cần điều trị; sùi mào gà có thể biến mất trong 2 năm. Việc thực hiện thêm các giải pháp xử trí giúp vết loét mau lành, rút ngắn thời gian mắc bệnh, giảm các triệu chứng đau và tránh cho vết loét có thể trở nặng

1. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn

Trong các trường hợp loét nhẹ, nước súc miệng chứa Chlorhexidine (Eludril®), povidone iod (Betadine®), HClO (Dizigone®) thường được lựa chọn để hỗ trợ xử lý vết loét. Các loại nước súc miệng này có khả năng kháng khuẩn kháng nấm từ đó loại trừ nguyên nhân gây bệnh, tạo điều kiện cho vết loét nhanh hồi phục.

Dung dịch kháng khuẩn DIZIGONE được sử dụng để hỗ trợ xử lý các vết loét miệng

2. Dùng thuốc điều trị triệu chứng

Các vết loét có thể gây đau hoặc bỏng rát tại vị trí loét làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh nhân có thể được dùng các thuốc giảm đau không kê đơn chứa paracetamol (Efferalgan®, Panadol®, Ultracet®) hoặc thuốc gây tê chứa lidocain để giảm triệu chứng đau.

Với trường hợp loét miệng HIV nặng, Corticoid dạng viên uống có thể được sử dụng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng vì chúng có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn như suy giảm miễn dịch, loãng xương, chậm liền sẹo, xuất huyết tiêu hóa,…

Trong trường hợp mắc mụn cóc sinh do virus HPV (sùi mào gà), mụn cóc này có thể được điều trị để giảm các triệu chứng đau đớn cho người bệnh hoặc giảm thiểu sự phát triển là lan rộng của chúng. Bạn có thể được bác sĩ kê đơn một số thuốc trị mụn cóc HPV như: imiquimod, podophyllin và podofilox (Condylox) hoặc acid trichloroacetic. Trong trường hợp mụn cóc lớn, mụn cóc không đáp ứng với thuốc thì người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ: đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng laser.

3. Dùng thuốc điều trị nguyên nhân lây loét miệng HIV

Loét miệng HIV do virus, vi khuẩn hay nấm tấn công vào hệ thống miễn dịch suy yếu của bệnh nhân HIV. Vì thế thuốc điều trị nguyên nhân giúp loại bỏ triệt để tác nhân gây bệnh, hạn chế khả năng tái phát hoặc biến chứng của bệnh.

  • Với nguyên nhân là virus (gặp trong Herpes miệng): Nếu bệnh kéo dài và gây đau nhiều, bạn có thể được điều trị bằng thuốc để rút ngắn thời gian hồi phục. Bác sĩ sẽ kê cho bạn dùng các thuốc diệt virus như acyclovir, famciclovir, valaciclovir,…
  • Với nguyên nhân là nấm: Phương pháp xử lý thông thường đối với nhiễm nấm nhẹ là dùng nước súc miệng kháng nấm như Chlorhexidine hoặc Dizigone kháng khuẩn kháng nấm. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm nấm nặng hoặc người bệnh muốn rút ngắn thời gian điều trị thì thuốc kháng nấm tại chỗ có thể được dùng. Một số loại thuốc kháng nấm hay dùng như: Nystatin, Daktarin hoặc Amphotericin B.
  • Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm kháng sinh đường uống. Thường dùng kháng sinh sulfamethoxazole kết hợp với trimethoprim để trị loét miệng HIV có bội nhiễm vi khuẩn.

III. Loét miệng do HIV có nguy hiểm không?

Loét miệng HIV có thể gây đau đớn và khiến việc ăn, uống, nuốt của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn. Nếu bệnh tái phát liên tục hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo thời gian, hầu hết các loét miệng HIV đều có thể khỏi mà không cần phải điều trị. Trong một số trường hợp, loét miệng HIV có thể gây các biến chứng như: nấm lan đến cổ họng, thực quản; nhiễm trùng vết thương hở hoặc là sự khởi đầu của căn bệnh ung thư hầu họng.

IV. Những điều lưu ý khi bị loét miệng ở bệnh nhân HIV

1. Ăn thức ăn dễ nuốt

Loét miệng HIV có thể làm khô miệng, gây đau và khó nuốt thức ăn. Giải pháp để cải thiện vấn đề này là bạn hãy ăn thức ăn có kết cấu mềm, mịn hoặc thức ăn lạnh. Cụ thể như sau:

  • Ăn nhiều thức ăn mềm và thức ăn chứa chất lỏng để dễ nhai nuốt.
  • Thức ăn nguội có thể giúp bạn giảm được cảm giác đau so với khi dùng nóng. Hãy thử một số loại trái cây đông lạnh như: chuối, nho, dưa hấu để cảm nhận sự khác biệt này.
  • Thử dùng ống hút để uống chất lỏng, điều này giúp vết loét miệng HIV tránh được phải tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng.
  • Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp giảm áp lực nhai nuốt cho khoang miệng, ngăn ngừa loét miệng HIV nặng hơn.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn thực phẩm quá chua, quá mặn hay quá cay nóng để không làm tổn thương nặng các vết thương.

2. Thực hành vệ sinh răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng cần thận giúp làm sạch khoang miệng nhờ loại bỏ thức ăn thừa và diệt các vi sinh vật có hại. Bạn nên:

  • Chải răng thường xuyên và đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đảm bảo lông bàn chải mềm mại để tránh tổn thương miệng. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh nhẹ nhàng mặt lưỡi để loại bỏ mầm bệnh bám dính tại khu vực này.
  • Dùng chỉ nha khoa thường xuyên và đúng cách để loại bỏ các mảng bám dính trên răng, ngăn ngừa sự hình thành viêm loét hay mưng mủ tại nướu răng.
  • Dùng nước súc miệng kháng khuẩn để diệt các vi khuẩn và vi nấm gây bệnh: Betadine, Dizigone,…
  • Tránh sử dụng kem đánh răng chứa Natri lauryl sulfat vì thành phần này có thể làm nặng hơn tình trạng loét miệng HIV.

3. Chỉ dùng thuốc xử trí loét miệng HIV khi có sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ

Nếu loét miệng HIV phát triển do vi khuẩn, virus hoặc nấm thì thuốc điều trị các vi sinh vật này thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân sử dụng. Với trường hợp loét nặng, bệnh nhân cũng có thể được dùng thêm các thuốc gây tê (Lidocaine) hay thuốc giảm đau (Paracetamol) để cải thiện triệu chứng.

