Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Thu, 27 Jul 2023 08:41:47 +0000 vi hourly 1 Peel da bị bỏng: Nguyên nhân & 7 cách xử lý tại nhà nhanh nhất https://dizigone.vn/peel-da-bi-bong-nguyen-nhan-7-cach-xu-ly-tai-nha-nhanh-nhat-17947/ https://dizigone.vn/peel-da-bi-bong-nguyen-nhan-7-cach-xu-ly-tai-nha-nhanh-nhat-17947/#respond Thu, 27 Jul 2023 08:41:47 +0000 https://dizigone.vn/?p=17947 Peel da được ưa chuộng bởi hiệu quả phục hồi da mụn, sẹo, tổn thương nhưng tình trạng peel da bị bỏng vẫn có nguy cơ xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Chi tiết nguyên do và cách khắc phục sẽ được đề cập trong bài viết này!

peel da bị bỏng

1. Nguyên nhân – dấu hiệu bỏng da sau peel

Trong thẩm mỹ, peel da là phương pháp tái tạo và phục hồi da bằng cách sử dụng hoạt chất hóa học tác động lên da. Một số thành phần thường được sử dụng gồm AHA, BHA, Retinol,… tùy vào mục đích điều trị khác nhau. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả trong điều trị mụn, sẹo, cải thiện dấu hiệu lão hóa nhưng có thể gây bỏng da rất khó chữa.

1.1. Nguyên nhân gây peel da bị bỏng

Theo đó, sau khi peel da, mức độ thay da sinh học của mỗi người đều không giống nhau. Nếu không may bị bỏng thì nguyên nhân có thể là:

  • Nồng độ hoạt chất không phù hợp: Nồng độ axit trong sản phẩm peel quá cao dễ khiến da bị bỏng. Do đó, nếu mới bắt đầu peel da, bạn nên sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp để da làm quen dần.
  • Chất lượng sản phẩm peel không đảm bảo: Sản phẩm peel da trên thị trường có nhiều loại và rất dễ bị làm giả (thay tem nhãn, thay đổi nồng độ hoạt chất,…) nên có nguy cơ gây hại cho da. Bạn nên mua sản phẩm peel tại các cửa hàng uy tín hoặc thực hiện peel tại spa uy tín để đảm bảo sức khỏe làn da.
  • Sức khỏe da yếu: Đôi khi da yếu, độ nhạy cảm tăng cũng là vấn đề khiến da không thích ứng được với sản phẩm peel, kể cả là hoạt chất bạn đã từng dùng. Vì vậy, nếu cảm thấy da không khỏe, bạn nên chờ khi da khỏe rồi mới thực hiện.
  • Thực hiện peel da quá nhiều lần: Sau khi thay da sinh học, da của bạn thường láng mịn và hồng hào hơn rất nhiều. Chính vì thế mà nhiều bạn có tình trạng lạm dụng hình thức này để làm đẹp dẫn đến nhiều hệ lụy, bao gồm cả bỏng. Hãy thăm khám bác sĩ hoặc tính toán giãn cách thời gian peel trước đó để tránh làm tổn thương da.

1.2. Dấu hiệu da bị bỏng sau peel

peel da bị bỏng

Trong trường hợp da có cảm giác hoặc xuất hiện các biểu hiện sau đây, bạn nên cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu bạn bị bỏng do peel da và cần đến bác sĩ thăm khám ngay:

  • Vùng da peel bị nóng rát, đỏ tấy và hơi sưng.
  • Bị nổi mụn nước nếu da bị bỏng nặng.
  • Làn da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với mưa nắng, bụi bẩn. Tình trạng này có thể khiến da bị nám, tàn nhang hoặc có các dấu hiệu lão hóa.
  • Khi bỏng nặng, da có thể bị tổn thương và bị mất cấu trúc bên trong.

2. Cách xử lý da bị bỏng sau peel tại nhà nhanh – hiệu quả nhất

Có thể thấy, peel da bị bỏng có hai mức độ chủ yếu là nặng và nhẹ, cụ thể sẽ được bác sĩ chẩn đoán khi bạn thăm khám. Tuy nhiên, nếu bạn bắt gặp các triệu chứng kể trên và chưa thể đi khám ngay thì hãy chủ động xử lý bằng những cách dưới đây:

2.1. Làm dịu da đỏ rát

Thông thường, triệu chứng đầu tiên khi bị bỏng là vùng da bị mẩn đỏ và nóng rát, vì vậy bạn cần làm dịu vùng da đó theo các bước sau:

Bước 1: Kháng khuẩn bằng dung dịch Dizigone

Nhằm đảm bảo vùng da bỏng không nhiễm trùng, bạn cần làm sạch trước khi sử dụng các hoạt chất làm dịu da. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone với phổ kháng khuẩn rộng sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn trên bề mặt da trong vòng 30 giây. Đặc biệt, dung dịch không gây xót, kích ứng vùng tổn thương nên có thể giảm bớt cảm giác đau rát. Mặt khác, vì tác dụng nhanh nên vùng peel da bị bỏng cũng hạn chế thành sẹo.

dizigone - d300 & nano

Bước 2: Dùng xịt khoáng, toner dịu nhẹ

Tiếp đến, để làm dịu mát da, giảm cảm giác đau rát châm chích, bạn nên dùng xịt khoáng hoặc toner xịt vào vùng da bị bỏng. Các thành phần trong xịt khoáng và toner chủ yếu là nước và các hoạt chất lành tính, vì vậy bạn có thể yên tâm thoa, xịt lên vùng bỏng mà không sợ nhiễm khuẩn.

2.2. Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính

Rửa sạch nhẹ nhàng vùng da bỏng cũng sẽ làm dịu cơn đau và mẩn đỏ. Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt có độ dưỡng ẩm cao, pH trung tính khoảng 5.5 – phù hợp với pH tự nhiên của da giúp làm dịu, giảm kích ứng. Đồng thời, nên xem kĩ thành phần sữa rửa mặt và tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể khiến da kích ứng, bong tróc, từ đó làm tăng mức độ bỏng.

2.3. Không để ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Da sau peel được đánh giá là vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể, vì vậy bạn cần tránh ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Tia UV khi tiếp xúc với da nhạy cảm dễ làm da tổn thương nghiêm trọng và có thể làm xuất hiện nám, tàn nhang & các dấu hiệu lão hóa sớm. Khi cần thiết phải ra ngoài, hãy bôi thêm kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đeo khẩu trang, che chắn da bằng mũ trùm đầu rộng để bảo vệ vùng da bị bỏng.

2.4. Dưỡng ẩm

peel da bị bỏng

Như đã đề cập, dưỡng ẩm cũng sẽ phần nào làm giảm cảm giác đau rát đồng thời cấp ẩm giúp vùng bỏng mau lành hơn, không thành sẹo. Ngoài việc dùng sữa rửa mặt có chất dưỡng ẩm, bạn nên bổ sung thêm kem dưỡng chuyên biệt để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể chọn loại kem có nhiều dưỡng chất để cấp ẩm sâu cho da. Lưu ý không nên chọn sản phẩm có paraben, thuốc nhuộm, nước hoa tổng hợp để ngăn ngừa kích ứng da.

2.5. Dùng sản phẩm phục hồi, tái tạo da

Peel da là phương pháp giúp da tái tạo sau tổn thương hiệu quả. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp của các sản phẩm phục hồi, tái tạo khác thì quá trình lành da càng diễn ra nhanh hơn, an toàn hơn. Nếu chưa biết chọn sản phẩm nào, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về loại kem hoặc thuốc bôi bỏng để đảm bảo hiệu quả.

2.6. Không trang điểm

Da bị bỏng dù nặng hay nhẹ đều cần tránh trang điểm bởi các thành phần trong bột phấn, kem nền, kem che khuyết điểm có thể làm da bị kích ứng. Ngoài ra, khi dùng kem trang điểm, da sẽ bị bí và khó chịu khiến vết bỏng lâu lành hơn.