Loét miệng HIV có thể gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Do vậy, họ thường mong muốn dùng thuốc để điều trị nhanh và dứt điểm các triệu chứng này.  Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào, việc dùng thuốc đều nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế

4. Dùng thuốc điều trị HIV liên tục

Dùng thuốc điều trị HIV liên tục để kiểm soát tải lượng virus HIV và phục hồi chức năng của hệ miễn dịch. Từ đó làm giảm tỉ lệ mắc lở loét miệng ở bệnh nhân HIV.

5. Thận trọng với một số trường hợp loét miệng HIV dễ lây lan

Một số loét miệng HIV dễ lây lan như loét do Herpes hoặc mụn cóc do HPV. Với bệnh nhân loét miệng do Herpes, cần tránh ăn chung, uống chung để không bị lây chéo. Virus HPV gây mụn cóc sinh dục cũng rất dễ lây lan, đặc biệt khi quan hệ tình dục bằng miệng nếu virus xâm nhập qua vết rách hoặc vết cắt trên miệng. Vì thế, trong trường hợp này bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây nhiễm.

Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những tin hữu ích về bệnh loét miệng HIV. Để được tư vấn và giải đáp thêm những thắc mắc về căn bệnh này, hãy gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.

]]>
https://dizigone.vn/loet-mieng-hiv-16138/feed/ 0
Lở loét miệng, lưỡi, họng: Bí quyết khỏi nhanh, ngăn ngừa tái lại https://dizigone.vn/lo-loet-mieng-16102/ https://dizigone.vn/lo-loet-mieng-16102/#respond Tue, 04 Oct 2022 03:37:38 +0000 https://dizigone.vn/?p=16102 Lở loét miệng là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Chúng có thể gây đỏ, đau, nóng rát hoặc ngứa xung quanh vết loét. Vết lở loét khó chịu này đôi khi làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy lở loét miệng là gì? Làm thế nào để xử trí chúng? Hãy đọc bài biết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!

lo-loet-mieng lở loét miệng

I. Lở loét miệng là gì?

Lở loét miệng là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc dưới nướu răng của chúng ta. Hầu hết các vết loét đều có thể tự khỏi sau một đến 2 tuần. Tuy nhiên chúng có thể gây đau hoặc gây khó khăn cho việc ăn uống và nói chuyện.

Các vết loét có thể xuất hiện ở bất kỳ mô mềm nào của miệng, bao gồm: môi, má, lợi, lưỡi, vòm miệng,…Từ đó chúng gây ra viêm loét miệng lưỡi, viêm loét miệng họng, loét miệng bên trong má, loét miệng lợi, môi,…

Lở loét miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, lở loét miệng gây đỏ và đau, đặc biệt khi bạn ăn uống. Chúng cũng có thể gây cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran xung quanh vết loét. Tùy thuộc vào kích thước, mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết loét, lở loét miệng có thể khiến bạn khó ăn, uống, nuốt, nói hoặc thở. Các vết loét đôi khi cũng có thể phát triển thành mụn nước khi bị bội nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm.

>> Xem thêm: Viêm loét miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

II. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây lở loét miệng

Nguyên nhân chính của vết loét miệng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ đã được xem là có thể gây ra lở loét miệng bao gồm:

  • Miệng có vết thương nhẹ: có thể gặp khi bạn làm răng; niềng răng; đánh răng quá kỹ; vô tình cắn phải má, môi, lưỡi hoặc vết thương do chơi thể thao
  • Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfat gây kích ứng niêm mạc và lở loét miệng
  • Cơ địa nhạy cảm với thực phẩm có tính acid như dâu tây, cam quýt, dứa hoặc một số sản phẩm gây kích thích khác như sô cô la và cà phê..
  • Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic hoặc sắt
  • Lở loét miệng do phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Lở loét miệng do Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Căng thẳng, stress

Ngoài ra, lở loét miệng cũng có thể xảy ra do một số bệnh như:

  • Bệnh viêm ruột, gặp trong bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
  • Bệnh Celiac: chứng rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten – một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc.
  • Bệnh Behcet: chứng rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể  bao gồm cả miệng
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch gặp trong bệnh nhân mắc HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.

III. Cách xử trí loét miệng hiệu quả tại nhà

1. Biện pháp không dùng thuốc

Hầu hết các vết lở loét miệng không cần điều trị. Các vết loét nhẹ ở miệng thường biến mất tự nhiên trong vòng 10 đến 14 ngày, nhưng chúng có thể kéo dài đến sáu tuần. Nếu bạn thường xuyên mắc hoặc các vết loét gây đau nhiều, hãy áp dụng một số biện pháp xử trí chúng.  Dưới đây là một số biện pháp rất hữu hiệu giúp giảm đau và có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương do lở loét miệng:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc baking soda
  • Chườm đá vào vết loét: Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và sưng tại vị trí lở loét miệng.
  • Tránh thực phẩm cay, nóng, quá chua hoặc quá mặn.
  • Tránh thuốc lá và rượu
  • Dùng bàn chải mềm để tránh tổn thương miệng
  • Sử dụng túi trà : Đặt túi trà ẩm lên vết loét miệng của bạn. Tannin trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm
  • Uống bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin B, acid folic và kẽm

Đây đều là những biện pháp rất dễ áp dụng nhưng chỉ nên dùng trong trường hợp vết loét nhẹ. Nhược điểm của chúng là hiệu quả yếu và tác dụng tương đối chậm. Nếu thực hiện, bạn cần phải rất kiên trì. Nếu sau vài ngày không cải thiện thì bạn nên tìm kiếm giải pháp điều trị tích cực hơn.

2. Biện pháp dùng thuốc

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp không dùng thuốc, bạn có thể được dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao và nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng thuốc trị lở loét miệng, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ về các loại thuốc này. Các bạn có thể tham khảo thêm một số thuốc hay dùng như:

2.1. Thuốc điều trị triệu chứng

  • Dùng thuốc giảm đau: Lở loét miệng có thể gây đau và làm cho tình trạng ăn uống trở nên khó khăn. Do vậy, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc giảm đau chứa paracetamol như Efferalgan®, Panadol®, Ultracet®…. Một số thuốc gel, thuốc mỡ hoặc viên ngậm chứa chất gây tê  lidocain (Xylocaine®, Kamistad Gel N®,..) hoặc benzocaine (Dorithricin®) cũng thường được sử dụng để giúp giảm đau do lở loét miệng nhanh chóng.
  • Thuốc xịt và súc miệng đặc trị: Một số thuốc giảm đau dạng súc, xịt để xử lý lở loét miệng. Nước súc miệng Chlorhexidine (Eludril®) và povidone iod (Betadine®) giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, cải thiện tình trạng đau miệng, lưỡi, họng do lở loét. Nước rửa miệng chứa thuốc tê Lidocain giúp giảm đau miệng và họng nhanh chóng.

2.2. Thuốc điều trị bội nhiễm

Tùy vào tình trạng vết loét có dấu hiệu bội nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các loại thuốc điều trị đặc hiệu.

  • Trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể được chỉ định uống thêm kháng sinh. Thường dùng kháng sinh sulfamethoxazole kết hợp với trimethoprim để trị lở loét miệng bội nhiễm vi khuẩn
  • Khi có chẩn đoán bội nhiễm nấm, người bệnh có thể được kê thêm 1 số thuốc kháng nấm đường uống như fluconazole, nystatin, itraconazol,..
  • Nếu có bội nhiễm do virus người bệnh sẽ được dùng thêm 1 số thuốc diệt virus như acyclovir, famciclovir,…
  • Một số trường lở loét miệng, lưỡi, họng rất nặng, bệnh nhân có thể được dùng thêm corticoid đường uống. Đây là chống viêm mạnh giúp nhanh chóng cải thiện viêm loét miệng lưỡi, viêm loét miệng họng, loét miệng bên trong má. Tuy nhiên, các thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: suy giảm miễn dịch, giòn xương, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, chậm liền sẹo, đục thủy tinh thể,… Do vậy corticoid thường được cân nhắc rất kỹ trước khi dùng.

Nếu vết loét tồn tại lâu hơn 3 tuần mặc dù đã được điều trị, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có thể được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng vết loét. Vết loét miệng nặng có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư. Trong trường hợp này, bạn có thể phải cần phẫu thuật hoặc xạ trị.

IV. 6 điều cần lưu ý khi bị loét miệng

Khi bị lở loét miệng, lưỡi, họng, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị, người bệnh cũng nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Tránh chọc vào vết loét hoặc vết phồng rộp để không làm nặng hơn vết thương hoặc gây bội nhiễm vết thương. Nếu cần chạm vào khu vực này, người bệnh cần rửa tay thật sạch trước khi thực hiện.
  • Không ăn thực phẩm quá chua, quá cay, quá mặn hay quá nóng để tránh làm vết loét nặng hơn.
  • Trước khi ăn, bạn có thể súc miệng bằng nước đá. Điều này có thể giúp làm giảm cơn đau, nhờ đó việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để làm sạch răng của bạn. Nếu vết loét đau đến mức không thể đánh răng, hãy sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine để thay thế. Tránh sử dụng các loại nước súc miệng có chứa cồn. Đồng thời, tránh dùng kem đánh răng chứa natri lauryl sulfat để tránh làm tổn thương thêm vết loét.
  • Tránh lạm dụng thuốc: Vì lở loét miệng thường gây đau và gây khó chịu nên tâm lý chung khi mắc bệnh là muốn bệnh khỏi thật nhanh. Do vậy nhiều bệnh nhân vì quá nôn nóng trong việc điều trị mà dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc. Bệnh nhân có thể dùng thuốc bừa bãi, tự mua về dùng hoặc dùng không theo đơn của bác sĩ. Hậu quả là gây tốn kém, lãng phí thuốc; dùng nhiều thuốc mà bệnh nhân không khỏi bệnh hoặc dễ mắc các tác dụng phụ do thuốc. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.

V. Biện pháp phòng ngừa lở loét miệng tái diễn

Loét miệng không lây lan nhưng có thể tái lại nhiều lần. Không có cách nào có thể tuyệt đối ngăn ngừa loét miệng tái diễn. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để hạn chế tối đa việc loét miệng quay trở lại.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Cố gắng tránh những thức ăn có thể gây kích ứng miệng của bạn. Chúng có thể bao gồm các loại trái cây có tính acid như dứa, bưởi, cam, chanh; hoặc các loại hạt, khoai tây chiên, một số loại gia vị, thức ăn quá cay hoặc quá mặn. Thay vào đó, bạn có sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây hoặc rau có tính kiềm như hạnh nhân, hạt dẻ, chuối, đu đủ, cà chua, đậu nành hay các loại rau xanh,… Ngoài ra, việc uống bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B cũng rất tốt cho việc phòng ngừa lở loét miệng tái diễn.

  • Tuân thủ các thói quen vệ sinh răng miệng: Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng của bạn sạch sẽ. Nên sử dụng bàn chải có răng mềm đồng thời tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfat.
  • Súc miệng hàng ngày: Súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, tránh cho loét miệng tái diễn.
  • Bảo vệ miệng của bạn: Cố gắng tránh nói chuyện khi đang nhai thức ăn để giảm tình trạng vô tình cắn phải. Nếu bạn có niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi nha sĩ về các loại sáp chỉnh nha để che các cạnh sắc nhọn tránh cho chúng gây tổn thương đến miệng.
  • Thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng: Stress, căng thẳng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến lở loét miệng, lưỡi, họng. Vì vậy bạn nên cố gắng giữ cho đầu óc được thư giãn. Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như nghe nhạc, tập yoga hoặc ngồi thiền mỗi ngày.

VII. Dizigone – Giải pháp xử trí và phòng ngừa loét miệng hiệu quả – an toàn

1. Tại sao dizigone hay được dùng để xử trí và phòng ngừa lở loét miệng

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion cho khả năng kháng khuẩn vượt trội. Dung dịch kháng khuẩn dizigone giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa bội nhiễm tại vết lở loét, từ đó giúp vết thương mau lành.

Thông thường, khi bị loét lở miệng, chúng ta thường hay sử dụng nước muối sinh lý 0.9%. Tuy nhiên chúng chỉ có khả năng sát khuẩn kém và gây xót. Chế phẩm chứa iod như Betadin® cũng hay được dùng tuy nhiên chúng có thể gây xót, chậm lành vết thương do gây độc nguyên bào sợi (fibroblast). Digizone khắc phục được nhược điểm của của các sản phẩm sát khuẩn thông thường và đáp ứng được yêu cầu của một dung dịch sát khuẩn khoang miệng nhờ các đặc tính ưu việt sau:

  • Khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, tiêu diệt 99.99% vi sinh vật có hại, đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ.
  • Thời gian tác dụng nhanh, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây (Kết quả đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1- Bộ Khoa học công nghệ)
  • An toàn khi sử dụng, không gây sót hay kích ứng niêm mạc miệng: nhờ pH trung tính, cơ chế tác dụng dựa trên các chất, ion oxy hóa mạnh như HClO, ClO-, HO* tương tự hệ miễn dịch của cơ thể nên an toàn tuyệt đối.
  • Giúp vết thương lành một cách tự nhiên do không làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi của vết thương. Đây là các nhân tố chính trong quá trình phục hồi lở loét miệng.
  • Được kiểm chứng chất lượng và được Sở y tế cấp phép lưu hành.

dizigone 500ml

2. Hướng dẫn sử dụng dung dịch dizigone xử trí lở loét miệng

Súc miệng 4-5 lần/ngày với dung dịch kháng khuẩn Dizigone, mỗi lần súc tối thiểu 30 giây, không cần súc lại bằng nước.