2.7. Dùng dược liệu thiên nhiên

peel da bị bỏng

Thay vì thoa kem trang điểm, bạn nên dùng các dược liệu thiên nhiên để làm dịu, giảm đau hoặc bảo vệ vùng da tổn thương do bỏng, ví dụ như:

  • Nha đam: do có tính mát nên nha đam có tác dụng làm dịu da và giảm tấy đỏ vết bỏng. 
  • Lòng trắng trứng: với vết bỏng có hiện tượng phồng rộp, bạn có thể dùng lòng trắng trứng để làm giảm độ phồng, các vitamin trong lòng trắng cũng sẽ giúp vùng bỏng được dịu bớt cảm giác đau rát.
  • Mật ong: tuy có tính nóng nhưng khi sử dụng một lượng vừa đủ, vết thương sẽ được bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm trùng do mật ong có tính diệt khuẩn, kháng viêm cao.

3. Phòng ngừa bỏng da do peel

peel da bị bỏng

Ngoại trừ trường hợp peel da tại các cơ sở làm đẹp uy tín, nếu thực hiện peel da tại nhà bạn cần kiểm tra và chọn sản phẩm phù hợp, làm sạch da kết hợp thực hiện đúng quy trình. Cụ thể bạn cần lưu ý:

  • Chọn sản phẩm peel da phù hợp: Nếu peel da tại nhà, bạn chỉ nên thực hiện peel da nồng tức là chỉ tác động lên lớp thượng bì của da để tẩy da chết. Một số sản phẩm thường dùng có chứa các hoạt chất như enzym, lactic acid, tricloacetic acid, AHA, BHA nồng độ thấp. Trong trường hợp peel da sâu để giải quyết các vấn đề liên quan đến sắc tố da, lão hóa, bạn nên đến thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra phản ứng của sản phẩm: Sử dụng một lượng nhỏ lên phần cổ tay hoặc cánh tay trong 24 – 48h để thử, nếu không có hiện tượng kích ứng, bạn có thể yên tâm sử dụng lên da mặt.
  • Chuẩn bị dụng cụ sạch sẽ: Đảm bảo chuẩn bị dụng cụ peel da được vệ sinh sạch giúp vùng da peel được bảo vệ an toàn, không nhiễm khuẩn. Một số dụng cụ bạn cần có gồm: bông tẩy trang, khăn sạch, cọ quét, sản phẩm peel,…
  • Thực hiện peel đúng quy trình: Bạn cần peel da theo trình tự 4 bước gồm tẩy trang kết hợp vệ sinh sạch da; thoa vaseline để bảo vệ vùng da nhạy cảm; bôi sản phẩm peel lên vùng da cần cải thiện và chờ đủ thời gian theo yêu cầu của nhà sản xuất; cuối cùng làm sạch da, dùng toner và kem dưỡng ẩm để làm dịu, cân bằng độ pH trên da.

Qua những kiến thức chia sẻ về vấn đề peel da bị bỏng, bạn đã nắm được nguyên nhân, cách xử lý cũng như phòng ngừa hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan đến chăm sóc da và sử dụng sản phẩm của Dizigone, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn nhanh nhất.

]]>
https://dizigone.vn/peel-da-bi-bong-nguyen-nhan-7-cach-xu-ly-tai-nha-nhanh-nhat-17947/feed/ 0
Chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa đúng cách https://dizigone.vn/cham-soc-da-sau-nan-mun-o-spa-14353/ https://dizigone.vn/cham-soc-da-sau-nan-mun-o-spa-14353/#respond Fri, 25 Mar 2022 03:11:23 +0000 https://dizigone.vn/?p=14353 Hiện nay, nặn mụn ở spa đang là lựa chọn của phái đẹp để loại bỏ các nốt mụn sần sùi trên da. Mặc dù phương pháp này có hiệu quả cao nhưng lại khiến làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn 3 bước chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa và những việc cần tránh để giúp quá trình phục hồi da tốt hơn.

I. 3 bước chăm sóc da tại nhà sau khi nặn mụn ở spa 

Sau khi nặn mụn tại spa, da trở nên mỏng manh chính là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Chính vì vậy, việc chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa cần phải cẩn trọng hơn bình thường. Dưới đây là 3 bước chăm sóc da tại nhà sau nặn mụn ở spa giúp bạn không bị sẹo thâm và phục hồi da tốt hơn.

1. Chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa bằng dung dịch kháng khuẩn

Làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn là bước đầu tiên để ngăn chặn vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, các dung dịch sát khuẩn thông thương như cồn y tế, nước oxy già, povidone iod,… không an toàn đối với da mụn. Các sản phẩm này có hiệu quả cao nhưng lại gây xót da và cản trở quá trình lành thương.

Do đó, bạn cần lựa chọn một dung dịch kháng khuẩn phù hợp để vệ sinh nốt mụn. Dung dịch kháng khuẩn dành cho da mụn phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Hiệu quả nhanh, mạnh, tiêu diệt hầu hết vi khuẩn trong đó có vi khuẩn gây mụn P. acnes.
  • Thành phần dịu nhẹ, lành tính, không gây đau xót, kích ứng da.
  • An toàn với mọi làn da, kể cả da nhạy cảm.
  • Không tổn thương mô hạt, không cản trở quá trình phục hồi vết thương.
  • Không chứa kháng sinh, corticoid, không gây đề kháng.

Các chuyên gia da liễu lựa chọn dung dịch Dizigone là giải pháp hiệu quả và an toàn cho da mụn. Nhờ ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE, Dizigone đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe của dung dịch kháng khuẩn cho da mụn. Dung dịch Dizigone sẽ giúp nốt mụn đảm bảo sạch sẽ, không bị sưng đau hay để lại sẹo.

Cách sử dụng dung dịch Dizigone hiệu quả:

  • Thấm dung dịch Dizigone ra bông tẩy trang, lau rửa toàn bộ da mặt 3-4 lần/ngày.
  • Để dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa mặt lại bằng nước.

Dizigone

Lưu ý: 

  • Khi mới nặn mụn xong, bạn nên dùng ngay dung dịch kháng khuẩn Dizigone để lau rửa toàn bộ da mặt.
  • Sau khi da đã trở nên khỏe hơn, bạn có thể kết hợp với sữa rửa mặt để làm sạch da trước khi dùng dung dịch Dizigone. Bạn nên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH từ 5 – 6 và không chứa cồn.

2. Dưỡng ẩm, phục hồi da sau khi nặn mụn ở spa

Sau khi làm sạch, da thường bị khô căng. Vì vậy, bạn cần cấp ẩm ngay cho da để bổ sung lượng ẩm đã mất. Việc duy trì độ ẩm thích hợp còn giúp quá trình phục hồi da tốt hơn. Tổn thương da do mụn sẽ mau lành và không hình thành sẹo xấu trên da.

Để cấp ẩm cho da, bạn có thể sử dụng serum và kem dưỡng ẩm. Với trường hợp da mới nặn mụn xong, bạn không nên dùng sản phẩm có kết cấu quá đặc. Nếu bôi quá nhiều dưỡng ẩm có thể khiến da bị bí bách, bít lỗ chân lông và làm mụn tái phát.

Đối với da mụn thì lựa chọn thành phần dưỡng ẩm cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên chọn chất có khả năng phục hồi và làm dịu da nhanh chóng như acid hyaluronic (HA), panthenol (vitamin B5),…

Ngoài ra, các sản phẩm có chiết xuất tự nhiên từ nha đam, hoa cúc, tràm trà,… cũng là một giải pháp an toàn dành cho da mụn. Trong số các loại kem dưỡng ẩm chứa nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể tham khảo kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Với thành phần chính là panthenol, lô hội, kem Dizigone có tác dụng làm dịu tổn thương, giảm viêm ngứa. Không những thế, các phân tử nano bạc trong kem Dizigone có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đảm bảo độ sạch cho da.