Dung dịch dizigone có mùi clo nhẹ của các chất, ion oxy hóa mạnh như HClO, ClO-, HO*… Nếu ban đầu chưa quen mùi dung dịch, bạn có thể pha loãng với một chút nước ấm để súc miệng. Đến khi quen rồi thì dùng dung dịch trực tiếp, không cần pha loãng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, khi vết viêm loét miệng lưỡi, viêm loét miệng họng, loét miệng bên trong má đã hồi phục, các bạn vẫn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn dizigone hàng ngày để ngăn ngừa loét miệng tái diễn.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những tin hữu ích về lở loét miệng. Để được tư vấn và giải đáp thêm những thắc mắc về căn bệnh này, hãy gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.

]]>
https://dizigone.vn/lo-loet-mieng-16102/feed/ 0
Lở loét miệng sau điều trị ung thư vú – Làm gì để khắc phục https://dizigone.vn/lo-loet-mieng-sau-dieu-tri-ung-thu-vu-lam-gi-de-khac-phuc-7691/ https://dizigone.vn/lo-loet-mieng-sau-dieu-tri-ung-thu-vu-lam-gi-de-khac-phuc-7691/#respond Tue, 15 Sep 2020 07:17:29 +0000 https://dizigone.vn/?p=7691 Lở loét miệng sau điều trị ung thư vú cần được phòng tránh bằng cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Loét miệng có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư vú di căn. Các vết loét tại miệng có thể để lại hậu quả nặng nề đối với bệnh nhân.

1. Nguyên nhân gây lở loét miệng sau điều trị ung thư vú

viêm niêm mạc

Hóa trị hay xạ trị trong điều trị ung thư có thể gây loét miệng

  • Trong điều trị ung thư, các phương pháp hóa trị hay xạ trị tiêu diệt các tế bào ung thư để ngăn chúng phát triển và lây lan. Do đó, một số tế bào lành có cùng đặc điểm với tế bào ung thư cũng bị tổn thương. Các tế bào trong niêm mạc miệng bị tiêu diệt, gây các tổn thương trong khoang miệng như lở loét miệng.
  • Trên nền bệnh nhân ung thư, do bệnh lý và ảnh hưởng của các biện pháp điều trị sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm, loét khoang miệng.

2. Các triệu chứng của lở loét miệng sau điều trị ung thư vú

Nếu gặp các triệu chứng sau trong quá trình điều trị ung thư vú, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có các biện pháp xử lý và chăm sóc kịp thời.

  • Nướu và miệng trở lên đỏ, bóng thậm chí sưng lên.
  • Xuất hiện những vết loét nhỏ trên niêm mạc miệng hoặc môi của bạn
  • Trên lưỡi hoặc trong miệng xuất hiện màng màu vàng hoặc trắng
  • Họng hay miệng có thể bị đau.
  • Chảy máu nướu răng hoặc miệng.
  • Có mảng trắng trong miệng.
  • Đau, khô hoặc rát khi ăn.
  • Tăng tiết dịch trong miệng.

Các triệu chứng loét miệng có thể tăng dần theo thời gian khi bạn tiếp tục dùng các thuốc điều trị ung thư vú.

3. Hậu quả của lở loét miệng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách

Nếu loét miệng không được xử lý và chăm sóc kịp thời, chúng có thể gây ra các biến chứng sau.

  • Nhiễm trùng.

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu do bệnh ung thư hoặc do các phương pháp điều trị, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nghiêm trọng do vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua các vết loét. Để giảm nguy cơ loét miệng và nhiễm trùng, cần giữ cho răng và miệng sạch sẽ.

  • Mất máu.

Hóa trị liên tục có thể làm tăng nguy cơ chảy máu từ nhẹ đến nặng do loét miệng.

  • Suy giảm thể trạng

loet-mieng-sau-xa-tri loét miệng sau xạ trị

Ăn uống khó khăn giúp bạn suy giảm thể trạng

Ăn uống khó khăn khiến bạn sụt cân nhanh chóng hoặc mất nước. Nếu banh sút cân quá nhiều trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng.

4. Xử lý lở loét miệng sau điều trị

4.1. Thay đổi liệu trình điều trị

Nếu loét miệng bắt đầu cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, bác sĩ có thể giảm liều điều trị của thuốc, hoãn điều trị thêm một tuần hoặc trong một số trường hợp, ngừng điều trị một thời gian. Bạn cũng có thể chuyển sang một loại thuốc khác có thể không khiến bạn bị loét miệng.

4.2. Chế độ ăn hợp lý

chữa loét tỳ đè

Chế độ ăn hợp lý góp phần tránh loét miệng

Tránh thức ăn có tính axit, cồn, mặn hoặc cay vì chúng gây đau, kích ứng nặng lên khi bạn bị loét miệng.

4.3. Bỏ hút thuốc

Tránh hút thuốc lào hoặc thuốc lá vì có thể nó làm tăng loét miệng và nhiễm trùng khoang miệng

4.4. Ăn uống

Khi ăn, ăn từng miếng nhỏ thức ăn lạnh, mềm. Có thể dùng ống hút để uống nước, tránh đau các vùng niêm mạc miệng bị loét..

4.4. Vệ sinh răng miệng

Giữ vệ sinh răng miệng và sử dụng các dung dịch súc miệng để sát trùng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ

5. Dizigone – Sản phẩm được tin dùng trong chăm sóc loét miệng 

5.1. Bản chất và cơ chế của dung dịch sát trùng Dizigone

Ưu điểm của dung dịch sát trùng Dizigone

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion cho khả năng kháng khuẩn vượt trội. 

Công nghệ EMWE dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa dòng điện đơn cực và muối khoáng để tạo ra sản phẩm chứa các ion và các chất oxy hóa quan trọng HClO, ClO- HO*. Các ion này có khả năng oxy hóa và có vai trò tiêu diệt mầm bệnh mạnh mẽ và nhanh chóng.

Dizigone tiêu diệt mầm bệnh nhờ các chất oxy hóa quan trọng HClO, ClO- HO*.

  • Các chất, ion oxy hóa này sẽ phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn, virus, nấm.
  • Tạo môi trường không thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
  • Các chất oxy hóa tràn vào trong tế bào và tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng

5.2. Những ưu điểm của dung dịch sát trùng Dizigone

Phổ sát khuẩn rộng

vết thương chậm lành

Dizigone có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn, virus, nấm

Dizigone có khả năng tiêu diệt 99.99% mầm bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm vào bào tử nấm.

Hiệu quả nhanh.

Dizigone tiêu diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s. Do đó, Dizigone không đòi hỏi thời gian ngâm, lau, rửa, sử dụng kéo dài, giúp vết loét miệng nhanh lành và chóng hồi phục.

Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc.

An toàn tuyệt đối.

Dizigone có thành phần lành tính, cơ chế sát khuẩn thân thuộc – tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, có thể yên tâm sử dụng Dizigone cho bất kỳ đối tượng nào.

5.3. Cách sử dụng dung dịch sát trùng Dizigone để chăm sóc vết loét miệng

Súc miệng trực tiếp với dung dịch sát trùng Dizigone mỗi sáng, tối và sau khi ăn. Không cần thiết phải súc miệng lại bằng nước. Súc miệng hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề chăm sóc vết loét miệng trong điều trị ung thư vú, vui lòng liên hệ 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được giải đáp bởi chuyên gia của chúng tôi.

]]>
https://dizigone.vn/lo-loet-mieng-sau-dieu-tri-ung-thu-vu-lam-gi-de-khac-phuc-7691/feed/ 0
Giải pháp chữa loét miệng cho bệnh nhân ung thư  https://dizigone.vn/giai-phap-chua-loet-mieng-cho-benh-nhan-ung-thu-7350/ https://dizigone.vn/giai-phap-chua-loet-mieng-cho-benh-nhan-ung-thu-7350/#respond Wed, 02 Sep 2020 10:00:09 +0000 https://dizigone.vn/?p=7350 Khi điều trị ung thư, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó loét miệng (viêm niêm mạc) là biến chứng thường gặp nhất với những người bệnh ung thư vùng đầu – mặt – cổ. Loét miệng gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thậm chí còn trở thành nguyên nhân gây gián đoạn cho việc chữa bệnh. 

1. Tại sao bệnh nhân ung thư thường bị loét miệng? 

chua_loet_mieng_ung_thu chữa loét miệng ung thư

Hóa trị và xạ trị là hai phương pháp được dùng để điều trị ung thư. Hiệu quả của nó được thể hiện ở việc tiêu diệt các tế bào đang tăng sinh quá mức – chủ yếu là các tế bào gây bệnh. 

Tuy nhiên, một số tế bào lành trong cơ thể cũng mang đặc tính này. Điển hình trong đó là các tế bào lót trong khoang miệng. Trong quá trình điều trị bằng hóa trị/xạ trị, các tế bào lót khỏe mạnh này cũng bị phá hủy và gây nên những tổn thương. 

Trên bệnh nền ung thư, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Các vi khuẩn, nấm và virus dễ dàng xâm nhập, khiến tổn thương miệng nặng hơn và hình thành loét. 

Ngoài ra, y học hiện đại còn phát triển công nghệ cấy ghép tủy xương để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng “thải ghép” do các tế bào được cấy ghép không thực sự phù hợp với cơ thể. Vì vậy, chúng sẽ coi các tế bào lành của cơ thể là vật lạ và ra sức tấn công. Loét miệng là dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng “thải ghép” trong điều trị ung thư. 

2. Đặc điểm loét miệng ở bệnh nhân ung thư

2.1. Loét miệng do hóa trị 

Tùy vào loại thuốc, liều lượng và tần suất điều trị, bệnh nhân sẽ bị loét mức độ khác nhau. Các loại thuốc hóa trị có khả năng gây loét miệng cao nhất bao gồm: 

  • Capecitabine (Xeloda)
  • Cisplatin
  • Cytarabine (Depocyt)
  • Doxorubicin (Doxil)
  • Etoposide (Etopophos)
  • Fluorouracil
  • Methotrexate (Trexall)

chua_loet_mieng_ung_thu chữa loét miệng ung thư

Loét miệng thường xuất hiện vài ngày sau khi bắt đầu điều trị và biến mất trong vòng hai hoặc ba tuần sau khi ngừng hóa trị. Tổn thương do loét miệng thường đạt đỉnh vào khoảng ngày thứ bảy sau khi hóa trị liệu kết thúc. 

2.2. Loét miệng do xạ trị 

Xạ trị vùng đầu – mặt – cổ mới có thể gây ra loét miệng. Mức độ loét sẽ phụ thuộc vào lượng bức xạ và liệu trình hóa trị dùng kèm (nếu có). 

Cơn đau do loét miệng xuất hiện từ hai đến ba tuần sau khi bắt đầu xạ trị. Các liều bức xạ mạnh hơn sẽ khiến loét miệng phát triển nhanh hơn. Tình trạng loét sẽ kéo dài từ bốn đến sáu tuần sau khi sau đợt cuối cùng điều trị bức xạ. 

2.3. Loét miệng do cấy ghép tủy xương 

Khi điều trị ung thư bằng phương pháp này, loét miệng thường xuất hiện khoảng 2-3 tuần sau khi cấy ghép. Trước khi thực hiện, người bệnh thường phải trải qua một đợt hóa trị hay xạ trị. Cả 3 liệu pháp đều có thể là nguyên nhân dẫn đến loét miệng nên chưa xác định được chính xác vết loét gây bởi điều gì. Để nhận định nguyên nhân, bác sĩ có thể xét nghiệm các tế bào trong khoang miệng người bệnh. 

3. Cách xử lý loét miệng triệt để cho bệnh nhân ung thư 

3.1. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn 

Súc miệng là biện pháp trị lở miệng đơn giản – hiệu quả đầu tiên mà người bệnh nên áp dụng. Dung dịch súc miệng có khả năng sát khuẩn tốt sẽ giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm. Từ đó, tổn thương miệng ít có khả năng lở loét rộng và sâu, giảm đau đớn cho người bệnh. 

Do niêm mạc miệng đã bị hở và rất nhạy cảm, bệnh nhân ung thư thường không có nhiều lựa chọn để súc miệng. Phần lớn sản phẩm sẵn có thường gây xót niêm mạc hoặc không có khả năng sát khuẩn đủ mạnh. Vì vậy, việc súc miệng ít đem lại hiệu quả và gây nhiều đau đớn khi sử dụng. 