Cách dùng kem Dizigone nano bạc:

  • Dùng kem Dizigone sau khi vệ sinh da bằng dung dịch Dizigone khi da còn đang ẩm.
  • Thoa một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị mụn. Massage nhẹ nhàng để kem thấm tốt hơn.

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

3. Chống nắng cho da

Khi nặn mụn tại spa, bạn phải dùng nhiều sản phẩm chăm sóc chuyên sâu như BHA, AHA hoặc retinol,… Vì vậy, da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, bước chống nắng ban ngày vô cùng cần thiết để tránh da bị cháy nắng, sạm nám.

Tuy nhiên, trong 2 – 3 ngày đầu sau nặn mụn, bạn không nên sử dụng ngay kem chống nắng mà nên hạn chế ra ngoài, che chắn cẩn thận để bảo vệ da. Từ ngày thứ 4 trở đi, bạn có thể sử dụng kem chống nắng.

Để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất, bạn nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và PA +++.

II. Sau khi nặn mụn ở spa cần kiêng ăn gì, kiêng làm gì

Để giúp quá trình chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa đạt hiệu quả, bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là những lưu ý quan trọng giúp da mau chóng phục hồi.

1. Những thực phẩm cần kiêng ăn sau khi nặn mụn ở spa

Sẹo là biến chứng hay gặp nhất nếu bạn chăm sóc da không đúng cách. Để hạn chế hình thành sẹo thì trong chế độ ăn hàng ngày bạn cần tránh các thực phẩm dễ gây sẹo như:

  • Rau muống: có thể khiến vết thương hở lâu lành và gia tăng nguy cơ để lại sẹo xấu. Vì vậy, dù là loại thực phẩm thông dụng nhưng bạn không nên ăn rau muống sau khi nặn mụn.
  • Thịt gà, thịt bò, đồ nếp: có khả năng gây mưng mủ, để lại sẹo thâm. Ăn nhiều thịt gà, đồ nếp còn gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Hải sản: có thể gây ra dị ứng da như nổi mẩn đỏ, ngứa rát ở một số người.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá: có thể làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, làm lỗ chân lông dễ bị bít tắc và nổi mụn.

2. Những việc cần tránh để mụn hết sưng đỏ

Vì da sau khi nặn mụn dễ bị tổn thương nên bạn cần tránh làm một số điều sau đây:

chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa cham soc da sau khi nan mun o spa

  • Không chạm tay lên da mụn: thường xuyên đưa tay lên mặt là một thói quen không tốt cho da. Tay không sạch có thể làm lây nhiễm vi khuẩn và tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương.
  • Tránh trang điểm và sử dụng sản phẩm chăm sóc da có kết cấu quá dày. Sản phẩm trang điểm hoặc kem dưỡng dày có thể gây bít lỗ chân lông, cản trở quá trình trao đổi chất trên da. Từ đó, chúng khiến mụn dễ dàng quay lại.
  • Chà xát da quá mạnh khi rửa mặt sẽ gây tổn thương da nặng hơn.
  • Không sử dụng toner/nước hoa hồng chứa cồn. Vì cồn có thể gây xót da và cản trở quá trình hồi phục.
  • Xông hơi da mặt: là một phương pháp nhiều người áp dụng để làm giãn nở lỗ chân lông. Tuy nhiên, xông hơi sau nặn mụn ở spa có thể khiến da nhạy cảm và tổn thương mao mạch dưới da.
  • Tránh dùng sản phẩm trị mụn ngay: do da đang còn yếu không thể chịu được thêm các hoạt chất trị mụn mạnh như BHA, AHA, retinol, benzoyl peroxide,… Chúng có thể khiến da sưng đỏ, khô và bong tróc da, làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.

III. Cách ngừa mụn tái lại sau khi nặn mụn tại spa

Khi mụn đã được loại bỏ, bạn cần thay đổi quy trình chăm sóc da và chế độ ăn uống sinh hoạt để ngăn chặn mụn tái phát.

1. Chăm sóc da hàng ngày sau khi nặn mụn tại spa

Quy trình chăm sóc da hàng ngày để có làn da mịn màng và sạch mụn bao gồm:

  • Tẩy trang bằng nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang. Đây là bước được thực hiện vào buổi tối, trước khi tiến hành các bước skincare khác
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt làm sạch sâu 2 lần/ngày vào sáng và tối.
  • Kết hợp vệ sinh da mặt bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da.
  • Dùng toner để cân bằng da và cấp ẩm.
  • Dùng sản phẩm ngừa mụn, tẩy tế bào chết: BHA, AHA, retinol từ 2 – 3 lần/tuần.
  • Dưỡng ẩm bằng serum HA, kem phục hồi da chứa B5, ceramide hoặc panthenol…
  • Thoa kem chống nắng hàng ngày.

>>>Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

2. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sau khi nặn mụn tại spa

Những thực phẩm lành mạnh và tốt cho da mà bạn nên thêm vào bữa ăn hàng ngày:

  • Rau xanh: rau cải, súp lơ xanh, các loại đậu chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt với da.
  • Trái cây: cam, bưởi, kiwi,… chứa vitamin C, E, A tăng cường sức đề kháng và chống oxy rất có lợi cho da.
  • Các loại cá da trơn: cá hồi, cá ngừ, cá thu,… là nhóm thực phẩm chứa acid béo omega 3 rất tốt để tránh bị nổi mụn nội tiết.

Chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp mụn không tái phát. Bạn nên đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya, tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng lưu thông máu dưới da.

Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình điều trị mụn. Nếu không thực hiện đúng cách, bạn có thể khiến tình trạng mụn trở lên trầm trọng hơn và gây ra nhiều hậu quả lâu dài. Chính vì thế, việc chăm sóc da mặt theo hướng dẫn của chuyên gia tại spa là vô cùng cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc về quá trình chăm sóc da mụn, hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để được hỗ trợ bởi đội ngũ Dược sĩ của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/cham-soc-da-sau-nan-mun-o-spa-14353/feed/ 0
Chăm sóc da sau nặn mụn không thâm, không sẹo https://dizigone.vn/cham-soc-da-sau-nan-mun-14323/ https://dizigone.vn/cham-soc-da-sau-nan-mun-14323/#respond Thu, 10 Mar 2022 04:40:31 +0000 https://dizigone.vn/?p=14323 Nặn mụn là bước chăm sóc quan trọng để loại bỏ nhân mụn dưới da, nâng cao hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, sau quá trình nặn mụn, nếu không được chăm sóc đúng cách thì bề mặt da sẽ xuất hiện các vết sẹo thâm, sẹo lồi lõm do nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về việc chăm sóc da sau nặn mụn không thâm, không sẹo. 

cham soc da mun sau nan mun chăm sóc da mụn sau nặn mụn

I. Vai trò của việc nặn mụn

Nặn mụn là quá trình loại bỏ nhân mụn đã hình thành ra khỏi bề mặt da; không có tác dụng ngăn ngừa việc xuất hiện nhân mụn mới. Để quá trình nặn mụn trở nên hiệu quả bạn cần tuân thủ các bước vệ sinh tay, khử trùng các dụng cụ hỗ trợ việc nặn mụn. Cần phân biệt việc nặn mụn chuẩn y khoa với hành động sờ tay, cạy, tự nặn mụn ở nhà. Phương pháp nặn mụn chuẩn y khoa mang nhiều lợi ích:

  • Quá trình tác động một lực cơ học từ bên ngoài để đẩy hết nhân mụn chứa dầu thừa, bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Các trường hợp bị mụn viêm, nặn mụn giúp loại bỏ được phần mủ tại các nốt mụn, giảm tải và thông thoáng lỗ chân lông, mang lại cảm giác dễ chịu nhanh chóng. Đồng thời, bước chăm sóc da này hạn chế mụn phát triển nặng hơn và lan sang các vùng da lành khác.