Dizigone – Dung dịch súc miệng giúp xử lý loét miệng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn 

Để khắc phục những rào cản này, Dizigone đã phát triển dòng sản phẩm sát khuẩn dành cho khoang miệng. Với cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone cho có các ưu điểm chính: 

  • Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng. 
  • Hiệu quả nhanh, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30s, giúp mau chóng giảm tình trạng loét. 
  • Không gây xót, kích ứng khoang miệng mỗi lần sử dụng. 
  • An toàn khi sử dụng lâu dài. 

Nhờ đặc tính này, Dizigone là lựa chọn hàng đầu cho vấn đề loét miệng của người bệnh ung thư. Để giảm loét miệng nhanh chóng, bệnh nhân được khuyên dùng sản phẩm theo cách: 

  • Súc miệng 2-3 lần/ngày bằng dung dịch Dizigone. 
  • Giữ dung dịch trong khoang miệng tối thiểu 30 giây. 
  • KHÔNG CẦN SÚC LẠI BẰNG NƯỚC. 

3.2. Dùng thuốc kích thích phát triển tế bào trong khoang miệng 

Với tình trạng loét miệng nặng, bệnh nhân có thể được kê Palifermin – thuốc “sửa chữa” tế bào. Chất hóa học này có khả năng kích thích sự phát triển của các tế bào trong niêm mạc miệng. Nhờ đó, tổn thương miệng chóng hồi phục và giảm nhanh tình trạng loét nặng. 

Tuy vậy, phương pháp này chưa được áp dụng tại Việt Nam vì giá thành vô cùng đắt đỏ. Bệnh nhân sẽ phải chi trả hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để được điều trị theo cách này. Vì vậy, đây không phải là lựa chọn tối ưu cho đa số bệnh nhân Việt Nam.

4. Một số biện pháp giảm đau do loét miệng ở bệnh nhân ung thư 

4.1. Dùng thuốc giảm đau tại chỗ 

chua_loet_mieng_ung_thu chữa loét miệng ung thư

Thuốc giảm đau tại chỗ có thể ở dạng xịt hoặc dạng thuốc bôi. Khi sử dụng, thuốc sẽ có tác dụng gây tê và giảm đau, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cũng có thể gây mất cảm giác tạm thời tại khoang miệng. Vì vậy, khi ăn uống hay đánh răng, cần chú ý xem bản thân mình có vô tình gây thêm thương tích cho khoang miệng hay không. 

4.2. Chườm lạnh giảm đau 

Cái lạnh sẽ giúp gây tê tạm thời và làm dịu khoang miệng người bệnh. Đặc biệt, nếu đang được hóa trị bằng fluorouracil hoặc melphalan, bệnh nhân được khuyên nên súc miệng bằng đá bào hoặc nước lạnh trong nửa giờ đầu liệu trình. Hơi lạnh sẽ giúp hạn chế lượng thuốc đi vào khoang miệng và ngăn ngừa loét miệng. 

4.3. Lưu ý thức ăn và chế độ ăn  

  • Tránh thức ăn gây đau 

Những thực phẩm có vị chua, cay thường làm kích ứng khoang miệng. Các loại thức ăn dạng rắn, cứng cũng gây khó khăn cho người bệnh trong việc nhai nuốt. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm này. 

Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh ung thư bị loét miệng là những dạng chế biến lỏng, mềm, dễ nuốt. Nên ăn khi thức ăn còn ấm, vì nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến khoang miệng bị tổn thương. 

  • Ăn nhiều bữa nhỏ 

Thay vì ăn nhiều thức ăn cùng lúc, bệnh nhân nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Việc làm này giúp giảm áp lực nhai nuốt cho khoang miệng, ngăn ngừa lở loét nặng hơn. 

Ăn nhiều bữa nhỏ giúp giảm áp lực nhai nuốt của khoang miệng 

  • Dùng ống hút 

Để hỗ trợ việc uống nước, có thể dùng ống hút để tránh chất lỏng tiếp xúc với các vùng bị đau trong khoang miệng. 

4.4. Làm sạch khoang miệng đúng cách 

Ngay cả khi bị loét miệng, bệnh nhân vẫn cần đánh răng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Nếu quá đau khi sử dụng bàn chải, bệnh nhân có thể thay đổi bằng cách vệ sinh: dùng băng gạc để rơ miệng và súc miệng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Trong trường hợp này, Dizigone sẽ là hỗ trợ đắc lực cho người bệnh. 

Loét miệng là nỗi đau chung của người bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu – mặt – cổ. Chữa trị loét miệng là việc cần thiết phải làm để cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách trị loét miệng, gọi ngay HOTLINE 1900 9482. 

Tham khảo: Chữa loét miệng ở bệnh nhân ung thư – Mayoclinic

]]>
https://dizigone.vn/giai-phap-chua-loet-mieng-cho-benh-nhan-ung-thu-7350/feed/ 0
Tại sao viêm niêm mạc thường gặp sau hóa trị liệu ung thư  https://dizigone.vn/viem-niem-mac-bien-chung-thuong-gap-sau-hoa-tri-lieu-ung-thu-3990/ https://dizigone.vn/viem-niem-mac-bien-chung-thuong-gap-sau-hoa-tri-lieu-ung-thu-3990/#respond Sat, 18 Apr 2020 04:14:41 +0000 https://dizigone.vn/?p=3990 Theo nghiên cứu của viện Ung thư quốc gia Mỹ, gần 100% bệnh nhân ung thư đầu cổ, phải điều trị kết hợp cả hóa và xạ trị gặp phải biến chứng viêm niêm mạc ở các mức độ khác nhau. Viêm niêm mạc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nên cần điều trị sớm đúng cách. 

Tại sao hóa trị liệu ung thư gây viêm niêm mạc? 

Hóa trị liệu là sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, thuốc dùng trong hóa trị liệu không có tác dụng chọn lọc trên tổ chức gây bệnh. Nó có thể tiêu diệt cả các tế bào lành và gây ảnh hưởng tiêu cực lên toàn cơ thể. 

viêm niêm mạc

Hình ảnh điển hình của viêm niêm mạc

Khi bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị kết hợp với xạ trị vùng đầu cổ, các tế bào niêm mạc miệng bị tổn thương nhiều nhất. Hậu quả là bệnh nhân sẽ bị viêm niêm mạc với những triệu chứng điển hình như: 

  • Xuất hiện các đốm loét trong miệng, thường đau và dễ chảy máu.
  • Trên lưỡi hoặc trong họng có lớp màng phủ màu trắng.
  • Đau đớn, khó chịu khi ăn uống hoặc khi dùng răng giả.
  • Nhạy cảm với đồ ăn, thức uống nóng, lạnh, có vị mạnh hoặc có tính acid. 