Hiện nay, dù chưa có những nghiên cứu lâm sàng đầy đủ về hiệu quả của việc nặn mụn nhưng theo các chuyên gia da liễu, lợi ích của phương pháp này đã được ghi nhận nhiều trên thực tế lâm sàng. Theo Hướng dẫn điều trị mụn hiện nay của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ và Hiệp hội Da liễu Nhật Bản, việc nặn mụn theo chuẩn y khoa là biện pháp tối ưu cho mụn đầu trắng, mụn đầu đen, một số trường hợp mụn viêm khác.

II. Tầm quan trọng của việc chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn

Sau quá trình nặn mụn, bề mặt da sẽ hình thành các vết thương hở nhỏ. Lúc này, việc chăm sóc da đúng cách hết sức quan trọng bởi:

  • Khi làn da xuất hiện vết thương hở, các tác nhân từ bên ngoài như: bụi bẩn, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và thâm nhập vào bên trong, gây nhiễm trùng, thậm chí là bội nhiễm tại vị trí tổn thương.
  • Làn da không được vệ sinh đúng cách sẽ dễ dàng khiến mụn trứng cá quay trở lại.
  • Không chăm sóc da cẩn thận sẽ dễ hình thành các vết thâm, sẹo xấu tại vị trí nặn mụn.

Do vậy, quá trình chăm sóc da đúng cách sau nặn mụn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với làn da của bạn.

III. Các bước chăm sóc da sau khi nặn mụn

1. Vệ sinh sạch sẽ da mặt

cham soc da mun sau nan mun chăm sóc da mụn sau nặn mụn

Vệ sinh da mặt hằng ngày là bước đầu tiên và cần thiết trong quá trình chăm sóc da mặt, đặc biệt là với làn da sau nặn mụn. Mục đích là loại bỏ đi bụi bẩn, bã nhờn tiết ra sau một ngày dài hoạt động, hạn chế tối đa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây mụn.

Để làm sạch da mặt, bạn nên kết hợp 2 bước tẩy trang và rửa mặt. Trong đó, tẩy trang là công đoạn cần thiết để nhũ hóa lớp trang điểm, kem chống nắng cũng như bã dầu nhờn trên da. Sau đó, sữa rửa mặt sẽ giúp loại bỏ các yếu tố này, trả lại làn da nguyên bản sạch sẽ.

2. Chăm sóc tổn thương bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp

Dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp hỗ trợ làm sạch sâu và làm dịu da mặt. Sử dụng dung dịch kháng khuẩn giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn cư trú tại vị trí tổn thương, thúc đẩy nhanh quá trình lành thương. Một dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho da mặt cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho da, điển hình là P.acnes nhanh chóng, mạnh mẽ nhất.
  • Không gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi.
  • Không gây đau xót, kích ứng cho làn da.
  • Không gây nhuộm màu da, làm mất thẩm mỹ.

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí kể trên. Là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến EMWE từ châu Âu, Dizigone giúp tiêu diệt 100% vi khuẩn gây bệnh trong vòng 30 giây mà không gây đau xót, an toàn cho làn da. Đây cũng là sản phẩm giúp vết thương mau lành một cách tự nhiên và hạn chế để lại sẹo.

Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:

  • Dùng bông tẩy trang đã thấm dung dịch Dizigone lau rửa toàn bộ da mặt.
  • Để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
  • Bạn có thể dùng 4-5 lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Dizigone

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

3. Dưỡng ẩm da sau nặn mụn

Sau khoảng 1-2 ngày thực hiện các bước chăm sóc trên, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da. Mục đích để cung cấp những dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng và phục hồi, tái tạo làn da nhanh chóng. Thời gian chờ 1-2 ngày đề các tổn thương da do nặn mụn đã khô se, khép miệng hoàn toàn – là thời điểm tối ưu để bổ sung độ ẩm.

Kem Dizigone Nano bạc là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chế nano bạc siêu phân tử với các chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như: lô hội, cúc la mã, tinh dầu tràm trà có tác dụng:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng vẫn đem lại cảm giác dịu nhẹ, an toàn với làn da.
  • Dưỡng ẩm, dịu da, giảm viêm ngứa.
  • Kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, kích thích phục hồi tái tạo vùng da bị hư tổn, ngăn ngừa sẹo xấu, các vết thâm xuất hiện.

Lưu ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi tổn thương đã khô lại, không còn dịch rỉ viêm.

4. Sử dụng các sản phẩm trị thâm sau nặn mụn

Các vết thâm sau nặn mụn luôn là nỗi lo lắng của các chị em. Do đó việc sử dụng các sản phẩm trị thâm trong quá trình chăm sóc phục hồi da sau nặn mụn là bí quyết giúp lấy lại làn da mềm mịn, tươi sáng, đều màu. Các sản phẩm trị thâm mụn cần có bảng thành phần an toàn, lành tính, không kích ứng trong quá trình sử dụng. Một số sản phẩm trị thâm phổ biến hiện nay đó là:

  • Hiruscar post acne: thành phần chứa pionin, allium cepa, vitamin B3. Đây là sản phẩm giúp làm sáng da, ngăn ngừa thâm mụn hay tái phát mụn tại cùng vị trí.
  • Decumar: thành phần chứa nano curcumin, tinh chất lá chanh sim, hành tây đỏ, vitamin E, lô hội. Decumar giúp ngăn ngừa mụn, thâm sẹo, kiểm soát việc tiết bã nhờn hiệu quả.
  • Megaduo: thành phần chứa acid azelaic và acid glycolic có tác dụng kháng viêm, tiêu sừng, thông thoáng lỗ chân lông, giảm sự hình thành các vết thâm đen do quá trình gia tăng sắc tố sau mụn.

5. Sử dụng kem chống nắng sau nặn mụn

Kem chống nắng giúp ngăn ngừa sự tác động trực tiếp của tia cực tím đến làn da của bạn. Đồng thời, kem chống nắng còn thúc đẩy quá trình lành da một cách toàn diện. Bí quyết để bạn có thể lựa chọn được sản phẩm chống nắng hiệu quả:

  • Lựa chọn kem chống nắng từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Điển hình như: La Roche Posay, Avene, Vichy, Anessa,….
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ trở lên.
  • Sử dụng kem chống nắng có thành phần lành tính, không gây kích ứng, khô da.

cham soc da mun sau nan mun chăm sóc da mụn sau nặn mụn

Kem chống nắng Anessa

IV. Lưu ý khi chăm sóc da sau khi nặn mụn

Làn da sau khi nặn mụn tương đối nhạy cảm, vì vậy trong quá trình chăm sóc, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Không dùng tay chạm lên mặt

Không nên chạm tay lên mặt ngay cả khi bạn không gặp bất kỳ tổn thương da nào. Hành vi này đã gián tiếp đưa vi khuẩn từ tay xâm nhập nhanh hơn lên da mặt. Hậu quả là làm mụn xuất hiện nhiều hơn, nguy cơ cao nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da. Vì vậy, trước khi thực hiện bất kỳ bước chăm sóc da mặt nào, bạn cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

2. Không sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết 

Sau nặn mụn, làn da của bạn khá mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy, bạn không được sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh để tránh gây kích ứng, bào mòn da, ảnh hưởng đến các vết thương hở trên da.

3. Hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn

Các lớp trang điểm sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, khiến da tiết nhiều bã nhờn hơn. Hơn nữa khi sử dụng các sản phẩm trang điểm lên các vết thương hở sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho da. Do đó, bạn nên hạn chế trang điểm cho đến khi tình trạng da mặt được cải thiện hoàn toàn.

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Việc xây dựng một chế độ ăn uống sau nặn mụn rất quan trọng nhằm hạn chế nguy cơ để lại thâm và sẹo xấu.

Cần cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết thông qua rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường phục hồi và tái tạo da.

Đồng thời, cần hạn chế sử dụng rau muống, thịt gà, đồ nếp để ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện sẹo thâm. Hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng làm tăng nguy cơ dị ứng, ngứa ngáy. Vì vậy bạn cũng nên tránh sử dụng ngay sau quá trình nặn mụn.

5. Chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Tạo không gian sống thông thoáng, mát mẻ.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Không nên thức quá khuya hay tiếp xúc lâu trước màn hình máy tính, điện thoại.

Hi vọng bài viết đã giúp mọi người bỏ túi bí quyết hữu ích trong việc chăm sóc da sau nặn mụn không thâm, không sẹo. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 19009482. Tại đây, các chuyên gia Dizigone sẽ giải đáp bất kì vấn đề da liễu nào bạn cần.

]]>
https://dizigone.vn/cham-soc-da-sau-nan-mun-14323/feed/ 0
5 bệnh thường gặp gây mụn nước ở mặt và cách xử lý an toàn https://dizigone.vn/mun-nuoc-o-mat-14260/ https://dizigone.vn/mun-nuoc-o-mat-14260/#respond Fri, 25 Feb 2022 08:38:27 +0000 https://dizigone.vn/?p=14260 Mụn nước ở mặt không chỉ gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh trở nên thiếu tự tin mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý da liễu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 bệnh thường gặp gây mụn nước ở mặt và cách xử lý an toàn – hiệu quả.

mụn nước ở mặt mun-nuoc-o-mat

 

I. 5 bệnh thường gặp dễ gây mụn nước ở mặt

1. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm đặc trưng bởi các mụn nước mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể trong đó có sự xuất hiện của các mụn nước ở mặt. Ban đầu là các nốt ban đỏ sau đó chúng phát triển thành các mụn nước to hơn, gây ngứa ngát, khó chịu. Sau 7-10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh, các mụn nước sẽ xẹp xuống, đóng vảy và làn da bắt đầu phục hồi trở lại.

Do thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng ngoài da nên trong quá trình điều trị bệnh, mọi người cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là các mụn nước để tránh nguy cơ bội nhiễm da. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị triệu chứng như:

  • Hạ sốt bằng paracetamol khi thân nhiệt của bệnh nhân quá cao.
  • Sử dụng các thuốc kháng histamin H1 (clopheniramin, loratadin) để giảm ngứa.

2. Bệnh chốc mép

Nguyên nhân chính gây bệnh chốc mép là do virus herpes. Loại bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng từ 2-5 tuổi. Trước hết, trẻ sẽ cảm thấy khô rát xung quanh vùng mép, sau đó vùng da này đỏ và bắt đầu xuất hiện những mụn nước nhỏ tập trung thành từng mảng. Sau khoảng 1-3 ngày, các mụn nước này sẽ tự vỡ và tiết ra dịch, mủ. Lúc này cần vệ sinh sạch sẽ vùng chốc mép cho trẻ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, vùng chốc sẽ khô dần, đóng vảy màu vàng. Qua 1-2 ngày, vảy tiết bong tróc, để lại nền da đỏ ẩm. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần sử dụng các sản phẩm dưỡng da nhằm mục đích giảm ửng đỏ, dịu nhẹ, kích thích nhanh quá trình hồi phục da.

3. Bệnh zona thần kinh

Varicella Zoster virus (VZV) là nguyên nhân chính gây bệnh zona thần kinh và bệnh thủy đậu, Với những ai đã từng mắc thủy đậu, loại virus này vẫn còn tồn tại trong cơ thể ở trạng thái ngủ, khi gặp điều kiện thuận lợi VZV sẽ phát triển mạnh mẽ, đi theo các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc. Một số yếu tố thuận lợi khiến VZV hoạt động trở lại đó là:

  • Cơ thể suy nhược
  • Mệt mỏi, căng thẳng
  • Tuổi cao, sử dụng thuốc điều trị ung thư, đái tháo đường
  • Các biện pháp truyền hóa chất, điều trị bằng tia xạ

Bệnh zona có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là vùng mặt hoặc những vùng da có nếp gấp. Ban đầu, vùng da sẽ nổi mảng đó, cảm giác ngứa rát, sau đó các mụn nước sẽ tập trung xuất hiện như chùm nho. Ban đầu, những mụn nước ở mặt sẽ căng trong sau đó dịch đục dần, hóa mủ. Dần dần, mụn nước sẽ vỡ ra, hình thành vảy, nguy cơ xuất hiện các vết sẹo lấm tấm trên da.

thủy đậu gây biến chứng zona

>>> Xem ngay: Thủy đậu (trái rạ) và zona: Những điểm giống và khác biệt

4. Mụn nhọt

Mụn nhọt là một dạng nhiễm trùng ngoài da do chủng vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Chúng sống kí sinh trên da người khỏe mạnh như: rãnh mũi, má,…. Khi da bị tổn thương, tụ cầu sẽ có điều kiện để sinh sôi và phát triển, hình thành các nốt mụn nhọt chứa dịch và mủ bên trong. Vùng da xung quanh sẽ sưng đỏ và khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu. Bạn cần có biện pháp xử lý triệt để đánh bay mụn nhọt, tránh dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn gây khó khăn trong quá trị và để lại sẹo xấu sau này.

5. Rôm sảy

Thời tiết nóng bức, mồ hôi tiết nhiều là yếu tố thuận lợi gây ra rôm sảy ở trẻ nhỏ. Triệu chứng của rôm sảy là việc hình thành các nốt mẩn đỏ mọc lấm tấm, đầu rôm có một lượng nhỏ dịch. Rôm sảy làm trẻ rất khó chịu, thường xuyên quấy khóc ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bé.

II. Nguyên tắc xử lý mụn nước ở mặt

Mụn nước ở mặt xuất hiện là dấu hiệu của bệnh ngoài da. Nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn sẽ dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, lây lan sang các vị trí khác của cơ thể. Vì vậy để xử lý hiệu quả tình trạng này, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt, đặc biệt là các mụn nước ở mặt.
  • Sử dụng các thuốc điều trị nguyên nhân (nếu có) và hỗ trợ giảm triệu chứng (nếu cần thiết)
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

III. Những điều cần lưu ý khi bị mụn nước ở mặt

1. Lựa chọn dung dịch kháng khuẩn phù hợp

Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc điều trị các bệnh gây ra mụn nước ở mặt. Một sản phẩm vệ sinh hiệu quả các nốt mụn cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:

  • Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh và mạnh.
  • Không gây kích ứng, gây xót cho vùng da tổn thương, đặc biệt là vùng da mặt khá mỏng và nhạy cảm.
  • Không ảnh hưởng đến các tế bào da lành xung quanh.
  • An toàn với người sử dụng.

Một số dung dịch sát khuẩn vết mụn trên thị trường hiện nay như: xanh methylene, povidone iod, cồn,…. Tuy nhiên chúng tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

  • Khả năng sát khuẩn trung bình – yếu.
  • Gây kích xót, tổn thương đến các tế bào lành nếu dùng lâu dài.
  • Gây nhuộm màu da, mất thẩm mỹ.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là sản phẩm vệ sinh đạt được những tiêu chí cũng như khắc phục những khuyết điểm ở trên. Là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đến từ châu Âu, chứa các thành phần: HClO, ClO-, HO- giúp tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây. Sản phẩm dịu nhẹ, không làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi của vết thương.

Dizigone

Cách sử dụng Dizigone:

Dùng tăm bông thấm đẫm bằng dung dịch Dizigone sau đó lau nhẹ nhàng lên các vết mụn nước. Sản phẩm không màu, bạn nên sử dụng 3-5 lần/ngày.