Ngoài ra, việc điều trị ung thư cũng làm tổn thương tuyến nước bọt của người bệnh. Lượng nước bọt tiết ra suy giảm, khiến người bệnh thường xuyên thấy khô miệng. Chứng khô miệng ở bệnh nhân có các biểu hiện: 

  • Nước bọt đặc quánh, dính lại như sợi dây khi nhổ ra. 
  • Cảm thấy trong miệng như bị dính hoặc bị khô.
  • Gặp khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn. 
  • Nói chuyện bị vấp do lưỡi như bị vướng chặt bên trong miệng.

Cần làm gì để cải thiện mức độ viêm niêm mạc khi điều trị ung thư? 

Viêm niêm mạc là biến chứng không thể tránh khỏi khi điều trị ung thư vùng đầu cổ. Tuy nhiên, tình trạng viêm sẽ được cải thiện đáng kể khi người bệnh làm theo các giải pháp sau: 

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách giảm viêm niêm mạc 

Bệnh nhân nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Chú ý lựa chọn bàn chải mềm và kem đánh răng nhẹ có thành phần fluoride.

Đánh răng hàng ngày là điều không thể bỏ qua

Đánh răng hàng ngày là bước không thể bỏ qua 

Nếu miệng quá đau hoặc bị chảy máu, không thể đánh răng được, có thể tạm thời vệ sinh bằng một trong hai cách: 

  • Quấn một miếng băng gạc tẩm dung dịch sát khuẩn lên ngón trỏ. Xoa đều băng gạc lên các ngóc ngách trong khoang miệng để làm sạch. 
  • Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn. Cần ghi nhớ KHÔNG SÚC MIỆNG BẰNG DUNG DỊCH CHỨA CỒN, vì sẽ gây đau, xót vô cùng. 

Nếu bệnh nhân đeo răng giả, nên tháo răng khi không cần dùng và rửa sạch. 

Sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh miệng, tránh cặn thức ăn thừa bám vào kẽ răng. 

2. Phòng viêm niêm mạc bằng cách thường xuyên tự kiểm tra khoang miệng 

Bệnh nhân nên kiểm tra khoang miệng ít nhất một lần mỗi ngày. Dùng đèn pin soi và quan sát khoang miệng ở trước gương. Chú ý nhìn kỹ cả ở lưỡi, 2 bên má, vòm họng và nướu. 

Bệnh nhân nên đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường như: 

  • Có đốm trắng trong khoang miệng. 
  • Khó mở miệng hoặc khó nhai. 
  • Ho nhiều khi ăn hoặc uống. 
  • Chảy máu trong miệng. 
  • Đau trong miệng, không thể ăn uống được. 

3. Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân ung thư phòng viêm niêm mạc

Nên ăn uống gì?

Bệnh nhân ung thư nên xây dựng chế độ ăn giàu protein. Protein cung cấp nguyên liệu cho quá trình chữa lành vết thương, giúp cải thiện vết loét miệng. Protein có thể được lấy từ nguồn thịt, cá, trứng, sữa….

protein

Bệnh nhân viêm loét miệng nên ăn nhiều protein 

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên được bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất. Đây là những nhân tố quan trọng giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.

Do thường xuyên bị khô miệng, nên người bệnh ung thư cần phải uống nước đầy đủ. Mỗi ngày, nên uống đủ 2-3 lít nước để giữ khoang miệng luôn ẩm. 

Nên kiêng gì? 

Để giảm kích ứng niêm mạc, bệnh nhân cần tuyệt đối kiêng:

  • Đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh. 
  • Đồ ăn, thức uống có vị chua, cay, chứa nhiều acid hoặc quá cứng. 
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia, cider. 
  • Hút thuốc lá. 

4. Cải thiện tình trạng viêm niêm mạc bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone

Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo súc miệng sau mỗi 2 giờ để cải thiện viêm niêm mạc. Do vết loét miệng rất dễ tổn thương, nên cần đề cao tính an toàn khi lựa chọn dung dịch súc miệng. 

Qua nhiều kết quả nghiên cứu, dung dịch kháng khuẩn dizigone đã được các chuyên gia y tế lựa chọn. Dizigone là giải pháp tuyệt vời cho viêm niêm mạc nhờ các ưu điểm: 

  • Không kích ứng, không xót niêm mạc miệng, nhờ các thành phần có tính oxy hóa cao như HClO, ClO, OH*, …. Với công nghệ kháng khuẩn ion vượt trội, dung dịch Dizigone tiêu diệt mầm bệnh tương tự như cách mà các tế bào miễn dịch tự nhiên thực hiện. Bên cạnh đó, với pH trung tính, Dizigone tạo cảm giác mát dịu nhẹ nhàng cho người sử dụng. 
  • Nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm niêm mạc . Dizigone có khả năng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm gây bệnh khoang miệng. Tác dụng nhanh chỉ sau 30 giây – đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ KHCN. 
  • Không độc hại, hoàn toàn thân thiện với cơ thể và môi trường. Không làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương tự nhiên.

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Cách súc miệng bằng dizigone: Mỗi lần súc khoảng 5 – 10ml, giữ trong khoang miệng ít nhất 30 giây rồi nhổ ra. Không cần súc lại bằng nước. 

Dizigone hiện có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Gọi ngay hotline 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone. 

 

]]>
https://dizigone.vn/viem-niem-mac-bien-chung-thuong-gap-sau-hoa-tri-lieu-ung-thu-3990/feed/ 0
Viêm loét miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả  https://dizigone.vn/viem-loet-mieng-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-3645/ https://dizigone.vn/viem-loet-mieng-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-3645/#respond Sat, 11 Apr 2020 03:45:15 +0000 https://dizigone.vn/?p=3645 Viêm loét miệng là hiện tượng thường gặp khi trời nóng, nhất là khi mùa hè nóng nực đang đến gần. Viêm loét miệng gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt đống ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và bỏ túi ngay những cách chữa loét miệng đơn giản nhất.  

viem-loet-mieng viêm loét miệng

I. Viêm loét miệng là gì?

Loét miệng là tổn thương nhỏ, gây đau đớn, thường xuất hiện trên niêm mạc miệng, lợi hay lưỡi. Nó gây khó khăn cho chúng ta trong việc ăn uống, giao tiếp với mọi người. 