>>> Xem ngay:Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo 

2. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra mụn nước ở mặt để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Bệnh do vi khuẩn gây ra cần sử dụng kháng sinh hợp lý như: các penicillin, cephalosporin,….
  • Bệnh do virus gây ra cần sử dụng các thuốc kháng virus như: acyclovir,…
  • Các thuốc kháng histamin H1 (loratadin, clopheniramin,…) giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh

Chế độ ăn uống:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Không ăn hải sản, đồ cay nóng để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, kích ứng.
  • Không ăn rau muống, đồ nếp, thịt đỏ để hạn chế nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya.
  • Thường xuyên giặt gối, màn, chăn, khăn mặt thường xuyên.
  • Hạn chế hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

4. Hạn chế cào gãi, chạm tay lên các vết mụn nước

Thông thường, việc hình thành các mụn nước sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, đau đớn, thường có thói quen cào gãi hay chạm tay lên mặt. Thói quen này đã gián tiếp làm lây lan vi sinh vật ra các vị trí khác trên cơ thể. Đối với các triệu chứng ngứa ngáy nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1 để làm giảm tình trạng bệnh.

5. Dưỡng ẩm khi các mụn nước ở mặt đã xẹp lại

Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm là điều cần thiết giúp phục hồi làn da tổn thương, ngăn ngừa sẹo xấu xuất hiện. Kem dưỡng các bạn có thể tham khảo đó là kem dizigone nano bạc. Với các thành phần chiết suất tự nhiên như lô hội, tràm trà, cúc la mã…, kem Dizigone Nano Bạc cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm lành tổn thương, hạn chế tối đa nguy cơ thâm sẹo.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng kem dưỡng ẩm lên các vết mụn còn dịch. Chỉ dùng khi vết mụn đã xẹp xuống, đóng vảy, bắt đầu quá trình lên da non.

Mụn nước ở mặt là biểu hiện của nhiều bệnh lý ngoài da khác nhau. Bạn cần trang bị những kiến thức nhất định để có thể phát hiện và xử lý kịp thời. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về các bệnh thường gặp gây ra mụn nước ở mặt. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia da liễu hỗ trợ bạn.

]]>
https://dizigone.vn/mun-nuoc-o-mat-14260/feed/ 0
Da nổi mụn nước cảnh báo bệnh gì? Những điều cần làm để xử lý https://dizigone.vn/da-noi-mun-nuoc-14255-14255/ https://dizigone.vn/da-noi-mun-nuoc-14255-14255/#respond Wed, 23 Feb 2022 08:01:01 +0000 https://dizigone.vn/?p=14255 Vào một ngày đẹp trời, bạn thấy trên da xuất hiện nhiều mụn nước mà không rõ nguyên nhân. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý da liễu khác nhau. Các bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn khiến việc điều trị không mang lại hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những bệnh khiến da nổi mụn nước và cách để xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây.

da nổi mụn nước da-noi-mun-nuoc

I. Da nổi mụn nước cảnh báo bệnh gì? 

Da nổi mụn nước có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Mụn nước có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau như mụn nước lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, mép,… Khi da nổi mụn nước có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau đây:

1. Chàm (eczema)

Bệnh chàm (eczema) hay viêm da cơ địa là bệnh ngoài da mạn tính, dai dẳng, hay bị tái phát. Các tổn thương ngoài da gây ngứa, dễ bong tróc và nứt nẻ. Trên vùng da đỏ có nổi nhiều hay ít mụn nước tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Sau một khoảng thời gian, mụn nước đã vỡ có thể đóng vảy, bong ra và làm dày sừng ở vùng da tổn thương.

Vì cảm giác ngứa ngáy nên bệnh nhân thường đưa tay lên gãi tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn.

Do đó, mục tiêu chính trong điều trị là chăm sóc tổn thương da để tránh nhiễm trùng và giảm cảm giác ngứa ngáy cho bệnh nhân.

>>> Xem ngay: Mách mẹ những thuốc trị chàm khô an toàn – hiệu quả

2. Thủy đậu

Thủy đậu do virus varicella zoster gây ra các mụn nước nằm rải rác khắp cơ thể. Bệnh này hay gặp ở trẻ em khi chưa được tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Ban đầu, bệnh nhân chỉ xuất hiện các vết phát ban nhỏ li ti. Giai đoạn toàn phát, da có nhiều mụn nước phồng to, bên trong chứa dịch trong suốt. Sau vài ngày, mụn nước bắt đầu khô se, lõm ở giữa, đóng vảy rồi bong ra.

Ngoài mụn nước, bệnh nhân thủy đậu còn có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.

Nếu xử lý sớm, mụn nước có thể được kiểm soát và không để lại sẹo lõm. Vì bệnh rất dễ lây lan nên cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng bệnh cho con mình như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên, không cho trẻ bốc thức ăn,…

3. Zona thần kinh

Da nổi mụn nước là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh zona thần kinh. Virus gây bệnh thủy đậu cũng chính là nguyên nhân gây bệnh zona. Khi bệnh nhân chữa khỏi thủy đậu, virus không bị tiêu diệt hết mà trú ngụ tại các hạch thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, virus tái hoạt động trở lại và di chuyển ra bề mặt da và gây bệnh.

Khác với thủy đậu, mụn nước zona thường mọc thành cụm, nằm dọc một bên thân. Zona thần kinh gây đau rát dữ dội kèm theo triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn.

thủy đậu và zona thuy-dau-va-zona

Sau một thời gian điều trị, cơn đau giảm dần đồng thời mụn nước bắt đầu khô se và đóng vảy. Tuy nhiên, bạn có thể bị sẹo nếu không chăm sóc đúng cách.

>>> Xem ngay: Thủy đậu (trái rạ) và zona: Những điểm giống và khác biệt

4. Tay chân miệng

Tay chân miệng ở trẻ em có thể lây lan nhanh thành dịch khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Tổn thương tay chân miệng có dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay. Mụn nước ở tay trẻ em có đường kính khoảng 2 – 4mm, màu xám, rất dễ vỡ. Trẻ không vệ sinh mụn nước có thể làm lây lan virus và gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, mụn nước cũng xuất hiện trong khoang miệng. Khi chúng vỡ ra tạo thành các vết loét khiến trẻ đau xót khi ăn.

Bệnh nhẹ có thể khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị tại nhà. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng như co giật, tổn thương thần kinh,… Khi đó, mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Để phòng tránh bệnh, phụ huynh cần hạn chế ôm, hôn, tránh để trẻ em dùng chung bát đũa, đồ chơi,…

5. Nhiễm Herpes simplex

Virus herpes simplex có thể gây ra mụn nước ở môi, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khi bệnh nhân không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như dùng bao cao su, quan hệ với nhiều người,…

Mụn nước có thể nằm rải rác hoặc tập trung thành chùm. Chúng có màu đỏ hồng, bên trong chứa dịch mủ. Do mụn rất dễ vỡ nên người bệnh hay bị nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.

Bên cạnh đó, người bị nhiễm virus herpes còn có triệu chứng ngứa ngáy khó chịu vùng kín. Herpes ở miệng có thể gây cảm giác đau xót khi ăn uống khiến bệnh nhân chán ăn, suy nhược cơ thể.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm virus herpes simplex. Người bệnh có thể khỏi tạm thời sau đó bị tái phát khi sức khỏe suy yếu. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể dùng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng và hạn chế số lần tái phát.

6. Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra khi trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện hoặc do bít tắc dẫn tới mồ hôi không thoát ra được.

Trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè hoặc khi mặc quá nhiều quần áo dẫn tới nóng bức, không thoát mồ hôi được.

Khi đó, da trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ hình tròn, bên trên có mụn nước nhỏ. Rôm sảy có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau như ở đầu, lưng, tay trẻ em.

Những vị trí rôm mọc dày thường khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, trẻ có xu hướng gãi làm mụn nước vỡ ra, rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị đúng cách, trẻ có thể bị viêm lỗ chân lông hoặc xuất hiện các mụn nhọt lớn gây đau.

7. Ghẻ nước

Triệu chứng điển hình của ghẻ nước là da nổi mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Mụn nước lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc các kẽ ngón tay, chân là những vị trí thường gặp nhất.

mụn nước mun nuoc

Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis. Chúng xâm nhập vào da khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Những người sống trong điều kiện vệ sinh kém, chật chội, không thường xuyên tắm rửa rất dễ bị ghẻ nước.

Ngoài mụn nước, bệnh ghẻ nước còn gây ngứa với tính chất dữ dội. Cơn ngứa thường xảy ra về đêm do con ghẻ đào hang và đẻ trứng.

Ghẻ nước rất dễ nhầm với bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa. Vì vậy, bệnh nhân cần đi khám da liễu để chẩn đoán chính xác.

8. Bệnh Pemphigus

Bệnh Pemphigus là một bệnh tự miễn làm tổn thương da và niêm mạc. Triệu chứng điển hình là các bọng nước lớn xuất hiện trên da. Chúng có thể tập trung tại nhiều nơi như vùng da có nếp gấp, vị trí tiết nhiều mồ hôi.

Bọng nước rất dễ vỡ, chảy nhiều dịch và bong tróc. Ngoài ra, khi bị mắc bệnh này, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức kèm một số triệu chứng như chán ăn, sút cân, đau họng, chảy máu cam,…

II. Nổi mụn nước trên da có nguy hiểm không? 

Nổi mụn nước trên da thường không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Mụn nước không điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiễm khuẩn và để lại sẹo xấu trên da.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân nổi mụn nước trên da do virus gây ra như virus thủy đậu, tay chân miệng, herpes simplex,… rất dễ để lại biến chứng. Các bệnh có tính chất lây lan nhanh thường khó xử lý, ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần và sức khỏe người bệnh.

Nguy hiểm nhất là trường hợp bệnh tự miễn. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện sớm do các biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.

Vì thế, bạn không thể chủ quan khi thấy da nổi mụn nước. Trong tình huống này, bạn cần tới cơ sở y tế khám nhằm xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý hiệu quả và an toàn.

III. Những điều cần làm để xử lý da nổi mụn nước

1. Làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn

Điều đầu tiên bạn cần làm khi da nổi mụn nước là làm sạch vùng da đó. Điều này có thể ngăn chặn nhiễm trùng và giúp mụn nước mau lành hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ làm sạch bằng nước thường thì không thể loại bỏ hết vi sinh vật gây hại. Do đó, bạn cần sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh các nốt mụn nước hàng ngày. Tiêu chí để lựa chọn dung dịch sát khuẩn gồm:

  • Hiệu lực mạnh, tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, virus, nấm gây hại trên da.
  • Có hiệu quả nhanh, thời gian tác dụng kéo dài.
  • Không gây đau xót, kích ứng da và niêm mạc.
  • Không làm cản trở quá trình lành vết thương.
  • An toàn cho các đối tượng đặc biệt: trẻ em, phụ nữ có thai.
  • Không chứa kháng sinh, corticoid, không gây đề kháng.

Dựa trên những tiêu chí này thì dung dịch sát khuẩn như cồn, oxy già, povidone iod,… không thích hợp để làm sạch mụn nước trên da, đặc biệt là mụn nước đã vỡ. Bởi vì các sản phẩm này gây đau xót và làm vết thương lâu lành.

Hiện nay, các chuyên gia nhận định giải pháp tốt nhất để chăm sóc mụn nước trên da là sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Nhờ cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một dung dịch sát trùng lý tưởng.

Dizigone

Cách dùng Dizigone xử lý mụn nước: Thấm dung dịch vào bông rồi lau rửa vùng da nổi mụn nước 3-4 lần/ngày.

2. Dưỡng ẩm cho da

Sau bước làm sạch, da thường dễ bị khô. Do đó, bạn cần cấp ẩm ngay cho da để bù lại lượng nước đã mất. Việc duy trì độ ẩm giúp mụn nước nhanh khỏi và tránh để lại sẹo. Hơn nữa, dưỡng ẩm cho da còn giúp dịu da, giảm cảm giác nóng rát và ngứa ngáy tại vùng da bị mụn.

Bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm như vaseline, Dizigone nano bạc,… Khi kết hợp bộ đôi sản phẩm Dizigone sẽ giúp mụn nước xẹp, khô nhanh và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.

Chú ý: Kem dưỡng ẩm chỉ lên dùng khi mụn nước đã khô, không còn chảy dịch.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Ngoài dung dịch sát khuẩn, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus bôi ngoài da. Tuy nhiên, các loại thuốc này không được bôi tùy ý do có thể dẫn tới kháng thuốc, làm mụn trầm trọng hơn.

Ngoài ra, mụn nước do bệnh tự miễn có thể sử dụng corticoid để điều trị. Đây là thuốc giảm đau chống viêm mạnh nhưng có rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đủ liều lượng và thời gian điều trị của bác sĩ.

IV. Những điều cần tránh khi da nổi mụn nước

1. Da nổi mụn nước kiêng ăn gì, uống gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm tình trạng mụn nước. Tuy nhiên, không phải thực phẩm và đồ uống nào cũng tốt khi da nổi mụn nước. Sau đây là những thực phẩm bạn cần tránh ăn khi da nổi mụn nước:

  • Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Thực phẩm giàu arginine: socola, đậu phộng, nho khô,…
  • Đồ ăn dễ lên sẹo như rau muống, hải sản, thịt gà, xôi nếp,…
  • Đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, thuốc lá, chất kích thích,…

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, đậu nành, trái cây, cá, thịt nạc,…

2. Hạn chế cào gãi, làm vỡ mụn nước

Đa số mụn nước trên da đều gây ngứa. Vì vậy, người bệnh thường hay lấy tay gãi để giảm cảm giác ngứa ngáy. Việc làm này cần phải được hạn chế vì những lý do sau:

  • Gãi ngứa làm mụn nước vỡ, chảy dịch, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Bàn tay mang mầm bệnh có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, virus sang vùng da lành xung quanh

Trong trường hợp ngứa dữ dội, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng này.

3. Tránh dùng các loại lá tắm để xử lý mụn nước

Các loại thảo dược để tắm, làm sạch mụn nước được mọi người ưu tiên sử dụng. Bởi vì thảo dược thường lành tính, an toàn, rẻ tiền. Tuy nhiên cách làm này có rất nhiều nhược điểm:

  • Hiệu quả rất thấp.
  • Sử dụng phức tạp, lâu dài khiến người bệnh dễ chán nản.
  • Tắm lá chỉ phù hợp trong trường hợp mụn nước do dị ứng nhẹ.
  • Với mụn nước nặng, chảy dịch nhiều thì không hiệu quả. Thậm chí, cách này có thể làm tình trạng mụn nặng thêm.
  • Trẻ em có thể bị dị ứng với thảo mộc do làn da rất nhạy cảm.

Chính vì thế, bạn không nên sử dụng phương pháp này khi chưa biết rõ nguyên nhân nổi mụn nước trên da.

Da nổi mụn nước là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh. Do đó, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân nổi mụn nước để có cách xử lý hiệu quả. Làm sạch mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn là biện pháp đầu tiên để ngăn chặn nhiễm trùng da. Nếu bạn cần tư vấn cách phát hiện và chăm sóc các bệnh ngoài da, hãy gọi tới số HOTLINE 19009482 để được chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.