II. Nguyên nhân gây viêm loét miệng 

Viêm loét miệng có thể gây bởi rất nhiều nguyên nhân: 

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori…, nhiễm virus Herpes, nhiễm nấm candida.
  • Chấn thương miệng do bàn chải quá cứng, vô tình cắn vào miệng, chấn thương do chơi thể thao, can thiệp nha khoa…
  • Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate
  • Nhạy cảm đối với thực phẩm có tính axit như dâu tây, cam quýt và dứa…
  • Thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng,  đặc biệt là B12 , kẽm, acid folic và sắt
  • Niềng răng
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Stress hoặc thiếu ngủ
  • Bỏng nhiệt vì ăn, uống đồ ăn quá nóng. 

3. Triệu chứng của viêm loét miệng 

Biểu hiện ban đầu của viêm loét miệng là sự xuất hiện của một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước bên trong niêm mạc miệng. Sau vài ngày, các đốm đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần gây đau, khó chịu, ăn uống kém. 

Có 3 loại loét miệng chính, bao gồm: 

  • Loét nhỏ: Vết loét có kích thước từ 2-8mm và thường gây đau nhẹ. Loét sẽ khỏi sau khoảng 1-2 tuần, không để lại sẹo. 
  • Loét lớn: Vết loét rộng hơn loét nhỏ, có thể xâm nhập sâu vào các tổ chức niêm mạc. Thời gian để chữa lành kéo dài, đôi khi lên tới 6 tuần và có thể để lại sẹo. 
  • Loét herpes: Vết loét có hình dạng giống như loét gây bởi virus herpes. Điểm khác biệt là loại loét này không lây lan, nhanh hồi phục. Loét khỏi sau 1-2 tuần, không để lại sẹo nhưng rất dễ tái phát. 

Trong những đợt bùng phát của loét miệng, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, nổi hạch…

4. Cách chữa viêm loét miệng 

Hầu hết các vết loét miệng không cần chữa mà sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Các biện pháp được áp dụng chủ yếu nhằm giảm triệu chứng đau, giảm số lượng và kích thước vết loét, thúc đẩy loét nhanh lành và không tái phát. 

Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone mỗi ngày giảm loét miệng

Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn giúp làm sạch khoang miệng, dịu cơn đau và ngăn ngừa bội nhiễm tại vết loét. Đây được coi là giải pháp quan trọng nhất để đẩy lùi loét miệng. 

Với vết loét miệng, nên cẩn trọng khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp. Nước muối sinh lý 0.9% thường được sử dụng, nhưng có khả năng sát khuẩn kém và gây xót. Dung dịch chlorhexidine sát khuẩn mạnh hơn nhưng lại không được khuyến khích dùng cho vết loét hở. 

Dizigone

Dizigone – nước súc miệng hiệu quả nhanh chóng với vết loét miệng

Hiện nay, sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng là Dizigone. Được sản xuất từ công nghệ kháng khuẩn ion hiện đại nhất, Dizigone thỏa mãn yêu cầu của một dung dịch sát khuẩn khoang miệng nhờ các đặc tính ưu việt: 

  • Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được cả vi khuẩn, virus và nấm, giúp ngăn ngừa bội nhiễm vết loét.
  • Thời gian tác dụng nhanh: chỉ cần súc miệng trong 30s đã đủ tiêu diệt mầm bệnh (Kết quả thử nghiệm QUATEST 1)
  • Không gây xót, kích ứng niêm mạc miệng: pH trung tính, cơ chế kháng khuẩn ion tác dụng dựa vào các chất oxy hóa như HClO, ClO* … tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể. 
  • Kích thích lành nhanh vết loét: do không chứa chất hóa học độc hại. Không gây độc nguyên bào sợi & tổ chức hạt – các nhân tố chính trong quá trình lành thương tự nhiên.

Sau khi vết loét khỏi hẳn, vẫn nên dùng dizigone súc miệng hàng ngày để làm sạch khoang miệng, khử mùi và dự phòng các bệnh răng miệng.

Dizigone đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiệu quả đã được công nhận bởi Quatest 1 - Bộ KHCN

Kết quả thử nghiệm QUATEST 1 & Phiếu công bố

Dùng thuốc chữa nấm miệng

Nếu vết loét không khỏi sau 1-2 tuần súc miệng, nên đi khám để được bác sĩ kê thuốc phù hợp. Thuốc chữa loét miệng có thể dùng theo đường bôi tại chỗ hoặc đường uống tùy tình trạng loét.

Các thuốc thường được kê là: gel 2% lidocaine,  nitrate bạc, triamcinolone acetonide hoặc amlexanox, ….

thuốc mỡ giảm viêm loét miệng

Lấy thuốc ra tay rồi bôi trên vết loét 

Với trường hợp viêm loét miệng có bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định uống kháng sinh. Kháng sinh thường dùng là sulfamethoxazole kết hợp cùng trimethoprim. Trường hợp có vết loét to và tồn tại dai dẳng lâu ngày, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol.

thuoc-tri-nam-luoi thuốc trị nấm lưỡi

Kháng sinh được dùng khi viêm loét miệng nặng

Nếu có bội nhiễm nấm tại chỗ thì cần uống thêm thuốc kháng nấm như fluconazol, itraconazol hoặc nystatin. Dùng thuốc đường uống kết hợp bôi tại chỗ sẽ cho hiệu quả chữa cao hơn. 

Khi có chẩn đoán viêm loét miệng do virus thì người bệnh cần dùng thuốc kháng virus như: acyclovir, famciclovir, …

Đối với trường hợp rất nặng, có thể xem xét cho dùng corticoid đường uống. Tuy nhiên, không nên dùng dài ngày và cần đề phòng tác dụng phụ của thuốc. Corticoid có thể gây tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn, tăng tiết acid dẫn đến loét dạ dày…

Các biện pháp khác 

Bên cạnh việc súc miệng và dùng thuốc, người bệnh nên áp dụng kèm các biện pháp như: 

  • Bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng: vitamin B6, B12, kẽm, acid folic…
  • Chườm đá vào vết loét 
  • Uống trà giải nhiệt: trà hoa cúc, cam thảo….
  • Ăn thức ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu… gây đau ổ loét

Loét miệng không khó chữa, nhưng cũng cần cẩn trọng để loét nhanh khỏi, tránh bị đau lâu dài, gây khó khăn trong ăn uống, nói chuyện. Nếu sau 2 tuần vết loét không đỡ mà ngày càng lan rộng, cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh kịp thời.

 

]]>
https://dizigone.vn/viem-loet-mieng-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-3645/feed/ 0