]]>
https://dizigone.vn/da-noi-mun-nuoc-14255-14255/feed/ 0
Nguyên tắc vàng trong chăm sóc da sau nặn mụn tại spa  https://dizigone.vn/nguyen-tac-vang-trong-cham-soc-da-sau-nan-mun-tai-spa-6193/ https://dizigone.vn/nguyen-tac-vang-trong-cham-soc-da-sau-nan-mun-tai-spa-6193/#respond Sat, 11 Jul 2020 04:34:40 +0000 https://dizigone.vn/?p=6193 Để lấy lại vẻ tự tin cho khuôn mặt, nhiều chị em quyết định đi nặn mụn tại spa. Tuy nhiên, nặn mụn là quá trình đau đớn và gây nên nhiều thương tổn cho da mặt. Nếu không chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách, vi khuẩn rất dễ tấn công vào làn da đang “nhạy cảm”, khiến mụn nổi lên ồ ạt hơn. 

Nguyên tắc chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn, da mặt trở nên mỏng manh và rất dễ bị kích ứng. Đặc biệt, vị trí của những nốt mụn trở thành “cửa ngõ” cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm. Vì vậy, chăm sóc da trở thành bước quan trọng, quyết định hiệu quả của việc nặn mụn. 

cham-soc-da-sau-nan-mun chăm sóc da sau nặn mụn

Ngày càng có nhiều chị em lựa chọn nặn mụn tại spa

Da bị tổn thương sau nặn mụn cũng được coi là những vết thương nhỏ. Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng – bệnh viện Bạch Mai, vết thương mau lành nhất là vết thương không bị nhiễm khuẩn. Để tránh được nguy cơ đó, cần sát khuẩn da bằng những sản phẩm sát khuẩn phù hợp. 

Nhiều spa hiện nay thường sử dụng cồn và kháng sinh bôi ngoài da để sát khuẩn nốt mụn. Theo các chuyên gia da liễu, đây không phải là giải pháp thích hợp để sát khuẩn cho da. Cồn tuy có tác dụng nhanh, nhưng lại gây xót, kích ứng khi sử dụng. Không chỉ vậy, nó còn làm phá hủy mô hạt, ảnh hưởng tới quá trình liền sẹo của tổn thương.

Dùng kháng sinh để sát khuẩn nốt mụn tại spa cũng là một sai lầm nghiêm trọng. Trên thực tế, mụn viêm ngoài da có rất nhiều cách để ngăn ngừa bội nhiễm. Trong đó, kháng sinh chỉ nên là lựa chọn cuối cùng khi bị nhiễm khuẩn nặng hay các phương pháp khác không có hiệu quả. Việc dùng kháng sinh bừa bãi tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ lệ kháng thuốc – gây bất lợi trong điều trị các bệnh lý về sau. 

Để sát khuẩn cho da mụn, cần lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Nó phải đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí:

  • Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt 100% vi khuẩn, đảm bảo nốt mụn không bị viêm nhiễm. 
  • Hiệu quả nhanh, đáp ứng nhu cầu sát khuẩn ngay sau khi nặn mụn 
  • Không gây khô, xót, kích ứng da. 
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng. 
  • An toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Hai bước chăm sóc da sau khi nặn mụn 

1. Sát khuẩn nốt mụn bằng dung dịch Dizigone 

Dung dịch Dizigone thỏa mãn mọi yêu cầu của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng cho da mụn 

Được sản xuất dựa trên công nghệ EMWE đến từ châu Âu, Dizigone cho hiệu quả sát khuẩn vô cùng vượt trội. Thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ chứng minh Dizigone tiêu diệt 100% vi khuẩn có hại CHỈ TRONG VÒNG 30s. Khi sử dụng Dizigone, nốt mụn ngay lập tức được sát khuẩn, đảm bảo sạch sẽ và không còn nguy cơ viêm nhiễm. 

Dizigone hoàn toàn không chứa cồn, chất màu, chất bảo quản nên không làm khô, xót, kích ứng da. Sản phẩm an toàn tuyệt đối theo nghiên cứu tại Bộ môn Dược lý – ĐH Y Hà Nội 

Bộ sản phẩm Dizigone cho da mụn

Cách sát khuẩn nốt mụn bằng dung dịch Dizigone: 

  • Thấm dung dịch Dizigone vào một miếng bông tẩy trang, lau rửa nốt mụn 2-3 lần/ngày. 
  • Để dung dịch khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.

2. Dưỡng ẩm da bằng kem Dizigone Nano Bạc

Để tổn thương nhanh lành thì da cần được duy trì độ ẩm thích hợp. Vì vậy, sau khi sát khuẩn, bạn không thể bỏ qua bước dưỡng ẩm cho da. 

Kem Dizigone Nano Bạc là lựa chọn hoàn hảo để phối hợp cùng dung dịch Dizigone. Với thành phần chính là nano bạc, kem Dizigone tiêu diệt vi khuẩn theo một cơ chế hoàn toàn mới. Nhờ đó, hiệu quả sát khuẩn được x3 lần, đảm bảo tối đa sự sạch sẽ cho làn da. 

Khả năng dưỡng ẩm của kem đến từ các thành phần tự nhiên là tràm trà, lô hội… Khi dùng trên da, tổn thương sẽ được làm dịu, giảm viêm ngứa và đủ ẩm để lành nhanh nhất. 

Cách dùng kem Dizigone Nano Bạc:

  • Dùng sau khi lau rửa vết mụn bằng dung dịch Dizigone. 
  • Thoa một lượng kem vừa đủ lên vị trí nốt mụn, vỗ nhẹ để kem thấm đều. 

Những sai lầm trong chăm sóc da sau khi nặn mụn 

Sờ nắn lên các nốt mụn 

cham-soc-da-sau-nan-mun chăm sóc da sau nặn mụn

Bàn tay là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh vi khuẩn. Nếu thường xuyên sờ nắn lên các mụn, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và gây bội nhiễm. Vì vậy, sau khi nặn mụn, cần hạn chế tối đa việc chạm tay lên mặt. Trước khi thực hiện chăm sóc da, bạn cũng phải đảm bảo bàn tay đã được rửa sạch sẽ. 

Trang điểm 

Sau khi nặn mụn, làn da thường bị “bung bét” bởi những tổn thương. Để che đi chúng, nhiều người lựa chọn cách trang điểm bằng những lớp kem nền, phấn phủ rất dày. Tuy nhiên, chính những loại mỹ phẩm này lại là thủ phạm gây bít tắc nốt mụn. Do không đảm bảo hoàn toàn vô khuẩn, nốt mụn rất dễ viêm nhiễm, chậm lành, thậm chí để lại sẹo. 

Vì vậy, sau khi nặn mụn, bạn không nên trang điểm mà hãy để cho da được “thở” tự nhiên. Nếu cần thiết phải ra ngoài, có thể đeo khẩu trang để tạm thời che đi mụn.

Chế độ ăn uống không phù hợp

cham-soc-da-sau-nan-mun chăm sóc da sau nặn mụn

Nên kiêng đồ nếp, thịt gà sau khi nặn mụn

Theo kinh nghiệm dân gian, một số thực phẩm cần kiêng cho người đang có tổn thương da: 

  • Không nên ăn thịt gà và đồ nếp vì những thực phẩm này có thể gây mưng mủ. 
  • Không ăn rau muống khi đang có vết thương hở vì có thể gây sẹo lồi.
  • Thịt bò nên hạn chế vì có thể để lại các vết sẹo thâm.
  • Hải sản nhiều dinh dưỡng nhưng cũng cần thận trong khi ăn. Lý do vì đây là thực phẩm tanh và có thể gây dị ứng với người có vết thương hở.

Sau nặn mụn, làn da bạn sẽ được phục hồi nhanh chóng nếu được chăm sóc cẩn thận bằng 2 bước sát khuẩn – dưỡng ẩm. Bộ sản phẩm Dizigone là lựa chọn phù hợp nhất để chữa lành cho da. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách sử dụng sản phẩm Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482. 

]]>
https://dizigone.vn/nguyen-tac-vang-trong-cham-soc-da-sau-nan-mun-tai-spa-6193/feed/ 0